Đề Xuất 3/2023 # Thực Trạng Chung Về Mang Thai Tuổi Vị Thành Niên Và Các Chương Trình # Top 3 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Thực Trạng Chung Về Mang Thai Tuổi Vị Thành Niên Và Các Chương Trình # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thực Trạng Chung Về Mang Thai Tuổi Vị Thành Niên Và Các Chương Trình mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thực trạng chung về mang thai tuổi vị thành niên và các chương trình/chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

I-THỰC TRẠNG MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

1. Thế giới

Báo cáo“Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên”cho thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các quốc gia nghèo sinh con trước 18 tuổi, trong đó khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ chưa trưởng thành này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về mặt sức khỏe và xã hội do việc mang thai sớm.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi 15-19 sinh con; cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì 9 đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ với các em gái 15-19 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên tuổi 20-24 thì có 1 người (khoảng 70 triệu người) kết hôn trước tuổi 18.

2. Việt Nam

Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn SKSS-KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm 2008-2012, mỗi năm có xấp xỉ 80-100 ca đẻ/nạo,phá thai ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ mang thai VTN trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này chiếm 1-3%.Tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng 2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai ở Bệnh viện. Tuy nhiên,trong2 năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai VTN ở Bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8%. Theo các chuyên gia, việc gia tăng này có thể xuất phát từ 2 lý do: Thực sự là do số ca nạo phá thai tăng lên, hoặc do các em nhận thức tốt hơn về phá thai an toàn nên đến các Bệnh viện chuyên khoa, có trang thiết bị, tay nghề bác sĩ tốt.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010:2,9%; năm 2011:3,1%; năm 2012:3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012).

Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2009, tỉ lệ nạo phá thai ở VTN trên tổng số ca đẻ ước tính khoảng 20%, cao hơn nhiềuso với số liệu củaBệnh viện Phụ sản Trung ươngvàBệnh viện Từ Dũ.Vì thế, theo các chuyên gia,sựchênh lệchnàyphản ánh mảng tối trong việc phá thai không an toàn hiện nay.

Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên.Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế – chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Với con số mang thai và nạo hút thaiVTN nhưtrên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ.Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên gia dân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp cận với các dịch vụ chăm sócSKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN, thanh niên sống ở nông thôn vàmiền núi.

Hậu quả

Nguyên nhân của thực trạng trên là do tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục chưa được phổ biến rộng rãi; thiếukiến thức về SKSS, thiếusố liệu thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và sinh con sớm ở tuổi vị thành niên…Nhữngrủi ro thường xảy ra khi sinh con ở tuổiVTNgồm: nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai lưu và chết sơ sinh cao. Bên cạnh đó, kết hôn sớm cũng khiến các em phải chịu áp lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi chưa đủ trưởng thành.

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

1. Môi trường pháp lý cho thực hiện các can thiệp

Cho đến nay, có thể nói, Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản chính sách thuận lợi cho việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu SKSS VTN. Tuychưacó một Chiến lược quốc gia, song SKSS VTN đã được đề cập trongnhiềuvăn bản pháp lý quan trọng (luật, pháp lệnh, chiến lược) về chăm sóc SKSS hoặc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho VTN.

 Tháng 11/2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua-một dấu mốc quan trọng cho việc hoàn thiện các quyền của thanh niên. Đây là văn bản chính thức giúp hoàn thiện môi trường pháp lý cho các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam. Điều 21và 22quy địnhvềchính sách đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt động thể dục, thể thao; phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong thanh niên;nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, tổ chức tư vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần, SKSS, kỹ năng sống, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 Tháng 1/2003, Pháp lệnh Dân số được ban hành và sửa đổi vào 8/2008. Pháp lệnh gồm các giải pháp thực hiệnc ho từng nhóm đối tượng, giáo dục giới tính, SKSS và kỹ năng sống tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ thông.Tháng6/2006, Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua.

Tháng 11/2011, Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020đượcChính phủ phê duyệt.“Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống”. Đó là giải pháp mở rộng các hình thức giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục dân số, SKSS, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường; giải pháp về chăm sóc SKSS và nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới.

