Cập nhật nội dung chi tiết về Tiền Tăng Huyết Áp Ở Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ Có Thể Ảnh Hưởng Xấu Đến Thai Nhi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ở Mỹ cứ 3 người thì có 1 người bị tiền tăng huyết áp – nghĩa là có huyết áp cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để xếp vào nhóm tăng huyết áp thực sự.
Một người có huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg hoặc tăng cả hai được xếp vào nhóm tiền tăng huyết áp.
Trưởng nhóm nghiên cứu giáo sư – bác sỹ Anna-Karin Wikström thuộc khoa sản tại đại học Uppsala nói: “Với tư cách là một bác sỹ lâm sàng làm việc tại khoa sản, tôi thường gặp những phụ nữ với huyết áp ở ngưỡng tăng cao, và tôi muốn tìm hiểu xem liệu có nguy cơ nào ảnh hưởng đến những đứa con tương lai của họ hay không.” Bà và cộng sự đã cho đăng khám phá của họ trên tạp chí Hypertension – một tờ báo trực thuộc Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA).
Số liệu phân tích của hơn 150.000 phụ nữ
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hồ sơ bệnh án của hơn 150.000 phụ nữ từ năm 2008 -2014 trong hệ thống dữ liệu sản khoa Stockholm-Gotland.
Chỉ những phụ nữ mang thai đơn, những phụ nữ mang thai ít nhất 37 tuần trước khi sinh và những phụ nữ có huyết áp không vượt quá 140/90 trong suốt thai kỳ được đưa vào phân tích.
Các nhà khoa học đã đánh giá huyết áp của những phụ nữ này trước tuần thứ 20 và sau tuần thứ 34 của thai kỳ, họ dành sự quan tâm đặc biệt đến huyết áp tâm trương – áp lực trong lòng động mạch giữa các lần tim đập.
Tiền tăng huyết áp cuối thai kỳ làm tăng nguy cơ thai lưu tới 70%
Xét tổng thể, 11% phụ nữ trong nghiên cứu này bị tiền tăng huyết áp trong thai kỳ. Có 194 trường hợp thai chết lưu và 2.426 trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai.
So với những phụ nữ có huyết áp bình thường trong suốt thai kỳ, những phụ nữ mắc chứng tiền tăng huyết áp từ tuần thứ 36 sẽ có 70% nguy cơ cao hơn bị lưu thai và nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn tới 69%.
Những phụ nữ có huyết áp tâm trương tăng tới 15 điểm trong thai kỳ có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp đôi so với những bà mẹ có huyết áp bình thường.
Hơn thế nữa, mỗi điểm tăng trong chỉ số huyết áp tâm trương tương ứng với nguy cơ bị sinh con nhẹ cân cao hơn 2% – đối với cả phụ nữ mắc hay không mắc tiền tăng huyết áp.
Kết quả của nghiên cứu này vẫn khá rõ ràng ngay cả khi tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác như tuổi tác, cân nặng, tình trạng hút thuốc và việc chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường của người mẹ.
Mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu quan sát và không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa tiền tăng huyết áp và những nguy cơ cho thai nhi, tuy nhiên khám phá này cũng là một lời cảnh báo cho những phụ nữ mang thai cần phải kiểm soát tốt huyết áp của họ trong suốt thai kỳ.
Tăng Huyết Áp Thai Kỳ (Tăng Huyết Áp Do Mang Thai)
Nếu bạn bị cao huyết áp sau 20 tuần mang thai nhưng không có protein trong nước tiểu hoặc các triệu chứng chính của tiền sản giật thì sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp thai kỳ, đôi khi được gọi là cao huyết áp do thai nghén (PIH). (Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó phụ nữ bị huyết áp cao sau giai đoạn giữa thai kỳ và có protein trong gan, thận hoặc bất thường, nhức đầu hoặc thay đổi thị giác). Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai – hoặc được chẩn đoán trước 20 tuần – là bị cao huyết áp mạn tính)
Huyết áp cao thường được định nghĩa là có chỉ số huyết áp từ 140/90 trở lên, ngay cả khi chỉ có 1 trong 2 chỉ số cao hơn. Thường thì không có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng trừ khi huyết áp thực sự cao.
Chỉ số huyết áp trên là huyết áp tâm thu, đo áp suất máu tác động vào thành động mạch khi tim bơm máu. Chỉ số dưới là áp suất tâm trương, đo áp suất khi tim thư giãn và bơm đầy máu.
Bác sĩ có thể sẽ đo huyết áp của bạn tại một vài thời điểm khác nhau để xác định xem nó có thực sự cao hay không.
Điều này phụ thuộc vào việc bạn đã có thai được bao lâu khi phát triển chứng tăng huyết áp thai kỳ và chỉ số cao như nào. Huyết áp càng cao và số tuần thai càng ít thì có vẻ bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề càng cao. Tin tốt là hầu hết phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai chỉ bị tình trạng nhẹ và mãi đến tuần thứ 37 hoặc sau đó mới phát triển chứng bệnh này. Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn vẫn có nguy cơ cao hơn bị kích sinh hoặc sinh mổ, ngoài ra thì bạn và con có thể vẫn sẽ khỏe mạnh cứ như có tình trạng huyết áp bình thường.
