Đề Xuất 3/2023 # Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Mang Thai: Biểu Hiện Lâm Sàng, Nguy Cơ, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Mang Thai: Biểu Hiện Lâm Sàng, Nguy Cơ, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Mang Thai: Biểu Hiện Lâm Sàng, Nguy Cơ, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thủy đậu ở trẻ em thường khá đơn giản và không quá lo lắng, thế nhưng thủy đậu ở phụ nữ mang thai được xem là vấn đề lớn trong thai kỳ.

Trong trường hợp xấu nhất, biến chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như viêm phổi , viêm gan , viêm não ,…

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến do vi rút gây ra phát ban trên da. Khi đã mắc bệnh, bạn sẽ không mắc lại lần nữa vì cơ thể đã sản sinh ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, thủy đậu ở phụ nữ mang thai hoặc sản phụ sinh con chưa đầy 1 tuần thì vô cùng nghiêm trọng.

1. Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

So với tất cả những lo lắng cho việc bản thân sẽ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai, bạn cần biết tỷ lệ mắc bệnh này ở thai phụ rất ít. Theo nghiên cứu ở nước Anh, cứ 1000 phụ nữ thì có 3 người mắc bệnh thủy đậu khi mang thai.

Thủy đậu ở phụ nữ mang thai được xem là vấn đề lớn trong thai kỳ – Ảnh: kidborn

Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ thấp hơn so với trước đây nhờ vào việc chăm sóc sức khỏe được tốt hơn. Trong trường hợp xấu nhất, biến chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như viêm phổi , viêm gan , viêm não và thậm chí có thể gây tử vong.

Nguy cơ phát triển các biến chứng sẽ tăng lên nếu bạn hút thuốc, mắc bệnh phổi; đã dùng steroid trong ba tháng cuối hoặc mang thai trên 20 tuần.

Trong số rất ít những phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch, việc tiếp xúc với thủy đậu trong thai kỳ có thể gây ra các biến chứng. Khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh thủy đậu có thể phát triển một tình trạng gọi là viêm phổi varicella. Phụ nữ được miễn dịch không có nguy cơ bị các biến chứng do thủy đậu, và có đến 85 – 95% phụ nữ đã được miễn dịch.

Mối quan tâm hàng đầu khi nhiễm thủy đậu ở phụ nữ mang thai là nguy cơ dị tật bẩm sinh, tuy nhiên thai phụ cũng không quá nên lo lắng mặc dù đã tiếp xúc với người mắc bệnh.

Dị tật bẩm sinh do tiếp xúc với bệnh thủy đậu (hội chứng varicella bẩm sinh) có thể nghiêm trọng, nhưng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh do tiếp xúc với bệnh thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ là từ 0,4% – 2%. Tiếp xúc trong nửa sau của thai kỳ sẽ không có nguy cơ dẫn đến các dị tật bẩm sinh.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai không có sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng so với người bình thường. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu sẽ sốt cao, có thể kéo dài 7 ngày do bản chất là bệnh nhiễm vi rút. Thủy đậu được phân loại là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp , bệnh nhiễm vi rút này rất dễ lây lan. Các tổn thương da thường giúp chẩn đoán lâm sàng bệnh.

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng – Ảnh: womenshealth

Thông thường, các tổn thương sẩn ngứa trên da bắt đầu sau khi thai phụ sốt 1-2 ngày. Tổn thương da có mụn nước là dấu hiệu rõ ràng của bệnh. Các mụn nước có thể dễ dàng vỡ ra và có dịch huyết thanh; chất dịch trong các mụn nước có thể làm lây lan bệnh thủy đậu cho người khác.

3. Chẩn đoán thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Chẩn đoán thủy đậu ở phụ nữ mang thai cũng giống như các đối tượng khác, bác sĩ có thể dễ dàng xác định bệnh dựa trên bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng mà không cần đến công cụ chẩn đoán ở phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, cũng có một số công cụ chẩn đoán trong phòng thí nghiệm có sẵn bao gồm phát hiện vi rút, kháng nguyên vi rút, phân lập vi rút và xác định hoặc chẩn đoán huyết thanh. Những công cụ này có thể hữu ích cho những trường hợp không có biểu hiện điển hình.

Chẩn đoán thủy đậu ở phụ nữ mang thai cũng giống như các đối tượng khác – Ảnh: madeformums

4. Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai nhi

Nếu bạn bị thủy đậu khi mang thai, một trong những lo lắng lớn nhất chắc chắn sẽ là liệu nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Đó là một câu hỏi phức tạp để trả lời và phụ thuộc vào thời điểm bạn mắc bệnh trong thai kỳ.