 Có thể thấy rằng, một chiến lược chăm sóc SKSS cho VTN&TN bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý đề cập đến vấn đề chăm sóc SKSS VTN, các chương trình hành động nêu lên mục tiêu, giải pháp và sự phân định trách nhiệm các tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc thực hiện là một đáp ứng hết sức cơ bản của Nhà nước và Chính phủ đối với các nhu cầu SKSS VTN hiện tại cũng như trong tương lai. Các văn bản pháp lý này thể hiện sự cam kết của Chính phủ trong các hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ tài chính.

 2. Cung cấp dịch vụ y tế

 Dù còn nhiều hạn chế về chất lượng, mức độ thân thiện, bảo mật, các dịch vụ lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị về SKSS và cung cấp các biện pháp tránh thai của hệ thống y tế nhà nước đã đáp ứng phần nào nhu cầu của VTN. Sự cởi mở về mặt chính sách của nhà nước (chủ trương xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích hành nghề y, dược tư nhân…) đã bước đầu tạo điều kiện cho sự ra đời các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN do các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng hoặc các cá nhân phụ trách. Chính hệ thống dịch vụ này đã bổ sung cho hoạt động của các dịch vụ nhà nước và mở ra hướng đi mới cho việc phát triển đa dạng các hình thức cung ứng dịch vụ linh hoạt, thân thiện cho VTN, thậm chí dành riêng cho những nhóm đối tượng khác nhau như nam, nữ, học sinh, VTN nghiện chích ma túy, VTN nhiễm HIV. Trong tương lai, các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN của các tổ chức, cá nhân không thuộc nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp việc cung cấp dịch vụ SKSS VTN trở nên đa dạng, hiệu quả hơn.

 Bộ Y tế đã ban hành “Chuẩn quốc gia về dịch vụ SKSS” (2002) và hiện nay đang xây dựng “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ sức khỏe thân thiện dành cho VTN&TN”. Đây là đáp ứng quan trọng tiến tới hoàn thiện về mặt chất lượng, kỹ thuật đối với các dịch vụ SKSS cung cấp cho VTN. Tháng 8 năm 2006, Bộ Y tế ra quyết định (số 23/2006/QĐ-BYT) chuyển đổi các Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trước đây thành các Trung tâm chăm sóc SKSS, theo đó các trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh/thành phố sẽ có khoa Chăm sóc SKSS vị thành niên và nam học.

 3. Cung cấp thông tin – giáo dục – truyền thông

 Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện từ những năm đầu của thập kỷ 80, từ năm 1998, các nội dung giáo dục SKSS VTN được xác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong 4 môn học: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề SKSS.

 Các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn về SKSS VTN tới các đối tượng VTN ngoài trường học đã được Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện với nhiều hình thức như: biên soạn các tài liệu giáo dục SKSS VTN (tờ rơi, sách, sổ tay, băng hình…); tổ chức chiến dịch truyền thông; thiết lập trang web và đường dây nóng tư vấn về các vấn đề SKSS VTN. Các mô hình can thiệp về SKSS VTN dành cho VTN đã luôn được Đoàn thanh niên chú trọng phát triển: Trung tâm tư vấn thanh niên; Câu lạc bộ tiền hôn nhân và SKSS; Góc dịch vụ thân thiện dành cho VTN đặt trong các cơ sở của Đoàn thanh niên; Thanh niên tình nguyện thực hiện giáo dục về SKSS VTN…. Tuy nhiên, hiện nay mức độ đáp ứng của tổ chức Đoàn tại tuyến cơ sở còn không đồng đều. Các hoạt động can thiệp SKSS VTN nói trên được tổ chức rời rạc, thiếu tính đồng bộ và quy mô.

 Việc tuyên truyền về SKSS VTN trong cộng đồng, tới các bậc cha mẹ cũng đã bắt đầu được thực hiện. Hội Phụ nữ, Hội nông dân là đã tham gia thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, các can thiệp còn rất ít và chỉ mới ở những bước ban đầu. Thực tế, dưới góc độ chính sách và xây dựng chương trình, nội dung này hoàn toàn được coi là tiểu phần xây dựng môi trường thuận lợi cho việc tiến hành các can thiệp về SKSS VTN chứ chưa được đánh giá ở tầm chiến lược như là một yếu tố nền tảng, trực tiếp nâng cao SKSS VTN.

 4. Cam kết tài chính cho thực hiện các can thiệp

 Thách thức quan trọng đối với Chính phủ hiện nay là ưu tiên về SKSS VTN chỉ là một trong rất nhiều ưu tiên về phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động y tế, giáo dục năm sau đều cao hơn so với năm trước song thực chất còn rất eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Việc thực hiện các cam kết về mặt tài chính cho các can thiệp về SKSS VTN từ trước đến nay gặp nhiều khó khăn.