Tuy nhiên, cứ 4 phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai thì 1 người sẽ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Và bạn có 50% nguy cơ bị tiền sản giật nếu bị cao huyết áp trong thai kỳ trước tuần thứ 30.
Bị tăng huyết áp thai kỳ cũng làm bạn có nguy cơ cao mắc một số biến chứng thai nghén khác, bao gồm thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, bong nhau thai và thai chết lưu. Vì những rủi ro này, người chăm sóc sẽ theo dõi bạn và bé hết sức cẩn thận.
Hơn 4% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ tăng huyết áp trong thai kỳ. Rủi ro của bạn sẽ cao hơn nếu:
Đây là lần mang thai đầu tiên
Bạn bị béo phì.
Bạn trên 40 tuổi.
Bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị cao huyết áp trong khi mang thai hoặc tiền sản giật.
Bạn bị suy thận mạn tính hoặcbệnh tiểu đường.
Bạn đang mang thai đôi hoặc đa thai.
Vì huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy qua nhau thai, nên nếu bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp trong khi mang thai, người chăm sóc sẽ siêu âm để đảm bảo rằng con của bạn đã phát triển tốt và để xem liệu bạn có lượng nước ối bình thường hay không. Đồng thời bạn cũng có thể được thực hiện đo chỉ số sinh lý học thai nhi (BPP) để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé. Và trong một số trường hợp (ví dụ như nếu con tăng trưởng kém), bạn sẽ được thực hiện siêu âm Doppler để kiểm tra lưu lượng máu đến em bé.
Người chăm sóc cũng có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm máu và yêu cầu bạn lấy nước tiểu trong 24 giờ để kiểm tra protein (đây là một thử nghiệm cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm thử nước tiểu trong mỗi lần khám thai). Bạn cũng có thể cần phải kiểm tra huyết áp hai lần một tuần và được xét nghiệm máu hàng tuần. Những thử nghiệm này sẽ giúp xác định xem bạn có bị tiền sản giật hay không và cho phép người chăm sóc của bạn kiểm tra bất kỳ thay đổi nào sau đó về tình trạng của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ đực thực hiện BPP xét nghiệm Nonstress Test (Xét nghiệm không kích thích đến thai nhi) để kiểm tra sức khoẻ bé.
Ngoài những biện pháp ban đầu này, người chăm sóc kiểm soát tình trạng tùy vào chỉ số huyết áp của bạn cao như nào, tình trạng hiện tại của bạn và bé cũng như số tuần thai của bạn. Cô ấy có thể yêu cầu bạn giảm hoạt động và có thể giới thiệu bạn với một bác sỹ chuyên khoa nhi, một bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao.
Nếu bạn chưa đến 37 tuần và huyết áp không tăng lên đáng kể, bạn có thể phải nhập viện vài ngày theo dõi. Sau đó, nếu bạn và con ổn định thì có thể về nhà và được yêu cầu giảm hoạt động.
Bạn sẽ cần thăm khám người chăm sóc thường xuyên để có thể được theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra sự thay đổi tình trạng. (Người chăm sóc cũng có thể kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Cô ấy sẽ cho bạn biết khi nào cần gọi đến văn phòng hoặc đến bệnh viện, dựa vào những chỉ số đó).
Em bé cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng các bài kiểm tra BPP và Nonstress hàng tuần hoặc 2 tuần một lần. Bạn cũng sẽ phải siêu âm 3 tuần một lần trở lên để theo dõi sự tăng trưởng của bé.
Ngoài ra, người chăm sóc có thể yêu cầu bạn theo dõi các cử động của bé bằng cách “đếm số lần đá của bào thai” hàng ngày. Đây là một cách tốt nhất để bạn theo dõi sự thoải mái của con giữa các cuộc hẹn khám trước sinh. Cho dù bạn có đang thực sự tính số lần đá hay không, hãy gọi cho người chăm sóc ngay lập tức nếu nhận thấy em bé đang có xu hướng di chuyển ít hơn trước.
Bạn sẽ cần phải được thăm khám ngay lập tức nếu phát triển các triệu chứng tiền sản giật (như sưng phù, tăng cân đột ngột, nhức đầu dai dẳng hoặc dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng trên hoặc dị ứng, buồn nôn và nôn mửa) hoặc có các dấu hiệu bong nhau thai như chảy máu âm đạo, tử cung nhạy cảm hoặc đau). Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào với bạn hoặc con, có thể bạn sẽ phải nhập viện và buộc phải sinh con.
Nếu tình trạng huyết áp tăng cao (chỉ số từ 160/110 trở lên), bạn sẽ được cho dùng thuốc để hạ huyết áp và nhập viện cho đến khi sinh em bé. Nếu thai kỳ chưa đến 34 tuần, bạn sẽ được dùng corticosteroids để tăng tốc độ trưởng thành của phổi và các cơ quan khác của bé.
Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bé không còn phát triển trong tử cung hoặc nếu bạn đã được 37 tuần trở lên, bác sĩ sẽ yêu cầu kích sinh hoặc sinh mổ (tùy tc vào tình trạng hiện tại của bạn), mặc dù bé vẫn còn khá non. Nếu không cần phải sinh ngay lập tức, bạn sẽ vẫn ở trong bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ và bé sẽ có nhiều thời gian để trưởng thành hơn.
Huyết áp của bà bầu có trở lại bình thường sau khi sinh không?
Sau khi sinh, huyết áp của bạn sẽ được giám sát chặt chẽ và người chăm sóc sẽ theo dõi bạn xem có các dấu hiệu tăng huyết áp và tiền sản giật hay không. (Thông báo cho người chăm sóc ngay nếu thấy có triệu chứng tiền sản giật, cho dù bạn vẫn ở bệnh viện hay đã về nhà). Hầu hết các triệu chứng huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tuần sau khi bạn sinh con.
Tuy nhiên ở một số phụ nữ huyết áp sẽ vẫn còn cao. Nếu huyết áp của bạn sau sinh 3 tháng vẫn còn cao thì bạn sẽ được chẩn đoán là bị bệnh cao huyết áp mạn tính. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị cao huyết áp mạn tính từ trước nhưng chỉ là không biết.
Mang thai thường khiến huyết áp của bạn giảm xuống vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất và phần lớn của tam cá nguyệt thứ hai, do đó, nó có thể tạm thời làm che giấu đi tình trạng tăng huyết áp mạn tính. (Nó sẽ trở về mức bình thường vào cuối tam cá nguyệt thứ hai.) Nếu bạn không đo huyết áp trước khi thụ thai và mãi đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất bạn mới thực hiện lần khám tiền sản đầu tiên thì tình trạng tăng huyết áp của bạn phải đến cuối thai kỳ mới rõ ràng được.
Tiêu Chảy Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ Có Đáng Lo?
Bị tiêu chảy trong giai đoạn cuối thai kỳ là do những nguyên nhân nào? Khi nào nên gặp bác sĩ điều trị và xét nghiệm ngay?
Gần đến những tuần cuối của thai kỳ, khoảng tuần thứ 35, mình bắt đầu bị tiêu chảy không ngừng. Ban đầu mình nghĩ rằng có thể do uống vitamin. Sau khi ngừng uống, mình vẫn bị tiêu chảy. Mình rất lo lắng.
Trả lời: Thông thường phụ nữ mang thai hay bị táo bón hơn là tiêu chảy. Cũng có một số người phản ánh họ bị tiêu chảy nhẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nếu kèm theo những cơn co thắt, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ngày lâm bồn của bạn đang tới gần.
Ngoài ra, cũng giống như khi chưa mang thai, bạn có thể bị tiêu chảy do các nguyên nhân phổ biến sau: ngộ độc thực phẩm, uống thuốc kháng sinh, các thực phẩm chế biến từ sữa… Phụ nữ khi có vấn đề về tiêu hóa như viêm ruột, co thắt bao tử, viêm ruột thừa có thể sẽ bị tiêu chảy thường xuyên hoặc mãn tính.
Nếu bạn đang bị táo bón, sau đó đột nhiên bị tiêu chảy, có thể là do tác động của một khối phân cứng không thể đi tiêu được. Nó bị tắc nghẽn ở ruột già và gây ra tình trạng tiêu chảy. Trong trường hợp này, có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn và đầy bụng. Đây là những dấu hiệu của tình trạng tắc ruột. Bạn cần đi khám bác sĩ để theo dõi và điều trị ngay.
Trường hợp bạn bị ngộ độc thực phẩm hay viêm ruột nhẹ, tình trạng tiêu chảy sẽ giảm bớt trong vòng 24 tiếng. Đồng thời, việc bổ sung nước rất quan trọng. Hãy ăn những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như bánh mì, gạo.
Bên cạnh đó, tiêu chảy cũng có thể là một biểu hiện của tiểu đường thai kỳ.Trong trường hợp này, mẹ sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc điều trị tiểu đường.
Rõ ràng đây là một triệu chứng không bình thường. Nếu tình trạng tiêu chảy của bạn kéo dài hơn 1 ngày hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, sốt, tiêu ra máu và bắt đầu bị mất nước, bạn cần gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm ngay!
Bà Bầu Ăn Sữa Chua Nha Đam Có Ảnh Hưởng Gì Xấu Đến Thai Nhi?
Bà bầu uống sữa chua nha đam có ảnh hưởng gì xấu đến thai nhi?
Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá). Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương…
+ Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.
+ Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê.
+ Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.
+ Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
+ Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
+ Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
+ Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiền Tăng Huyết Áp Ở Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ Có Thể Ảnh Hưởng Xấu Đến Thai Nhi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!