Đề Xuất 3/2023 # Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng? # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu việc mang đồ nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu việc mang đồ nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Chị Khánh Ly cùng gia đình ở trọ ở quận Bình Thạnh, TP. HCM và đang mang thai tuần 20. Đột nhiên, chủ nhà muốn lấy nhà lại để bán không cho gia đình chị thuê nữa. Vì vậy, gia đình chị phải dọn đến nhà mới. Việc dọn nhà có nhiều vật nặng cần bưng bê, nhất là cái cũi em bé sắp chào đời của người bạn cho. Muốn giúp chồng, chị đã cùng anh vận chuyển các đồ đạc. Thế nhưng, chị cảm thấy rất khó thở và mệt. Vậy việc làm này có an toàn cho thai nhi không?

Di chuyển đồ nội thất khi mang thai có an toàn?

Theo một chuyên gia, bạn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa không khuyến khích điều này.

Khi đang mang thai, việc dọn dẹp, bưng vác đồ nặng có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể đánh giá tình hình để xem mình tự làm được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và thai kỳ

Bạn hãy luôn cẩn thận tình trạng sức khỏe của mình cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.

Biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại

Dù bạn và thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn nên hạn chế di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn không nên bưng đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở.

Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bạn có thể nhấc vật nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.

Làm thế nào để mẹ bầu mang đồ nặng hoặc nhấc được đồ vật?

Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.

Tóm lại, bạn hãy nhờ chồng hay các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ việc khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu sau khi vác nặng, bạn cảm thấy kiệt sức hay khó chịu, hãy đến bác sĩ khám ngay.

BS. Nguyễn Thường Hanh

Dư Nước Ối Khi Mang Thai Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Thai Nhi Gặp Nguy Hiểm

Dư nước ối khi mang thai là tình trạng hiếm gặp, song đây là dấu hiệu cảnh bảo thai nhi đang gặp nguy hiểm. Do vậy, việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp mẹ có thai kỳ thành công.

Các mẹ ơi, hôm qua em vừa đi khám thai về sợ quá các mẹ à. Cũng như những lần trước, đến kỳ là em bảo chồng đưa đi khám thai nhưng do đợt này chồng bận công tác xa nên cả 2 tháng rồi em mới đi khám lại.

Thiệt là, linh cảm của em chẳng sai các mẹ à. Chuyện là em bầu được 8 tháng mấy ngày rồi, cũng cận kề ngay dự sinh lắm rồi. Trong 2 tháng này, cân nặng của em tăng đột biến luôn, bình thường trong 3 tháng cuối thì cân nặng tăng thêm khoảng 5 – 6 kg là vừa, còn đằng này em tăng gần 7 cân đó, trong khi lại chưa đến ngày sinh đẻ nữa. Một phần em nghĩ là do em ăn nhiều nên chắc mập lên rồi, một phần cũng lo lo, ai ngờ….Hix, sáng nay đi khám thai thì y như rằng cân nặng tăng đột ngột là dấu hiệu bất thường trong thai kỳ. Các mẹ có biết em được chẩn đoán bị gì không? Bác sĩ bảo em đang bị dư ối đó ạ. Nghe xong, em còn tưởng bác nhầm tại vì trước giờ chỉ biết thiếu ối thì nguy hiểm cho con chứ tăng thì bình thường mà. Vậy mà, dư ối này nguy hiểm vô cùng các mẹ à.

Hỏi kỹ mới cũng ít phụ nữ mang thai bị đa ối, tuy nhiên cũng giống như tình trạng thiếu ối, người mẹ bị dư ối cũng có thể gây ra hàng loạt các vấn đề như sinh non, sảy thai hoặc thai chết chết lưu,….

