Đề Xuất 3/2023 # Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn đang mang bầu và đang mong chờ từng ngày cảm nhận được những chuyển động của em bé? Bạn có biết rằng nếu bạn mang thai lần đầu thì những chuyển động này có thể sẽ nhận thấy chậm hơn, từ khoảng tuần thứ 18-20, mặc dù thai nhi đã biết “múa máy” chân tay từ lúc 9 tuần.

Mỗi chuyển động của em bé được coi là dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ nhưng ngoài tín hiệu này, còn rất nhiều điều thú vị khác về những cú máy, đạp của em bé trong tử cung mà không phải bà mẹ nào cũng biết.

#1. Thai nhi chuyển động là dấu hiệu bé đang phát triển tốt

Một cú đạp là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ thai nhi có sức khỏe và sự phát triển tốt. Những lần đạp chính là lúc bé đang hoạt động. Trên thực tế thì bé không chỉ đạp mà còn có rất nhiều hoạt động khác như nấc, quơ tay, quay người, lộn nhào… Khi em bé có những chuyển động đầu tiên của thai kì, mẹ sẽ cảm nhận được sự rung động và cảm giác như có tiếng sột soạt trong bụng mình.

#2, Bé đạp để phản ứng với môi trường bên ngoài

Bé đạp là để thích ứng với thay đổi nhất định từ môi trường. Một em bé di chuyển, quay người hoặc kéo duỗi tay chân để đáp ứng với một số kích thích bên ngoài như tiếng ồn hoặc thức ăn mà mẹ tiêu thụ. Những cú đạp của bé hoàn toàn là sự phát triển bình thường nên mẹ không phải lo lắng gì về điều đó.

#3. Mẹ nằm nghiêng về bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn

Khi nằm nghiêng bên trái – tư thế nằm lý tưởng cho bà bầu – mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường. Điều đó là do, nằm ở tư thế này sẽ làm tăng lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Do đó, bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này. Hơn nữa, theo nghiên cứu thì nằm nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất cho thai nhi để tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng phù tay, chân cho mẹ. Tuy nhiên, nằm nghiêng sang một bên suốt sẽ khiến cơ thể không được thoải mái, bạn nên thay đổi tư thế nằm nghiêng sang bên này hoặc bên kia nhưng nghiêng sang bên trái nhiều vẫn là tốt nhất.

#4. Mẹ vừa ăn xong, con sẽ đạp nhiều hơn

Thông thường, một em bé khỏe manh sẽ đạp khoảng từ 15 đến 20 lần trong một ngày nhưng mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Như đã giải thích ở trên, đó là thích ứng với những thức ăn từ bên ngoài đưa vào và bé cũng sẽ được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ.

#5. Thai nhi chuyển động ngay từ tuần thứ 9

Khi nào bé bắt đầu đạp trong thời kì mang thai? Trong thực tế thì thai nhi bắt đầu đạp ngay sau tuần thứ 9 của thai kì. Tuy nhiên, những chuyển động đầu tiên của bé chỉ được phát hiện khi siêu âm, bác sĩ sẽ cho mẹ những nhận xét về sự phát triển của thai nhi. Khoảng tuần thứ 18, 19 của thai kì, mẹ mới có thể cảm nhận được khi bé đạp, cũng có nhiều mẹ cảm nhận được sự chuyển động của con từ rất sớm khi mới ở tuần thứ 13 của thai kì. Và đến sau tuần thứ 24, các mẹ cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn.

#6. Thai nhi giảm chuyển động có thể là dấu hiệu bé đang không ổn

Sau tuần thứ 28 của thai kì, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách theo dõi sức khỏe của bé bằng việc đếm số lần đạp của con . Bạn phải ghi nhớ số lần đạp của con. Việc bé giảm số lần đạp có thể là do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường của mẹ giảm. Nếu em bé không đạp trong hơn 1 tiếng đồng hồ mặc dù mẹ vẫn ăn uống đều đặn và đầy đủ thì đó là một vấn đề cần quan tâm. Bạn thử uống một ly nước lạnh hoặc đi bộ xung quanh xem có chút thay đổi gì không. Nếu không có dấu hiệu gì của việc bé chuyển động thì bạn phải đến gặp bác sĩ để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Nếu bác sĩ phát hiện ra bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng, họ sẽ đưa ra cách điều trị để tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Một số bà mẹ cho rằng, em bé ít đạp là bé có tính cách trầm lặng, điều này hoàn toàn sai vì rất có thể là bé đang cần sự trợ giúp. Vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý đến điều này.