 Trong ngân sách nhà nước dành cho ngành y tế, chỉ 10 tỷ VNĐ (ngân sách Bộ Y tế) được dành cho hoạt động chăm SKSS năm 2006. Dự án chăm sóc SKSS hiện mới được trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt để đưa vào chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai thực hiện từ năm 2008 với một con số ngân sách khiêm tốn 100 tỷ VNĐ/năm (ngân sách Bộ Y tế: 20 tỷ, ngân sách địa phương: 80 tỷ). Tương tự, dự án y tế học đường có thể bao gồm cả nội dung chăm sóc SKSS VTN trong trường học cũng được dự toán chi 50 tỷ VNĐ/năm (ngân sách Bộ Y tế: 10 tỷ, ngân sách địa phương: 40 tỷ). Kế hoạch tổng thể chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho VTN&TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 trong đó bao quát hết các nội dung SKSS VTN, ước tính một ngân sách khiêm tốn là 100 tỷ VNĐ (khoảng 6,3 triệu USD) cho việc triển khai thực hiện song cũng vẫn chỉ là ngân sách dự kiến huy động từ nhiều nguồn và đến nay vẫn chưa có một cam kết cụ thể nào.

 5. Thực hiện điều phối, tổ chức

 Để thực hiện Chiến lược chăm SKSS, trong đó có mục tiêu chăm sóc SKSS VTN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban chỉ đạo đã được thành lập gồm Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ LĐ-TB-XH, Tổng cục Dân số-KHHGĐ-Bộ Y tế, Tổng cục Thể dục thể thao và các tổ chức đoàn thể là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Trong đó, Bộ Y tế giữ vai trò chủ đạo.

 Khuyến nghị các Chương trình/Chính sách tiếp theo về chăm sóc SKSS VTN

 a. Hiện thực hóa các chính sách, tăng cường cam kết của chính quyền

 b. Đa dạng và mở rộng các dịch vụ SKSS VTN

 Các dịch vụ SKSS VTN thiết yếu nên được cung cấp bao gồm: thông tin, tư vấn và dịch vụ về các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dinh dưỡng, vệ sinh kinh nguyệt, nạo thai an toàn; thông tin, giáo dục và tư vấn về HIV/AIDS, tiếp cận với các phương tiện phòng tránh như bao cao su, bơm kim tiêm sạch, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, chẩn đoán sớm và điều trị điều trị HIV/AIDS bao gồm cả tiếp cận thuốc ARV.

 Kinh nghiệm có được từ việc thực hiện các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác cho thấy các dịch vụ SKSS VTN không thể chỉ được cung cấp ở tuyến Trung ương cũng như chỉ ở các cơ sở y tế công lập. Đa dạng hóa và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS VTN, đặc biệt là các dịch vụ thân thiện là hết sức cần thiết để có thể đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu SKSS của VTN&TN. Cụ thể, cần đưa dịch vụ SKSS VTN xuống các cơ sở y tế thuộc tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế xã/phường, các trung tâm y tế quận/huyện) hoặc các cơ sở trực thuộc các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội dân sự địa phương. Cần huy động các tổ chức y tế tư nhân, tổ chức phi chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính phủ Việt Nam, tổ chức cộng đồng… tham gia cung cấp dịch vụ SKSS VTN có chất lượng.

 Thông tin và các dịch vụ SKSS VTN được cung cấp qua nhiều mô hình can thiệp đa dạng và có sự lồng ghép với nhau. Các mô hình can thiệp đó có thể là: Lồng ghép giáo dục SKSS VTN với các môn học chính khóa trong nhà trường; Giáo dục SKSS VTN thông qua các hoạt động ngoại khóa; Các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng; Trung tâm tư vấn SKSS cho VTN&TN; Góc dịch vụ thân thiện; Góc tư vấn thân thiện; Tư vấn qua điện thoại, internet; Giáo dục đồng đẳng, truyền thông nhóm nhỏ; Câu lạc bộ VTN&TN; Điểm vui chơi, giải trí có cung cấp dịch vụ SKSS VTN; Góc cung cấp thông tin, dịch vụ tại các điểm bưu điện, nhà văn hóa xã/phường; Các nhóm sân khấu – kịch; Lồng ghép tuyên truyền SKSS VTN trong các lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc; Nhà thuốc thân thiện…

