Đề Xuất 6/2023 # Thai Nhi 11 Tuần Tuổi Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Để Đảm Bảo Một Thai Kỳ Khoẻ Mạnh # Top 14 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Thai Nhi 11 Tuần Tuổi Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Để Đảm Bảo Một Thai Kỳ Khoẻ Mạnh # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai Nhi 11 Tuần Tuổi Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Để Đảm Bảo Một Thai Kỳ Khoẻ Mạnh mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi mang thai tuần 11, cơ thể của bé đã dần hoàn thiện nên bất kỳ sinh hoạt nào của mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của em bé 11 tuần trong bụng mẹ

Thai nhi lúc này có kích thước tương đương một quả sung, dài 4 cm và nặng khoảng 7 gram. Tỷ lệ giữa đầu và cơ thể là 1:1 (nghe khá kỳ quặc nhưng mọi thứ sẽ sớm thay đổi).

Em bé của bạn đã gần như hoàn thiện. Tay bé sẽ sớm có thể mở ra và nắm lại, những chiếc răng nhỏ xinh cũng đang bắt đầu xuất hiện bên dưới lợi, một vài phần xương cũng bắt đầu cứng chắc hơn.

Thanh quản cuả bé được hình thành. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não đã được hình thành.

Bé bắt đầu có nhiều các phản xạ hơn. Bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động này cũng như khi em bé nấc (vì cơ hoành đang hình thành) trong 1 hoặc 2 tháng tới.

Ở thời điểm này, bạn có thể đã làm siêu âm một lần và nghe được nhịp tim của bé lần đầu tiên.

Sức khoẻ của mẹ bầu khi mang thai tuần 11 có gì thay đổi?

Lúc này hormone đang tăng lên nhanh chóng và những cơn ốm nghén có thể khiến bạn mệt mỏi. Nhưng sẽ nhanh chóng thôi, sau 1 tuần nữa là tam cá nguyệt đầu tiên sẽ kết thúc, bạn sẽ trở lại là một phụ nữ tràn năng lượng.

Chuột rút

Những cơn co rút cơ đau đớn có thể xảy ra giữa đêm và làm bạn mất ngủ. Uống nhiều nước để tránh chuột rút và nên giãn cơ chân thường xuyên trong ngày. Ngoài ra, chú ý đến chế độ ăn, đảm bảo bạn đang nạp đủ kali và ma-giê cho cơ thể.

Ra khí hư

Bạn nên dùng băng vệ sinh hàng ngày bởi thời gian này, khí hư có vẻ xuất hiện thường xuyên và nhiều.

Bụng mẹ bầu

Thay đổi ở bầu ngực

Mặc dù bụng có thể chưa có nhiều thay đổi nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bầu ngực có sự biến đổi rõ ràng. Bạn nên “nâng cấp” kích thước áo ngực. Nếu bạn có ý định cho con bú thì có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng luôn áo ngực cho bú ngay từ bây giờ.

Những điều mẹ cần lưu ý thực hiện trong tuần này

Thời điểm này – khoảng giữa tuần 11 và 13 – bạn có thể sẽ làm xét nghiệm thai kỳ đầu tiên: Đo độ mờ da gáy (NTS) và xét nghiệm máu. NTS giúp sàng lọc các bệnh về dị tật nhiễm sắc thể, tiêu biểu nhất là nguy cơ mắc hội chứng Down. Trong khi đó, xét nghiệm máu sẽ cho biết nồng độ hormone cao hay thấp. Với người mang thai đôi, siêu âm ở tuần 11 có thể thấy dây rốn và 1 hoặc 2 nhau thai của bé. Nếu 2 em bé có chung nhau thai, bạn sẽ phải đi khám thường xuyên hơn để chắc chắn mỗi em bé đều đang nhận đủ dinh dưỡng.

Tránh xa rượu bởi thứ chất cồn này sẽ nhanh chóng được chuyển từ mạch máu của bạn đến với em bé và có thể gây hại tới bé. Bạn có thể uống cà phê nhưng ở mức độ vừa phải (ít hơn 300 mg/ngày), khoảng 2-3 cốc 250 ml mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên nhớ caffeine cũng có trong nhiều sản phẩm khác như chocolate, trà và một số loại nước ngọt khác.

Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn vẫn có thể “yêu” nhẹ nhàng, tránh mất nhiều sức.

Nên hạn chế chăm sóc sắc đẹp cho bản thân như: dưỡng da, sơn móng tay, uốn nhuộm tóc… Bởi thời điểm này cơ thể thai nhi còn non nớt, dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, không nên xông hơi hay tắm bồn nước nóng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai cũng dễ làm tăng nguy cơ dị thật thai nhi.

Mang thai 11 tuần tuổi mẹ đã có thể biết giới tính thai nhi chưa?

Có rất nhiều mẹ thắc mắc không biết siêu âm thai khi nào mới biết giới tính thai nhi. Trên thực tế thì giới tính phôi thai được hình thành ngay khi tinh trùng gặp trứng và bé là trai hay gái sẽ phụ thuộc vào người cha. Lúc này, trứng của mẹ sẽ mang nhiễm sắc thể X, và tinh trùng gặp trứng có thể là X hoặc Y.

Nếu tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y, thai nhi sẽ là bé trai.

Nếu tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X, thai nhi sẽ là bé gái.

Thai 11 tuần khi siêu âm đã biết trai hay gái chưa thì vẫn còn khá sớm để cho mẹ một kết quả chính xác. Mẹ có thể đợi đến tuần 16 trở đi thì kết quả mới chính xác từ 95-100% phụ thuộc vào tuổi thai của mẹ.

Theo theAsianparent

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Khi các mẹ mang thai đều mong muốn những điều tốt đẹp đến cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng quá trình mang thai sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhiều, và nếu các mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc thai nhi sẽ có chút bối rối. Bài viết này sẽ giúp các mẹ nắm bắt những điều cần biết khi mang thai để có thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

1. Lịch khám theo định kỳ

Mong muốn của các mẹ trong thời gian thai kỳ là luôn muốn con mình được khỏe mạnh và được chào đời thuận lợi nhất. Vì thế việc khám thai theo định kỳ là rất quan trọng để mẹ có thể xem được sự phát triển của bé, cũng như xem bé có những dấu hiệu bất thường nào không để kịp thời ngăn chặn.

Đối với một thai kỳ khỏe mạnh lịch khám định kỳ với bác sĩ sẽ rơi vào khoảng thời gian sau:

Từ tuần 4 đến tuần 28: Các mẹ nên áp dụng 1 tháng khám thai 1 lần

Từ tuần 28 đến 36: Trong giai đoạn này khi thai nhi đã phát triển lớn hơn thì tần suất khám thai được khuyến cáo là 2 tuần 1 lần.

Từ tuần 36 đến 40: Vào giai đoạn cuối của thai kỳ là rất quan trọng, các mẹ nên thăm khám 1 tuần 1 lần để đảm bảo không có những diễn biến xấu cho thai nhi trước khi ra đời.

Theo một nghiên cứu, khi những mẹ bầu không thực hiện sự thăm khám thường xuyên với bác sĩ thì những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ gấp 3 lần về cân nặng nhẹ hơn tiêu chuẩn cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh.

Những đánh giá thăm khám chung cho mẹ bầu:

Lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra xem có dấu tiền sản giật hay không (thường là hàm lượng protein) hoặc các triệu chứng tiểu đường thai kỳ (kiểm tra lượng đường trong máu).

Kiểm tra độ sưng ở tay, chân, và mặt

Bác sĩ có thể cho các mẹ thấy nhịp tim của thai nhi từ tuần 12 trở đi

Vào tháng thứ hai hoặc tháng thứ ba, các bác sĩ sẽ đo lường vòng bụng, kiểm tra kích thước, và vị trí của thai nhi để chẩn đoán dấu hiệu phát triển của bé.

Ngoài những thăm khám cơ bản trên, các mẹ có thể được bác sĩ đề xuất những kiểm tra khác tùy vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ.