#7. Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn

Đôi khi, bé cần được nghỉ ngơi trong tử cung của người mẹ một thời gian, miễn là thời gian đó không vượt quá 40 -50 phút. Ở tuần thứ 36 của thai kì, mẹ có thể cảm nhận bé giảm số lần đạp, điều này là do trọng lượng của bé ngày càng tăng, vì vậy không gian trong bụng mẹ trở nên chật hẹp.  

Thai Nhi 37 Tuần Ít Đạp Đúng Hay Không

Thai nhi 37 tuần ít đạp hay không luôn là thắc mắc của các mẹ bầu. Vào tuần thai 37 này, các em bé đang ở 1 vị trí mà bình thường sẽ là vị trí cuối cùng cho tới khi bé ra đời. Các trẻ sinh trước 37 tuần là sinh non hay sinh sớm và các người sinh sau 42 tuần là sinh muộn.

Thai nhi đủ 37 tuần được coi là đủ tháng. Điều đó có tức là cho dù còn cách ngày dự sinh của bạn tới 3 tuần nhưng bé hoàn toàn có thể thích nghi cùng môi trường sống bên ngoài nếu như phải rời bụng mẹ khi này. Và có thể nói thai nhi 37 tuần có ít đạp hơn hẳn những tuần trước.

Ở các tuần thai này, mẹ có thể dễ bị cảm giác áp lực ở bụng dưới tăng lên và có cảm thấy như em bé có thể lọt ra bất cứ khi nào. Cảm giác này chính là tình trạng sắp sinh và dạ dày, phổi của thai phụ khi này đã bớt bị chèn ép cần thở và ăn uống trở cần dễ dàng hơn. Mặc dù, đi bộ sẽ khiến cho thai phụ cảm giác không dễ chịu. Một số mẹ bầu cảm giác như là bé sắp rơi ra, kèm theo đó là cảm thấy muốn đi vệ sinh liên tục. Các bài tập xương chậu sẽ giúp ích cho bạn khi này. Thai nhi 37 tuần có ít đạp hơn hẳn những tuần trước.

Thời gian mang thai từng hoàn thiện và bạn có thể sinh vào bất cứ khi nào. Vào cuối tuần này, bác sĩ có thể kiểm tra coi tử cung đã sẵn sàng cho quy trình chuyển dạ; kiểm tra động tác nằm của thai nhi, có thể ước đoán thời điểm mà bé sẽ lọt vào xương chậu…

Những việc mẹ cần làm trong tuần thai này là:

– Mẹ cần hoàn thành khóa học sinh em bé và nối tiếp trang bị các thứ khác lúc bé chào đời.

– Bạn phải bảo đảm rằng hành lý được trang bị sẵn.

– Bằng tuần 37 trở đi, bạn có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào. Do đó, bạn cần đi kiểm tra bác sĩ mỗi tuần 1 lần và trang bị sẵn sàng về mặt tâm lý.

3. Triệu chứng mang thai nhi 37 tuần

Những tình trạng thông dụng nhất lúc mang thai nhi 37 tuần là:

– Xuất hiện dịch màu nâu ở âm đạo

– Tử cung chật chội nên thai nhi chuyển động ít hơn

Thai Nhi 23 Tuần Đạp Như Thế Nào?

Gần cuối tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu trong bụng mẹ đã có sự phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là khỏe mạnh cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Khi thai nhi 23 tuần, có nghĩa chỉ còn 1 tuần nữa mẹ và bé sẽ bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Ở tuần này, bé nặng khoảng 300-500 gram, chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 30 cm. Trông bé vẫn còn rất nhỏ, gầy vì chất béo chưa được sản xuất nên tử cung của mẹ vẫn còn rất rộng rãi với bé. Một số mẹ bầu có thể đã thấy bụng hơi nhô một chút nhưng cũng có người “bụng bầu” vẫn khó nhận biết. Tuy nhiên, khi thai nhi cử động sẽ tạo ra một lực đáng kể và truyền đến thành tử cung của mẹ, mẹ bầu có thể cảm nhận thai nhi 23 tuần đạp một cách rõ ràng.

