Đề Xuất 6/2023 # Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cập nhật vào 23/10

Giai đoạn mang thai nhiều chị em phải chật vật với cơn đau thoát vị đĩa đệm khó chịu. Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc mà rất nhiều chị em mong muốn có lời giải đáp.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng,…

Đây là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay.

2. Tại sao phụ nữ mang thai thường bị thoát vị đĩa đệm?

Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đều có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

Hơn nữa quá trình tăng cân của người mẹ (nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba) diễn ra rất nhanh, làm tăng gánh nặng lên cột sống. Tất cả những thay đổi này có tác động đến đĩa đệm giữa hai đốt sống, làm tăng nguy cơ đẩy nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, trên thực tế có khá nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực, cố gồng người về phía sau. Chính thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Đau là triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm. Các cơn đau tùy thuộc vào mức độ nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép như thế nào lên rễ tủy cũng như các dây thần kinh. Thông thường, phụ nữ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ gặp các triệu chứng sau:

Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, các chị em cảm thấy đau vai gáy dữ dội, tê mỏi bàn tay, bắp tay yếu hơn, cử động khó khăn.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thắt lưng, kèm theo cảm giác tê bì như bị kim châm, cứng lưng.

Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa, thai phụ cảm thấy đau lưng lan xuống hông, tê yếu ở bắp chân, bàn chân, cẳng chân, ngón chân.

4. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm cho thai nhi và quá trình sinh con tuy nhiên, căn bệnh này khiến các chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong suốt thai kỳ. Nếu không chữa trị dứt điểm, cơn đau càng tăng mức độ dữ dội hơn.

Trong khi đó, các thai phụ lại không thể dùng thuốc giảm đau trong thời gian này vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy trên thực tế có không ít người thường xuyên mất ngủ vì phải gánh chịu cơn đau, cơ thể trở nên mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng khó lường như: teo cơ, yếu liệt, ảnh hưởng khả năng vận động và đi lại.

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai như thế nào?

Theo thống kê có khoảng 80% thai phụ không chữa các triệu chứng đau mà cố gắng chịu đựng trong suốt thai kỳ. Rào cản lớn nhất khiến các thai phụ đau nhưng ngại đi khám là do tâm lý sợ phải uống thuốc có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Các biện pháp có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh khi mang thai là:

Xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh để giúp giảm bớt các cơn đau khi đang mang thai.

Trong những trường hợp mới mang bầu, các bạn có thể trị bệnh triệt để luôn trong khoảng 1-3 tháng đầu. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng một số phương pháp có tính an toàn cao như vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc Đông y.

Trường hợp bà bầu bị thoát vị đĩa đệm mức độ nghiêm trọng, bạn nên sử dụng biện pháp trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp rất tốt chữa đau lưng hiệu quả, an toàn và quan trọng là không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Cách này được các chuyên gia cho rằng là tối ưu nhất hiện tại đối với những người bị bệnh khi mang thai.

6. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Để ngăn ngừa và phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các chị em thai phụ cần lưu ý các điều sau đây:

Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức.

Nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày càng lớn.

Chú ý các hoạt động đi lại và vận động, tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột ảnh hưởng vùng cột sống thắt lưng.

Thường xuyên luyện tập các bộ môn: đi bộ, bơi lội, yoga,… với cường độ phù hợp, giúp cơ xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu. Tuyệt đối tránh các dạng bài tập gây mệt và buộc cơ thể phải thở nhanh, những bài tập có nguy cơ cao bị ngã hoặc chấn thương vùng bụng.

Buổi tối trước khi đi ngủ nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng để giảm đau nhức. Động tác này đặc biệt rất tốt cho thai nhi.

Ngay khi có bất kỳ triệu chứng đau nào xảy ra đặc biệt ở vùng thắt lưng, thai phụ cần đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Việc phát hiện bệnh càng sớm càng có cơ hội chữa trị dứt điểm, an toàn cho mẹ và bé.

Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Mang Thai Lần Đầu Xử Lý Như Thế Nào?

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai lần đầu gây những khó khăn nhất định cho thai phụ, nhất là trong lần mang thai đầu tiên, mọi thứ đều còn rất bỡ ngỡ. Vì vậy, hôm nay Lily & WeCare sẽ giúp bạn có được những kiến thức xoay xung quanh vấn đề này, giúp chị em phụ nữ an tâm và có tinh thần lạc quan khi mang thai, dù đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

1. Sơ lược bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí nguyên thủy bên trong đốt sống, thường xảy ra thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị đĩa đệm ở cổ, gây nên những chứng đau buốt co thắt cho người bệnh, nhưng đôi khi, bệnh thoát vị đĩa đệm cũng khó được nhận biết vì không gây nên triệu chứng đau, vì nó không chèn vào rễ dây thần kinh, khiến người bệnh vẫn có cảm giác bình thường.

2. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai lần đầu có nguy hiểm hay không?

Với nhiều chị em mang thai lần đầu lại bị thoát vị đĩa đệm, chắc chắn điều đầu tiên là sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, hơn thế nữa, chính áp lực tâm lý, lo lắng thai nhi bị ảnh hưởng sẽ khiến tâm lý người mẹ có những thay đổi theo hướng tiêu cực.

Xin nói ngay để chị em an tâm, thoát vị đĩa đệm khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi một cách trực tiếp, do đó, bạn có thể an tâm. Mặc dù vậy, vấn đề lớn nhất chính là những phụ nữ mang thai lần đầu khi bị thoát vị đĩa đệm, sẽ bị ảnh hưởng thể trạng cũng như tinh thần. Những cơn đau sẽ khiến bạn sa sút, và từ đó, thai nhi gián tiếp bị ảnh hưởng. Thế mới biết, để thai nhi được mạnh khỏe, thì người mẹ mới chính là nhân tố quan trọng nhất.

Đừng để thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến khoảng thời gian mang thai đầy niềm vui của bạn. Và cho dù bạn mang thai lần đầu, thì điều này cũng không có nghĩa là bạn tự cho phép mình bỏ qua những kiến thức bệnh tật tất yếu.

Một vài lưu ý quan trọng khi mẹ bầu lần đầu bị thoát vị đĩa đệm:

– Dùng thuốc chỉ định cho người mang thai. Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn quyết định được nên uống loại thuốc nào là an toàn cho cả mẹ và con.

– Vận động nhẹ nhàng. Người bị thoát vị đĩa đệm lại đang mang thai chắc chắn sẽ gặp những cơn đau sang chấn khó chịu. Hãy nhẹ nhàng vận động, tránh làm việc nặng khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp thêm, tốt nhất, bạn nên có thời gian an dưỡng thai.

Phù Chân Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan vì chứng sưng phù này có thể tiềm ẩn nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ và bé.

Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu bước vào 3 tháng cuối. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan vì chứng sưng phù này có thể tiềm ẩn nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ và bé.

Vì sao mẹ bầu bị phù chân khi mang thai?

Đa số mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ 3 thường bị phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Hiện tượng này không quá nguy hiểm với thai phụ mà khiến chị em thấy khó chịu, kém thoải mái khi đi lại, di chuyển do bàn chân sưng to. Đôi khi là sự bất tiện vì khó tìm được đôi giày dép có cỡ vừa với bàn chân sưng phù. Người ta nhận thấy có 2 nguyên nhân chính gây ra chứng phù chân khi mang thai.

Lượng máu cung cấp về tim bị giảm thiểu

Những tháng cuối của thai kì, trọng lượng của thai nhi tăng lên nhanh chóng, chèn ép vào ổ bụng và khiến các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực từ đó máu khó chảy về tim thuận lợi. Bên cạnh đó rối loạn tuyến nội tiết gây giãn thành tĩnh mạch làm ứ trệ hệ tuần hoàn nên máu chảy về tim khó khăn hơn.

Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân cản trở máu chảy về tim ở phụ nữ mang thai như:

– Phụ nữ làm việc trong điều kiện vất vả, mang vác nặng.

– Nhân viên văn phòng có thói quen ngồi bắt chéo chân.

– Mẹ bầu tăng cân không kiểm soát bị béo phì.

– Mẹ bầu bị táo bón thường xuyên.

Phù chân khi mang thai thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của thai kỳ (Ảnh: Internet)

Giảm hoạt động bơm máu ở cơ chân

– Chị em bầu bí phải đứng hoặc ngồi làm việc lâu trong thời gian dài.

– Mang thai nhưng mẹ bầu vẫn đi giày cao gót.

Đây là 2 lý do chính khiến tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch chân hoặc tay gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu.

Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng, bà bầu bị phù chân là do ăn mặn. Thực tế muối không hẳn là thủ phạm gây tích nước sinh ra chứng phù nề cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu chị em bị cao huyết áp thì cần thận trọng và tốt nhất nên giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày một cách từ từ.

Khắc phục chứng phù chân khi mang thai không khó

Như đã nói ở trên, hiện tượng phù chân khi mang thai ở bà bầu là bình thường. Một số chị em chỉ xuất hiện phù nề trong một thời gian ngắn (1 vài ngày hoặc vài tuần) rồi biến mất nhưng cũng có người phù nề cho đến ngày sinh. Việc áp dụng một số biện pháp sau đây sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi bị sưng phù chân.

