Đề Xuất 4/2023 # Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Chết Lưu, Người Nhà “Tố” Bệnh Viện # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 4/2023 # Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Chết Lưu, Người Nhà “Tố” Bệnh Viện # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Chết Lưu, Người Nhà “Tố” Bệnh Viện mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo chị Dung cho biết, trước đó, vào ngày 12/10, chị Dung có đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai với các biểu hiện ho nhiều, sốt cao… Sau khi thăm khám, chị Dung được bác sỹ Trương Đình Hưng chẩn đoán viêm mũi dị ứng, viêm họng và kê toa thuốc gồm các loại Bifumax 500mg; Tatanol 500mg; Enervon tab; Xisat 75ml. Đồng thời, bác sĩ Hưng có hướng dẫn chị nên đến khoa Sản để kiểm tra thai nhi rồi mới đến khoa Tai – Mũi – Họng khám tiếp.

Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai nơi xảy ra sự việc

Tuy nhiên chị Dung đã từ chối không đến khoa Sản mà chỉ đến khám tại khoa Tai – Mũi – Họng. Tại đây, chị tiếp tục được khám và Bác sĩ Cao Thị Hoàng Vân đã kê toa thuốc gồm Solupred 20mg; Acemuc 200mg; Tadaritin 5mg; Avamys 120sprays với chẩn đoán viêm mũi dị ứng, quá phát cuốn dưới viêm amidan.

Sau khi dùng thuốc được vài ngày, chị Dung cảm thấy mệt mỏi hơn và thai nhi không còn đạp nữa nên ngày 18/10 đã đi siêu âm ở một cơ sở tại huyện Chư Sê thì phát hiện thai không phát triển và đã chết lưu trong bụng. Cho rằng nguyên nhân thai nhi chết lưu là do uống cùng lúc hai toa thuốc của Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai nên gia đình chị Dung đã làm đơn khiếu nại bệnh viện.

Lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai làm việc với phóng viên

Trao đổi với PV, Bác sỹ Nguyễn Thành Công – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai cho biết, nguyên nhân chết lưu của thai nhi 33 tuần tuổi không phải do người mẹ uống thuốc của bệnh viện. Đồng thời bệnh viện sẽ đề nghị Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh để tìm ra nguyên nhân.

Sau khi họp Hội đồng y khoa, bệnh việc xác định các loại thuốc của 2 toa thuốc mà các bác sĩ đã kê đều nằm trong nhóm tương đối an toàn đối với phụ nữ mang thai. “Các loại thuốc này cũng không tương khắc với nhau nên khi dùng chung chỉ mang tính hỗ trợ nhau trong điều trị. Trước khi kê đơn bác sỹ đã cân nhắc kỹ vì bệnh nhân là phụ nữ mang thai và liều lượng thuốc kê trong toa phù hợp. Bởi vậy bệnh viện khẳng định thai chết lưu không phải do sản phụ uống thuốc được bác sỹ của bệnh viện kê”, bác sỹ Công cho biết.

Bác sỹ Công cho biết thêm, ngày 21/10, chị Dung có trở lại khám tại Khoa Sản của bệnh viện, kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bị chồng sọ, mà dấu hiệu chồng sọ chỉ xuất hiện khi thai nhi chết lưu từ 10 ngày trở lên. Trên thực tế, có khoảng 20-50% ca thai nhi chết lưu không thể tìm ra nguyên nhân. Song chúng tôi mong được phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh để tìm ra nguyên nhân, giải đáp thắc mắc cho người nhà.

Phạm Hoàng

Cẩm Nang Mang Thai: Thai Nhi 33 Tuần Tuổi

Thai nhi 33 tuần tuổi nặng khoảng gần 2kg và có làn da đẹp hơn, sáng hơn và mịn hơn thai nhi 32 tuần tuổi. Lúc này hệ miễn dịch của bé đã được trang bị nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe, tuy nhiên bé vẫn còn rất yếu ớt và dễ nhiễm bệnh. Các bố mẹ nên chú ý đến vấn đề này khi con ra đời vì trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc bệnh, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho con.

Mẹ trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 33 sẽ có một số biểu hiện như tê nhức chân tay, hoa mắt chóng mặt,… đây đều là những dấu hiệu cho thấy mẹ đang thiếu chất dinh dưỡng đấy. Do đó mẹ nên nhanh chóng bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin,… để khắc phục tình trạng sức khỏe.