Nếu thủy đậu ở phụ nữ mang thai trước 28 tuần, sẽ có một tỉ lệ nhỏ thai nhi phát triển hội chứng varicella bào thai (FVS). Hội chứng varicella ở thai nhi có thể làm tổn thương da, mắt, chân, tay, não, bàng quang hoặc ruột của em bé.

Từ 28 tuần đến 36 tuần của thai kỳ, vi rút có thể sống trong cơ thể em bé mà không gây hại. Sau đó, vi rút có thể hoạt động trở lại trong vài năm đầu đời của trẻ, gây ra bệnh zona.

Sau 36 tuần, em bé của bạn có thể được sinh ra với bệnh thủy đậu. Ngoài ra, nếu nếu sản phụ mắc thủy đậu trong vòng bảy ngày sau khi sinh, em bé có thể bị thủy đậu sơ sinh cho đến 28 ngày tuổi. Nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với bệnh thủy đậu sau khi được sinh ra, chúng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn một chút so với trẻ lớn.

5. Điều trị bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mang thai và các triệu chứng biểu hiện. Nếu bạn đang mang thai và nghĩ rằng mình bị thủy đậu, hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm. Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi, vì vậy bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mang thai và các triệu chứng biểu hiện – Ảnh: healthline

Ở trẻ em, thủy đậu có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc kháng vi rút cụ thể nào. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng vi rút; cụ thể là acyclovir, được khuyến cáo ở nhóm không phải trẻ em vì nhóm này có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Dạng bào chế của acyclovir là 800 mg mỗi lần uống, 5 lần mỗi ngày, liên tục 7 ngày. Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị bằng acyclovir được khuyến cáo để có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Tuy nhiên, có nhiều báo cáo khẳng định tính hiệu quả và an toàn của acyclovir trong điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai.

Để giúp giảm các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai, thai phụ có thể thử các cách sau:

– Uống nhiều nước

– Dùng paracetamol để hạ nhiệt độ hoặc giảm đau (lưu ý dùng đúng liều lượng theo chỉ định)

– Sử dụng kem hoặc gel làm mát theo chỉ định của bác sĩ

Nếu em bé sơ sinh của bạn bị thủy đậu, việc cho con bú có thể giúp bảo vệ bé. Thông qua việc bú mẹ, trẻ sẽ nhận được các kháng thể từ người mẹ đã được tiêm ngừa hoặc đã từng mắc thủy đậu.

6. Bạn có thể bị thủy đậu hai lần hay không?

Nói một cách ngắn gọn là không, sau khi bị thủy đậu 1 lần thì bạn sẽ không bị mắc lại lần thứ 2. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai và không chắc chắn việc mình đã từng mắc bệnh này trong quá khứ hay chưa và tiếp xúc với người bị thủy đậu, không nên lo lắng quá nhiều hoặc chấp nhận rủi ro.

Hãy gặp bác sĩ sản khoa và cho biết mình đã tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu. Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ xét nghiệm máu để xem cơ thể có miễn dịch hay không.

7. Khi nào thai phụ mắc thủy đậu nên đến bệnh viện?

– Các vấn đề về ngực và hô hấp

– Nhức đầu, buồn ngủ, nôn mửa hoặc cảm thấy buồn nôn liên tục

– Chảy máu âm đạo

– Phát ban kèm xuất huyết

– Phát ban nghiêm trọng

Những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy thai phụ có thể gặp phải các biến chứng của bệnh thủy đậu và cần được chăm sóc chuyên khoa tích cực.

8. Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Tiêm phòng thủy đậu vẫn được áp dụng rộng rãi, do đó điều tốt nhất là bạn nên tiêm vắc-xin phòng bệnh này trước khi mang thai 3 tháng. Tuy nhiên, vẫn chưa có các loại chủng ngừa thủy đậu đối với phụ nữ đang mang thai.

Điều tốt nhất là bạn nên tiêm vắc-xin phòng bệnh này trước khi mang thai 3 tháng – Ảnh: sandiegouniontribune

Phụ nữ mang thai chưa miễn dịch với bệnh thủy đậu nhưng tiếp xúc với người mắc bệnh có thể được tiêm globin miễn dịch varicella zoster (VZIG). Và nên tiêm trong vòng 10 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu vì nó tăng cường hệ thống miễn dịch trong một thời gian ngắn.

