Cập nhật nội dung chi tiết về Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủ » Dinh Dưỡng Bà Bầu » Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu chuẩn nhất là gì? Thông thường khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi về quá trình sinh lý, nội tiết tố thậm chí là bị cơn ốm nghén hoành hành, không thể ăn uống. Do đó việc nắm bắt thực đơn ăn uống cho các mẹ bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng. Để biết thêm, xem tiếp bài dưới!
Vì sao mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu cực kỳ quan trọng với mẹ bầu. Không chỉ giúp tạo tiền để cho thai nhi phát triển tốt mà còn giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn, giảm nghén hiệu quả. Mẹ bầu cần chú ý tới dinh dưỡng trong 3 tháng đầu là bởi những lý do sau:
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu có vai trò quyết định đến sự khỏe mạnh của em bé trong bụng mẹ.
Các nhóm chất dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ trong 3 tháng đầu giúp em bé phòng tránh các dị tật và đảm bảo tiền đề phát triển cho sau này.
Dinh dưỡng phù hợp giúp mẹ phòng các trứng dọa sảy thai, giảm nghén, bớt căng thẳng, mệt mỏi.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất
Nếu muốn cho thai nhi phát triển đầy đủ nhất và cơ thể người mẹ đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu thì cần phải chú ý thêm những thực phẩm sau vào thực đơn của mình. Cụ thể là:
Thực phẩm có chất axit folic
Axit folic còn có tên khác là vitamin B9, là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, nó có thể giúp tổng hợp AND hiệu quả trong 3 tháng đầu cùng những khiếm khuyết về ống thần kinh có thể gặp như bệnh hở hàm ếch, sứt môi,….
Và lượng axit folic cần bổ sung cho cơ thể mẹ trong 3 tháng đầu sẽ rơi vào khoảng 400-600mcg/ngày. Bạn có thể lấy chất này thông qua các loại thực phẩm là thịt gia cầm, ngũ cốc, gan, …
Việc bổ sung thêm axit folic cũng sẽ giúp giảm thiểu tối đa bệnh dị tật ống thần kinh của thai nhi
Thực phẩm có chứa chất sắt
Sắt đóng vai trò là vận chuyển oxy cùng nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng với não bộ . Đồng thời sắt còn là yếu tố tạo ra enzym cho hệ miễn dịch, tăng thêm khả năng đề kháng cho mẹ bầu. Nếu như thiếu sắt, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là sinh non.
Ngay từ bây giờ , các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu hãy nhanh chóng bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt vào thực đơn ăn uống của mình như thịt bò, rau cải xoăn, ngũ cốc, rau bó xôi,… Bình quân lượng sắt cần thiết của các mẹ là từ 45-90mg/ ngày.
Thực phẩm có chứa Canxi
Lượng canxi cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung thường xuyên cho cơ thể mỗi ngày là từ 800 – 1000mg , số lượng này cần tăng lên theo từng quý mang thai. Có thể kể tới một số sản phẩm giàu canxi như cua đồng, sữa dê, sữa bò,..Và đó cũng là đáp án cho câu hỏi thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu gồm những gì?
Nếu bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết thai nhi sẽ có một hệ thống xương và răng vô cùng vững chắc. Nếu như thiếu canxi, thì rất có thể các bé ở trong bụng sẽ bị các bệnh về xương, còi xương hoặc chiều cao không phát triển,…
Thực phẩm có chứa protein, vitamin và khoáng chất
Protein có vai trò quan trọng để phát triển và tạo mô mới, giúp tăng thêm kháng thể hiệu quả cho hệ miễn dịch, đồng thời giúp mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu luôn cảm thấy khỏe hơn. Khoáng chất và vitamin trong thực phẩm giúp tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi hay rạn da khá tốt.
Do đó, thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất chính là nên bổ sung khoảng 90g protein từ thịt, trứng, sữa,… đồng thời nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để có thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.[1]
Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Muốn bảo vệ tốt và phát triển thai như cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu thì nên tránh ăn những thực phẩm gồm:
Là thực phẩm bị nhiễm độc, sống, tái
Các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Là đồ ăn sẵn, đóng gói
Rượu, bia và nhiều thực phẩm chứa chất gây nghiện.
