Đề Xuất 6/2023 # Tiểu Đường Khi Mang Thai # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Tiểu Đường Khi Mang Thai # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tiểu Đường Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiểu đường khi mang thai cần sớm phát hiện và điều trị. Có ba phương pháp được kết hợp áp dụng để đưa lại hiểu quả cao nhất trong chữa trị tiểu đường thai kỳ. Trong đó, trước tiên và quan trọng nhất là kiểm soát chế độ ăn uống. Vậy bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì và hạn chế gì cho tốt?

Điều trị tiểu đường khi mang thai cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ và nếu bệnh nghiêm trọng cần được điều trị bằng insulin. Trong đó mấu chốt là kiểm soát uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá vì có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp bà bầu bị tiểu đường nặng cần dùng thêm thuốc để chữa, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Tiểu đường thai kỳ các bà bầu nên ăn gì và kiêng ăn gì

– Bà bầu bị bệnh tiểu đường nên hạn chế chất ngọt và tinh bột, thức uống có gas… đây là nguyên tắc ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường. Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Cơ thể họ hầu hết thuộc loại âm hư nên cần ăn các thực phẩm bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp.

– Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc các bà bầu có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.

– Tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

– Bà bầu bị tiểu đường nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

+ Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày: Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày: thêm quả vào bữa sáng của bạn; chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.

– Tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều chất béo, bạn cần cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.

– Bà bầu hãy ăn đúng bữa và đủ bữa: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

Tiểu đường khi mang thai nên bổ sung chế độ ăn từ một số món ăn bài thuốc:

– Lá khoai lang 50 g, bí xanh 100 g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.

– Râu ngô 50 g, nước 1,5 lít, sắc còn 700 ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.

– Râu ngô 30-60 g, thịt trai 50-200 g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.

– Mướp đắng 150 g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100 g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.

– Hành củ tươi 100 g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.

– Sinh sơn dược 120 g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.

– Bột sinh sơn dược 80 g, hạt sen bỏ lõi 20 g, xích đậu giã nhừ 15 g, bột gạo nếp 500 g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn. Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.

– Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.

– Rễ lau tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.

Dấu Hiệu Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai và ở các phụ nữ này thì:

Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh.

10-50% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sau khi sinh, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Trong suốt quá trình , nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

Ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.

Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.

Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Khi nào thì bệnh tiểu đường thai kỳ được phát hiện?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Chẩn đoán như thế nào?

Quá trình kiểm tra sàng lọc được yêu cầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong tuần mang thai thứ 26-28.

Công cụ để chẩn đoán thông thường là kiểm tra lượng đường, GCT, hay phương pháp kiểm tra mức độ dung nạp đường glucose, OGTT. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thông qua mẫu máu để kiểm tra lượng đường glucose và sau một tiếng đồng hồ tiếp theo sẽ xét nghiệm lại mẫu máu sau khi uống nước có nhiều đường.

Dựa vào kết quả kiểm tra đầu tiên, để xác nhận lại chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phải cần có thêm xét nghiệm mức độ dung nạp đường glucose (OGTT) trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Xét nghiệm mẫu máu cơ bản sau mẫu máu chuẩn 1 hoặc 2 giờ đồng hồ sau khi cho bệnh nhân uống dung dịch đường glucose. Phương pháp đơn giản hơn là có thể qua việc kiểm tra lượng đường từ nước tiểu. Một trong những xét nghiệm trong mỗi lần khám thai là kiểm tra lượng đường bằng que thử.

Lượng đường huyết được đo bằng millimoles trên một lít máu. Lượng đường huyết (BSL) bình thường là ở mức 4-6mmol/L. Hai tiếng sau khi ăn, trung bình sẽ đo được là 4-7mmol/L. Lý tưởng nhất là lượng đường huyết được giữ ở mức bình thường nếu được, nhưng mỗi cá thể đều có mức “chấp nhận được” riêng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những biểu hiện tiểu đường thai kỳ tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.

Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.

Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.

Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.

Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.

Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân quá nặng thì bác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.

Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Bạn cần giám sát lượng đường trong cơ thể với thiết bị kiểm tra máu gọi là máy đo đường huyết. Bạn có thể mượn, thuê hoặc mua ở các bệnh viện và nhà thuốc lớn. Vài nhà thuốc chuyên cho thuê hoặc bán các dụng cụ y khoa cho bệnh tiểu đường.

Bạn có thể cần được các chuyên gia hướng dẫn bạn về việc ăn kiêng, những món bạn được ăn và không được ăn. Thông thường các hướng dẫn về ăn uống sẽ gồm:

Ăn 3 bữa trong ngày và một buổi tối nhẹ. Bạn có thể dùng trà và bánh vào buổi sáng và chiều.

Dùng các món ăn ít chất béo và nhiều chất xơ.

Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn giàu chất canxi và chất sắt.

Kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt.

Ăn các loại thức ăn đa dạng và nhiều nguồn khác nhau để tránh bị biếng ăn.