Thủ tục chi tiết ở từng buổi khám thai định kỳ

Dinh dưỡng khi mang thai theo từng tháng các mẹ nên tham khảo

Và các mẹ hãy lưu ý khi gặp những triệu chứng khác thường trong quá trình mang thai như xuất huyết, phải ngay lập tức thăm khám để có hướng giải quyết tốt nhất.

2. Chế độ ăn hợp lý cho mẹ bầu

Qúa trình mang thai sẽ kéo dài đến 40 tuần, và đứa trẻ được sinh ra có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đó.

Vì thế một trong những điều cần biết khi mang thai tiếp theo mà các mẹ phải quan tâm là chế độ dinh dưỡng.

Trong giai đoạn này các mẹ nên dung nạp nguồn năng lượng từ các nhóm gồm:

Các loại thực phẩm tinh bột như ngũ cốc, bánh mì, khoai, sắn

Thực phẩm từ đạm tốt cho mẹ bầu như thịt, trứng, tôm, cua,..

Các loại thực phẩm béo nuôi dưỡng thai nhi như hạt óc chó, hạnh nhân, bơ,…

Các mẹ nên bổ sung những loại rau củ như cà rốt, cải bó xôi, bí đỏ,…

Đặc biệt mẹ bầu nên cung cấp từ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Bốn nhóm dưỡng chất trên là nguồn dinh dưỡng cho mẹ bầu bắt buộc phải bổ sung để tránh nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất ở thai phụ.

Và nếu các mẹ bầu muốn sử dụng thêm những chất dinh dưỡng khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé và mẹ.

3. Quan hệ tình dục khi mang thai

Quan hệ tình dục trong thai kỳ vẫn có thể chấp nhận được, nhưng các cặp vợ chồng cần tuân thủ một số quy định sau:

Không nên quan hệ trước tuần thai thứ 11 và sau tuần thứ 32 của thai kỳ vì trong giai đoạn này các mẹ rất dễ bị sảy thai.

Không nên quan hệ khi cảm thấy mệt, và bắt buộc vợ chồng phải sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm.

Khi quan hệ người chồng nên mở rộng tay thay vì vẫn đặt ở vị trí thông thường, điều này sẽ không gây ra áp lực lên bụng của mẹ bầu.

Tránh quan hệ khi đói, vì khi đó tử cung sẽ bị co thắt rất mạnh có thể ảnh hưởng đến bé và mẹ.

Khi mẹ có những bất thường về nhau thai như nhau thai bám thấp, cổ tử cung không khép sẽ dễ dàng dẫn đến sinh non.

4. Các bệnh dễ mắc trong thai kỳ

Hệ miễn dịch của bà bầu rất yếu trong giai đoạn thai kỳ, và rất dễ mắc bệnh khi không chăm sóc cẩn thận. Một số bệnh các mẹ dễ dàng mắc phải như:

Các mẹ cũng đừng nên lo lắng quá khi gặp các triệu chứng sốt nhẹ với thân nhiệt 37 độ vì đây là triệu chứng thường gặp và sẽ khỏi khi các mẹ nghỉ ngơi. Nhưng nếu tiếp tục tái diễn với nhiệt độ cao hơn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Khi mang thai nồng độ hormone thay đổi, và tư thế ngủ về một phía của các mẹ là những nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đầu, và nhức mỏi vai gáy. Vì thế các mẹ hãy thư giãn và điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp để giảm triệu chứng bệnh.

Với mẹ bầu hàm lượng máu trong thai kỳ sẽ tăng, nhưng chủ yếu là nước nên sẽ khiến các mẹ cảm giác thiếu máu. Vì thế các mẹ hãy uống thuốc sắt để phòng ngừa vấn này theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đây là căn bệnh được cho rằng do nội tiết tố estrogen sản xuất bởi buồng trứng tăng cao trong thời gian thai kỳ dẫn đến sự phát triển của u xơ. Về dài lâu căn bệnh có thể khiến mẹ khó sinh, sinh non, gây cho bé thiếu oxy do đứt dây nhau, vì thế các mẹ phải thăm khám bác sĩ để theo dõi thường xuyên.