* Chú ý chế độ ăn hàng ngày

Bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày mẹ bầu cần ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Ngoài ra, chị em cần đề phòng thiếu sắt trong thai kỳ để cung cấp đủ lượng hồng cầu nuôi cơ thể cho mẹ và bé.

Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh gây đầy hơi để quá trình lưu thông máu thuận lợi, tránh bị phù nề.

* Thay đổi thói quen sinh hoạt

Mát-xa chân sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và dễ chịu hơn (Ảnh: Internet)

– Do tĩnh mạch chủ nằm bên phải cơ thể do vậy khi ngủ mẹ bầu nên nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch.

– Phụ nữ mang thai cần từ bỏ giày cao gót vì độ cao của giày khiến cơ thể khó giữ thăng bằng, xương chậu bị nghiêng khiến lưng dưới bị đau, thậm chí dễ gây nguy hiểm cho mẹ và bé khi mẹ bầu trơn trượt bị ngã. Tốt nhất chị em nên chọn mua nhưng đôi giầy đế thấp, chất liệu mềm mại và quan trọng là đúng với cỡ chân. Khi thấy chân sưng phù đừng nên tiết kiệm không thay giầy mới mà cố sử dụng đôi giày chật sẽ càng làm bạn khó chịu.

– Không nên đứng/ngồi lâu một chỗ. Trong giờ làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, co duỗi hai chân thường xuyên để khí huyết lưu thông. Tránh ngồi xếp bằng hoặc bắt chéo chân vì tư thế ngồi này khiến mẹ bầu dễ bị tê mỏi chân do quá trình tuần hoàn máu xuống chân bị cản trở.

* Mát-xa chân cho bà bầu

– Càng gần đến ngày sinh, đôi chân của mẹ bầu sẽ càng đau mỏi hơn. Trước khi đi ngủ chị em có thể ngâm chân nước ấm pha chút rượu gừng hoặc một nắm muối rồi kết hợp xoa bóp chân sẽ giúp các mẹ thoải mái và dễ ngủ hơn.

– Chị em nên đi bộ nhẹ nhàng từ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp quá trình vượt cạn sau này thuận lợi hơn. Ngoài ra có thể tập thêm các bài tập dành riêng cho chân để tăng cường quá trình lưu thông máu, đề phòng giãn tĩnh mạch.

Chớ chủ quan khi mang thai bị phù chân

Phù chân là biểu hiện bình thường khi mang thai, đôi khi chị em có thể bị phù cả tay hoặc mặt nhưng nếu mẹ bầu nghỉ ngơi hợp lý, biết cách chăm sóc cơ thể thì dấu hiệu sưng nề sẽ giảm dần.

Ngược lại nếu phù chân kéo dài lâu ngày kèm theo triệu chứng đau đầu, đau bụng, mờ mắt thì mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt vì sưng phù cũng là dấu hiệu của tiền sản giật. Hội chứng tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ cho thấy thai phụ bị cao huyết áp, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Ra Máu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân của hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu

Việc bạn bị ra máu khi mang thai thường là kết quả của một số tác nhân sau đây:

Ra máu khi mới mang thai do phôi thai bắt đầu bám vào thành tử cung. Điều này xảy ra với khoảng 20%-30% phụ nữ. Những đốm máu xuất hiện như vậy, còn được gọi là “sự xuất huyết do làm tổ” trong ngành sản khoa, sẽ thường xảy ra trước khi bạn chờ tới ngày kinh nguyệt mà bạn dự đoán (hoặc trong một vài trường hợp là vào đúng ngày của chu kỳ).

Thông thường hiện tượng ra máu khi mới mang thai xảy ra vào khoảng 5 đến 10 ngày sau khi thụ thai do việc phôi thai bám vào thành tử cung và không phải là một dấu hiệu bất thuờng.

Lượng máu đi ra thường ít hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn (và kéo dài từ một giờ cho đến vài ngày). Một số chị em bị ra máu hồng khi mang thai, số khác lại thấy ra máu nâu khi mang thai và thường chỉ là những đốm nhỏ.

Bị ra máu khi mang thai khiến nhiều mẹ lo lắng

Sự giao hợp hay tiến hành làm xét nghiệm can thiệp vào bên trong khu xương chậu hoặc phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear) Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung sẽ trở nên nhạy cảm hơn và bị ứ máu, thỉnh thoảng nó có thể bị kích thích khi giao hợp hoặc do việc xét nghiệm nội khoa (xâm nhập vào bên trong) dẫn đến hiện tượng ra máu.

Loại xuất huyết này rất phổ biến, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ và thường không phải là dấu hiệu gì bất thường.