Em hồi hợp chờ đợi kết quả từ bác sĩ. Bác bảo lượng nước ối của em lúc này quá cao, chỉ số ối 25cm đó các mẹ, trong khi đó lượng ối bình thường trung bình khoảng 100ml thôi. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác bảo em phải chọc ối gấp để lấy bớt lượng nước ối thừa ra, chủ yếu là bảo vệ tính mạng cho đứa con. Đó là giai đoạn khủng hoảng thật sự vì sẽ phải đối mặt với các tình trạng như: Sinh non, nhau bong sớm, vỡ ối,… cao hơn bình thường. May mắn thay, mọi chuyện rồi cũng qua.

Các mẹ nhà mình có bầu bì thì phải hết sức cẩn trọng nha, khám thai định kỳ là rất quan trọng nha các mẹ. Chứ như em, bỏ qua một đợt mà thấy nguy hiểm vô cùng chưa, cũng may giờ thì ổn cả rồi. Những kiến thức này, các mẹ cũng phải nắm lòng để trang bị hành trình làm mẹ thật tốt nhất nha.

Dư ối khiến ngôi thai ngược, khó sinh

Mặc dù tỷ lệ phụ nữ mang thai bị đa ối là rất hiếm gặp (chỉ chiếm khoảng 1%), thế nhưng đây là biến chứng thai kỳ khá nguy hiểm. Nếu như tình trạng dư ối xuất hiện càng sớm sẽ làm lượng dịch ối tăng cao, nguy hiểm cũng tăng theo.

– Khối lượng chất lỏng quá lớn trong lòng tử cung sẽ làm màng ối bị vỡ sớm và dẫn đến sinh non.

– Túi ối căng có thể khiến ngôi thai bị đảo ngược, hoặc gặp các vấn đề không thuận lợi khác trong lúc sinh. Do vậy, người mẹ không thể sinh thường mà phải sinh mổ.

– Đa ối còn gây ra hiện tượng đờ tử cung, tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

– Tình trạng dư ối khi mang thai còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đứa bé, con chào đời nhẹ cân, mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển khung xương.

– Dư ối có thể gây ra các vấn đề về hô hấp cho thai như con sẽ bị sặc trước hoặc sau sinh.

– Dư ối cũng làm sa dây rốn, trong trường hợp nguy cấp nếu không kịp mổ lấy thai, con có thể tử vong.

– Nếu tính trạng dư ối xảy ra sớm ở tuần thứ 20, thai nhi còn quá nhỏ có thể bị chết lưu khi chưa kịp chào đời.

Người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể nguyên nhân gây hiện tượng dư ối

Người mẹ mắc bệnh tiểu đường:

Có khoảng 10% phụ nữ bị tiểu đường gặp phải tình trạng dư ối, thường xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.

Song thai hoặc đa thai:

Sự trao đổi chất giữa các bào thai không cân bằng, một bào thai nhiều nước ối, một bào thai ít nước ối. Do vậy, người mẹ mang song thai hoặc đa thai cũng có thể bị dư ối.

Sự bất thường ở bào thai:

Một số trường hợp thai phụ bị dư ối là do nguyên nhân bất thường ở bào thai. Thai nhi gặp phải những vấn đề như bị hở hàm ếch hoặc hẹp môn vị có thể làm bé ngừng quá trình uống nước ối và ngừng đi tiểu.

Thiếu máu hoặc nhiễm trùng bào thai:

Bào thai bị thiếu máu hoặc nhiễm trùng hay sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con cũng làm gia tăng tình trạng dư ối khi mang thai.

Ngoài ra, trong một số trường hợp người mẹ dư ối khi mang thai vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng dư ối

Khám thai định kỳ để nhận biết sớm tình trang dư ối

Tăng cân quá nhanh:

Mức tăng cân chuẩn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ thường là 12kg: 1 – 1,5kg trong 3 tháng đầu, 4 – 5kg trong 3 tháng giữa, và 5 – 6kg trong 3 tháng cuối. Khi cơ thể tăng cân quá nhanh và quá nhiều rất có thể người mẹ đang gặp phải vấn đề thừa nước ối.