Mặc dù VZIG có thể không ngăn ngừa bệnh thủy đậu nhưng nó có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng nhẹ hơn và thời gian tồn tại ngắn hơn.

Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai bằng cách nào?

Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh trong thai kỳ cũng như các triệu chứng mà thai phụ gặp phải.

Bệnh thủy đậu khá lành tính ở cả trẻ em và người lớn, bệnh thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết bởi căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Nếu bạn đang mang thai và nghĩ rằng mình bị thủy đậu, hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa hoặc bệnh viện ngay lập tức để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh trong thai kỳ – Ảnh: Healthline

1. Điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai

1.1. Trường hợp phụ nữ mang thai tiếp xúc với người mắc thủy đậu

Tại lần khám tiền sản đầu tiên, mẹ bầu sẽ được hỏi kĩ về tình trạng nhiễm varicella (bệnh thủy đậu) trước đó. Có khoảng 90-95% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có được miễn dịch với bệnh thủy đậu và sẽ tránh được nguy cơ nhiễm lần thứ 2.

Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc thủy đậu trước đó và được ghi chép rõ ràng trong hồ sơ bệnh sử, bác sĩ sẽ không chỉ định xét nghiệm lại. Còn ở trường hợp bệnh nhân không chắc chắn về việc đã từng mắc thủy đậu hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng thể varicella-zoster IgG.

Nếu xét nghiệm kháng thể varicella-zoster IgG cho kết quả dương tính, bệnh nhân có thể yên tâm rằng mình đã được miễn dịch và do đó không có nguy cơ bị nhiễm trùng lần thứ hai. Nếu kháng thể IgG không được phát hiện, bệnh nhân sẽ được tư tư vấn rằng nên tránh tiếp xúc với những người khác có nguy cơ bị thủy đậu cấp tính.

Nếu phụ nữ mang thai chưa được miễn dịch tiếp xúc với người bị thủy đậu, điều trị dự phòng được chỉ định. Phương pháp dự phòng được nghiên cứu nhiều nhất là sử dụng globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG).

VZIG nên được sử dụng trong vòng 96 giờ kể từ khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thủy đậu. Vì VZIG có thể kéo dài thời gian ủ bệnh của vi rút trong ít nhất một tuần. Bệnh nhân tiếp nhận tác nhân này cần được theo dõi chặt chẽ để biết khả năng lây nhiễm trong ít nhất 28 ngày sau khi tiếp nhận VZIG.

Nếu không có sẵn VZIG ngay lập tức, bác sĩ lâm sàng nên điều trị dự phòng bằng acyclovir (800 mg uống 5 lần mỗi ngày trong 7 ngày) hoặc valacyclovir (1000 mg uống 3 lần mỗi ngày trong bảy ngày).

1.2. Trường hợp thai phụ phát triển bệnh thủy đậu cấp tính

Nếu thai phụ phát triển bệnh thủy đậu cấp tính, việc điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai sẽ được tiến hành ngay – Ảnh: mom365

Nếu thai phụ phát triển bệnh thủy đậu cấp tính, dù có hoặc không việc điều trị dự phòng thì việc điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai cũng nên được tiến hành ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng acyclovir đường uống hoặc valacyclovir.

Trong trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng lan tỏa nặng hoặc ức chế miễn dịch thì bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện; và điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai lúc này sẽ dùng bằng acyclovir tiêm tĩnh mạch. Liều thích hợp để tiêm tĩnh mạch acyclovir là 10 mg/kg; cứ 8 giờ một lần trong 10 ngày.

Đáng tiếc rằng hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai sẽ giúp ngăn ngừa varicella bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ các biến chứng ở thai nhi song song với việc điều trị ở người mẹ.

2. Khi nào phụ nữ mang thai bị thủy đậu cần nhập viện?

– Cảm giác tức ngực, khó khăn trong việc hô hấp

– Cảm thấy buồn ngủ, buồn nôn, nhức đầu ngày càng nhiều

– Xuất huyết âm đạo

– Phát ban xuất huyết

– Tình trạng phát ban nhiễm trùng lan tỏa

Những triệu chứng trên cảnh báo bệnh thủy đậu ở người mẹ đang tiến triển nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng. Lúc này, thai phụ nên được bác sĩ thăm khám và chăm sóc tích cực.

3. Điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho em bé bằng kháng thể thủy đậu được gọi là globulin miễn dịch – Ảnh: gatewayfoundation

Như đã biết, không có cách điều trị thủy đậu ở phụ nữ mang thai nào có thể ngăn ngừa thai nhi bị thủy đậu ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi sinh, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho em bé bằng kháng thể thủy đậu được gọi là globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG) nếu:

– Em bé sinh ra trong vòng 7 ngày sau khi người mẹ phát ban thủy đậu

– Sản phụ phát ban thủy đậu trong vòng 7 ngày sau khi sinh

– Em bé tiếp xúc với bệnh thủy đậu hoặc zona trong vòng 7 ngày sau khi sinh

Nếu em bé sơ sinh phát triển bệnh thủy đậu, bác sĩ cũng có thể điều trị bằng aciclovir.

Hướng dẫn phòng tránh thủy đậu khi mang thai: quan trọng và cần dự phòng sớm! Nếu mang thai bị thủy đậu cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do vậy viện phòng tránh thủy đậu khi mang thai là quan trọng và vô cùng cần thiết. Chẳng hạn như tiêm phòng vaccine thủy đậu trước…

Biểu Hiện Viêm Tuyến Vú Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Cách Điều Trị

Viêm tuyến vú là bệnh lý rất phổ biến ở phụ nữ trong thời kì mang thai và sau sinh con, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh có biểu hiện âm thầm, đến khi không chịu nỗi cơn đau thì thai phụ mới đi khám, chữa lúc này bệnh đã nặng, việc chữa trị tốn thời gian và chi phí. Do đó, chị em cần tìm hiểu kĩ lưỡng về biểu hiện viêm tuyến vú ở phụ nữ mang thai và cách điều trị để tránh những biến chứng không đáng có.

Biểu hiện viêm tuyến vú ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai, nhất là những chị em mang thai lần đầu cơ thể có nhiều thay đổi rõ rệt, trong đó ngực căng tức, núm vú to ra và cương ra là biểu hiện điển hình.

Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm chăm sóc vùng ngực khi mang thai, vệ sinh vùng vú kém hoặc không đúng cách khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào bên trong thông qua vết nứt ở da núm vú hoặc việc mở ống dẫn sữa… gây viêm tuyến vú.

Ban đầu, chị em sẽ thấy những biểu hiện không rõ ràng như: hơi đau ngực, xung quanh vú có mẫn đỏ và nóng ngực, sờ vào có u cục nhỏ và cứng ở vú… tuy nhiên, chị em dễ nhầm lẫn với cảm giác đau, căng ngực do mang thai nên bỏ qua, không đi kiểm tra.

Các triệu chứng giúp chị em khi mang thai nhận biết viêm tuyến vú

Ở giai đoạn phát bệnh nặng, chị em sẽ thấy xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như sau:

➤ Vú bị sưng, đỏ, đau nhức và nóng rát bên trong vú. Bệnh thường biểu hiện ở phần trên của vú

➤ Các triệu chứng viêm tuyến vú khá giống với cảm cúm: sốt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rùng mình, ớn lạnh, chán ăn….

➤ Ở giai đoạn tụ mủ, cơn đau tăng lên dữ dội, da vú đỏ nóng thành từng đám hoặc cả vú, sốt kéo dài, đau đầu, đau nhức mỏi cơ bắp, chảy nước mắt nhiều…

➤ Bên cạnh đó, chị em còn thấy bứt rứt trong người rất khó chịu, miệng đắng khô, khát nước, rêu lưỡi màu trắng mỏng hoặc hơi vàng.

Bệnh viêm tuyến vú ở phụ nữ mang thai tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm như: gây áp-xe vú, tắc ống dẫn sữa, giảm chất lượng sữa… ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ, cũng như sinh con ra sẽ rất khó nuôi con bằng sữa mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

→ Khi có các biểu hiện của viêm tuyến vú ở phụ nữ mang thai như trên, chị em cần thực hiện thăm khám ngay tại cơ sở uy tín để bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách.

→ Không nên tự ý mua uống bất cứ loại thuốc nào khi mang thai bởi rất dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của “con yêu”

→ Để phòng tránh bệnh viêm tuyến vú trong thời kì đầu mang thai, chị em cần để ý núm vú của mình nếu bằng phẳng hoặc bị thụt vào bên trong, hãy thực hiện các động tác vê kéo dần ra hằng ngày. Bên cạnh đó, cần vệ sinh vú sạch sẽ, bôi ít dầu ăn lên để khiến da đầu vú dày, vững hơn tránh bị nứt vú…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường bệnh viêm tuyến vú chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Hiện nay, thì phụ nữ mang thai cũng đã có thuốc đặc trị riêng để đẩy lùi bệnh và tăng sức đề kháng cho thai phụ.