Tuy vậy, bạn hãy nói lại với bác sĩ trong những lần khám định kỳ nếu bạn bị ra máu sau khi giao hợp hay sau khi xét nghiệm thai để chắc chắc hơn về tình trạng của mình.

Sự nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung Việc âm đạo hay cổ tử cung bị viêm hay bị kích thích cũng có thể làm xuất hiện các đốm máu (tuy nhiên các đốm máu này sẽ biến mất ngay khi bạn được điều trị). Những đốm máu này xuất hiện ở thời điểm khác với những đốm máu xuất hiện trong khoảng thời gian ngay sau khi thụ thai 5-10 ngày.

Hiện tuợng chảy máu dưới màng đệm xảy ra khi có sự tích tụ máu dưới màng đệm (màng bao phía ngoài thai nhi, cạnh nhau thai) hay giữa tử cung và nhau thai.

Điều này có thể làm bạn ra máu khi mang thai, những đốm máu có thể nhạt hoặc sậm màu nhưng không phải lúc nào cũng như vậy (thỉnh thoảng nó chỉ được phát hiện bằng việc siêu âm định kỳ). Hầu hết hiện tượng chảy máu dưới màng đệm đều tự kết thúc và không hề gây ra vấn đề nào cho thai kỳ.

Bị ra máu khi mang thai có phải điềm báo “xấu”?

Hẳn là bạn sẽ rất sợ khi thấy mình bị ra máu trong lúc đi vệ sinh thế này. Nhưng việc chảy máu không hẳn là một dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề trong lúc mang thai. Bị ra máu khi mang thai vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh.

Rất nhiều phụ nữ, thật ra là cứ 5 người thì có 1 người bị chảy máu khi mang thai, và hầu hết họ đều có một thai kỳ bình thường với em bé hoàn toàn khoẻ mạnh (trong 1 nghiên cứu ở 16000 mẹ có tình trạng xuất huyết thì ít hơn 5% gặp biến chứng). Vậy nên nếu bạn chỉ thấy ra máu hồng khi mang thai và những đốm máu nhạt giống như lúc bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt thì bạn có thể hít thở thật sâu và đọc những giải thích đúng về hiện tượng đó (có thể khiến bạn an tâm phần nào).

Việc xuất hiện các đốm máu ở phụ nữ mang thai rất khác nhau và phổ biến trong các thai kỳ bình thuờng. Một vài phụ nữ thường có các đốm máu xuất hiện và biến mất liên tục trong suốt thai kỳ của họ. Các thai phụ khác thì chỉ thấy đốm máu xuất hiện trong một hoặc hai ngày, còn một số khác thì kéo dài đến vài tuần lễ.

Một số sản phụ thấy những đốm dịch nhầy màu hồng hoặc nâu trong khi những người khác thì thấy một ít máu màu đỏ tươi. Nhưng may mắn là hầu hết phụ nữ trải qua việc xuất hiện những đốm máu này đều tiếp tục có một thai kỳ hoàn toàn bình thường tốt đẹp và kết thúc bằng việc sinh ra đời một em bé khoẻ mạnh.

Điều này có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng nhiều quá về vấn đề này (mặc dù thực tế mà nói thì bạn sẽ không thể ngừng lo lắng).

Làm gì nếu bị ra máu khi mang thai?

Để chắc chắn hơn, bạn nên báo với bác sĩ để lên lịch siêu âm khi bị ra máu khi mang thai. Bạn không nhất thiết phải gọi ngay lập tức hoặc không phải trong giờ làm việc trừ trường hợp bạn bị ra máu khi mang thai và đi kèm với chứng chuột rút hay máu màu đỏ tươi ướt đẫm miếng băng lót của bạn.

Nếu bạn đã mang thai được 6 tuần, có thể bạn sẽ thấy nhịp tim của em bé trong quá trình siêu âm, điều này đảm bảo rằng thai kỳ của bạn hoàn toàn bình thường mặc dù có xuất hiện một vài đốm máu.

Siêu âm nếu mẹ bị ra máu khi mang thai

Nếu như những vệt máu xuất hiện ngày càng nhiều giống như đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì sao? Như vậy thì việc ra máu khi mang thai này cần được để ý, đặc biệt nếu nó đi kèm với chứng chuột rút hay đau ở bụng dưới thì bạn nên đi khám ngay lập tức cho yên tâm.

Việc ra máu nhiều này không hẳn 100% cho thấy là bạn đang bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Vẫn có một vài thai phụ bị ra máu khi mang thai rất nhiều nhưng không rõ nguyên nhân là gì trong suốt thai kỳ và vẫn sinh em bé khoẻ mạnh đúng thời gian.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!