Đôi mắt của thai nhi đã hình thành tương đối hoàn chỉnh. Da vẫn trong suốt nên có thể thấy rõ các cơ quan và xương bên trong. Điều đặc biệt nhất của thai nhi 23 tuần chính là thính giác của bé đã phát triển mạnh mẽ. Bé có thể nghe thấy các âm thanh bên ngoài, có phản ứng hoặc có sở thích với một số âm thanh nhất định

Đôi mắt được hình thành gần như hoàn toàn, mặc dù chưa có màu mắt rõ rệt.Tử cung của mẹ vẫn còn khá rộng chỗ để em bé lộn nhào, xoay nhiều vòng.Phổi của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho việc hít thở trong tử cung cũng như thế giới bên ngoài.Da của em bé vẫn còn khá trong suốt do vậy có thể nhìn thấy xương và các cơ quan bên trong.Thính giác của em bé tương đối phát triển, em bé đã biết phân biệt những âm thanh và có sở thích với một số âm thanh, nhạc điệu nhất định. Lúc này, mẹ và bé có thể trò chuyện với nhau được rồi.

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?

Trong vài tháng đầu thai kỳ, chủ yếu mẹ sẽ được thấy một số cử động của con thông qua clip hoặc ảnh chụp siêu âm 4D. Nhưng từ tuần 23 các hoạt động của bé có thể sẽ là các cử động đá, huých vào thành bụng mẹ, nấc cụt, cuộn vòng tròn. Các mẹ thường cảm nhận rõ các hoạt động của con khi nằm nghỉ ngơi vào buổi tối hoặc trước và trong giờ ăn hàng ngày của mẹ.

Mỗi em bé sẽ có tần suất, thói quen hoạt động khác nhau; có bé cử động nhiều hoặc ít, giờ giấc cũng không cố định. Tuy nhiên, bằng sự liên kết đặc biệt giữa mẹ và con, dần dần mẹ sẽ hiểu được “lịch đạp” của bé. Vì vậy, khi bỗng nhiên thấy bé ít cử động hơn trước hoặc có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám thai thay vì lo lắng và được bác sĩ tư vấn thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường.

Vì sao thai nhi ít cử động?

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn ít cảm nhận được các cử động của con.

– Thai đang ngủ: Ở tuần 23 mẹ bầu vẫn chưa cần quá chú trọng đến việc theo dõi thai máy vì một số bé còn chưa thực sự có những cử động. Nếu bạn thấy bé nhà mình ít cử động thì cũng không cần quá lo lắng vì có thể bé đang ngủ mà thôi.

– Mẹ chưa chú ý hoàn toàn đến cử động của con: Khá nhiều em bé thức và nghỉ cùng với nhịp sinh hoạt của mẹ. Do vậy ban ngày khi mẹ còn bận rộn làm việc, bé cử động liên tục thì mẹ lại chưa có thời gian để chú ý hết những cử động của con. Và khi mẹ nghỉ ngơi thì bé ít hoạt động lại khiến mẹ lo lắng.

– Mẹ đã quá quen với các cử động của bé: Những cử động đầu tiên của bé khiến mẹ bồi hồi khôn nguôi nhưng sau này vì đã quá quen thuộc nên đôi khi mẹ “lơ là” một chút thôi lại bỗng thấy bé ít cử động nhưng thực tế bé vẫn hoạt động không ngừng đấy.

– Vị trí của thai: Nếu thai nhi quay mặt về phía lưng mẹ thì các mẹ thường khó cảm nhận chuyển động hơn nếu bé quay mặt về trước bụng.

– Là hiện tượng thai kỳ bất thường: Trong một số trường hợp,thai nhi ít cử động có thể do thai chậm phát triển hoặc thai chết lưu.

Lan Hương (Dịch từ Belly) (905)

Thai Nhi Đạp Ít Ở Tháng Thứ 7

Mang thai là một cuộc hành trình dài. Nó mang lại những cảm xúc mới lạ, vui có, lo âu cũng không thiếu. Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 là một trong số đó.

Số lần thai nhi đạp, hay còn gọi là thai máy, là dự liệu rõ ràng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào của thai nhi, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng có thể làm mẹ lo lắng.

Vậy, thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có đáng lo không? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sức khỏe em bé trong bụng mẹ?

Số lần “máy” bao nhiêu là vừa?

Trung bình, một em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi có thể đạp ít hơn bình thường. 10 lần/ngày là con số được cho là ít trong tháng này.