Những quy tắc điều trị thông thường:

Duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.

Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, để duy trì các hoạt động thể chất, mẹ có thể:

Vận động:

– Đi bộ Bơi lội : Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.

– Yoga: giúp luyện thở, cung cấp lượng ôxy dồi dào và đào thải khí cacbonic, giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.

Tiêm insulin. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được mức đường máu thông qua chế độ ăn và vận động. Tiêm insulin có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Bị Tiểu Đường Khi Mang Thai Nên Ăn Gì?

Trong chu kì , mang thai , bệnh tiểu đường được các mẹ bầu chú ý quan tâm. Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, hạn chế ăn carbonhydrates đơn giản

Với những người bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột , nhiều đường. Những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Carbonhydrates là thành phần chính để tạo ra lượng đường trong máu gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản . Trong khi Carbonhydrates đơn giản làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, thì carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản mẹ bầu nên hạn chế ăn bao gồm bánh ngọt, bánh mì, cơm, kẹo, đường,…

Nên ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, đó là:

– Bánh mì làm từ lúa mì

– Lê, đào, cam, táo

– Đậu

– Bắp

– Nên ăn nhiều hoa quả tươi

Người bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn thêm đường như glucose, bánh kẹo, tốt nhất là nên ăn hoa quả tươi, đặc biệt là dùng nước ép hoa quả, sữa chua, sữa, cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường trong nước hoa quả hoặc trong sữa chậm hơn.

Chọn thực phaamrcos chỉ số đường huyết (GI) thấp

Chỉ số đường huyết GI là chỉ lượng đường glucose từ thực phẩm ngấm vào máu ở mức độ nào đó sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp đó là những loại giàu chất xơ, giúp bạn quản lý bệnh tiêu đường hiệu quả, cơ thể không mất nhiều thời gian để tiêu hóa và glucose được giải phóng từ từ vào máu.

Những thực phẩm có chỉ số GI thấp đó là: mì ống làm bằng bột lúa mì; lê, đào, táo, cam, đậu đỗ, ngô ngọt…

Hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao như khoai tây chiên, gạo trắng.

Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

– Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.

– Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.

– Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

– Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn

– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì chỉ ăn có 3 bữa chính, hãy ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao. Và đây cũng là cách tạo thời gian cho insulin đủ thời gian chuyển hóa năng lượng.

Theo chúng tôi

Bé trai ở Tuyên Quang chào đời mới 10 ngày đã bị thủy đậu

Mẹ bé mắc bệnh thủy đậu ba ngày trước khi sinh và lây cho con, khiến bé mới 10 ngày tuổi đã xuất hiện triệu chứng bệnh.

Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng sốt, xuất hiện bóng nước toàn thân.

Trước khi sinh ba ngày mẹ bé bị thủy đậu. Khi mang thai mẹ không tiêm phòng văcxin thủy đậu. Bé chào đời được 10 ngày thì bắt đầu có biểu hiện bệnh. Đánh giá trường hợp này rất đặc biệt do bệnh nhi còn quá nhỏ, hệ miễn dịch non yếu và mẹ bé vẫn đang mang virus thủy đậu, các bác sĩ đang điều trị tích cực cho bé.

Bệnh nhi bị nổi bóng nước khắp người. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Thủy đậu là bệnh rất nguy hiểm đặc biệt với trẻ sơ sinh khi sức đề kháng của bé còn rất yếu và bệnh thường lây lan rất nhanh trong vòng hai, ba ngày đầu.

Bệnh có biểu hiện ban đầu là sốt, nổi bóng nước khắp cơ thể và tùy tình trạng nặng nhẹ thì bóng nước nổi nhiều hay ít. Khi nghi ngờ mắc thủy đậu nên cách ly người bệnh. Khi người bệnh có các bóng nước viêm tấy, yếu tay chân, sốt cao… cần nhanh chóng đến bệnh viện.

Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng viêm phổi, não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết… Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho trẻ. Thời gian tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại theo lịch tiêm chủng của cơ sở y tế.

Phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm văcxin phòng thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Đây là cách tránh lây nhiễm bệnh thủy đậu tốt nhất cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

Lê Nga

Theo chúng tôi

Những thay đổi ở ngực khi mang thai các mẹ cần biết Ngoài thay đổi về mặt tâm lý, khi mang thai các chị em còn có sự thay đổi nhất định về cơ thể mà nhạy cảm nhất chính là bộ phận ngực. Ngực tăng kích cỡ Ngực tăng kích cỡ hơn bình thường cũng là triệu chứng phổ…

Tôi Nên Ăn Gì Khi Bị Tiểu Đường Thai Kỳ?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, đối với tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn các loại thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Luyện tập thể dục đều đặn.Ăn hai giờ một lần.Dùng vitamin trước khi sinh.Hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, đối với tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn các loại thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn.

Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục phù hợp, các thai phụ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ.