Kích thước vòng bụng tăng:

Biểu hiện này thường thấy trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, vòng bùng của mẹ tăng nhanh kích thước kèm theo những triệu chứng như căng cứng, đau và khó thở.

Mẹ bầu bị sưng phù:

Khó nghe nhịp tim thai, con ít vận động:

Người mẹ bị dư ối sẽ cảm thấy con trong bụng ít quấy, đạp và những chuyển động này có xu hướng giảm kèm theo đó là khó nghe được nhịp tim của con.

4. Chẩn đoán dư ối bằng cách nào?

Tình trạng dư ối này sẽ được chẩn đoán thông qua các cuộc khám thai, do vậy, các mẹ nhớ thực hiện khám thai đầy đủ theo yêu cầu của bác sĩ. Điều này vừa theo dõi sự phát triển của bé cưng lại vừa có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời nếu có những vấn đề bất thường xảy ra với bào thai.

Thông qua các cuộc khám thai, bác sĩ sẽ giúp kiểm tra chỉ số ối (AFI) bao quanh bào thai, siêu âm có thể mô tả rõ lượng chất lỏng này, nếu bình thường thì chỉ số AFI sẽ rơi vào khoảng 8 – 18 và nếu chỉ số này lớn hơn 20 – 24 cho thấy người mẹ đang bị dư ối. Ngoài ra, bằng các dấu hiệu lâm sàng như kích thích vòng bụng của người mẹ không hợp với tuổi thai, bác sĩ cũng sẽ giúp mẹ chẩn đoán chính xác tình trạng dư ối.

5. Lượng nước ối phù hợp

Lượng nước ối của mẹ bầu sẽ tăng dần lên theo sự phát triển của thai nhi. Thông thường lượng nước ối trong 6 tháng đầu trung bình khoảng 250 – 600ml và kể từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, lượng nước ối trung bình khoảng 800ml (ở tuần thứ 34 của thai kỳ) và từ tuần 36 trở đi có thể là 1000ml, gần sinh giảm còn 600 – 800ml.

Trường hợp người mẹ tăng ối không quá nhiều trong các tháng cuối thai kỳ thì không cần quá lo lắng vì thai nhi vẫn đảm bảo chào đời khỏe mạnh.

6. Điều trị dư ối

Hiện nay, việc điều trị dư ối không có phương pháp cụ thể, thế nhưng có thể kiểm soát tình trạng này thông qua việc theo dõi người mẹ trong các cuộc khám thai định kỳ. Khi phát hiện lượng nước ối tăng quá nhiều, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải pháp là chọc ối để lấy bớt lượng chất lỏng bị dư thừa ra ngoài. Trong quá trình chọc ối, siêu âm vẫn được diễn ra đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Ngoài ra, điều trị dư ối cũng có thế áp dụng phương pháp dùng thuốc để làm giảm sản xuất nước ối, song nó không phái là phương pháp tối ưu bởi không an toàn khi thai được 32 tuần.

Dấu Hiệu Đau Bụng Thai Nhi Gặp Nguy Hiểm Ở Tuần 38

Những dấu hiệu đau bụng sinh lý bình thường

Mang thai 38 tuần đau bụng dưới là một dấu hiệu sinh lý hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này có thể là do dây chằng tử cung của mẹ bị giãn ra để tạo khoảng trống cho thai nhi được thoải mái.

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là do lượng hormone khi mẹ mang thai tăng cao làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây cản trở hệ bài tiết đẩy chất thải ra ngoài hoặc mẹ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ nên dẫn đến bị táo bón thai kỳ.

