Đề Xuất 3/2023 # Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu # Top 4 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân biệt ngôi thai thuận và ngôi thai ngược

Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước phần khung chậu, đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ bầu đầu tiên. Ngôi thai là yếu tố để bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp. Thế nhưng, không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng hướng, đây là lý do mẹ bầu cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu.

Hiện nay, có 3 ngôi thai chính: Ngôi thai đầu, ngôi mông và ngôi ngang.

Ngôi thai thuận – Ngôi đầu

Là tư thế thai nhi nằm theo trục dọc song song với trục dọc của mẹ. Phần đầu của thai nhi sẽ tiếp xúc gần với âm hộ, mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ.

Đây là ngôi thai thuận tiện cho việc sinh nở nhất, khi đó phần đầu của bé sẽ đi ra trước rồi mới tới các chi sau. Thai nhi ở ngôi này dễ dàng vượt qua vòng hông và ra ngoài, thuận lợi chào đời. Trong ngôi đầu chia thành 4 kiểu nhỏ hơn:

Ngôi chỏm: Thai nhi cúi đầu tốt, sờ thấy thóp.

Ngôi thóp trước: Thai nhi cúi đầu không tốt, sờ thấy thóp trước, đầu hơi ngửa.

Ngôi trán: Đầu thai nhi lưng chừng, chỉ sờ được mũi đến miệng và không sờ được cằm.

Ngôi mặt: Đầu thai nhi ngửa hết cỡ, sờ được phần cằm.

Ngôi thai ngược – Ngôi mông

Ngôi mông là tư thế thai nhi có phần mông hoặc chân gần với cùng xương chậu của mẹ, đầu gần với ngực. Tỉ lệ thai nhi ở ngôi mông khá ít, nhưng lại là trường hợp sinh nở có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì thế, thai phụ cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu để xác định ngôi thai trước khi chuyển dạ.

Ngôi ngược cũng được chia nhỏ thành 2 nhóm: Ngược hoàn toàn và ngược không hoàn toàn

Ngược hoàn toàn: Tư thế phổ biến nhất đó là đầu gối của bé co lại như ngồi xổm, phần mông ra ngoài trước.

Ngược không hoàn toàn:

– Kiểu đầu gối: Tư thế quỳ gối trong tử cung.

– Kiểu chân: Thai nhi duỗi thẳng hai chân.

– Kiểu mông: Phần mông của thai nhi gần với xương chậu nhất, hai chân duỗi thẳng và vắt lên đầu.

Ngôi thai nguy hiểm – Ngôi ngang

Đây là ngôi thai có thể ảnh hưởng tới tính mạng của thai nhi nếu không may mẹ bầu bị vỡ ối. Thai nhi sẽ không nằm theo trục dọc với cơ thể người mẹ mà nằm ngang với tử cung. Trường hợp này, thai phụ nên thường xuyên thăm khám để được theo dõi liên tục.

Vì sao mẹ cần lưu ý khi nào thai nhi quay đầu?

Hầu hết các mẹ bầu đều được khuyến nghị về việc lưu ý thời gian quay đầu của thai nhi, bởi đây là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Hơn nữa, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu:

Khi sinh con thì bộ phận đầu tiên xuất hiện là đầu của trẻ. Nên nếu đầu của trẻ ở đúng vị trí khi quay đầu, mẹ sẽ sinh con nhanh hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn. Từ đó, hạn chế biến chứng khi sinh và giúp mẹ bầu bớt đau đớn trong quá trình sinh con.

Bên cạnh đó, thời gian thai nhi quay đầu sẽ khiến cổ tử cung bị áp lực nên nó sẽ sản xuất ra nhiều nội tiết tố hơn và mở rộng hơn, giúp việc sinh con của mẹ bầu không gặp quá nhiều khó khăn.

Hơn nữa, khi thai nhi quay đầu, vị trí của đầu sẽ nằm gần đáy của xương chậu. Nên khi sinh, sẽ dễ dàng hơn, thai nhi dễ dàng ra ngoài mà không gặp quá nhiều sự cản trở.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thông thường, trong suốt thời gian thai kỳ, thai nhi sẽ nằm dọc theo tử cung mẹ và có mông hướng về cuối tử cung. Gần đến ngày chuyển dạ, thai nhi mới bắt đầu thay đổi vị trí nằm để thuận tiện cho việc sinh nở.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi quay đầu là một trong những giai đoạn quan trọng của thai kỳ, bởi nó thể hiện rằng thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc chào đời. Khi quay đầu, thai nhi sẽ nằm ở tư thế gáy quay vào vùng bụng mẹ đầu chúc xuống phía dưới.