Tránh những thực phẩm có thể gây sinh non như rau ngót, sam, răm, dứa,…[2]
4 Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 1
Bữa sáng: Nên ăn 1 chiếc bánh mỳ kẹp thịt, trứng, .. + 1 cốc sữa + 1 quả táo
Bữa phụ 1: Nên ăn 1 miếng xoài, 1 hộp sữa chua.
Bữa trưa: Nên ăn 1 món canh, 2 chén cơm, 1 món mặn như thịt, cá,…1 món rau xào.
Bữa phụ 2: Nên ăn 1 chiếc bánh bao và uống 1 cốc sữa
Bữa tối: Nên ăn 2 chén cơm, 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh
Bữa phụ 3: 1 hộp sữa chua và 1 cốc sinh tố hoa quả.
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 2
Bữa sáng: nên uống 1 cốc sữa và 1 chiếc bánh giò
Bữa phụ 1: Nên ăn món bánh bèo nậm lọc
Bữa trưa: 1 canh, 2 bát cơm, 1 món mặn, 1 món rau xào.
Bữa phụ 2: Nên ăn khoảng 1,2 miếng há cảo hấp cùng 1 quả cam.
Bữa tối: Nên ăn khoảng 2 chén cơm , 1 món canh, 1 món mặn và 1 món xào
Bữa phụ 3: Ăn khoảng 1 quả trứng luộc, 1 quả chuối
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 3
Bữa sáng: Nên ăn khoảng 1-2 chiếc bánh giò, 1 lạng giò lụa và uống kết hợp với 1 cốc nước chanh.
Bữa phụ 1: Ăn khoảng 2 lạng nho và 1 cốc cháo thịt băm
Bữa trưa: Nên ăn khoảng 2 chén cơm, cùng với 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh.
Bữa phụ 2: Có thể lựa chọn ăn một vài quả chôm chôm cùng 1 bat tô súp cua
Bữa tối: Ăn khoảng 2 bát cơm, cùng 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh.
Bữa phụ 3: 1-2 khoai lang + vài miếng lê
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 4
Bữa sáng: Nên uống 1 cốc sữa kết hợp cùng 1 nắm xôi
Bữa phụ 1: Ăn khoảng 1 miếng Sandwich và thêm một chút hoa quả
Bữa trưa: Một thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất nhất chính là ăn khoảng 2 chén cơm, 1 mặn, 1 xào và 1 canh kết hợp.
Bữa phụ 2: Uống 1 cốc sữa và ăn thêm một chút hoành thánh
Bữa tối: Tốt nhất chính là ăn khoảng 2 chén cơm kết hợp cùng 1 canh, 1 xào và 1 món mắn.
Bữa phụ 3: Ăn thêm một chút thạch hoa quả.
Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào trong 3 tháng đầu
Dinh dưỡng với mẹ bầu cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên khác với trước khi mẹ biết có em bé, mẹ cần chú ý việc bổ sung dinh dưỡng một cách phù hợp. Mẹ nên chú ý cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tránh sai cách khiến mẹ thêm mệt mỏi ảnh hưởng tới con. Cụ thể:
Mẹ bầu nên chú ý bổ sung dinh dưỡng theo nhu cầu. Không nên bổ sung quá nhiều và theo kiểu “cố”. Việc bổ sung cố này có thể khiến mẹ bị áp lực về dinh dưỡng. Thậm chí có những mẹ nghén không thể ăn được nhưng cố khiến cả thời gian thai kỳ sợ hãi với loại thực phẩm đó.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Không nên ăn quá no một lúc vì có thể khiến mẹ bị áp lực lên hệ tiêu hóa. Tốt nhất mẹ hãy ăn thành 6 bữa một ngày, mỗi bữa ăn nên ăn từng ít một. Nhất là các mẹ bầu bị nghén nên bổ sung liên tục vì không ăn được sẽ càng làm mẹ chán ăn và tăng cảm giác buồn nôn vì dạ dày mẹ đang “rỗng”.
Mẹ bầu nên bổ sung theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong 3 tháng đầu. 3 Tháng đầu em bé còn nhỏ và chưa cần quá nhiều dinh dưỡng. Mẹ chỉ cần ăn đủ chất, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm là được.