Sự thay đổi cơ thể thai nhi 33 tuần tuổi

Tuần thai thứ 33, cân nặng của bé nằm trong khoảng 1,9kg và cao khoảng 43,7cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Lớp mỡ dưới da là bộ phận giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra đang ngày càng dầy lên. Điều này khiến cho làn da bé hồng hào, láng mịn, và trông bé cũng tròn trĩnh hơn.

Thai nhi 33 tuần tuổi.

Bộ xương của thai nhi 33 tuần tuổi giờ đây đã tương đối cứng cáp trong khi xương hộp sọ vẫn còn mềm và chưa liền nhau. Điều này giúp bé chui ra khỏi bụng mẹ một cách dễ dàng. Đồng tử mắt của bé đã bắt đầu hoạt động, tiếp nhận ánh sáng. Mặc dù vậy, bé vẫn ngủ rất nhiều, thời gian mở mắt chỉ trong chốc lát, bé ngủ là chủ yếu.

Thời điểm này, bé đã xuất hiện những giấc mơ, bạn có thể nhận thấy qua việc mí mắt bé chuyển động liên tục khi ngủ. Hệ thần kinh trung ương đang trưởng thành khiến bé có thể cảm nhận được môi trường tử cung xung quanh mình cũng như nghe thấy âm thanh, cảm nhận được ánh sáng, nếm được mùi vị…

Các cơ quan quan trọng khác của bé như phổi, gan đã hoàn thiện chức năng của mình. Nếu không may bạn có sinh non trong tuần này, bé chỉ cần ở trong lồng kính một thời gian ngắn là bé có thể thích nghi một cách độc lập với môi trường mới.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 33

Ngày thứ 225: Bé mở miệng rộng hơn một chút và có thể ngáp lớn nữa đấy. Đó là dấu hiệu cho thấy bé biết mỏi mệt khó chịu, buồn tẻ và tất cả được biểu lộ trên cơ mặt của bé.

Mẹ làm cho bé: Hãy bổ sung thêm omega-3 vào khẩu phăn ăn mỗi ngày để giúp não bé phát triển tốt hơn. Chất này có phổ biến trong thịt bò và các loại cá.

Bổ sung Omega-3 cho mẹ và bé.

Ngày thứ 226: Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn.

Mẹ làm cho bé: Hãy cho bé sơ sinh tránh ra chỗ công cộng ít nhất là vài tuần sau sinh, bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, chưa phát triển toàn diện nên bé rất dễ bị nhiễm bệnh.

Ngày thứ 227: Móng tay thai nhi 33 tuần tuổi lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn.

Mẹ làm cho bé: Bạn sẽ phân vân chưa biết làm gì để bảo vệ an toàn cho bé khi về nhà? Thật ra thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này cho đến khi nào bé có thể tự bò đi vòng quanh được. Tuy thế cũng cần một số kiến thức cơ bản trong việc bảo vệ an toàn cho bé như: Bịt các ổ cắm điện, đóng chặt cửa sổ và ngăn lối cầu thang…

Ngày thứ 228: Hệ xương của bé bấy giờ sẽ cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn. (trượt qua khe sinh dễ dàng hơn).

Mẹ làm cho bé: Hầu hết các mẹ đều muốn kết nối với bé ngay khi nhìn thấy bé xuất hiện, đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy tình mẫu tử không xuất hiện trong phút giây đầu hoặc một vài ngày sau sinh. Sự gắn kết ấy sẽ tiếp tục trong tuần tới vì nó là một mối liên kết sâu nặng.

Ngày thứ 229: Cơ thể bé bây giờ đang nằm gọn giữa tử cung bạn, dĩ nhiên là có vài bộ phận bị chệch ra ngoài một chút.

Mẹ làm cho bé: Bởi vì bé có đến 266 ngày để đá, quẫy đạp trong tử cung của bạn nên chắc chắn là bạn cảm nhận được các chuyển động liên tiếp của bé. Bé có thể sẽ đá hoặc lắc lư…và khi ra đời, bạn cũng nên cho bé được lắc lư trong xe nôi như thế.

Ngày thứ 230: Bé không còn tự do trôi nổi trong môi trường nước ối nữa nhưng dĩ nhiên là bé vẫn rất khỏe mạnh.