 c. Xác định các ưu tiên và can thiệp đặc thù

 Trong điều kiện nguồn lực hạn chế của nước ta, xác định ưu tiên là một biện pháp quan trọng, cần thiết khi thực hiện các chương trình, can thiệp SKSS VTN từ Trung ương xuống địa phương. Can thiệp ưu tiên hướng vào các mục tiêu ưu tiên và đối tượng ưu tiên hoặc đối tượng có nguy cơ cao. Trong mỗi mục tiêu của chương trình, các hoạt động ưu tiên cũng cần được xác định. Xác định ưu tiên được dựa trên xác định tính cấp bách của vấn đề, khả năng khả thi tức thời và yêu cầu đầu ra. Cơ sở để xác định các ưu tiên gồm có: (1) Thông tin phân tích tình hình kinh tế – xã hội của địa phương; (2) Thông tin đánh giá nhu cầu SKSS VTN; (3) Thông tin của các nghiên cứu tác nghiệp; (4) Thông tin phân tích đối tác.

 Trong Kế hoạch tổng thể chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho VTN&TN Việt Nam, giai đoạn 2006-2010, các vấn đề ưu tiên cần được giải quyết là:

1. SKSS/sức khỏe tình dục;

2. Phòng, chống lây nhiễm HIV;

3. Tai nạn thương tích;

4. Sử dụng chất gây nghiện;

5. Sức khỏe tâm thần;

6. Công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe cho nhóm VTN&TN có khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt.

Các can thiệp SKSS VTN nhằm mục đích:

 7.Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS;

 8.Hạn chế mức tăng và tiến tới giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong VTN&TN.

Các can thiệp SKSS VTN mang tính đặc thù cao, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, và các đối tượng VTN khác nhau. Việc triển khai các hoạt động can thiệp cần tính đến các yếu tố tuổi, giới, các đặc trưng văn hóa, kinh tế – xã hội của các nhóm đối tượng đích (nhóm 10-14 tuổi, 15-19 tuổi, 20-24 tuổi; nhóm nam, nữ; nhóm sống ở thành thị – nông thôn, đồng bằng – miền núi; nhóm yếu thế, nhóm có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm người dân tộc…).

9. Mở rộng phạm vi và vùng can thiệp

Khả năng mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ SKSS VTN về mặt địa lý ở nước ta cần được xem xét dựa trên trình độ phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng cơ sở hạ tầng và mức độ cam kết về tài chính của chính quyền các địa phương. Việc mở rộng phạm vi địa lý cho các can thiệp SKSS VTN cần có chiến lược và được chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu (khoảng 5-7 năm trước mắt), các dịch vụ SKSS VTN nên được triển khai ở vào các vùng đô thị (thành phố, thị xã) và một vài vùng nông thôn phát triển. Đối với các vùng đô thị, nên đẩy mạnh xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ. Các hỗ trợ ban đầu có thể được huy động, sau đó tính bền vững phải được đảm bảo thông qua cơ chế lấy thu bù chi. Đối với các vùng nông thôn, ngân sách bao cấp nên được tăng cường để giảm các phí dịch vụ, thu hút khách hàng VTN&TN. Giai đoạn 2, các nguồn lực hỗ trợ lúc này cần dồn vào để nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ SKSS VTN cho các vùng nông thôn kém phát triển và tiến dần đến vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, xa, khó khăn.

 Ngay trong giai đoạn đầu, các vùng có những vấn đề SKSS VTN nổi cộm hoặc các vùng công nghiệp mới ở Đông Bắc bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và Đông Nam bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) nên được tập trung ưu tiên.

 Việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ SKSS VTN cần phải tính toán đến các yếu tố: mức biến động tự nhiên dân số; mức độ tập trung dân cư; mức độ di biến động của nhóm dân số VTN&TN giữa các vùng, tỉnh/thành phố.

 10. Cơ chế quản lý, điều phối và lồng ghép

 Chương trình, can thiệp SKSS VTN cần phải sự điều phối liên ngành, với sự phối kết hợp hợp lý giữa các cơ quan chính phủ như Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, các cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ… Hoạt động điều phối liên ngành là một biện pháp xã hội hóa nhằm nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống xã hội, những thế mạnh và kinh nghiệm của các ngành trong các can thiệp SKSS VTN. Việc điều phối phải có sự phân cấp quản lý từ Trung ương xuống cơ sở. Ngành y tế phải giữ vai trò điều phối chủ đạo cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá.

