Cập nhật nội dung chi tiết về Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TIÊM PHÒNG UỐN VÁN KHI MANG THAI
Tác giả : BS. ĐÀO XUÂN DŨNG Hỏi: Trong thời kỳ có thai, người mẹ cần tiêm phòng uốn ván vào lúc nào và tiêm mấy mũi? Lần có thai sau có thể tiêm ít đi được không?
(Thu Hà – TPHCM)
Trả lời: Phụ nữ (có thai hoặc không có thai) đang độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch với biến độc tố uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính họ và cả trẻ sơ sinh. Nói chung, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.
Với những phụ nữ trước đây chưa được tiêm thì thời gian biểu để tiêm 5 liều phòng uốn ván như sau:
– Liều đầu tiên biến độc tố uốn ván ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt.
– Liều thứ 2 sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần.
– Liều thứ 3 ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2.
– Hai liều cuối cùng được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.
Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:
1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêâm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.
Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, phát triển trong mô hoại tử của những vết thương bẩn và trong dây rốn nếu như cuộc sinh không sạch. Tạo miễn dịch bằng biến độc tố uốn ván – độc tố đã bị mất hoạt lực. Mọi trẻ đều cần được tiêm biến độc tố uốn ván vào tuần thứ 6, 10 và 14 sau sinh.
Tại Sao Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai
Uốn ván là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván bị tử vong). Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh này là những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn… Hiện nay, phần lớn phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm vacxin uốn ván, do đó không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy, tất cả phụ nữ mang thai cần phải được tiêm vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi và lịch tiêm phòng uốn ván như sau:
– Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
– Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng
– Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau.
– Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau.
– Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau.
Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
– Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên, không nên tiêm quá sớm vì những tuần đầu thai nhi chưa ổn định
– Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Với phụ nữ mang thai lần hai:
– Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi thai kỳ đủ 24 tuần.
– Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 2 liều uốn ván như mang thai lần đầu.
Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai:
– Việc tiêm phòng uốn ván cần dựa vào tuổi thai và số lần mang thai, mẹ bầu không nên tự ý đi tiêm.
– Phụ nữ mang thai khi tiêm phòng uốn ván có thể bị sưng đau hoặc dị ứng tại chỗ, nhưng không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không cần sử dụng thuốc, hay chườm đắp vào vị trí tiêm, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn./.
Mang Thai Lần 2 Có Cần Tiêm Phòng, Tiêm Phòng Uốn Ván Thế Nào?
Mẹ bầu mang thai lần 2 cần tiêm phòng: uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi B để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé với những thông tin được chia sẻ bên dưới. Sinh mổ lần 1 có thể sinh thường lần 2 không?Mang thai lần 2 sau khi sinh mổ cần lưu ý gì? Những điểm khác biệt khi mang thai lần hai Bạn sẽ thấy mệt mỏi hơn lần một. Bên cạnh những công việc…
Mẹ bầu mang thai lần 2 cần tiêm phòng: uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi B để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé với những thông tin được chia sẻ bên dưới.
Sinh mổ lần 1 có thể sinh thường lần 2 không?
Mang thai lần 2 sau khi sinh mổ cần lưu ý gì?
Những điểm khác biệt khi mang thai lần hai
Bạn sẽ thấy mệt mỏi hơn lần một. Bên cạnh những công việc hàng ngày, bạn còn cần chăm sóc cho bé lớn và sẽ gặp nhiều căng thẳng hơn.
Nhưng tin tốt là thời gian đau đẻ và sinh em bé của lần hai thường ngắn hơn lần đầu tiên. Sau khi sinh đẻ lần thứ nhất, thì lần sinh thứ hai sẽ nhanh chóng hơn do cổ tử cung của bạn không còn quá khít và sẽ mở dễ dàng hơn lần đầu rất nhiều.