Ngoài ra, khi mẹ bầu không uống đủ nước sẽ khiến bụng dưới bị đau, mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời mà mẹ cứ cố chịu sẽ dễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu đau bụng thai nhi gặp nguy hiểm ở tuần 38

Những dấu hiệu đau bụng bất thường mẹ cần chú ý

Trường hợp thai 38 tuần đau bụng dưới kèm theo các dấu hiệu khác thì rất có thể đây là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm. Đó có thể là:

Khi có dấu hiệu sinh non, mẹ sẽ gặp phải triệu chứng đau bụng dưới dữ dội, xuất huyết âm đạo, tiết dịch nhầy do tử cung của mẹ co thắt và giãn rộng ra, kèm theo đau lưng, chuột rút…Mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức khi thấy các dấu hiệu này để có những biện pháp điều trị kịp thời nếu không muốn mất con.

Để đảm bảo con chào đời đủ ngày đủ tháng, các mẹ cần theo dõi kĩ khi có dấu hiệu đau bụng dưới ở những tuần cuối thai kỳ

Tiền sản giật

Khi mẹ bầu thấy đau bụng dưới dữ dội, mang thai 38 tuần bị phù chân, bị đau lưng, đau đầu, buồn nôn, tăng cân đột ngột, mắt mờ, tăng huyết áp thì đó là dấu hiệu của tiền sản giật.

Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, nó có thể khiến mẹ lên cơn co giật, hôn mê, suy tim cấp, xuất huyết não và thậm chí gây đột quỵ dẫn đến tử vong.

Nếu không được khám và điều trị kịp thời, tiền sản giật sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như suy thai, nhẹ cân, sinh non hay trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ so với những đứa trẻ khác.

Viêm đường tiết niệu

Khi mang thai tử cung của mẹ giãn nở rất lớn gây chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ không thể kiểm soát được việc đi tiểu, đôi khi buồn tiểu mà không đi được hoặc đi tiểu liên tục khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.

Một số dấu hiệu mẹ bầu có thể nhận biết mình đã mắc bệnh này gồm: Đau rát âm đạo khi đi tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm, đục, mùi rất nồng và kèm theo máu, sốt cao kèm đau đầu, đau lưng dữ dội.

Biện pháp khắc phục tình trạng mang thai 38 tuần đau bụng

Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến nhưng không ai biết chắc được nó là dấu hiệu bình thường hay bất thường. Vì thế, cách tốt nhất là mẹ nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ khám để cho kết quả chính xác và điều trị đúng cách nếu gặp phải các bệnh lý nguy hiểm.

Đối với những cơn đau bụng dưới bình thường thì mẹ có thể áp dụng một số cách để giảm bớt cơn đau như ăn uống đủ chất và chia nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, ngăn ngừa táo bón; tắm nước nóng và kết hợp massage vùng bụng dưới để kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn; dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày và 30 phút – 1 tiếng để giúp cơ thể mẹ có nhiều năng lượng, từ đó cơn đau bụng sẽ không còn là vấn đề quá lớn đối với mẹ bầu nữa.

Nếu mẹ còn lo lắng về sức khỏe thai nhi thì có thể dùng máy đo tim thai tại nhà để kiểm tra là tốt nhất. Nếu thấy tim thai vẫn đập bình thường thì mẹ không cần lo lắng về cơn đau bụng nữa, vì nó chỉ là đau bụng sinh lý mà thôi.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh cùng bé yêu!

Mẹ Bầu Ép Tóc Khi Mang Thai Liệu Có Gây Nguy Hiểm Cho Thai Nhi?

Ép tóc khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em bé trong bụng mẹ? Liệu có phải cứ đang bầu bí là cần tuyệt đối tránh mấy chuyện làm đẹp như duỗi tóc, nhuộm tóc? Hãy cùng nghe giải đáp từ các chuyên gia sản khoa để mẹ không còn băn khoăn về điều này.