 Cơ chế giám sát, đánh giá cũng cần được thực hiện liên ngành. Các chỉ báo tổng hợp, bộ công cụ phục vụ cho việc giám sát và đánh giá cần được xây dựng và phát triển để đo lường mức độ tiến triển của các chương trình, can thiệp SKSS VTN được tiến hành. áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở về quyền, trong quá trình thực hiện, giám sát, đánh giá các chương trình, can thiệp SKSS VTN, cần đảm bảo sự tham gia của VTN&TN.

 11. Xây dựng năng lực các cấp

 Xây dựng năng lực (quản lý, kỹ thuật) cho các đối tác ở các cấp là một khâu quan trọng, tiền đề đảm bảo cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN được thực hiện hiệu quả. Việc xây dựng năng lực đòi hỏi cả nguồn lực con người lẫn tài chính đáng kể. Trong hệ thống Chính phủ, những năng lực cần được tăng cường cho các ban, ngành, đoàn thể tuyến Trung ương gồm: năng lực lập kế hoạch, điều phối, giám sát; ở cấp địa phương là năng lực thực hiện một chương trình SKSS VTN toàn diện. Các đối tác trong cộng đồng như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng hiện đang rất cần được nâng cao năng lực để triển khai các can thiệp hay cung cấp các dịch vụ SKSS hiệu quả cho VTN&TN. Chính vì vậy, một đánh giá về năng lực của các đối tác tham gia thực hiện chương trình cần phải được thực hiện. Đây là bước đầu tiên trong quá trình triển khai nhân rộng các can thiệp SKSS VTN. Nó giúp xác định các nhu cầu xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật thiết yếu nhất cần được ưu tiên. Việc xây dựng năng lực được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn; phát triển các hướng dẫn, các tiêu chuẩn về dịch vụ SKSS VTN và chính trong quá trình triển khai các can thiệp SKSS VTN trong thực tế.

 12. Hỗ trợ kỹ thuật và huy động tài chính

 Hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ và hiệu quả cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN là nhu cầu quan trọng trong điều kiện của nước ta. Cần thành lập các nhóm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực SKSS, y tế cộng đồng, truyền thông, khoa học xã hội, tâm lý và các chuyên gia có kinh nghiệm về SKSS VTN của các tổ chức quốc tế và trong nước. Huy động sự giúp đỡ về mặt chuyên môn, kỹ thuật của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ quốc tế.

 Chiến lược huy động tài chính cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN nên áp dụng nhiều giải pháp khác nhau và dựa vào nhiều nguồn khác nhau như:

1. Ngân sách nhà nước và địa phương;

2. Viện trợ quốc tế;

3. Quỹ nhân đạo;

4. Quỹ cộng đồng và bảo hiểm;

5. Đóng góp của cá nhân.

Ngân sách nhà nước, địa phương sẽ là nguồn quan trọng để đảm bảo các chi phí tối thiểu, cơ bản cho việc thực hiện chương trình, song về lâu dài, đây phải là nguồn ngân sách chính chi cho việc triển khai các hoạt động. Nguồn viện trợ giúp phát triển và thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên trong từng giai đoạn. Quỹ nhân đạo (trong nước và quốc tế) giúp cho cho một số can thiệp SKSS dành cho nhóm VTN&TN yếu thế. Quỹ cộng đồng và bảo hiểm dành cho đối tượng học sinh, sinh viên trong nhà trường. Nguồn đóng góp của cá nhân dành cho các dịch vụ SKSS VTN thân thiện. Đây là những chi trả trực tiếp của VTN khi nhận các dịch vụ thân thiện, song trước mắt cần được hỗ trợ một phần cho việc chi trả này bằng các dự án mục tiêu ngắn hạn./.