Tuy nhiên, việc chị em uống thuốc gì? sử dụng trong bao lâu? sử dụng như thế nào cho hiệu quả?… thì cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ phụ trách.

➤ Để yên tâm chăm sóc thai kì và điều trị viêm tuyến vú hiệu quả, chị em cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để khám, kiểm tra kĩ lưỡng để đánh giá mức độ viêm, tình trạng sức khỏe và cơ địa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

➤ Bên cạnh đó, chị em cần kết hợp với chế độ trị liệu thanh nhiệt, giải độc; ăn uống hợp lý, sinh vùng vú và núm vú sạch sẽ, tập các bài tập nhẹ nhàng… thì bệnh tình sẽ được khống chế rất nhanh.

Điều trị viêm tuyến vú với chuyên gia giỏi tại Đa Khoa Hoàn Cầu

Trong trường hợp chị em chậm trễ chữa trị, bệnh đã mưng mủ ngưng kết trong bầu ngực thì phải xem xét tiến hành tiểu phẫu để lấy mủ ra…. Việc điều trị phải đảm bảo do bác sĩ chuyên khoa giỏi thực hiện thì mới đạt kết quả tốt nhất.

Tại Phòng Khám Đa Khoa Khoa Hoàn Cầu với đội ngũ bác sĩ chuyên gia sản – phụ khoa đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm; môi trường y rế sạch sẽ, tiện nghi cùng trang thiết bị y khoa hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài… sẽ đảm bảo cho quá trình khám chữa viêm tuyến vú nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, mô hình khám chữa bệnh tế nhị “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân” nên chị em có thể hoàn toàn tâm được khám, chăm sóc chu đáo và dễ dàng trao đổi mọi thắc mắc với bác sĩ. Hồ sơ bệnh án hoàn toàn bảo mật theo yêu cầu.

Nếu bận rộn và chưa sắp xếp được thời gian, chị em có thể Nhấp vào bảng chát bên dưới tham khảo bệnh lý, đặt hẹn trước hoặc đến khám vào ngoài giờ hành chính, hoặc các ngày nghỉ bao gồm thứ 7, chủ nhật và lễ, tết từ 8-20h hàng ngày.

Chẩn Đoán Và Điều Trị Thủy Đậu Trên Phụ Nữ Mang Thai

Chẩn đoán và điều trị thủy đậu trên phụ nữ mang thai

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết do Varicella  Zoster Virus (VZV), thuộc họ Herpes virus gây nên.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THỦY ĐẬU

TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI

(Nguồn: Hướng dẫn điều trị 2016 – Bệnh Viện Hùng Vương)

 

GIỚI THIỆU

 Định nghĩa

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết do Varicella  Zoster Virus (VZV), thuộc họ Herpes virus gây nên.

Tần suất mắc

Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp và rất phổ biến ở Việt Nam

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan thành dịch, vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Dịch tễ học

Tác nhân gây bệnh là Virus Varicella Zoster. Trên lâm sàng virus gây nên bệnh thủy đậu (tiên phát) và zona (thứ phát). Người là ổ chứa bệnh duy nhất Lây trực tiếp qua đường hô hấp (các giọt nước bọt), và khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da và niêm mạc. Thời gian lây nhiễm khoảng 1 tuần (từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước đến khi các mụn nước đóng vảy). Khả năng lây nhiễm cao, sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững.

Triệu chứng

Lâm sàng

Thời gian ủ bệnh: Thay đổi từ 10 – 21 ngày, trung bình 15 ngày không triệu chứng.

Thời gian khởi phát: Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đôi khi có đau bụng nhẹ. Có thể xuất hiện những nốt hồng ban, kích thước vài mm nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ này khoảng 24 giờ. Ở thiếu niên và người lớn triệu chứng thường nặng hơn.Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thường sốt cao hơn và thời gian khởi phát dài hơn.

Thời kỳ toàn phát: Trên da mặt, đầu, niêm mạc, cổ, lưng nổi những nốt đậu hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng. Nốt đậu thường có đường kính 3-10 mm, lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau khoảng 24 giờ thì hóa đục. Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau: dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, nốt đậu lục, dạng đóng mày. Các nốt đậu xuất hiện liên tục trong 5 ngày đầu tiên; chi dưới là nơi cuối cùng có các nút đậu.

Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát… Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt đậu ngày càng nhiều bệnh càng tăng.

Cận lâm sàng

 Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

 Huyết thanh chẩn đoán: Có thể phát hiện kháng thể kháng virus thủy đậu.

Biến chứng

Ảnh hưởng trên thai phụ:

Bội nhiễm:

Thường gặp nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi gây viêm mủ da, chốc lỡ thậm chí gây viêm cầu thận cấp… Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết.

Viêm phổi:

   Chiểm 5% – 10% thai phụ nhiễm thủy đậu bị viêm phổi. Yếu tố nguy cơ viêm phổi ở thai phụ là hút thuốc lá và trên 100 nốt thủy đậu. Hầu hết xảy ra khoảng từ ngày thứ 4. Bệnh nhân sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra máu. X-quang có hình ảnh tẩm nhuộm dạng nốt và viêm phổi mô kẽ. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cho thai phụ bị nhiễm thủy đậu vào tam cá nguyệt thứ 3.

Biến chứng thần kinh:

Hội chứng Guillain-Barré

Viêm não – màng não: thường gặp ở người lớn, tỉ lệ tử vong ở biến chứng này khoảng 5-25%. Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân đột ngột tăng lên, nhức đầu, li bì, nhiều khi co giật và liệt. Khám có hội chứng màng não. Nước não tủy trong, có tăng bạch cầu lympho, albumin tăng nhẹ.

Đặc biệt, sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt động (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20 hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra sang thương của bệnh Zona.

Các biến chứng thần kinh khác có thể gặp là áp-xe não hoặc tủy sống.

Ảnh hưởng trên thai:

Mẹ mắc thủy đậu trong tam cá nguyệt đầu không tăng nguy cơ sẩy thai.

Mẹ mắc thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra có khoảng 2% bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh (FVS Fetal varicella syndrom) như sẹo da, nhẹ cân, teo cơ, chậm tăng trưởng, bất thường ở mắt (mắt nhỏ bất thường, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc), thiểu sản chi, bất thường hệ thần kinh (co giật, chậm phát triển trí tuệ, đầu nhỏ, não úng thủy, teo vỏ não…)

Mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh trên 1 tuần diễn biến lành tính, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm.

Mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và tỉ lệ tử vong cao khoảng 30%.

Chẩn đoán

Dựa vào các đặc điểm lâm sàng và kết quả CLS. Hoặc có thể thấy các triệu chứng sau:

Bệnh khởi phát đột ngột.

Triệu chứng toàn thân nhẹ.

Ban mọc không theo thứ tự, mọc thành nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày, ban ở chân tóc bao giờ cũng có.

Trên cùng một vùng da có nhiều tuổi ban khác nhau.

Khi ban lặn không để lại sẹo. Trường hợp nhiễm khuẩn mới để lại sẹo.

  Chẩn đoán phân biệt

Bệnh thủy đậu cần chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh sau:

Zona:

 Cũng do VZV gây ra. Thường gặp ở người lớn tuổi và những người có tình trạng suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, bệnh Hodgkin, Lymphoma, đang điều trị bằng các thuốc ức chế MD…. Lâm sàng: zona ngực, zona mắt, sau tai, đầu… Ở ngực: thường gặp nhất các nốt phòng chỉ xuất hiện một bên dọc theo các dây thần kinh liên sườn. Đầu tiên xuất hiện các nốt nhỏ, màu hồng. Sau đó chúng trở nên tròn và to hơn nằm thành từng nhóm. Dịch đục sau 5 ngày và lặn sau 10 ngày, để lại sẹo nhỏ màu hồng nhạt. Zona ngực gây đau đớn cho bệnh nhân. Vùng da tại chỗ thường giảm cảm giác. Tiến triển: 2-3 tuần. Ở mắt: thường gặp ở người già, tổn thương một trong ba nhánh của dây thần kinh thị giác. Có thể viêm giác mạc kèm liệt vận nhãn. Biến chứng: đau kéo dài sau zona.

Nốt đậu do HSV (Herper Simplex Virus):

Nhiễm trùng do HSV thường gặp trên những vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng. Bệnh nhân thường không sốt, số lượng và kích thước nốt đậu nhỏ hơn. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus.  