1/Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai hoặc bị bệnh tiểu đường nhưng chưa phát hiện ra bệnh và sẽ nguy hiểm hơn khi bạn mang thai.

Trong thời kỳ mang thai, cơ chế sử dụng insulin của cơ thể bị thay đổi. Insulin là một loại hormone chuyển hóa thức ăn thành glucose hoặc đường. Sau đó glucose được sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho sự sống.

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tự động đề kháng với insulin, giúp cho thai nhi có nhiều glucose hơn. Ở một số phụ nữ, quá trình này thường không xảy ra và cơ thể ngừng đáp ứng insulin hoặc không tạo ra đủ insulin cung cấp lượng glucose cần thiết, dẫn đến bạn sẽ có quá nhiều đường trong máu và gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu bạn vừa mới được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hoặc thắc mắc về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn được chuẩn đoán mắc bệnh, hãy đọc và tìm hiểu thêm về việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

2/Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Nguyên tắc ăn uống lành mạnh cơ bản:

♦ Ăn chất đạm trong mỗi bữa ăn.

♦ Có trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống hằng ngày.

♦ Chế độ ăn uống nên chứa 30% hoặc ít hơn 30% chất béo.

♦ Hạn chế hoặc tránh dùng những thực phẩm chế biến.

♦ Chú ý đến kích thước khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh mà không cần dùng thuốc. Ngoài ra, chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm chất đạm, hỗn hợp chất bột đường và chất béo.

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tìm kiếm một chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn và đưa ra một kế hoạch ăn uống cho bạn và thai nhi khỏe mạnh.

Mục tiêu cần đề ra cho các bữa ăn của bạn nên xoay quanh chất đạm, gồm nhiều thực phẩm tươi sống và giới hạn lượng bột đường cùng thực phẩm chế biến.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã đưa ra một hướng dẫn hữu ích gọi là MyPlate để giúp mọi người học được cách tạo nên một bữa ăn lành mạnh. Ví dụ: mỗi bữa ăn phải chứa 25% chất đạm, 25% tinh bột và 50% thực phẩm không chứa tinh bột như rau hoặc salad.

♦ Trứng hoặc lòng trắng trứng

♦ Yến mạch cắt hạt cùng với quả mọng (quả berry)

♦ Hoa quả tươi

♦ Ức gà không da

♦ Cá nướng

♦ Rau luộc

♦ Bắp rang

3/Nên tránh ăn những gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm qua chế biến như bánh mì trắng hay bất kỳ thực phẩm chứa nhiều đường. Một số loại thực phẩm bạn nên tránh như:

♦ Thức ăn nhanh

♦ Đồ uống có cồn. Dù sao bạn vẫn phải tránh uống chúng khi mang thai.

♦ Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán hoặc bánh ngọt.

♦ Đồ chiên dầu.

♦ Đồ uống có đường, như soda, nước trái cây và đồ uống ngọt.

♦ Kẹo ngọt.

♦ Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây trắng và gạo trắng.

Nếu bạn không chắc chắn về thực phẩm đang ăn, hãy hỏi bác sĩ của mình về chúng. Họ có thể giúp bạn xác định nên tránh ăn những gì.

4/Những biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Cơ thể được bổ sung glucose sẽ làm thai nhi to hơn. Thai to sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm khi sinh con vì:

♦ Vai của em bé có thể bị kẹt.

♦ Sản phụ có thể bị băng huyết sau sinh.

♦ Thai nhi khó giữ lượng đường huyết ổn định và khó thở sau khi sinh.

♦ Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao trong thời gian mang thai.

Hầu hết các trường hợp, tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường trước khi mang thai thì vẫn sẽ có khả năng phát triển bệnh hơn. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này. Cả bạn lẫn trẻ sơ sinh nên được kiểm tra bệnh tiểu đường sau khi sinh.

5/Bệnh tiểu đường thai kỳ được điều trị như thế nào?

Việc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào lượng đường trong máu của bạn. Một số trường hợp, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Các trường hợp khác cần dùng thuốc như metformin hoặc insulin để giảm lượng đường trong máu.

6/Một số lời khuyên khác để thai nhi khỏe mạnh

♦ Luyện tập thể dục đều đặn. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 5 ngày trong một tuần và 30 phút mỗi ngày. Đừng lo lắng khi kết hợp nhiều hoạt động trong khi mang thai, chỉ cần nhớ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp giữ mức đường huyết ổn định.

♦ Ăn hai giờ một lần. Để điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn, không bao giờ được bỏ bữa và đặt mục tiêu ăn một bữa nhẹ hoặc một bữa ăn lành mạnh mỗi hai giờ. Bỏ bữa có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn dao động và khó khăn hơn khi kiểm soát lại.

♦ Dùng vitamin trước khi sinh.

♦ Hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn để được tư vấn và chỉ dẫn.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ: mối lo khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị kẻo muộn!

Hiểu rõ về bệnh tiểu đường tuýp 2

Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiểu Đường Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!