                                                                                                                                                                                                                                             Mai Xuân Phương

Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông-Giáo dục

Tổng cục Dân số= KHHGĐ

                                                                                                                                                                                                                    

Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe, mang thai ở tuổi vị thành niên còn làm mất đi tiềm năng của các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, hạn chế nhiều lựa chọn trong cuộc sống…

Tại khu vực kế hoạch hóa gia đình của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, không khó gặp những cô bé 16-17  tuổi chờ tới lượt mình được tư vấn trước khi chỉ định sử dụng phương pháp phá thai…

* Quen mặt

Được gọi tên vào phòng tư vấn, một cô bé chừng 16 tuổi nói với nữ hộ sinh: “Cháu có quan hệ với bạn trai cùng lớp. Cháu thử thai có rồi ạ. Cô cho cháu… uống thuốc bỏ”. Chị Mai Thị Tiên, nữ hộ sinh phụ trách công tác tư vấn vị thành niên, hỏi: “Đây là lần có thai thứ mấy?” – “Dạ, thứ nhất ạ” – cô bé trả lời ngay. Chị Tiên nghiêm nét mặt: “Nói thiệt đi, trước đã đến đây rồi phải không? Cô thấy em quen lắm! Nói thiệt để cô biết mà lường”. Lúc này cô bé mới lí nhí: “Dạ, đây là lần hai ạ”.

Học sinh THPT tham gia giao lưu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên do Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức.

Sau khi cho cô bé siêu âm, biết có thể sử dụng thuốc phá thai nội khoa được, chị Tiên yêu cầu cô bé về mời mẹ lên. Nghe thế, cô bé giãy nảy: “Cô ơi cứu cháu, mẹ cháu mà biết chắc đánh cháu chết mất”. Chị Tiên giải thích: “Phải có mẹ cháu ký vào cam kết thì mới có thể phá thai cho cháu được. Dù đây là thủ thuật tương đối đơn giản, nhưng vẫn có những biến chứng khó lường”. Cô bé líu ríu ra về. Theo chị  Tiên, mỗi ngày có gần 10 ca nạo phá thai cần tư vấn, trong đó có từ 3-4 ca là ở độ tuổi teen.

* Hậu quả lớn…

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa sản 1 (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), cho biết: “Trẻ vị thành niên yêu và quan hệ tình dục sớm là một thực trạng xã hội. Đáng lo ngại, các em hễ cứ yêu là quan hệ tình dục, nhưng lại không có kiến thức về phòng tránh thai. Có em một năm phá thai đến vài ba lần”.

Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên, trong đó 60-70% là học sinh. Còn theo Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình, 10 năm trở lại đây, dù tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam có giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên lại có dấu hiệu gia tăng – chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai. Tại Đồng Nai, chỉ riêng thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, trong năm 2012 đã tiếp nhận và làm thủ thuật nạo phá thai cho 2.829 ca, trong đó số ca vị thành niên gần 600 ca. 6 tháng đầu năm nay,  đã có 224 ca vị thành niên nạo phá thai trong số 1.492 ca đi bỏ thai.

Theo bác sĩ Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, trẻ vị thành niên cơ thể và tử cung chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi phá thai, dù ở những cơ sở y tế an toàn vẫn phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, như: băng huyết, sót nhau, rách, thủng cổ tử cung, dính buồng trứng, nhiễm trùng dẫn đến vô sinh hoặc phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung, nhiễm trùng toàn thân dẫn đến nhiễm trùng máu… Những em đã trải qua phá thai, không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn về tâm lý, khó có thể theo đuổi tiếp việc học hành. Việc kết hôn và sinh nở sau này dễ gặp biến chứng hơn những người khác.

Phá thai là một biện pháp can thiệp nguy hiểm. Việc cảnh báo về thực trạng này đã từ rất lâu nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Điều đáng nói là hiện nay, các em có quá nhiều thông tin về vấn đề giới tính và tình dục, nhưng lại thiếu định hướng của gia đình và nhà trường.

Đã đến lúc cần nhìn nhận một thực tế: Việc giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho trẻ em từ gia đình đến xã hội cần phải được quan tâm hơn nữa. Môi  trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, một nếp nhà truyền thống được duy trì mà trong đó, cha mẹ phải là những người thầy đầu tiên dạy cho con em mình biết giữ gìn bản thân.

 

17 tuổi, cái tuổi đang đẹp của cuộc đời thì  em T.T., ở TP. Biên Hòa đã phải bỏ trường, bỏ lớp, xa bạn bè, thầy cô để… sinh con. Gầy gò, tiều tụy, miếng ăn hàng ngày phụ thuộc vào tiền công làm mướn của mẹ, nghĩ về tương lai, T. chỉ biết khóc…

T. bảo: “Em cũng chẳng biết vì sao em lại dại dột như thế. Lúc đó chỉ thấy thích nhau… mà chẳng nghĩ hậu quả như hôm nay. Có lúc em chỉ muốn chết cho mẹ em đỡ khổ. Nhưng em chết rồi, mẹ em chắc sẽ càng khổ hơn vì phải vất vả nuôi con em…”.