Mẹ làm cho bé: Cho đến tuần này, tất cả những vị trí mà bé di chuyển trong dạ con đều được xem là bình thường, theo đó, một số em bé sẽ bị đẻ ngôi mông (đầu lên trên, mông ngược xuống) không có gì lạ. Cứ 25 bé thì có 1 bé bị đẻ ngôi mông và thai nhi này hoàn toàn đủ tháng. Nếu làm siêu âm thì sẽ thấy mông thay thế vị trí cho đầu, bác sĩ sẽ đo kích cỡ em bé, khung xương chậu, tính toán giai đoạn mang thai… trước khi đề nghị bạn nên sinh con theo phương pháp C-section (mổ lấy bé) hay sinh thường.

Ngày thứ 231: Thai nhi có thể thích nghe nhạc cổ điển hoặc những giai điệu tương tự như là những bài hát, câu chuyện…

Mẹ làm cho bé: Không quá sớm để tìm kiếm một nhà giữ trẻ ở trong vùng, không chỉ hữu dụng cho bạn mà còn giúp bé hưởng được những lợi ích như là được chăm sóc và học tập từ bè bạn.

Thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi được 33 tuần tuổi

Những tuần cuối cùng này là lúc bạn nên dành thời gian để thư giãn và cảm thấy tự hào về những gì mà cơ thể bạn đang làm để nuôi dưỡng em bé. Cho dù đáng ra bạn phải cảm thấy rất mệt mỏi khi thai nhi 33 tuần tuổi, thì vẫn có những điều dễ chịu để bạn tận hưởng. Thường thì mọi người sẽ đối xử rất tử tế với bạn, và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu họ thấy bạn đang cần.

Mọi người thường tò mò và quan tâm một cách chân thành về bạn, về em bé. Và bạn sẽ thường được hỏi rằng bao giờ thì sinh, bạn có biết thai nhi 33 tuần tuổi là con trai hay con gái chưa, đây có phải là con đầu lòng của bạn hay không,vv… Sự quan tâm, thích thú của mọi người thường dễ được lan tỏa, và điều này thường khiến bạn càng cảm nhận được rõ ràng rằng bạn sắp đón nhận một sự kiện rất trọng đại trong đời. Mọi người cũng rất dễ thông cảm với bạn, nên bạn không cần phải mất sức giải thích gì nhiều mỗi khi bạn muốn nghỉ ngơi thay vì tham gia một vụ tiệc tùng hay tụ tập nào đó. Và sự thật là bạn sẽ muốn làm như vậy, nhất là nếu bạn mang thai vào mùa hè, khi mà việc phải ì ạch mang vác một chiếc bụng bầu bự quả là một thử thách.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

Nếu em bé của bạn đến giờ vẫn còn đang nằm ngôi ngược, thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều này sẽ khiến cho bạn thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa. Nằm ngôi thuận là tư thế thuận lợi nhất để em bé ra đời.

Lúc này, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non. Bạn sẽ thấy sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Ngực bạn càng trở nên nặng nề hơn và vằn vện những đường gân máu xanh. Hãy nhớ mặc áo ngực dành cho thai phụ, và cỡ loại vừa vặn, phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực mà hai bầu ngực nặng nề đang đặt lên vai và lồng ngực của bạn.

Khối nước ối bao bọc em bé đang đạt khối lượng lớn nhất, và từ giờ nó sẽ chỉ giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, và không hề giống mùi nước tiểu. Ở giai đoạn này, các bà mẹ mang thai thường hay nhầm lẫn, không biết họ đang bị đái rắt hay rò nước ối. Nếu bạn nghi ngờ màng ối của bạn bị vỡ, hãy nhờ bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn kiểm tra. Họ sẽ xét nghiệm dịch này để biết nó thực chất là gì.

Bạn sẽ có thể cảm giác như tim mình đang đập loạn nhịp, hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này. Bởi vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, việc tim đập nhanh là rất bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau ngực và khó thở, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

Những thay đổi tâm lý của mẹ khi thai nhi 33 tuần tuổi

Một cảm giác nóng ruột thiếu kiên nhẫn bắt đầu len lỏi vào trong bạn. Bạn cảm thấy chờ đợi như vậy là quá đủ rồi. Bạn đã tưởng tượng hình dáng và khuôn mặt của con lâu nay, và giờ bạn chỉ muốn xem xem tưởng tượng của mình đúng đến đâu. Con mình liệu có cái mũi giống mình không? Liệu nó trông có giống bố chồng mình không? Liệu có phải là con trai (hoặc con gái) giống như mình mong muốn hay không? Có hàng triệu câu hỏi nhảy nhót trong đầu bạn. Hãy kiên nhẫn. Em bé vẫn đang lớn, và sẽ ra đời khi em bé đã sẵn sàng.

