Đề Xuất 3/2023 # Thai 38 Tuần Nhưng Chưa Quay Đầu! # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Thai 38 Tuần Nhưng Chưa Quay Đầu! # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai 38 Tuần Nhưng Chưa Quay Đầu! mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Quang

thấy khá rõ, hoặc siêu âm cũng có thể đánh giá được); vỡ ối khi chưa vào chuyển dạ, thai suy do sa dây rốn.

Có thể bây giờ là ngôi mông nhưng vài hôm nữa thai lại xoay thành ngôi đầu. Vì có những trường hợp, thai tự xoay đầu vào những ngày cuối của thai kỳ, ở tuần thứ 39, tuy nhiên thai lớn thì khó tự xoay.

Vấn đề nhờ bác sĩ xoay thai ngoài (gọi là ngoại xoay thai) thì không nên vì có nguy cơ nhau bong non, suy thai cấp và việc xoay như thế cũng khó thành công.

Em đừng nên lo lắng nhiều về ngôi thai. Việc mổ lấy thai hiện nay là tương đối an toàn, nếu đến ngày sinh mà vẫn là ngôi mông thì Bs sẽ khám và đánh giá xem có thể cho sinh thường hay mổ. Điều quan trọng nhất là được mẹ tròn con vuông.

Ts. Bs Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh – Bệnh viện Từ Dũ

Đây là lần mang thai thứ 2 của em, em đã từng sinh thường, con cân nặng 3100g, như vậy khung chậu em được xem là bình thường. Thai hiện tại ngôi mông, 38 tuần, ước tính cân nặng 3050g. Nếu đầu thai nhi cúi tốt, em có thể sinh thường bé ngôi mông với cân nặng 3200g); đầu thai nhi ngửa (chụp Xthấy khá rõ, hoặc siêu âm cũng có thể đánh giá được); vỡ ối khi chưa vào chuyển dạ, thai suy do sa dây rốn.Có thể bây giờ là ngôi mông nhưng vài hôm nữa thai lại xoay thành ngôi đầu. Vì có những trường hợp, thai tự xoay đầu vào những ngày cuối của thai kỳ, ở tuần thứ 39, tuy nhiên thai lớn thì khó tự xoay.Vấn đề nhờ bác sĩ xoay thai ngoài (gọi là ngoại xoay thai) thì không nên vì có nguy cơ nhau bong non, suy thai cấp và việc xoay như thế cũng khó thành công.Em đừng nên lo lắng nhiều về ngôi thai. Việc mổ lấy thai hiện nay là tương đối an toàn, nếu đến ngày sinh mà vẫn là ngôi mông thì Bs sẽ khám và đánh giá xem có thể cho sinh thường hay mổ. Điều quan trọng nhất là được mẹ tròn con vuông.

Thai 28 Tuần Đã Quay Đầu Chưa? Cách Nhận Biết Thai Quay Đầu Hay Chưa

Mẹ mang thai được 28 tuần tức là đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Lúc này mẹ đã đi được 2/3 chặng đường về đích, chỉ còn 2 tháng nữa thôi là mẹ và bé có thể được gặp nhau. Thế nhưng, để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt ấy, thì thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Ở tam cá nguyệt này, thai có sự phát triển như thế nào?

Mẹ có biết, tới tuần thai thứ 28, bé yêu đã có những thay đổi đáng kể rồi không? Lúc này, bé có thể đang bận rộn với các kỹ năng mới như mút ngón tay, nháy mắt, nấc hoặc hít thở. Thật là thú vị phải không nào!

Thai nhi tuần 28 phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 28, em bé có kích thước bằng một quả cà tím. Với nhiều lớp mỡ, em bé giờ đã dài hơn 38cm và nặng khoảng 1,1kg.

Khi mang thai được 28 tuần, có một số bước phát triển thú vị của bé, chẳng hạn:

Bé đã có thể mở và nhắm mắt, có thể nhìn thấy một số ánh sáng chiếu qua bụng mẹ, thậm chí có thể phân biệt ánh sáng và bóng tối.

Bé có một số lông mi.

Bé bắt đầu kiểm soát nhiệt độ cơ thể của mình do hệ thống thần kinh trung ương phát triển.

Có thể quay lại hoặc di chuyển xung quanh để phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng.

Bé di chuyển nhưng vị trí của con thì sao? Liệu con đã quay đầu để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới?

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

Bé có thể có ngôi thai đầu: tức là đầu quay xuống dưới cổ tử cung.

Thai ngôi mông: đầu hướng lên trên; mông hoặc chân quay xuống phía dưới, hoặc cả 2 quay xuống dưới.

Thai ngôi ngang: phần vai của bé nằm ngang và bề mặt tiếp xúc khá lớn với âm hộ của mẹ.