Lần thứ hai, mẹ đã thu được khá nhiều kinh nghiệm qua lần đầu tiên, vì thế việc mang thai, mua sắm vật dụng hay chăm sóc con cũng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Mặt khác, việc chi tiêu khi mang thai lần hai này cũng đơn giản và tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó bạn cần nắm rõ và hiểu về thai kỳ trước đó của bạn. Vì vậy, hãy cung cấp đầy đủ thông tin mang thai trước đó để bác sĩ có thể đánh giá và giúp bạn chăm sóc thai kỳ tốt nhất khi mang thai lần hai.
Mang thai lần 2 có cần tiêm phòng?Mang thai lần 2 có cần tiêm phòng?
Cũng giống như lần đầu tiên, tiêm phòng khi mang thai lần hai là một việc cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Lần thứ hai các mẹ cũng cần chú ý tiêm một số loại vắc xin để giúp mẹ và em bé khỏe mạnh suốt thai kỳ. Một số loại vắc xin mà mẹ nên tiêm khi mang bầu lần hai là:
Tiêm phòng uốn ván
Đây là mũi tiêm hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nên tiêm. Nếu bạn đã tiêm phòng 2 mũi uốn ván vào lần một thì lần thứ hai này, bạn cần tiêm một mũi nữa. Thai nhi được 26 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm loại vắc xin này.
Tiêm phòng cúm
Đối với những nơi có khí hậu như ở nước ta, cảm cúm là bệnh thường xuyên gặp phải. Nếu mẹ bị cảm cúm khi mang thai, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bệnh cúm sẽ được tiêm vào trước hoặc trong thai kỳ. Mặt khác, khi mang thai lần hai sức đề kháng của mẹ cũng đã thấp hơn so với lần một vì thế lần thứ hai mẹ cũng nên tiêm phòng cúm.
Viêm gan siêu vi B
Thời điểm tiêm ngừa viêm gan siêu vi B là trước hoặc trong thai kỳ. Tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp mẹ và bé tránh được nguy cơ nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.
Lịch tiêm phòng cụ thể khi mang bầu lần 2
Với lần mang thai thứ hai, nếu bạn đã tiêm phòng Rubella rồi thì không cần tiêm lại nữa. Nếu chưa tiêm, bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng.
Với vắc xin uốn ván, bạn cần tiêm một mũi nữa. Vậy mang thai lần hai tiêm uốn ván khi nào là tốt nhất? Nếu mẹ đã tiêm đủ 2 mũi trong lần đầu thì khi thai được khoảng 26, 27 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm mũi này.
Còn những mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào cả trong lần mang thai đầu thì mẹ cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên sẽ tiêm khi mẹ mang bầu vào khoảng tuần thai thứ 21, 22. Mũi thứ 2 sau mũi đầu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.
Mẹ bầu mang thai lần 2 có nghén không?
Ốm nghén là biểu hiện thường thấy khi mang thai. Tuy nhiên, cũng giống như lần đầu tiên, khi mang thai lần hai hiện tượng nghén ở mỗi mẹ là khác nhau.
Mẹ có thể nghén nặng khi mang thai lần đầu còn lần hai thì không, cũng có khi ngược lại. Có thể cả hai lần mẹ đều nghén hoặc cả hai lần đều không.
Nghén hay không là tùy ở cơ địa mỗi người, vì thế có đến 80% mẹ bầu nghén khi mang thai và tất nhiên cũng có những mẹ bầu không phải trải qua cảm giác này.
Mang thai lần hai bụng to hơn lần 1
So với lần mang thai đầu, lần mang thai hai bụng sẽ lớn nhanh hơn. Đó là do tử cung đã quen với điều kiện phát triển của thai nhi trong lần mang thai đầu nên đến lần này tử cung của bạn sẽ giãn nở nhanh hơn.
Đi kèm với việc bụng bầu to nhanh hơn, bụng mẹ cũng sẽ thấp hơn lần mang thai đầu. Đó là do cơ bụng giãn ra khá nhiều trong lần đầu mang thai nên cũng dần yếu đi.