Bạn sẽ hơi ủy mị một chút, và dễ bị xuống tinh thần trong tuần này. Chân và lưng đau nhức cứ rút hết sức lực của bạn, và bạn giờ chẳng muốn làm gì nữa cả. Hãy chiều theo những gì mà cơ thể đang cố gắng nói với bạn: nghỉ ngơi một chút, và hãy thư giãn, đừng bắt bản thân mình phải cố gắng quá khi không cần thiết. Hãy bỏ ra hẳn mấy ngày để thư giãn nếu bạn có điều kiện làm vậy. Bạn vẫn chưa đến lúc sinh, thế nên hãy chăm sóc, nuôi dưỡng bản thân mình cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Bà bầu tuần thứ 33 dễ bị xúc động.

Thật là khó để nhớ đến thai kỳ như một quãng thời gian khỏe mạnh bình thường trong đời. Đôi khi nó trở thành một gánh nặng, nhưng đối với phụ nữ mạnh khỏe và đầy đủ khả năng sinh sản, thì mang thai là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Hãy bình thường hóa nó, đừng nhìn nó như thể một cái gì đó bất bình thường và cần được chữa trị. Dù thai nhi 33 tuần tuổi hay bất kỳ tuần tuổi nào cũng vậy.

Nếu bạn thấy hoa mắt chóng mặt thường xuyên trong giai đoạn này, đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị thiếu chất sắt và một số vitamin cần thiết. Do đó hãy bổ sung lượng sắt cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, gan, khoai tây…

Một số các biểu hiện như đau nhức, tê buốt cổ tay, cổ chân… cũng có thể là biểu hiện của việc thiếu canxi. Bạn cũng có thể bù đắp thêm một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như tôm, tép nhỏ ăn cả vỏ, đỗ, trứng, sữa…

Mẹ cần tích cực bổ sung những thực phẩm giàu canxi.

Bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ và có tính axit để giảm thiểu những khó chịu của chứng ợ nóng. Hoặc bạn cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn gần lúc đi ngủ để dễ hấp thu chất dinh dưỡng và kìm hãm các triệu chứng của ợ nóng.

Các bệnh thường gặp

Phần đông các thai phụ trong giai đoạn thai nhi 33 tuần tuổi này có nguy cơ mắc bệnh liên cầu khuẩn B. Đây là loại khuẩn trú ngụ ở âm đạo và trực tràng của mẹ. Nó có thể gây hại cho cả mẹ và bé, hơn nữa cảm giác khó chịu, bí bách do bệnh này gây ra cũng khiến cho bạn cáu, bực bội.

Nếu mẹ nhận thấy có những lằn hay nốt đỏ ngứa ngáy trên bụng mình, ở bắp đùi và ở mông nữa, mẹ có thể đang bị tình trạng gọi là sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ (gọi tắt là PUPPP). Mặc dù bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại đem đến cho bạn cảm giác khó chịu, khiến bạn không tự tin khoe chiếc bụng bầu đáng yêu của mình với mọi người. Nếu thấy triệu chứng bị ngứa khắp người, kể cả khi không hề bị nổi ban, bạn nên đến khám bác sĩ, vì rất có thể đây là một dấu hiệu bạn gặp vấn đề về gan.

Bà bầu có thể bị ngứa trong giai đoạn thai kỳ tuần thứ 33.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý về chứng trầm cảm thai nghén, bệnh này khá nguy hiểm đối với mẹ và bé. Biểu hiện là mẹ ít nói chuyện, không muốn nói chuyện hoặc chỉ nói chuyện với em bé trong bụng. Mẹ thường hay nghĩ gì đó mông lung, không cụ thể, nhìn xa xăm và mất ngủ thường xuyên. Bệnh này có thể là do mẹ bị áp lực hoặc một trấn động quá lớn khi mang thai, những lo lắng về em bé, nỗi sợ hãi khi sinh…

Bố mẹ nên làm

Đi khám thai nhi 33 tuần tuổi thường xuyên khi bước vào giai đoạn này là việc bố mẹ nên làm nhất. Việc này giúp bố mẹ có thể theo dõi được sức khỏe và sự phát triển bình thường của con, dự tính ngày sinh chính xác nhất, theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ.

Mua sắm một số đồ dùng cần thiết cho những ngày sắp tới như quần áo trẻ sơ sinh, bình sữa, sữa….để không bị lúng túng khi em bé của bạn chào đời.