Phương Liễu

Triển Khai Các Giải Pháp Phòng Tránh Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên

Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 nghìn ca phá thai ở độ tuổi 15-49 được báo cáo chính thức, trong đó học sinh, sinh viên chiểm tỷ lệ khá lớn. Còn theo Tổng cục Dân số và KHHGĐ, tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN/TN còn cao; tình trạng phá thai lặp lại ở lứa tuổi này còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng. Ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông & Giáo dục, Tổng cục Dân số và KHHGĐ cho biết: “Hiện chưa có điều tra nào về nạo phá thai ở tuổi VTN/TN trên quy mô cả nước để biết con số thực tế, nhưng thông tin chúng tôi nắm được ở các cơ sở y tế là rất đáng quan ngại”.

Đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức pháp luật và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó có 2,4% là VTN…Đây là con số thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ phòng khám tư, bệnh viện tư thì chưa thống kê được…

Mang thai ở lứa tuổi vị thanh niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mà còn làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo. Đây là cảnh báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA. Theo UNFPA, đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn trên thế giới, cứ 8 phút lại có 1 ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Hằng năm, có khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai; 20-22 triệu ca phá thai không an toàn, có tới 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn (chiếm 13%).

Giải pháp nào để phòng ngừa

Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát. Không chỉ yêu và quan hệ tình dục sớm, một số em gái còn là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục, khi gia đình phát hiện thai đã to, lại sợ điều tiếng, phải đưa đến cơ sở y tế tư nhân để phá thai.

Theo ông Đinh Huy Dương, lứa tuổi vị thành niên, sinh viên có thai ngoài ý muốn, chắc chắn nhiều em nghĩ đến phá thai. Các em rất ngại ra cơ sở y tế công mà thường ra cơ sở y tế tư nhân, nhiều nơi điều kiện cung cấp các dịch vụ phá thai không đảm bảo an toàn; kỹ thuật, tay nghề cán bộ y tế kém, dẫn đến tai biến và vô sinh. “Chúng tôi nhận rõ đây là vấn đề hết sức quan ngại, phải đẩy mạnh tuyên truyền để người sử dụng dịch vụ phải đến cơ sở y tế công, hoặc những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép cung cấp dịch vụ phá thai. Đồng thời Bộ Y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ phá thai không đảm bảo, không được đăng ký” – ông Đinh Huy Dương kiến nghị.

Một mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của các em vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Ông Đinh Huy Dương còn cho biết thêm, có nhiều VTN/TN nhận thức phòng tránh thai kém, tiếp cận các dịch vụ không đầy đủ, biết nhưng vẫn còn e ngại không ra nơi bán thuốc mua, dẫn tới mang thai ngoài ý muốn. Nhiều em có nhận thức hết sức sai lầm, sau khi quan hệ lại mua thuốc tránh thai khẩn cấp về uống mà lầm tưởng đó là biện pháp kế hoạch hóa gia đình. “Đây là điều rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các em. Đặc biệt, trên thị trường bán rất nhiều loại thuốc phá thai, qua tìm hiểu của chúng tôi, có em sau khi có thai đã mua thuốc phá thai về uống, cực kỳ nguy hiểm khi tai biến xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của cán bộ truyền thông và dân số là phải tuyên truyền cho các bạn trẻ để tự bảo vệ mình”- ông Dương cho biết.

Theo Vụ Truyền thông & Giáo dục, Tổng cục Dân số KHHGĐ, để làm giảm tình trạng mang thai sớm trong lứa tuổi VTN, Nhà nước cần đầu tư sớm một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái, đồng thời bảo vệ quyền con người cho các em. Việc này sẽ tạo ra vô số các tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN.

Thực hiện chương trình giáo dục giới tính toán diện kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV cho VTN. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này phải được cung cấp tới VTN một cách tế nhị, bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử…

Ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bằng rằng các em gái được học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học. Tạo ra các chương trình có mô hình không gian an toàn cho các em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn, đồng thời đây là nơi thực hiện nội dung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, nơi học tập, chăm sóc sức khỏe trẻ em và là nơi các em có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Hậu Quả Của Việc Làm Mẹ Ở Tuổi Vị Thành Niên

Ảnh; Inmagine

Mang thai sớm là hậu quả của sự thiếu hiểu biết sức khoẻ sinh sản vị thành niên và một số yếu tố tác động khác. Nó ảnh hưởng đến bản thân trẻ vị thành niên, gia đình và cả xã hội.