Theo như nghiên cứu, thì thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Có một số trường hợp bé quay đầu rất sớm từ tuần 28 – tuần 29. Tuy nhiên, có đến 25% thai nhi vẫn không quay đầu ở tuần 30. Đến tuần 36 thì vẫn có đến 6% bé vẫn không chịu quay đầu. Và 3% trường hợp hiếm gặp là đến tuần 40 thai nhi vẫn không quay đầu. 

Như thế thai bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu rất khác nhau. Và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lần sinh hay tình trạng sức khỏe của mẹ, cụ thể:

Mang thai lần đầu: Thai nhi quay đầu vào tuần 34 – 35.

Mang thai lần 2: Thai nhi quay đầu vào tuần 36 hoặc 37 của thai kỳ.

Những trường ngoại lệ: Thai nhi quay đầu sớm từ tuần 28 – 29.

Ngoài ra, một số thai nhi chỉ bắt đầu quay đầu khi ở tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc khi mẹ bắt đầu chuyển dạ em bé mới chịu quay đầu.

Để biết chính xác thời gian quay đầu của thai nhi cũng như có phương án dự phòng là sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo các mốc thời gian mà bác sĩ chỉ định. 

Cách nhận biết thai nhi quay đầu tại nhà

Như chúng tôi đã trình bày đối với ngôi thai thuận, đầu bé sẽ hướng về âm đạo, mặt và thân trước của bé úp vào lưng mẹ, còn cột sống lưng thì hướng về bụng mẹ. Với tư thế này thì bé sẽ ra đời với tư thế úp mặt xuống, đầu được sinh ra đầu tiên giúp giảm thiểu những biến chứng sinh con, giúp bạn và bé đều khỏe mạnh, an toàn, giảm thiểu đau đớn.

Để biết thai nhi đã quay đầu ngôi thuận hay chưa thì chính xác nhất là nhờ đến sự chẩn đoán của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự cảm nhận tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản sau:

Cảm nhận đầu bé tại xương mu

: Đơn giản là bạn dùng tay ấn nhẹ vào xương mu, nếu cảm nhận được cái gì cứng và tròn thì đó chính là đầu của bé. Lưu ý nếu sờ thấy tròn nhưng lại mềm thì là mông bé.

Lắng nghe nhịp tim từ bụng dưới

: chỉ cần nhờ chồng hoặc người thân áp tai vào bụng dưới, khi có âm thanh phát ra thì cho thấy thai nhi đang quay đầu.

Tiếng nấc, tiếng đạp nhẹ của bé ở phần bụng dưới và tiếng đạp mạnh của bé ở phần bụng trên

: đây là dấu hiệu cho thấy bé đã xoay đầu, tiếp đạp nhẹ xuất phát từ bàn tay và ngón tay, còn tiếng đạp mạnh là từ đầu gối và chân bé.

Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược

Trường hợp sinh non

Người mẹ có khung chậu hẹp

Nhau thai nằm không đúng vị trí

Dị dạng tử cung

Thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung

Dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi.

Nguy cơ có thể xảy ra nếu thai không quay đầu

Để biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, bé đã quay đầu hay chưa, mẹ bầu cần sự trợ giúp của bác sĩ thai sản và các công nghệ thăm khám, siêu âm hiện đại. Điều này giúp thai phụ sớm nhận biết vị trí của con, lựa chọn được phương pháp sinh nở phù hợp.

Nếu bé không quay đầu, mẹ bầu có thể sẽ gặp các vấn đề sau:

Bị vỡ nước ối khi chuyển dạ.

Bị đau lưng khi chuyển dạ một cách dữ dội.

Thời gian sinh nở bị kéo dài,

Khó sinh, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng mẹ và con cao.

Cách để trẻ quay đầu theo ngôi thuận

Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ bé quay đầu theo đúng hướng, tuy chưa được kiểm chứng nhưng những cách này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Cho em bé nghe nhạc: Vào những tháng cuối của thai kỳ, trẻ bắt đầu phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài. Do đó, nếu trẻ chưa quay đầu, mẹ hãy đặt một chiếc tai nghe có phát nhạc nhẹ nhành ở gần vùng xương chậu. Thực hiện liên tục vài tuần, thai nhi sẽ dần dần chuyển ngôi thành ngôi thai thuận.