Bố mẹ nên dành thời gian để cùng nhau đi dạo lúc tối hoặc sáng sớm để giúp mẹ có sức cho những ngày chuyển dạ sắp tới. Hơn nữa bạn cũng có thể tận dụng thời điểm này để bàn bạc về những dự định tương lai cho thiên thần nhỏ của mình.

Có khá nhiều bé sinh non khi thai nhi 33 tuần tuổi nên mẹ cần bảo vệ và giúp bé chào đời đúng hạn.

Câu hỏi 1: Khả năng sinh mổ của tôi là bao nhiêu?

Ngày càng nhiều sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, chiếm từ 30-40%. Trong một số trường hợp nhất định, việc phẫu thuật này đã được dự tính trước. Trong một số trường hợp khác, sinh mổ được chỉ định thực hiện khi xuất hiện biến chứng không lường trước được.

Câu hỏi 2: Vì sao tôi có thể cần sinh mổ?

Bạn có thể phải tiến hành mổ lấy thai ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như cổ tử cung của bạn ngừng giãn nở, em bé của bạn không tiếp tục tụt xuống đường sinh hoặc nhịp tim của bé khiến cho bác sĩ lo lắng. Việc mổ lấy thai có thể được đề nghị nếu:

Bạn đã từng sinh mổ, có một vết rạch tử cung theo chiều dọc “kinh điển” hoặc từng sinh mổ nhiều hơn một lần. (Nếu bạn chỉ mới sinh mổ một lần và có vết rạch nằm ngang, bạn vẫn có thể sinh thường cho bé thứ hai.)

Bạn đã từng tiến hành một số dạng phẫu thuật tử cung xâm lấn khác, chẳng hạn như mổ bóc cơ (phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung).

Bạn đang mang nhiều hơn một em bé. (Một số cặp song sinh có thể được sinh thường, nhưng tất cả các trường hợp mang thai nhiều hơn đều đòi hỏi phải sinh mổ.)

Thai nhi quá lớn không thể sinh thường.

Bé ở ngôi mông (mông ra trước) hoặc vị trí nằm xoay ngang. (Trong một số trường hợp, chẳng hạn trong một ca mang thai đôi mà đứa con đầu tiên ở vị trí đầu xoay xuống, đứa thứ hai lại ngược thì đứa trẻ ở vị trí ngược này vẫn có thể được sinh thường.)

Bạn bị nhau tiền đạo (khi nhau thai quá thấp trong tử cung, có thể trùm lên cổ tử cung).

Con bạn bị một bệnh hoặc dị tật có thể khiến cho việc sinh thường trở nên nguy hiểm.

Bạn dương tính với HIV, và xét nghiệm máu gần cuối thai kỳ cho thấy bạn có lượng virus cao.

Câu hỏi 3: Tôi nên trông đợi những gì trong một ca sinh mổ?

Thường thì anh ấy có thể ở cạnh bạn trong quá trình phẫu thuật. Nếu bạn chưa được nối ống truyền tĩnh mạch thì các bác sĩ sẽ nối cho bạn, và cả một ống thông đường tiểu để dẫn nước tiểu ra trong quá trình phẫu thuật, và bạn sẽ được tiêm gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cột sống, việc này sẽ khiến nửa dưới cơ thể bạn tê đi nhưng bạn vẫn còn tỉnh táo và nhận biết được. Một tấm màn sẽ được dựng lên để bạn không phải quan sát hết quá trình thực tế. Một khi bác sĩ chạm tới tử cung của bạn và rạch đường cuối cùng, bác sĩ sẽ dễ dàng lấy em bé ra, đưa đến gần để bạn có thể nhìn thấy bé trước khi chuyển sang chỗ bác sĩ nhi hay y tá. Khi các bác sĩ kiểm tra và khám cho con bạn, bác sĩ mổ sẽ cắt nhau và khâu vết rạch lại cho bạn.

Khi con bạn đã được kiểm tra xong, bác sĩ nhi hay y tá sẽ đưa bé cho bố bế, chồng bạn có thể bế con đứng ngang cạnh bạn để bạn có thể ôm con và hôn bé trong khi đang được khâu lại. Việc đóng tử cung và bụng bạn lại sẽ mất nhiều thời gian hơn quá trình mở ra. Phần này của ca phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút. Khi ca phẫu thuật hoàn tất, bạn sẽ được đẩy về phòng hồi sức, nơi bạn sẽ có thể ôm con mình và cho bé bú nếu muốn.