Đã là phụ nữ thì nhu cầu làm đẹp bao giờ cũng là điều cần thiết, dù đó là những cô nàng còn độc thân hay mẹ bầu đang mang thai. Tuy vậy, hóa chất và bầu bí luôn là thứ không thể song hành với nhau. Vậy những loại thuốc ép tóc mỗi khi mẹ bầu muốn đi duỗi tóc để làm mới mình liệu có bị xếp vào nhóm “độc hại cho thai nhi” này?

Thuốc ép tóc có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?

Khi bắt đầu mang thai cũng là lúc cơ thể của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Sự gia tăng của các loại nội tiết như Estrogen và Progesterone khiến cho hệ miễn dịch của những người mang thai không còn khỏe mạnh như trước. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao, cùng một loại kem dưỡng da thân thuộc vốn dùng đã lâu nhưng đến khi mang bầu thì mẹ lại bị dị ứng với chính loại kem đó.

Làn da trở nên nhạy cảm trong thai kỳ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất. Càng những hóa chất chứa thành phần nguy hại có nồng độ cao thì mẹ bầu càng phải cẩn trọng hơn bao giờ hết. Thuốc duỗi và ép tóc cũng không nằm ngoài quy luật này. Nguy cơ bị dị ứng với các thành phần hóa học của thuốc ép tóc là rất cao, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Các thành phần trong thuốc ép tóc

Thành phần chính của các loại thuốc ép tóc bao giờ cũng gồm có sodium hydroxide, guanidine hydroxide và ammonium thioglycolate.

Sodium Hydroxide

Là một trong các chất độc hại với phụ nữ có thai bởi độ kiếm cao đến pH 10-14 nhằm có thể duỗi thẳng được những sợi tóc xoăn nhất. Nếu sử dụng không cẩn thận sẽ khiến da đầu bị bong tróc, tóc khô và gẫy nhiều.

Thành phần guanidine hydroxide và ammonium thioglycolate

Cũng có độ pH cao 9-9.5. Mặc dù lượng kiềm thấp hơn Sodium Hydroexide nhưng vẫn có thể gây ra kích ứng da, dị ứng, dễ nổi mẩn, bong tróc da.

Theo một sốnghiên cứu, ammonium có khả năng gây ra bệnh down cho thai nhi. Đồng thời trong thuốc duỗi tóc cũng chứa cả teratogen gây tổn hại tới thai nhi và nguy cơ sảy thai cao.

Hiện nay chưa có những nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng trực tiếp của thuốc ép tóc tới những dị tật bất thường của thai nhi. Một số thí nghiệm cho thấy, nếu sử dụng thuốc ép tóc với động vật có vú thì có thể gây ra một số bất thường với phôi thai mà thôi. Còn thí nghiệm ở người thì chưa có công trình nào đưa ra các khẳng định chính thức. Một số chuyên gia nghiên cứu chỉ đưa ra lời khuyên rằng, nếu có muốn ép tóc để làm đẹp thì mẹ bầu hãy đợi qua khoảng thời gian phôi thai đã hoàn thiện, nghĩa là từ tháng thứ 4 trở đi là an toàn nhất.

Mẹ bầu cần chú ý điều gì nếu quyết định ép tóc khi mang thai để thêm phần tự tin cho mình?

Như đã nói ở trên, mẹ bầu có thể ép tóc nhưng nên chọn thời điểm thích hợp (không ép tóc khi ở 3 tháng đầu của thai kỳ) và cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

– Tuyệt đối phải cẩn thận để da dẻ không tiếp xúc với thuốc ép tóc.

– Chọn loại thuốc cũng như cửa hàng có uy tín, chất lượng.

– Nếu cảm giác ngứa ngáy hay có mẩn đỏ thì cần khẩn trương vệ sinh vùng đó cho sạch sẽ.

Với những lý giải như trên về chuyện ép tóc khi mang thai, hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức tham khảo để đưa ra quyết định đúng đắn mỗi khi muốn làm đẹp nhưng vẫn đảm bảo được an toàn sức khỏe cho bé yêu trong bụng.

Theo The Asianparent Thái Lan

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!