1. Nguy cơ về sức khoẻ khi phụ nữ mang thai sớm

Tuổi có thai của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến thai nghén cũng như sức khoẻ của bà mẹ. Người mẹ tuổi càng trẻ, hậu quả về thể chất càng nghiêm trọng vì cơ thể lúc này chưa đến độ hoàn thiện và ổn định. Hơn nữa, các em chưa có những kiến thức để bảo vệ nên có thể sẽ thụ thai, sinh nở hoặc phá thai. Ở những nước đang phát triển, những tai biến trong thai nghén và sinh đẻ (tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cao và khi sinh tỷ lệ phải can thiệp cao, kể cả phá thai) là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tử vong bà mẹ ở tuổi từ 15 đến 19.

– Đối với phụ nữ có thai trước tuổi 15, tỷ lệ tử vong của bà mẹ còn cao hơn (nói chung là 60%). Người mẹ dưới 15 tuổi chết do nhiễm độc thai nghén cao hơn 3,5 lần; tử vong của con các bà mẹ dưới 15 tuổi cao hơn 2,4 lần so với con của những bà mẹ ở tuổi 20.

– Con của các bà mẹ tuổi vị thành niên hầu hết là đẻ non, nhẹ cân và có thể bị tử vong khi sinh ra hoặc trong một vài năm đầu của cuộc đời. Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng sau này.

– Ngoài ra, trẻ em gái vị thành niên mang thai, khung chậu còn chưa phát triển để đạt được kích thước trưởng thành, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.

Khi có thai, các cô gái vị thành niên thường xấu hổ, lúng túng, sợ tai tiếng, không dám thổ lộ cùng người thân, không dám đến cơ sở y tế để tư vấn, nên cố tìm cách che dấu tình trạng có thai càng lâu càng tốt bằng mọi cách có thể nghĩ ra dẫn đến nhiều hậu quả thương tâm cho con cái và cha mẹ. Nhiều trường hợp do áp lực của gia đình và dư luận xã hội nên dẫn đến cưới xin bắt buộc hoặc phá thai bất hợp pháp ở nơi không đảm bảo an toàn (bà đỡ vườn, cơ sở y tế tư nhân không có giấy phép hành nghề sản phụ khoa) hoặc phá thai muộn.

Hầu hết các cô gái mang thai sớm đều phải bỏ học, phải xa cách bạn bè, thầy cô giáo, cơ may tìm kiếm được việc làm của các em đó sẽ ít hơn và phải phụ thuộc vào những người khác để sống và nuôi con. Người mẹ trẻ cảm thấy mình bị cô lập, tương lai của mình bị bán rẻ, mất giá trị trong con mắt của mọi người, làm tăng thêm cảm giác thất bại lạc lõng. Một số em đã vì những mặc cảm đó mà dẫn đến những hành động đáng tiếc như tự vẫn, bỏ nhà đi làm gái bán dâm hoặc trở thành kẻ giết người (giết đứa con do mình đẻ ra, trả thù người tình).

Nếu có tiến hành hôn nhân thì cả người con trai và người con gái phải chấp nhận, nhưng sự kết hợp ràng buộc đó rồi cũng sẽ nhanh chóng kết thúc bằng sự tan vỡ. Đứa con của những cặp vợ chồng này sẽ phải chịu đựng quá nhiều thiệt thòi và bà mẹ không có khả năng chăm sóc, thậm chí còn ghét bỏ nó và còn bị dư luận xã hội coi trẻ là bất hợp pháp.

Ngoài ra, nữ vị thành niên mang thai sớm, sẽ làm tăng tốc độ phát triển dân số, Nhà nước phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con. Xã hội còn phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém và các sản phẩm kém hiệu quả của những người lao động không lành nghề làm ra.

Có thể nói việc làm cha, làm mẹ ở tuổi vị thành niên thật không đáng mong muốn vì nó sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được cho bản thân các em, con của họ cũng như gia đình và xã hội.

BS Nguyễn Võ Kỳ Anh – Trường Đại học Y Hà Nội (VTV.vn)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thực Trạng Chung Về Mang Thai Tuổi Vị Thành Niên Và Các Chương Trình trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!