Thai nhi 33 tuần tuổi

Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần, mẹ có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính.

Mẹ có thể sinh sớm hơn nên tốt nhất hãy lên kế hoạch dự phòng sinh nở.

Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp mẹ cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà. Lên danh sách những người sẽ giúp mẹ những việc sau đây:

Chăm sóc cho các con.

Đưa đón những trẻ lớn đi học hoặc các lớp ngoài giờ.

Những việc vặt ở nhà như chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh.

Làm thay công việc của mẹ tại chỗ làm hay bất cứ nghĩa vụ nào khác.

Những thông tin về thai nhi 33 tuần tuổi này của mình hi vọng sẽ giúp các mẹ đỡ bỡ ngỡ khi con bước sang giai đoạn cuối thai kỳ. Chúc các chị em luôn khỏe.

Thai 33 Tuần Tuổi Cân Nặng Bao Nhiêu?

Khi mang thai người mẹ rất quan tâm về tình trạng của thai nhi trong bụng. Một trong những yếu tốt được các bà mẹ quan tâm nhất chính là cân nặng của thai nhi. Theo từng giai đoạn mà thai nhi có số cân nặng khác nhau, cân năng của thai nhi sẽ tăng theo số tuần tuổi của thai. Vậy khi thai 33 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu?

Khi thai được 33 tuần tuổi sẽ có chiều dài khoảng 42cm và nặng khoảng 2-2,3kg. Thời điểm này thì thai nhi có kích thước như một trái dứa.

Cân nặng của thai nhi sẽ được tăng lên khoảng 1-2gram mỗi tuần và sẽ tăng đến khi bé được sinh ra.

Khi cân nặng của thai nhi chênh lệch khoảng 2-3gram so với bình thường thì thai đã lớn hay nhỏ hơn so với tuần tuổi của thai.

Ngoài ra thì thai có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ người mẹ như lượng đường, một số vấn đề khi người mẹ mang thai như tiểu đường, máu nhiễm mỡ cũng có thể làm cân nặng của bé lớn hơn bình thường hay còn lí do khác là sự tăng cân của mẹ, cấu trúc tử cung cao cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.

Khi đi khám thai ngoài việc quan sát, theo dõi cân nặng của thai thì người mẹ cũng cần quan tâm những chỉ số khác của thai nhi. Những chỉ số cần được qun tâm như chiều dài từ đầu đến chân, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi bụng, chu vi đầu.

Chiều dài từ đầu đến chân (CRL) 43-43,7mm

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) 83-85mm

Chiều dài xương đùi (FL) 64-66mm

Chu vi bụng (AC) 275-290mm

Chu vi đầu (HC) 300-304mm

Khi phát hiện những chỉ số trên có chênh lệch quá nhiều thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người mẹ về chế độ dinh dưỡng thích hợp hơn để cho thai trở về phát triển bình thường.

Ở tuần thứ 33 thai kỳ, kích thước bụng của mẹ bầu như một quả dưa hấu là bnag82 chứng rõ ràng nhất trong chặng đường mẹ và bé đã cùng nhau đi qua. Cân nặng có thể sẽ tăng trong thời gian sau còn chiều dài có thể sẽ khá giống với chiều dài lúc sinh của trẻ.

Thai nhi bắt đầu có những phản ứng rõ rệt hơn với những d9eiu62 xảy ra bên ngoài của mình. Lúc này thai nhi rất nhạy cảm với ánh sáng khi xuyên qua thành bụng ngày càng mỏng dần của mẹ, đôi mắt của trẻ đã biết nhắm khi trời tối và mở ra khi trời lóe sáng. Và đó cũng là một trog những bài học đầu tiên mà trẻ học hỏi về sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm.

Nước ối vẫn là một thành phần đóng yếu tó quan trọng trong việc bao quanh em bé. Ở trong bụng mẹ thì nước ối giúp cho nhiệt độ của bé ấm hơn 1 độ so với nhiệt độ của cơ thể mẹ giúp cho em bé luon ấm áp đến khi em bé được chào đời. Đến thời điểm tuần thứ 33 thì nước ối trong bụng mẹ đã ngày càng nhiều, nên tọ ra một lớp đệm giữa mẹ và bé. Và đó cũng là lí do khiến mẹ khó chịu hơn khi bé có những cú móc trái hay đá karate.