Sự thay đổi thành phần nước bọt khi mang thai là nguyên nhân gây sâu răng và bệnh nha chu cho các mẹ bầu. Và các mẹ hãy điều trị càng sớm càng tốt trước khi thai nhi phát triển lớn hơn.

5. Chồng có nguy cơ ngoại tình cao

Vấn đề chồng ngoại tình khi vợ mang thai với tỷ lệ rất cao, và có thể phát triển đến tình trạng ly hôn khi không có hướng giải quyết.

Nguyên nhân chính là do nhu cầu tình dục của chồng không được đáp ứng khi vợ mang thai. Vì thế các mẹ hãy tỏ ra hành động thân mật với chồng để xây dựng mối quan hệ vững chắc.

Khi mang thai, tuần hoàn máu ở nửa dưới của cơ thể xấu đi và các vấn đề như sưng, ớn lạnh và chuột rút ở chân có xu hướng tăng lên. Trong trường hợp này, các mẹ hãy tăng cường cảm xúc với chồng bằng cách nhờ chồng xoa bóp chân cho mình khi tắm.

Với phương pháp matxa như vậy không chỉ tạo cảm xúc gắn kết giữa hai vợ chồng mà còn giúp mẹ bầu giảm căn thẳng thần kinh, mệt mỏi để mẹ an thai tốt nhất.

Với những điều cần biết khi mang thai ở trên Dạy Con Kiểu Nhật hy vọng các mẹ có thể trang bị cho mình kiến thức thật tốt để chăm sóc thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Để Thai Nhi Khỏe Mạnh.

Mang thai – sinh nở luôn là một vấn đề hệ trọng trong các gia đình. Nhất là trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, việc mang thai sinh nở khiến phụ nữ luôn luôn quan tâm một cách rất thực tế và khoa học. Vậy làm sao để có một thai kì tốt nhất, mẹ bầu cần biết chuẩn bị những kiến thức gì để tự tin hơn? Hãy để chúng tôi chia sẻ những điều cần biết khi mang thai giúp hành trình làm mẹ của bạn được vẹn tròn hơn.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này , vì vậy các bác sĩ khuyến cáo tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đi tiêm phòng để phòng một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi như sau:

1.1. Mũi văcxin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella)

Đây là mũi vắc xin quan trọng đối với những chị em đang chuẩn bị mang thai, vì các căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi. Có thể gây di chứng có trẻ khi chào đời, hoặc gây tử vong. Mũi vắc xin 3 trong 1 này cần phải tiêm muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu, hoặc có thể tiêm từng mũi một nhưng cũng cùng giới hạn thời gian.

– Rubella: Bệnh rubella gây ra đến 90% dị tật thai nhi hoặc sẩy thai nếu mắc phải trong vòng 3 tháng đầu. Virus của bệnh gây ảnh hưởng lên não, tim, tai và mắt của thai nhi.

– Sởi: Khi mắc sởi lúc đang mang thai sẽ gây ra nguy cơ thai nhi bị dị dạng cao. Ngoài ra có thể có những biến chưng như sẩy thai, sinh non hoặc chết lưu.

– Quai bị: Bệnh quai bị có thể làm nhiễm khuẩn buồng trứng, phá hủy các tế bào trứng gây ra hiện tượng vô sinh, khó mang thai. Ngoài ra, khi mang thai mắc quai bị sẽ gây dị tật bẩm sinh, sinh non,… Nguy cơ xảy ra biến chứng cao nhất khi bà mẹ bầu bị mắc quai bị trong tháng thứ nhất đến tháng thứ ba của thai kỳ.

– Cúm: Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở bà bầu. Cảm cúm thông thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng khi mang thai, các cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật cho thai nhi, nhất là khi mắc vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu khi mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thời gian thai kỳ. Vắc xin ngừa cúm được nghiên cứu rất an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

– Viêm gan siêu vi B: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể, vì vậy nguy cơ di truyền và lây truyền là rất cao. Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng, có thể tiếp tục khi đang mang thai.

– Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung: Vắc xin này phòng ngừa ung thư cổ tử cung, không chỉ giúp cho việc mang thai một cách bình thường mà còn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vắc xin gồm 3 mũi, tiêm kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu đang mang thai.