Tập bài tập quay đầu cho em bé: Để em bé quay đầu, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập cho trẻ quay đầu như: Quỳ theo tư thế trẻ tập bò, rồi rướn người lên phía trước trong vòng 5s, thực hiện lặp lại khoảng vài phút mỗi ngày để trẻ nhanh quay đầu hơn. Hoặc mẹ bầu cũng có thể quỳ trên giường và nệm, rồi chạm 2 tay xuống sàn nhà, nhớ phải giữ thẳng vùng lưng, sau đó nâng cao vùng mông, giữ tư thế này liên tục khoảng 5 giây rồi ngồi dậy, thực hiện khoảng 10 lần/ ngày và liên tục mỗi ngày để thai nhi có thể quay đầu đúng ngôi thuận.

Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể áp dục các bài tập cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ cho việc sinh nở thuận lợi, bé dễ dàng quay đầu theo ngôi thuận. Mẹ bầu cũng có thể đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, tích cực chuyển động vùng xương chậu để thai nhi có thể quay đầu xuống dưới.

Nằm ngủ theo tư thế đúng: Nên nằm nghiêng bên trái để máu huyết được lưu thông thuận lợi. Ngủ kê cao đầu để em bé thuận lợi quay đầu xuống bên dưới. Cần tránh kê cao chân và hông khi ngủ, vì như thế sẽ khiến em bé khó quay đầu hơn.

Điều chỉnh tư thế ngồi: Để em bé thuận lợi quay đầu, bạn hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình. Luôn giữ đầu gối thấp hơn hông và kê các miếng gối, đệm để hông cao hơn gối. Ngoài ra, mẹ bầu nên tích cực di chuyển, không nên ngồi quá lâu.

Bơi lội: Môn thể thao này có thể giúp thai nhi trong bụng dễ đổi sang ngôi thuận, đồng thời giúp cơ thể mẹ thư giãn, giảm bớt những đau nhức thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ hãy hỏi huấn luyện viên về các bài tập bơi nhẹ nhàng, phù hợp và tập bơi ngữa để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu sẽ giúp quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 633698 hoặc đăng ký online

Xác định ngôi thai qua câu hỏisẽ giúp quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 633698 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY . Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu, Quay Đầu Sớm Có Sao Không?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống?

Để các mẹ bầu có thể thuận lợi sinh thường thì thai nhi cần phải có ngôi thai đầu, đây là tư thế đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp thai tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt, từ đó giúp thai đi ra dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.

Vậy khi nào thì thai nhi quay đầu xuống? Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau, nhưng thông thường ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu mang thai lần 2 thì thời điểm quay đầu này sẽ muộn hơn, thường rơi vào khoảng tuần thứ thai thứ 36, 37.

Thai nhi quay đầu sớm có sao không?

Thai nhi quay đầu sớm có sao không là lo lắng thắc mắc của các mẹ bầu. Một vài trường hợp, bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5, các mẹ yên tâm việc này không có gì đáng lo ngại và hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến lúc sinh.

Tuy nhiên, các mẹ bầu có bé quay đầu sớm thì lưu ý tránh vận động nhiều nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.

Ngôi thai ngược có sao không?

Không phải trường hợp nào cũng ngôi thai thuận, vẫn có nhiều trường hợp ngôi thai bị ngược, mông quay về phía tử cung (ngôi ngược) hay có những thai nhi đã quay đầu, nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống (ngôi sau). Phần lớn các mẹ bầu rơi vào tình trạng ngôi ngược hoặc ngôi sau này sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi chuyển dạ.

Phương pháp giúp thai nhi quay đầu

Vậy làm thế nào khi đến thời điểm trên mà thay nhi chưa quay đầu?! Nếu như ở tuần 35 mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, các mẹ bầu có thể áp dụng một vài phương pháp sau để giúp thai nhi quay đầu dễ dàng:

– Mẹ bầu lưu ý luôn để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi: Mẹ lưu ý tới các loại ghế sao cho khi ngồi vùng hông sẽ cao hơn đầu gối, vì vậy mẹ cần lựa chọn những chiếc ghế đổ người về phía trước hay kê thêm một tấm nệm trên mặt ghế.

– Tập thể dục: Mẹ bầu nên tập một vài động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo bài tập sau:

Mẹ bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn.

Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút.

– Mẹ bầu nên nằm nghiêng trong 3 tháng cuối thai kỳ: Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, mẹ hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái. Nằm tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trinh cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.

– Mẹ bầu nên tập bò mỗi ngày: Mẹ bò bốn chân và mỗi ngày nên thực hiện động tác này khoảng 10 phút, tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.