Đừng quá lo lắng! Miễn “thời gian nghỉ” giữa những lần đạp của bé nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ không cần quá lo. Có thể cục cưng chỉ đang muốn nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp khác, thai nhi đạp ít cũng có thể do lượng đường trong máu mẹ bầu hạ thấp. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, tử cung càng chật chội cũng có thể là nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, hoặc những tháng càng về cuối thai kỳ.

Cách kiểm tra con trong bụng

Trường hợp bé rất lâu không cử động, mẹ nên nằm nghiêng người về bên trái để tập trung cảm nhận từng chuyển động của con trong vòng 2 giờ. Mẹ có thể uống một ly nước mát để “đánh thức” em bé trong bụng, nhắc bé cử động nhiều hơn.

Ngay cả khi mẹ đã ăn, thai nhi vẫn không đạp. Vậy mẹ nên lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, hoặc đo tim thai để tìm nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7.

Rất có thể bé giảm cử động do không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Hoặc có thể bé đang gặp một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Nếu tinh ý, mẹ cũng có thể thấy đạp không phải là cử động duy nhất. Bé còn bị nấc, quơ tay, nhào lộn và nhiều động tác khác.

Những thay đổi trong tháng thứ 7

Trong tháng này, các chuyển động của thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi. Khi không gian trong tử cung đã trở nên chật chội, thai nhi sẽ có xu hướng chủ động chuyển khuỷu tay và đầu gối để tìm tư thế thoải mái nhất cho mình. Thậm chí bé có khả năng cuộn tròn người và bắt chéo chân.

Trọng lượng của thai nhi tháng thứ 7 lúc này được khoảng 1,1kg, dài khoảng 35cm. Khuôn mặt đã bắt đầu hoàn thiện dần.

Da dẻ bé đã có sắc hồng. Lượng mỡ tích trữ dưới da không nhiều. Lông tóc bắt đầu dài thêm. Riêng mắt đã phân chia đường nét rõ ràng và nhiều bé có khả năng nhắm, mở.

Nếu là bé trai, khoảng 25 tuần bìu dái sẽ phát triển nhanh, tinh hoàn dần trễ xuống dưới. Nếu là bé gái, môi âm đạo và âm vật đã phát triển rõ rệt. Tuy nhiên khí quản và phổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Cẩn trọng với thai nhi ở tháng thứ 7

Không chỉ thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, còn khá nhiều mối lo khác khi mẹ bầu đã đến được giai đoạn này. Trong đó, có hai vấn đề quan trọng nhất cần để tâm.

Chảy máu

Chảy máu sau tuần thứ 28 của thai kỳ là trường hợp rất khẩn cấp. Nó có thể rất nhẹ hoặc rất nặng và đi kèm với triệu chứng đau bụng dữ dội. Nguyên nhân có thể do nhau tiền đạo, nhau bong non, hoặc vỡ tử cung cuối thai kỳ. Tất cả những dấu hiệu này đều rất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay.

Nếu siêu âm thai ở tuần 16-20, mẹ sẽ sớm được dự báo về trường hợp nhau tiền đạo và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chuyển dạ sớm

Nhiều mẹ bầu sẽ chuyển dạ sớm khi mang thai tháng thứ 7. Đây là điều không ai mong muốn. Song, một khi nó đến, mẹ cần nhớ kỹ những dấu hiệu sau:

Xuất hiện khoảng 5 cơn co thắt tử cung trong 1 tiếng

Xuất huyết hoặc chảy dịch màu hồng ở âm đạo

Tay hoặc mặt sung

Đau khi đi tiểu

Đau nhói hoặc đau kéo dài trong dạ dày

Nôn cấp tính hoặc liên tục

Bụng sa thấp và đau lưng âm ỉ

Áp lực vùng chậu dữ dội

Thay đổi cảm xúc và trầm cảm trong 3 tháng cuối

Lời kết

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, đó chưa hẳn đã là dấu hiệu không tốt. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Quan trọng, là một người mẹ, bạn biết lúc nào con cần mình, phải không nào?

Xem thêm:Mẹ bầu mới có thai nên ăn gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh?Vì sức khỏe thai nhi, các cặp đôi nên tìm hiểu trước khi mang thai cần tiêm gì!Có thai ăn chua được không, mẹ nên ăn thực phẩm gì thì tốt cho thai nhi?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!