– Virus viêm gan A: Bệnh này có thể gây nguy hiểm tử vong cho bà mẹ nên cần phải được tiêm phòng cần thiết. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin gây hại cho thai nhi và phụ nữ mang thai, nhưng các bà mẹ nên tiêm phòng từ 6 tháng trở lên trước khi mang thai để có thể an tâm nhất.

– Uốn ván: Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Các chị em cần tiêm phòng trước khi mang thai hoặc vào tuần 27-30 của thai kỳ.

– Viêm màng não: Bệnh viêm màng não là bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây viêm lớp bảo vệ xung quanh não và nhiễm trùng máu. Cần tiêm vắc xin sớm để tránh ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

1.3. Những lưu ý khi tiêm phòng văcxin

Cần tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian quy định cho từng loại vắc xin, tránh thai an toàn trong các khoảng thời gian đó. Nếu bị vỡ kế hoạch, cần lập tức tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sỹ.

Tiêm phòng ngay khi có thể, không nên để đợi đến lúc chuẩn bị mang thai mới đi tiêm phòng.

Khi đang bị các triệu chứng cảm, sốt, các bệnh về khớp, thận,… thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm phòng.

Theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ sau khi tiêm để đề phòng các biến chứng, sốc thuốc,… có thể xảy ra.

Khám thai định kỳ giúp mẹ có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua:

Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Chỉ số này càng thấp càng tốt.

Khám thai tuần tuần 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v

Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … .

Khám thai tuần 35 – 36 tuần để “chốt” trước khi sinh.

3. Dinh dưỡng khi mang thai.

Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, bà bầu cần một chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt. Mẹ có thể tham khảo chi tiết qua bài viết : chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất như sau:

Chất đạm chứa các axit amin cần thiết cho các bộ phận của cơ thể. Chất đạm có được từ thịt, cá tươi, thịt gia cầm, trứng, các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc.

Chất bột đường (tinh bột) cung cấp năng lượng cho người mẹ và thai nhi. Chất bột đường có trong gạo, bánh mì, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây…

Chất béo giúp cho sự phát triển của tế bào não, là một trong những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, các chất béo còn giúp hấp thu các vitamin A, D, E và K.

Ngoài các chất đạm, tinh bột và chất béo, các mẹ cần lưu ý khi mang thai việc bổ sung các vitamin và chất khoán là rất quan trọng. Trong đó, có vitamin A, D, C, B, Axit Folic, Chất sắt, Calcium.

4. Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng có một hành trình mang thai suôn sẻ trong suốt 9 tháng 10 ngày. Một số bà mẹ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt những kiến thức cơ bản để biết cách xử lý trước những biến chứng nguy hiểm này, một số biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp là:

– Nhau thai bám thấp:

Có 5% thai phụ có thể gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung. Với vị trí này bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu, nếu chảy máu quá nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp như: tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần trước đó… mẹ cần phải được thăm khám thường xuyên trong thai kỳ để kịp thời phát hiện bất thường này. Khi phát hiện có dấu hiệu nhau bám thấp, mẹ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm những việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dưỡng thai và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ

– Đái tháo đường thai kỳ:

Thường xảy ra vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ, khi thăm khám ở mốc này mẹ có thể kiểm tra đường huyết xem có bị tiểu đường hay không, thông thường. Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai, cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày.

– Tiền sản giật:

Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 21 của quá trình thai nghén , làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này . Khi có các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, để có thể điều trị sớm và phù hợp sẽ ngăn chặn được các biến chứng.

– Thiếu ối:

Thiếu ối là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để tránh tình trạng thiếu ối mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.

5. Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý?

Đối với người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18,5-24,9): nếu cân nặng trước khi mang thai của bạn bình thường, bạn nên tăng từ 11 đến 16 kg trong cả thai kì. Tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.

Thiếu cân (BMI dưới 18,5): nếu bạn bị nhẹ cân so với chiều cao của mình, bạn cần tăng 13 đến 18kg trong cả thai kì.

Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): nếu bị thừa cân so với chiều cao, bạn nên tăng từ 7 đến 11kg trong cả thai kì.

Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn): bạn nên tăng từ 5 đến 9kg trong cả thai kì.

Mang thai đôi: nếu mang thai đôi bạn nên tăng thêm 17-24kg trong thai kì nếu trước đó bạn có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu bạn bị thừa cân, và 11-19kg nếu bạn bị béo phì.

6. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai

– Tránh thức quá khuya. Song song với ngủ nghỉ, bầu cũng nên vận động thường xuyên, vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu: bơi lội, đi bộ, yoga…

– Quan hệ khi mang thai tuy không cần kiêng quá mức nhưng cần hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc sinh hoạt chăn gối khi mang thai cần dựa trên nhu cầu và cảm nhận của người mẹ có thể tăng hoặc giảm do thay đổi về hoóc-môn, sức khoẻ, tâm lý.

– Không ăn các loại thức ăn như đồ sống, đóng hộp, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ.

– Tránh xa thuốc lá và khói của thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có cồn, có ga vì có thể làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.

– Tham khảo những điều cần tránh khi mang thai như dùng hóa chất, mỹ phẩm, đi giày cao gót, vận động mạnh, xoa bóp bụng, xông hơi giải cảm khi bị cúm… những việc này có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.

– Nên đăng ký tham gia một lớp tiền sản sẽ giúp các mẹ bổ sung rất nhiều kiến thức quan trọng như: dinh dưỡng khi mang thai, thể dục khi mang thai, chuẩn bị trước khi sinh, cách tắm cho bé, cách cho bé bú, cách phòng chống bệnh cho bà bầu..để các chị em luôn tự tin trong lần đầu làm mẹ này.

Những điều cần biết khi mới mang thai sẽ giúp mẹ con cùng khỏe mạnh nên mẹ cần đặc biệt chú ý thực hiện theo:

Tìm một bác sĩ giỏi để đỡ đẻ.

Trai hay gái? Bạn có thử một vài cách dân gian để đoán giới tính của bé.

Mặc quần áo thoải mái. Đừng lo lắng vì mình sẽ xấu.

Bạn sẽ bắt đầu ngáy vì màng mũi sưng lên.

Hạn chế mặc áo ngực vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của núi đôi.

Đừng lo lắng về dịch âm đạo trừ khi nó có mùi, màu xanh lá cây hoặc có máu.

Sự thay đổ của hormone khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn.

Da căng ra và thường bị ngứa.

Bạn sẽ có mùi khác. Những thay đổi trong cơ thể sẽ khiến bạn có một mùi hương mới.

Ham muốn tình dục sẽ thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và những thay đổi này là tạm thời.

Hãy thường xuyên nói chuyện hoặc hát cho bé nghe vì thanh âm của bạn rất quan trọng với bé.

Tâm trạng của các mẹ bầu thường thay đổi thất thường, lúc thì tức giận, lúc thì buồn bã, lúc thì sợ hãi.

Nếu bạn không mang thai lần đầu, hãy dạy bé về trách nhiệm của việc làm anh/chị. Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn bé một số cách để chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Không nên nuôi thú cưng ở nhà.

Bạn tìm người giúp bạn chăm sóc bé khi bạn đi làm hoặc bận việc. Tốt nhất là người thân trong gia đình, nếu không được, hãy thuê vú em hoặc người giữ trẻ.

Cố gắng tránh bị cảm cúm hay ốm đau đến mức phải uống thuốc hay kháng sinh. Nếu bị cảm, cố giải bằng các phương pháp tự nhiên, tăng cường vitamin C. Không nên uống thuốc mà không có chỉ định vì chỉ cần uống 1 viên thuốc cũng có thể gây hại cho thai nhi, khiến bé có nguy cơ khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh rất cao.

Tuyệt đối không uống các đồ uống có ga, có cồn. Không nên hút thuốc vì những thứ này sẽ làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của cả mẹ và bé để có hướng giải quyết kịp thời.

Không nên đi giày cao gót, vận động mạnh hay làm việc quá sức vì có thể gây động thai, sảy thai, hay sinh non.