Mong rằng những ai quan tâm có thể nhận được thông tin hữu ích. Ngoài ra, để tiện lợi hơn bạn cũng có thể lựa chọn, quan tâm và sử dụng sản phẩm Prenacy Gold. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe và tràn đầy năng lượng.
Tìm Hiểu Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Ngon Miệng, Đủ Chất
Protein: Mỗi ngày trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu cần đạt mục tiêu bổ sung 10 -18g protein trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại quả đậu đỗ… Đảm bảo cho sự lớn dần của thai nhi cũng như sự phát triển tế bào mô tuyến vú, mô tử cung của người mẹ.
Sắt: Giai đoạn đầu này bà bầu cũng cần phải tăng thể tích máu do vậy chị em cần ăn những thực phẩm chứa sắt như thịt đỏ, gan, tim cật, rau xanh đậm… Mỗi ngày mẹ bầu cần tối thiểu 15gr sắt
Axit folic: Việc bổ sung axit folic trong thực đơn của bà bầu 3 tháng đầu là rất cần thiết nhất. Lý do là vì ở giai đoạn này các ống thần kinh của thai nhi đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nhất. Những thực phẩm chứa nhiều axit folic như súp lơ xanh, rau cải chân vịt, ngũ cốc, quả bơ, vừng, lạc, thịt gia cầm, tim gan… Ngoài ra mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm viên uống bổ sung axit folic.
Canxi: Canxi giúp hình thành hệ xương, răng, tóc cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này trong những thực phẩm như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh, đỗ… Canxi còn giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ…
Nguyên tắc lên thực đơn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
– Nguyên tắc đầy đủ dưỡng chất: đạm, vitamin, béo, tinh bột sao cho hài hòa và ngon miệng.
– Đối với những bà bầu ít ốm nghén, khỏe mạnh chưa cần phải tăng cân nhiều vì thế không nhất thiết là phải tăng khẩu phần so với thông thường. Đối với mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 6 – 8 bữa, mỗi lần ăn với lượng nhỏ để không cảm thấy ngán.
– Không ăn quá no, mỗi lần ăn chỉ nên ăn với lượng vừa phải để không bị đầy bụng, khó tiêu.
– Bổ sung đầy đủ lượng nước bao gồm cả nước trắng và hoa quả ép, món canh, súp.
– Chế biến thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa.
– Thực đơn của bà bầu mang thai tháng 1, 2, 3 cần có những bữa phụ như: hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa ít đường, các loại hạt dinh dưỡng… để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi ngay từ những ngày đầu tiên.
Gợi ý một số mẫu thực đơn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Thực đơn 1: Thực đơn 2: Thực đơn 3:
Chị em có thể luân phiên các thực đơn như trên trong tuần, cũng có thể thay thế một số thực phẩm có giá trị dinh dưỡng ngang nhau sao cho ngon miệng nhất.
– Khi chế biến món ăn bà bầu cần hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, thói quen ăn mặn sẽ ảnh hưởng tới huyết áp của bà bầu dẫn tới tình trạng giữ nước, sưng phù, không tốt cho thai nhi.
– Không nên ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân như: cá thu, cá mập, cá kiếm… Chỉ cần một lương nhỏ thủy ngân là cũng có thể ảnh hưởng tới não của thai nhi.
– Không ăn những sản phẩm bơ, sữa, phô mai chưa tiệt trùng.
– Không ăn các loại rau, củ quả héo, mọc mầm…
– Tránh xa những thực phẩm đóng hộp, chưa nấu chín, có mùi, ôi thiu…
– Không ăn những thực phẩm có nguy cơ làm co bóp tử cung khi mang bầu như: rau san, rau ngót, quả táo mèo, đu đủ xanh…
– Không sử dụng thuốc lá hoặc đứng gần người hút thuốc lá, rượu, bia, cafein, cocain…
Gợi ý một số món ăn cho bà bầu ba tháng đầu ngon, giảm nghén
– Trứng cút mộc nhĩ trắng;
– Súp cua, súp thịt gà ngô non;
– Gà nấu lạc rang;
– Cháo cá hồi, cháo cá chép, cháo ngao, cháo thịt gà…
– Món xào rau củ quả với thịt bò, thịt lợn;
– Các món rau luộc: Súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau dền…
– Các món canh: rau đay, mồng tơi…
Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu, Giữa Và Cuối Đủ Dưỡng Chất Cần Thiết
Ở mỗi giai đoạn của mang thai (tam cá nguyệt) thì cần một lượng dưỡng chất khác nhau, bổ sung bằng nhiều loại đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi phát triển. Dinh dưỡng gần như được xem là yếu tố quyết định tới việc tăng trưởng của bé khi ở trong bụng mẹ. Vì vậy, từ khi mới bắt đầu mang thai các mẹ cần phải chú ý tới bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể theo đúng lượng cần thiết.
Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai
Bà bầu nên ăn gì và ăn như thế nào trong cả 9 tháng mang thai là một vấn đề đau đầu. Khi có thai, các chuyên gia dinh dưỡng và MedicineNet khuyến cáo các mẹ cần bổ sung các chất như protein, chất béo, glucid, năng lượng… theo nhóm và theo từng giai đoạn mang thai.
Năng lượng trong 3 tháng đầu thai kỳ cần tăng 350kcalo/ngày so với bình thường. Giai đoạn 3 tháng giữa và cuối cần tăng thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Như vậy, chị em có cân nặng bình thường cần bổ sung khoảng 2500 calo mỗi ngày (người chưa mang bầu là 2200 calo mỗi ngày). Tiêu thụ quá nhiều mức calo sẽ khiến cân nặng của chị em tăng không kiểm soát.
Giai đoạn 3 tháng đầu cần khoảng 85-90g/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày. Protein thường có trong các loại Thịt bò nạc và thịt heo; đậu; thịt gà; cá hồi; quả hạch; bơ đậu phộng; phô mai… Protein cần nạp đủ vào 3 bữa ăn mỗi ngày.
Khi mang thai cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu
Các giai đoạn mang thai đều cần bổ sung vitamin A, D, C, B1, B9
Vitamin A cần khoảng 600mcg/ ngày có trong các nhóm thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, rau màu xanh đậm, củ quả màu vàng và gan động vật.
Vitamin D cần khoảng 5mcg/ ngày có trong sữa công thức, các viên nang vitamin D hoặc tắm nắng 15 – 20 phút/ ngày.
Cần khoảng 600 – 800mcg. Loại axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi), cải búp, lá của củ cải trắng, cải bẹ xanh, rau diếp (cải xà lách)…
Cần khoảng 30 – 60mg/ngày. Sắt có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, trái cây có múi họ cam, quýt, bánh mì, ngũ cốc, thịt bò nạc, gia cầm, lòng đỏ trứng gà, trái cây sấy…
Đây cũng là một chất cần bổ sung trong suốt quá trình thai kỳ. Kẽm có nhiều trong thức ăn biển, gan động vật, tảo biển…Ngoài ra còn có trong các loại đậu, hạt…
Cần khoảng 1200mg/ngày. Hàm lượng canxi là cần thiết phải bổ sung trong suốt quãng thời gian mang thai. Canxi thường có trong sữa, sữa chua, phô mai, cải bắp, đậu hũ, trứng…
Cần bổ sung khoảng từ 180 – 200mcg/ ngày. i – ốt thường có trong các sản phẩm từ biển hoặc muối, bột canh có chứa i-ốt…
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ chưa cần thật sự tăng cân, ổn định thai là điều cần thiết nhất. 3 tháng đầu mẹ chỉ cần tăng khoảng 1 – 2kg là phù hợp.
3 tháng đầu mẹ cần 1.800 calo mỗi ngày
Tham khảo Thực đơn 3 tháng đầu:
Thực đơn số 3:
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Từ tháng thứ 4 trở đi khẩu vị ăn uống của mẹ đã tốt dần lên và đây cũng là thời điểm thai phát triển các bộ phận nên mẹ cần chế độ ăn uống hợp lý nhất. Mẹ cần đạt mức tăng cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Mẹ nên ăn thêm nhiều loại rau, trái cây, các thực phẩm giàu canxi, bổ sung thêm i-ốt, phốt pho, uống nhiều nước… Hạn chế ăn hải sản và các loại thức ăn chiên rán quá nhiều dầu mỡ.