Ở giai đoạn này mặc dù có cảm giác bé muốn ra ngoài nhưng cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể của bé lúc này vẫn bận rộn để phát triển hệ thống miễn dịch độc lập, phần lớn là dựa vào các kháng thể mà mẹ cung cấp qua nhau thai.

Xương của bé đã phát triển cứng cáp hơn, nhưng hộp sọ vẫn còn mềm và linh hoạt vì lúc này não của trẻ cần được nén nhẹ để chuẩn bị sinh ra thế giới bên ngoài. Và khi được sinh ra thì hộp sọ của bé vẫn có vài điểm mềm trong vài năm đầu tiên khi bé được sinh ra cho não bộ phát triển.

Dinh dưỡng của mẹ bầu khi thai 33 tuần tuổi

Cân đối về chế độ dinh dưỡng

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Hạn chế ăn một món ăn quá nhiều để tránh tình trạng thừa chất dinh dưỡng từ món ăn đó.

Tỷ lệ dinh dưỡng của mỗi bữa ăn hợp lý nhất là 25% đạm gồm thịt, cá, trứng; 25% tinh bột gồm cơm bánh mì, khoai, ngô; 50% chất xơ gồm rau củ, trái cây

Bổ sung những chất thiết yếu

Hằng ngày mẹ bầu nên uống 1 ly sữa tươi không đường, ăn sữa chua, phô mai đã qua tiệt trùng, hải sản,… để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết.

Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm sắt, khoáng chất.

Đặc biệt nên ăn nhiều những rau củ quả có màu đỏ, vàng, xanh lá đậm để tăng cường vitamin, sắt, axit folic để giúp thai nhi phát triển tốt hơn về trí tuệ và thể chất.

Ưu tiên những thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò để bổ sung chất sắt, vitamin B6, B12.

Nên ăn khoảng 400gram hải sản như tôm, cua, cá hồi,… mỗi tuần để giúp thai phát triển tốt hơn.

Thực phẩm không lành mạnh mẹ bầu phải tránh xa như bánh ngọt có chứa quá nhiều tinh bột, thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, những thức ăn xông khói như xúc xích, pate, thịt hộp có chất bảo quản co thể gây phù nề cho các mẹ bầu.

Thai Nhi Tháng Thứ 8 (Tuần 33

Trong những tuần lễ cuối của thai kỳ, hàng triệu tế bào thần kinh phát triển giúp cho bé có khả năng nhận biết được môi trường sống xung quanh bé trong tử cung, giúp bé có thể nghe được các âm thanh, có cảm giác và thậm chí có thể nhìn thấy đôi chút gì đấy.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG 41 TUẦN

Thai nhi tháng đầu tiên (tuần 1 – 4) Thai nhi tháng thứ hai (tuần 5 – 9) Thai nhi tháng thứ ba (tuần 10 – 14) Thai nhi tháng thứ tư (tuần 15 – 18) Thai nhi tháng thứ năm (tuần 19 – 22) Thai nhi tháng thứ sáu (tuần 23 – 27) Thai nhi tháng thứ bảy (tuần 28 – 32) Thai nhi tháng thứ tám (tuần 33 – 36) Thai nhi tháng thứ chín (tuần 37 – 40) TUẦN LỄ THỨ 33

Trong những tuần lễ cuối của thai kỳ, hàng triệu tế bào thần kinh phát triển giúp cho bé có khả năng nhận biết được môi trường sống xung quanh bé trong tử cung, giúp bé có thể nghe được các âm thanh, có cảm giác và thậm chí có thể nhìn thấy đôi chút gì đấy.

Sự phát triển của bé:

Đồng tử của mắt bé có thể nhận ra ánh sáng và có thể co lại hoặc giãn ra, cho phép bé có thể nhìn thấy các hình thù lờ mờ. Cũng giống như khi bé mới sinh ra, bé ngủ hầu như suốt ngày. Bé có thể có các cử động REM của mắt (là các cử động liên tục của mắt bé trong khi ngủ), đó là thời điểm giấc mơ đang xảy ra với bé trong giấc ngủ.

Phổi của bé lúc này đã phát triển hầu như hoàn tất. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy trong cơ thể bé để bảo vệ và giữ ấm cho thai nhi. Thai nhi trong tử cung gia tăng một cách rõ rệt về cân nặng trong những tuần lễ sau cùng trước khi sanh.