Ngoài các loại thực phẩm, cần bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng bằng các viên uống bổ sung để cân đối các loại dưỡng chất, nhất là Vitamin B1, B2, B6 cũng có tác dụng giảm nghén hiệu quả với nhiều bà bầu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai.

Cần cập nhật các kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như để luôn tự tin và lạc quan trước mọi điều sắp tới.

những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

những điều phụ nữ mang thai cần biết

những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

những điều cấm kỵ khi mang thai

những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Thai Nhi 11 Tuần Tuổi

Bây giờ bé đang rất “bận rộn” với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.

Sự phát triển của bé

Bé nhà bạn đã lớn gấp đôi trong vòng có 3 tuần, dài 3 cm tính từ đỉnh đầu tới mông, nặng khoảng 4 g.

Bây giờ bé đang rất “bận rộn” với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.

Đầu có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình còn trán thì phình to, nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần “hạ xuống”, giống như mọi người.

Các “chi tiết” cũng đang được hoàn thiện như móng tay và lông tơ. Bộ phận sinh dục đã bắt đầu nhìn rõ nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó.

Nếu được nhìn bé lúc này, bạn sẽ thấy rõ xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn đang dần kết thúc giai đoạn đầu tiên của thai kỳ và tử cung của bạn lúc này có kích thước của một quả dưa vàng lưới loại nhỏ, tương đương với kích thước vùng xương chậu.

Bạn đã có thể cảm thấy tử cung “chồi” ra ở phía trên của xương mu. Mặc dù chưa cần phải mặc ngay các quần áo rộng rãi như trong một vài tuần tới, nhưng cũng đừng để vòng bụng bị bó chặt.

Nếu muốn giảm dần lượng cafein, hãy thay thế các loại đồ uống chứa cafein mà bạn hâm mộ trước đó bằng trà thảo dược phù hợp với các bà bầu.

Cố gắng uống 8 cốc nước/ngày nhưng hạn chế uống trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm.

Nếu giấc ngủ của bạn không trọn vẹn vì một lý do nào đó, hãy thử áp tập nhẹ nhàng trước khi ngủ. Những giấc mơ kỳ lạ cũng thường rất phổ biến trong thời kỳ bầu bí và cũng là nguyên nhân khiến bạn thức giấc nửa đêm.

Lời khuyên hữu ích

Những điều cần lưu tâm

Lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp như: dưỡng da, làm móng tay, làm tóc…

Bạn sinh mổ hay sinh thường trong lần sinh trước và lựa chọn của bạn lần này.

Nếu bạn thấy nước bọt tăng tiết nhiều hơn thì cũng đừng vội lo lắng, nó sẽ nhanh chóng biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ thôi. Thực ra chưa ai biết chính xác nguyên nhân nhưng chắc chẳn rằng nó hoàn toàn vô hại. Bạn có thể dùng bạc hà hay đánh răng với kem chứa bạc hà để làm giảm tình trạng này.

Những lo lắng phổ biến

Bạn bắt đầu gặp các vấn đề về răng miệng và không biết có thể điều trị không; nếu điều trị được thì dùng phương pháp nào an toàn?

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thật khó để “lờ” vấn đề này đi nếu bạn cảm thấy người ốm mệt. Tuy nhiên, hãy gắng chịu đựng cho tới khi thai được 12 tuần tuổi, khi đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Bởi các bác sĩ sẽ không thể giúp gì được bạn ngoài lời khuyên: “Hãy đợi cho tới khi sinh bé xong rồi đến đây!”

Thủ phạm chính là các hormon thai kỳ tác động tới sức khỏe của nướu lợi. Các thức ăn cũng trở nên dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu hơn và kết quả là gây ra viêm nhiễm, dẫn tới sâu răng.

Hãy thường xuyên đánh răng và hỏi nha sĩ cách vệ sinh răng tốt nhất, loại bàn chải và kem đánh răng nên dùng.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai Nhi 11 Tuần Tuổi Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Để Đảm Bảo Một Thai Kỳ Khoẻ Mạnh trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!