Đa dạng thực phẩm cần ăn trong quá trình mang thai
Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu:
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Đây là thời gian thai phát triển mạnh nhất, là thời điểm thai phát triển cân nặng thần tốc. Từ tháng thứ 7 thai nặng khoảng 1230g, đến cuối tháng thai có thể lên tới 3000g và mẹ tăng từ 4 – 5 kg trong 3 tháng cuối. Đến cuối tháng 9 tăng 10 – 12kg. Vì vậy chế độ ăn uống của mẹ phải đặc biệt chú ý. Các chất không thể thiếu trong giai đoạn này đó là chất đạm (protein), chất béo, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất.
Khi mang thai 3 tháng cuối các mẹ cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, bổ sung thêm canxi, phốt pho, hạn chế các đồ ăn ít chất dinh dưỡng.
Thực đơn tham khảo:
Thực đơn số 3:
Để đảm bảo dinh dưỡng mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe nên tới ngay cơ sở y khoa để thăm khám và có những cách xử lý kịp thời nhất.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thuc-don-cho-ba-bau-3-thang-dau-giua-va-cuoi-du-duong…
Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Thực Đơn Bữa Ăn Hàng Ngày Cho Bà Bầu
Nên chia nhỏ các bữa ăn
Theo các chuyên gia, không nên ăn quá nhiều, quá no vào 3 bữa chính. Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng thàng thành 5 hoặc 6 lần, lượng thức ăn cũng chia nhỏ theo các bữa. Có thể thêm các bữa phụ vào buổi sáng, buổi chiều hoặc thức ăn nhẹ vào đêm khuya giúp ngủ ngon hơn. Chia nhỏ các bữa ăn không chỉ giúp thai nhi không bị “đói”, mà còn cung cấp đầy đủ calo cho mẹ, không bị tăng cân, giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. Trong thời kỳ thai nghén áp dụng phương pháp ăn uống này cũng rất hiệu quả giúp các mẹ không bị khó chịu, kén ăn.
Rau xanh, hoa quả tươi cung cấp vitamin và chất xơ, chất khoáng và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Các mẹ bầu khi mang thai cần tránh bị tình trạng táo bón, ăn nhiều rau và trái cây có thể khắc phục tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, nóng trong người. Do đó đối với bữa ăn hàng ngày, chị em nên sử dụng khoảng 50% rau củ, trái cây, nước ép, sinh tố…
Các loại thực phẩm mẹ bầu ăn hàng ngày đều cung cấp các dưỡng chất vào thai nhi, giống như “mẹ ăn gì con ăn nấy”. Vì vậy trong thời gian thai kỳ, chị em nên bỏ hết các thực đơn ăn kiêng, mà nên ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm. Không nên kiêng đường hay tinh bột, chất đạm cũng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị nghén thèm ăn món nào đấy, cũng không nên ăn quá nhiều sẽ khiến thai nhi bị thừa chất.
Ăn chậm, nhai kỹ, uống đủ nước
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể bị thay đổi hoocmon, nội tiết tố nên sẽ khiến các mẹ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy khi ăn các mẹ lưu ý ăn thật chậm, nhai kỹ. Điều này không chỉ tốt cho dạ dày, mà còn hạn chế cảm giác nhanh đói. Bên cạnh đó còn giúp các mẹ ăn uống ngon miệng hơn, dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể tốt hơn. Ngoài ra nước là thành phần không thể thiếu cho cơ thể. Các mẹ cần nạp khoảng 1.5l nước vào cơ thể mỗi ngày. Có thể đa dạng hóa nước uống như nước trà, sinh tố, nước ép trái cây, canh rau củ…
Các chất kích thích hay có chứa gas, caffeine không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Các mẹ cần kiêng hoàn toàn cà phê, rượu bia, nước ngọt… Ngoài ra không được sử dụng thuốc lá hay ngồi trong phòng có người hút thuốc, sẽ khiến bị hút thuốc thụ động, ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây teo não, dị tật cho bé.
Bữa sáng
1 bát phở bò, hoặc phở gà
1 ly nước cam tươi
1 ly sữa tươi tiệt trùng ít đường
1 quả táo
1 bát súp thịt gà hoặc thịt lợn
1 đĩa rau củ luộc
1 ly sữa tươi tiệt trùng không đường
Trái cây các loại
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!