ĐIỀU TRỊ

Khi phơi nhiễm

Đối với những thai phụ có phơi nhiễm với bệnh mà những thai phụ này chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chủng ngừa, nên dùng Varicella – zoster immune globulin (VZIG) càng sớm càng tốt. VZIG có hiệu quả trong vòng 10 ngày sau tiếp xúc bệnh nhân nhiễm thủy đậu.

Không dùng VZIG khi đã có triệu chứng: sốt, bóng nước.

Những thai phụ có tiền sử tiếp xúc thủy đậu nên được khám thai như một trường hợp nhiễm 8-28 ngày nếu chích VZIG hay trong vòng 8-21 ngày nếu không chích VZIG

Khi có triệu chứng

Trước 20 tuần

Thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.

Trước khi khám thai nên đặt lịch trước và thông báo với bác sĩ lâm sàng về tình trạng bệnh thủy đậu của bản thân để được khám cách ly.

Việc sử dụng Acyclovir đường uống nên được xem xét cân nhắc.

Dùng Acyclovir đường tĩnh mạch đối với tất cả câc thai phụ nếu thủy đậu có biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não.

Nên siêu âm hình thái cẩn thận ở thai phụ 16-20 tuần hay 5 tuần sau nhiễm.

Thai phụ nhiễm thủy đậu hay có sự chuyển đổi huyết thanh trong 28 tuần đầu, nguy cơ em bé có Hội chứng thủy đậu bẩm sinh thấp dưới 1-2%.

Sau 20 tuần

 Trong vòng 24 giờ đầu sau nổi mụn nước, thai phụ nên dùng Acylovir đường uống càng sớm càng tốt.

Bốn tuần cuối thai kỳ và sau sanh

Trong vòng 4 tuần cuối, nếu bà mẹ nhiễm thủy đậu, nguy cơ em bé sanh ra nhiễm thủy đậu toàn thân rất cao. Cho nên nếu có kể hoạch sanh nên tránh 7 ngày đầu tiên sau sau khi khởi phát bệnh.

Thai phụ khi sanh sẽ được tuân thủ cách ly theo phát đồ của CDC.

Sau sanh, em bé nên được bác sĩ sơ sinh đánh giá.

Bà mẹ có thể cho con bú nếu đủ sức khỏe.

Phòng bệnh thủy đậu

Phòng bệnh không đặc hiệu

Phát hiện bệnh sớm để cách ly, tránh tiếp xúc với bệnh nhân.

Tiêm globulin miễn dịch:

  Mục đích: phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.

 Liều lượng : 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần.

 Liều lượng có thể dao động từ 2-10ml .

Phòng bệnh đặc hiệu

Vaccine chống thủy đậu (vaccine sống giảm độc lực) có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm một lần.

Trẻ em trên 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm một lần.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Tất cả các phụ nữ nên được chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai.

Nếu trong thời gian chích ngừa, phát hiện có thai, đây không phải là chỉ định để chấm thai kỳ.

Các cơ sở y tế lớn nên đảm bảo có phòng cách ly cho các trường hợp nhiễm thủy đậu.

                     

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết do Varicella Zoster Virus (VZV), thuộc họ Herpes virus gây nên.Tác nhân gây bệnh là Virus Varicella Zoster.Trên lâm sàng virus gây nên bệnh thủy đậu (tiên phát) và zona (thứ phát).Người là ổ chứa bệnh duy nhấtLây trực tiếp qua đường hô hấp (các giọt nước bọt), và khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da và niêm mạc. Thời gian lây nhiễm khoảng 1 tuần (từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước đến khi các mụn nước đóng vảy). Khả năng lây nhiễm cao, sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững.Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát…Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt đậu ngày càng nhiều bệnh càng tăng.Thường gặp nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi gây viêm mủ da, chốc lỡ thậm chí gây viêm cầu thận cấp… Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết.Chiểm 5% – 10% thai phụ nhiễm thủy đậu bị viêm phổi. Yếu tố nguy cơ viêm phổi ở thai phụ là hút thuốc lá và trên 100 nốt thủy đậu. Hầu hết xảy ra khoảng từ ngày thứ 4. Bệnh nhân sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra máu. X-quang có hình ảnh tẩm nhuộm dạng nốt và viêm phổi mô kẽ. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cho thai phụ bị nhiễm thủy đậu vào tam cá nguyệt thứ 3.Dựa vào các đặc điểm lâm sàng và kết quả CLS.Hoặc có thể thấy các triệu chứng sau:Bệnh thủy đậu cần chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh sau:Cũng do VZV gây ra. Thường gặp ở người lớn tuổi và những người có tình trạng suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, bệnh Hodgkin, Lymphoma, đang điều trị bằng các thuốc ức chế MD….Lâm sàng: zona ngực, zona mắt, sau tai, đầu…Ở ngực: thường gặp nhất các nốt phòng chỉ xuất hiện một bên dọc theo các dây thần kinh liên sườn. Đầu tiên xuất hiện các nốt nhỏ, màu hồng. Sau đó chúng trở nên tròn và to hơn nằm thành từng nhóm. Dịch đục sau 5 ngày và lặn sau 10 ngày, để lại sẹo nhỏ màu hồng nhạt.Zona ngực gây đau đớn cho bệnh nhân. Vùng da tại chỗ thường giảm cảm giác. Tiến triển: 2-3 tuần.Ở mắt: thường gặp ở người già, tổn thương một trong ba nhánh của dây thần kinh thị giác. Có thể viêm giác mạc kèm liệt vận nhãn.Biến chứng: đau kéo dài sau zona.Nhiễm trùng do HSV thường gặp trên những vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng. Bệnh nhân thường không sốt, số lượng và kích thước nốt đậu nhỏ hơn. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus.