Nhưng việc bụng bầu thấp hơn sẽ giúp bạn thở dễ dàng và ăn uống thoải mái hơn so với lần đầu tiên. Tuy nhiên, thay vào đó là áp lực lên khung chậu lớn hơn và nhiều hơn nên bạn sẽ đi tiểu nhiều sớm hơn.
Như vậy, mang thai lần 2 mẹ bầu cũng cần phải cần tiêm phòng các loại vacxin như: uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi B để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.
Mang Thai Tháng Thứ Mấy Thì Tiêm Phòng Uốn Ván
Khi mẹ bầu mang thai thì đến tháng thứ mấy phải tiêm phòng, khi tiêm phòng cần có những lưu ý gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc của các mẹ qua những thông tin ngay dưới đây nhé!
Tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?
Uốn ván là bệnh gì? Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh. Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai hầu hết chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván, do đó cũng không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém (nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn) cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.
Chính vì vậy mà theo lời khuyến của các bác sĩ thì phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh. Theo đó, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.
Khi mang thai đến tuần thì tiêm phòng uốn ván?
+ Trong trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
+ Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
+ Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
+ Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
+ Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Một số lưu ý khi tiêm phòng uốn ván
1. Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn.
2. Trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
3. Mũi tiêm này thường được mẹ bầu tiêm ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Với mũi tiêm đầu, mẹ bầu nên tiêm sau thời điểm thai nhi được 20 tuần và mũi nhắc lại sau mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng và trước khi dự sinh ít nhất 30 ngày.
4.Nếu mẹ bầu đã tiêm 1 hoặc 2 mũi uốn ván trước khi mang thai thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5
5.Nếu bà bầu đã được tiêm 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn váng trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi nhỏ thì nên tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5
6.Đối với bà bầu đã tiêm đủ 5 mũi trước mang bầu thì không cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên, nếu mũi cuối cùng cách 10 năm thì nên tiêm 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc 5.
Cuối cùng, bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Tiêm chủng dịch vụ ở Hà Nội?
1/ Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế.
Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm (Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).
Hiện tại phòng tiêm chủng này đã tiến hành tiêm loại vắc xin này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên phòng tiêm chủng này hiện chỉ tiêm trả nợ theo số đã đăng ký, sau ngày 28/12 sẽ tiến hành tiêm cho các đối tượng khác thuộc dạng nhắc lại mũi tiêm thứ 3 và thứ 4.
2/ Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac
Địa chỉ: Số 418 Vĩnh Hưng – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội.
Phòng tiêm chủng dịch vụ Polyvac tiến hành tiêm vắc xin dịch vụ “5 trong 1” bắt đầu từ ngày 25/12. Tuy nhiên, phòng tiêm chủng này chỉ tiêm cho những trường hợp đã đăng ký hồi tháng 1/2015 và khi đi tiêm phụ huynh cần phải mang giấy tờ đặt tiền, kèm chứng minh thư.
3/ Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh
Số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội (Thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ sở liên kết của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc xin).
Theo ghi nhận của phóng viên, phòng tiêm chủng này chỉ phát 70 số để tiêm vắc xin Pentaxim /buổi, 30 số thứ tự còn lại sẽ dành cho các khách hàng tiêm nhắc vắc xin khác theo đúng lịch.
4/ Phòng tiêm chủng SAFPO:
Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00
5/ Phòng tư vấn sức khỏe
Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Địa chỉ: (024) 9439525
6/ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39716356 / 38213241
7/ Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3577 1100
8/ Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3834 3700
9/ Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế:
Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3733 9803
Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3768.5512
10/ Các phòng tiêm chủng thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội như:
70 Nguyễn Chí Thanh; 23 Nguyễn Viết Xuân (Thuộc Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội),
130 Lò Đúc (thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)…chưa có thông báo chính thức về ngày tiêm chủng cũng như hình thức tiêm chủng loại vắc xin này.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!