Thai nhi bây giờ đã có thể xác định được ngôi thai một cách chính xác nhất, BS sẽ siêu âm và cho Bạn biết thai nhi của Bạn có ngôi đầu hay ngôi mông.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Bây giờ chỉ còn chưa đầy 2 tháng là đã đến ngày Bạn chuyển dạ sanh, Bạn sẽ phải học cách để đối đầu và chế ngự các cơn đau trong quá trình chuyển dạ. Một trong những vấn đề mà Bạn nên tham khảo là những cách thông thường nhất để làm giảm thiểu các cơn đau đẻ. Bao gồm kỹ thuật thở, các thuốc giảm đau có thể được BS chỉ định và kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng- BS sẽ bơm thuốc gây tê qua một ống mêm và nhỏ được định vị ở phần dưới sống lưng của Bạn. Cho dù quyết định sau cùng của Bạn là gì đi chăng nữa, càng hiểu biết nhiều Bạn sẽ càng có những quyết định chính xác hơn. Chính vì thế, cho dù hiện tại Bạn vẫn chưa có quyết định nào cho việc sinh nở, BS vẫn sẽ cung cấp cho Bạn các giải pháp tối ưu nhất để Bạn suy nghĩ và lựa chọn.

TUẦN LỄ THỨ 34 Sự phát triển của bé:

Lượng Canxi mà thai phụ cần phải bổ sung là hết sức quan trọng trong suốt thai kỳ. Bởi vì trong suốt quá trình mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để hình thành nên xương. Nếu cơ thể mẹ thiếu canxi, răng và xương của thai phụ sẽ yếu đi một cách nghiêm trọng.

Trong khi đó, các tuyến thượng thận vẫn đang hoàn thiện và đang sản xuất ra các hormon để kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa. Các chất gây phủ bên ngoài da bé ngày càng phát triển dày thêm, ngược lại các lông măng hầu như đã rụng sạch.

Xương của bé đã phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Bé lúc này cân nặng khoảng 2.250 gam và dài khoảng 32 centimet. Nếu Bạn chuyển dạ sanh sớm lúc này, bé có thể thích nghi và tồn tại với môi trường bên ngoài tử cung mẹ với sự chăm sóc đặc biệt, bé có thể được nuôi trong lồng kiếng và được thở oxy trong một vài ngày.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Bất chợt một lúc nào đó, Bạn sẽ cảm nhận có một mối liên kết chặt chẽ giữa Bạn và thai nhi đang phát triển trong bụng, nhưng cảm giác này sẽ trở nên mãnh liệt nhất ngay tại thời khắc bé yêu chào đời. Mối liên kết, một cảm giác mạnh mẽ được hình thành giữa mẹ và bé, có thể xuất hiện trong một vài phút hay một vài ngày sau khi bé sinh ra, nhưng đôi khi cảm giác này sẽ vẫn tồn tại lâu hơn nữa. Mối liên kết này sẽ khiến Bạn lúc nào cũng muốn ôm ấp, che chở và bảo vệ cho bé – một sinh linh bé nhỏ giờ đây hoàn toàn lệ thuộc vào Bạn và Bạn phải có trách nhiệm với bé. Hơn nữa, cảm giác này cũng giúp cho bé cảm thấy an toàn hơn khi phải thích nghi với điều kiện sống bên ngoài bụng mẹ sau này.

Lượng canxi mà thai phụ bổ sung trong thai kỳ làm cho hộp sọ của bé vững chắc hơn, tuy nhiên hộp sọ bé cũng có thể thay đổi hình dạnh đôi chút trong lúc đi qua ngã âm đạo của mẹ trong khi sanh. Vì vậy bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy bé được sinh ra với cái đầu không được tròn trịa lắm! Đừng quá lo lắng! Một vài giờ hay một vài ngày sau, đầu bé sẽ trở nên tròn trịa ngay thôi mà!

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Bắt đầu từ bây giờ trở đi, Bạn phải khám thai hàng tuần theo sự chỉ định của BS. BS có thể sẽ phải thăm khám bên trong âm đạo để kiểm soát tình hình cổ tử cung trở nên mỏng đi và bắt đầu nở ra. Bạn có thể trải qua một cuộc vật lộn khi mà thai nhi đã lọt vào khung xương chậu để chuẩn bị cho các cơn chuyển dạ. Cảm giác thèm ăn có thể trở lại với Bạn, vì lúc này thai nhi không còn chèn ép lên dạ dày và ruột của Bạn, các triệu chứng tim đập nhanh mà Bạn từng mắc phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ giảm đi đáng kể.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Chết Lưu, Người Nhà “Tố” Bệnh Viện trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!