Dấu Hiệu Thiếu Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Cách Phòng Ngừa

Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.

Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

Dễ bị nhiễm bệnh.

Khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.

Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu máu khi mang thai?

Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn chưa cung cấp đủ nhu cầu. Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh tiến hành điều tra cho thấy lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ăn của nhiều phụ nữ mang thai chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị. Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai như:

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.

Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.

Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.

Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

3, Ảnh hưởng tiêu cực của thiếu máu đến sức khỏe của mẹ và bé?

Tuy với một lượng rất nhỏ, được xếp vào hàng nguyên tố vi lượng, nhưng sắt lại là một trong những thành phần cơ bản tạo nên hồng cầu, tham gia vào sự vận chuyển ôxy, sự hô hấp tế bào, quá trình miễn dịch của tế bào, thúc đẩy hoạt tính của men sinh học, kích thích sự chuyển hoá của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển thể lực cũng như phát triển hệ thần kinh trẻ em…

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ bị thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. Thiếu máu có nhiều dạng khác nhau, thông thường, thiếu máu tập trung vào nhóm thiếu các chất dinh dưỡng như Sắt, Acid Folic, Vitamin B12. Thiếu mỗi chất trên lại có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé khác nhau, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là thiếu acid folic khi mang thai, có thể gây dị tật ống thần kinh và ảnh hưởng vĩnh viễn tới đứa trẻ sau này.

4, Cách phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu cho phụ nữ mang thai:

Để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, các bác sĩ khuyên thai phụ cần:

Bổ sung sắt dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, thực phẩm với liều khuyến cáo (30mg/ngày).

Bổ sung axit folic liều 400mcg – 600mcg/ngày suốt từ khi chuẩn bị mang thai tới khi ngừng cho con bú.

Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.

Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn.

Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại thực phẩm giàu sắt. Thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu là lựa chọn tốt nhất, nhưng thịt gia cầm cùng với các loại thịt khác và các loại sò, hến cũng là những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc thực vật bao gồm đậu, đậu hũ, nho khô, chà là, mận khô, mơ, khoai tây nguyên vỏ, bông cải, củ cải đường, các loại rau xanh, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại ngũ cốc tăng cường sắt.

Nếu người mẹ thiếu máu nặng, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu, nhưng phải có chỉ định của bác sỹ. Phụ nữ trước khi mang thai bị thiếu máu nặng thường được khuyên là không nên mang thai để tránh các biến chứng phức tạp cho mẹ và bé cho tới khi bổ sung đầy đủ cho cơ thể.

Tóm lại: Trong suốt thời kỳ mang thai, trước khi mang thai và khi cho con bú, người phụ nữ cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tạo máu như đạm, sắt, folic acid, Vitamin B12. Chế độ ăn thông thường đối với phụ nữ mang thai có thể không đủ để cung cấp các dưỡng chất trên cho cơ thể thì các bà mẹ hãy bổ sung thêm từ nguồn thuốc, thực phẩm bổ sung để đảm bảo nhu cầu sắt mỗi ngày đạt 30mg, acid folic là 400mcg, Vitamin B12 là 2.6mcg.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Mang Thai: Biểu Hiện Lâm Sàng, Nguy Cơ, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!