– Ngoài ra, nếu tới tuần 37, thai nhi vẫn chưa quay đầu, thì các mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ và có thể bác sĩ sẽ cho mẹ áp dụng phương pháp xoay thai ngoài (ECV) bằng cách dùng thuốc làm giãn tử cung rồi xoay nhẹ nhàng thai nhi về ngôi thuận từ bên ngoài bụng. Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công khá cao nhưng có nhược điểm là không áp dụng được với những mẹ bầu thiếu ối, mang song thai, bị nhau bám thấp, nhau bong non,… mẹ bầu lưu ý điều này.

Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu Xuống

Trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai, bé thường có vị trí quay mông xuống dưới tử cung của người mẹ. Cho đến khoảng tuần thứ 28,29 với những bà mẹ mang thai lần đầu, tuần thứ 35,36 với những trường hợp mang thai lần 2, 3… em bé sẽ quay ngược lại, tức là phần đầu hướng về phía dưới, mặt úp vào bụng mẹ để thuận lợi hơn trong quá trình sinh đẻ. Tùy vào thể trạng và sức khỏe của mẹ và bé mà thời gian thai nhi quay đầu sẽ là khác nhau đối với mỗi bà mẹ.

Theo thống kê, đến tuần thứ 30 trong giai đoạn mang thai, có khoảng 25% thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí. Cho đến tuần thứ 36, con số này giảm xuống còn 6% và đến tuần thứ 40 vẫn còn khoảng 3% trường hợp em bé “nhất định không chịu quay đầu”.

Ngôi thai mông là tư thế em bé đưa mông về phía tử cung của người mẹ hay còn được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, người mẹ thường rất khó sinh và tỷ lệ nguy hiểm khi sinh thường cũng rất cao. Vì vậy, với những trường hợp này bác sĩ thường chỉ định người mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

“ Mẹ bầu cùng tìm hiểu về ngôi thai : Ngôi thai đầu là gì?

Từ tuần thứ 32-34 của thai kỳ,mẹ sẽ được bác sĩ thông báo về tình trạng ngôi thai mỗi khi đi khám. Nếu thai nhi không có dấu hiệu quay đầu hoặc là có quay đầu nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của mẹ thì người mẹ có nguy cơ gặp phải các rắc rối như thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, có cảm giác đau lưng dữ dội hoặc nghiêm trọng hơn nữa là phải sử dụng các thủ thuật để lấy thai.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyên các bà mẹ hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng quá nhiều khi được chẩn đoán rằng ngôi thai ngược. Điều quan trọng là thai phụ cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo thể trạng tốt nhất cho cả mẹ và bé. Người mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho một cuộc sinh mổ sắp tới.

Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?

Tình trạng thai nhi quay đầu hướng về âm đạo, còn mông hướng ngược lại phần ngực của người mẹ là trạng thái tốt nhất, hay còn được gọi là ngôi đầu. Với những thai nhi ở vị trí ngôi đầu thường là tốt nhất. Ngôi đầu sẽ tiên lượng cho một cuộc “vượt cạn” dễ dàng và đa số trường hợp này sẽ tiến hành phương pháp sinh thường.

Các phương pháp giúp thai nhi quay đầu dễ dàng

“ Nằm nghiêng bên trái: Tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ dàng xoay đầu hơn và cũng không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và oxi của bé.

“ Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Bạn có thể tập thể dục bằng các động tác đơn giản như nằm ở tư thế giơ chân lên cao, cơ thể mẹ ở vị trí dốc xuống đầu. Hay là động tác chống đầu gối lên thảm cao và sấp mặt xuống dưới. Các động tác này mẹ nên tập từ tuần thứ 37 là tốt nhất.

“ Cho bé nghe nhạc: Khuyến khích thai nhi di chuyển bằng cách cho bé nghe nhạc. Bởi trong thời kỳ này các giác quan của bé đã được hoàn thiện nên bé hoàn toàn có khả năng nghe thấy những giai điệu nhạc mà mẹ cho bé nghe. Bố mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với bé để gắn kết tình nghĩa tử giữa ba mẹ và bé.

Cha mẹ cùng xem : Cơ sở khoa học của thai giáo bằng âm nhạc

“ Tập luyện với bóng: những bài tập xoay hông, mông kết hợp với bóng cũng kích thích thai nhi di chuyển về vị trí sinh nở dễ dàng.

Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu? Và Những Điều Mẹ Cần Biết.

1. Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Đối với một thai nhi phát triển bình thường sẽ có tư thế quay đầu hướng về phía xương chậu, và phần gáy quay về phần bụng. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thông thường, thai nhi quay đầu cũng tùy thuộc vào số lần mang thai của mẹ, nghĩa là nếu lần đầu mang thai thì khả năng quay đầu của thai nhi sẽ rơi vào tầm tuần 34-35. Và những mẹ có kinh nghiệm mang thai trước đó, thì khả năng quay đầu của thai nhi lâu hơn khoảng tuần 36 hoặc 37.

Nhưng không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong quá trình mang thai, theo thống kê có khoảng 25% thai nhi không quay đầu, thậm chí vào tuần 36 vẫn giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ (6%). Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu đến giờ sinh mà bé vẫn không quay đầu, do có thể sẽ dẫn đến khó sinh và bắt buộc bác sĩ phải can thiệp dao kéo để mổ.

2. Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Dấu hiệu thai nhi quay đầu?

Việc nhận biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu cũng có nhiều cách để chẩn đoán như:

Khi thăm khám bác sĩ, mẹ sẽ được biết vị trí thai nhi bằng máy nghe tim thai hay để chính xác hơn thì sẽ sử dụng siêu âm.

Bản thân mẹ cũng có thể theo dõi việc quay đầu của bé tại nhà chẳng hạn dùng tay nhấn vào xương mu, khi thấy cứng, tròn thì khả năng cao là đầu của bé. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhiều mẹ nhầm lẫn phần mông vì độ cứng, nhưng thực chất phần mông sẽ mềm hơn đầu.

Dùng tai nghe nhịp tim thai là lựa chọn hữu ích, mẹ có thể nhờ bố lắng nghe âm thanh tại phần bụng dưới, nếu có nhịp đập nghĩa là bé đã quay đầu.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự nhận biết dấu hiệu quay đầu của con qua tiếng nấc, đập nhẹ trong phần bụng dưới hoặc cảm giác cú đá mạnh phía bụng trên. Đây là những cử động của bé bên trong bằng tay, ngón tay, đầu gối và bàn chân đấy.

3. Trường hợp thai nhi không quay đầu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Khi vào tuần 32-34, nếu nghi ngờ thai nhi chưa quay đầu thì mẹ nên thăm khám bác sĩ để xác định rõ ràng tư thế của bé ngay. Nhưng mẹ cũng nên biết rằng tư thế của thai nhi có thể thay đổi vào khoảng thời gian trên. Còn vào cuối thai kỳ, thai nhi không có khả năng quay đầu nữa, được gọi là ngôi thai ngược.

Khi thai nhi không quay đầu mẹ sẽ dễ gặp những rắc rối như:

Khả năng sinh mổ cao

Kéo dài thời gian sinh

Lưng đau dữ dội thay vì tử cung

Bác sĩ sẽ can thiệp bằng những thủ thuật lấy thai

4. Nguyên nhân ngôi thai ngược

Với thai ngược cũng có nhiều nguyên nhân tác động từ bản thân người mẹ:

Mẹ mắc phải u xơ tử cung

Nước ối quá nhiều hoặc ít

Đa thai cũng là nguyên nhân chủ yếu, chẳng hạn bé song sinh sẽ đối nghịch tư thế nhau.

Tử cung của mẹ không đều hoặc kích thước khác thường.

Dây rốn quá dài cũng không ngoại lệ

Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra thai ngược ở mẹ bầu, vậy nên mẹ cần đi thăm khám thường xuyên để được tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ chuyên môn.

5. Xử lý tình trạng thai nhi không quay đầu như thế nào?

Tập thể dục trong quá trình mang thai:

Nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo, mẹ bầu nên áp dụng bài tập thể dục sử dụng cả tay, chân để tập cho hông sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ thai ngược, nên dành ra 2 lần/tuần rèn luyện thể dục, thì khả năng cao thai nhi sẽ quay đầu.

Tư thế hoàn hảo nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng trái, điều này không chỉ giúp máu lưu thông nuôi thai hiệu quả, mà còn là lực đẩy làm thai nhi quay đầu.

Không nói quá, đây là môn rèn luyện sức khỏe cực tốt cho bà bầu về tinh thần, cũng như xây dựng khối cơ bên trong vững chắc. Và đặc biệt hỗ trợ thai nhi phát triển tự nhiên, mẹ sinh dễ dàng.

Vào giai đoạn thai kỳ thứ 2 trở đi, nếu mẹ bầu có dấu hiệu thai ngược, thì phải tăng cường thăm khám bác sĩ chuyên môn. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng, với sự phát triển y khoa ngày nay, tình trạng ngôi thai ngược sẽ được bác sĩ tư vấn và sử dụng kỹ thuật lấy thai an toàn cho mẹ và bé.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!