Lúc này, muốn biết chính xác vị trí của ngôi thai – tư thế nằm của thai nhi thì phải thông qua siêu âm.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm quay đầu của thai nhi ở mỗi bà mẹ là khác nhau. Thông thường, ở tuần thai thứ 35, 36 thì mẹ biết thai nhi đã quay đầu hay chưa. Nhưng trong một số trường hợp, thai nhi có thể quay đầu sớm hơn, ở tuần 28 của thai kỳ. Khả năng này xảy ra nhiều hơn ở những mẹ mới lần đầu mang thai.

Lưu ý rằng một số trẻ sẽ không thay đổi cho đến sau tuần 30, và một số có thể không bao giờ quay đầu (như trẻ ở tư thế ngôi mông). Trong trường hợp này, mẹ bầu có khả năng phải sinh mổ.

Ngoài siêu âm, làm thế nào mẹ biết được thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

Thai quay đầu mẹ có hiện tượng gì?

Vào giai đoạn này, mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu, bên cạnh đó có thể có các dấu hiệu đau thần kinh tọa, như cảm thấy đau nhói, ngứa ran hoặc tê bì bắt đầu ở mông và lan xuống mặt sau của chân. Cơn đau thần kinh tọa đôi khi khá dữ dội, có thể qua đi nếu thai nhi thay đổi tư thế, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến khi mẹ bầu sinh xong.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể xác định được ngôi thai thuận hay chưa bằng cách sờ nắn bụng. Nếu thai thuận thì bụng mẹ có hình ovan. Hoặc mẹ quan sát vị trí em bé đạp, nếu bé đạp lên trên hoặc 2 bên mạng sườn (không phải thúc xuống dưới) tức là thai đã quay đầu.

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 28

Ngâm mình trong bồn nước ấm, nằm dài hoặc nghỉ ngơi trên giường có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

Em bé to khiến da vùng bụng căng, ngứa. Mẹ hãy thoa một ít kem dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoặc sử dụng dầu dừa massage nhẹ nhàng để da dịu nhẹ đi.

Tình trạng táo bón có thể xảy ra và nặng hơn ở tuần thai thứ 28, vậy nên mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ hơn trong thực đơn của mình.

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Có thể rồi hoặc chưa. Nhưng giai đoạn này, ngực mẹ đã lớn hơn rất nhiều. Thế nên, để thoải mái, mẹ hãy chọn những loại áo ngực rộng rãi, nâng được bầu vú và thấm hút mồ hôi tốt.

Thai nhi 28 tuần, mẹ cũng cần phải khám thai đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ (thông thường là khám thai 2 tuần/lần) và siêu âm theo chỉ định. Bên cạnh đó, cần theo dõi hoạt động và lần đạp của bé.

Một số việc mẹ bầu nên làm trong tuần thai 28, khi bụng chưa quá nặng nề, đó là lên danh sách những thứ cần sắm cho công cuộc vượt cạn của mẹ. Cần mua những gì cho mẹ và bé thì lúc này mẹ nên sắm sửa dần. Đồng thời tiến hành giặt giũ, phơi phóng, chuẩn bị tươm tất quần áo, giường cũi… cho trẻ sơ sinh.

Trong tam cá nguyệt thứ ba này, mẹ cũng cần phải tiêm vắc xin để chủng ngừa tăng cường uốn ván, bạch hầu và ho gà giúp bảo vệ bé khỏi những căn bệnh này.

Mẹ cũng nên đăng ký các lớp học tiền sản và dành nhiều thời gian cho bản thân mình như nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng những phút giây thoải mái trước khi bận rộn với việc bé chào đời.

Đây cũng là giai đoạn mẹ có thể tìm hiểu thông tin để lựa chọn bệnh viện và bác sĩ đỡ đẻ. Có thể gặp và trao đổi trước với bác sĩ về nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng của mình để đảm bảo cho cuộc vượt cạn thành công.

Đan Nguyên

Thai 27 Tuần Kích Thước Bao Nhiêu, Thai Nhi Quay Đầu Chưa?

Thai 27 tuần kích thước 37 cm từ đỉnh đầu đến gót chân, nặng chừng 1kg, thai nhi có thể cảm nhận ánh sáng mờ qua thành tử cung nhờ thị lực phát triển. Tuần thai này bé có thể quay đầu sớm hơn hoặc khi bước sang tuần thứ 28 của thai kỳ. Mang thai tuần thứ 27, mẹ cần đi khám thai thường xuyên và làm các xét nghiệm cần thiết bên dưới. Thai 27 tuần kích thước bao nhiêu? Vào…

Thai 27 tuần kích thước 37 cm từ đỉnh đầu đến gót chân, nặng chừng 1kg, thai nhi có thể cảm nhận ánh sáng mờ qua thành tử cung nhờ thị lực phát triển. Tuần thai này bé có thể quay đầu sớm hơn hoặc khi bước sang tuần thứ 28 của thai kỳ. Mang thai tuần thứ 27, mẹ cần đi khám thai thường xuyên và làm các xét nghiệm cần thiết bên dưới.

Thai 27 tuần kích thước bao nhiêu?

Vào tuần thai thứ 27, bé đã nặng chừng 1kg và dài hơn 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi. Với thị lực đã phát triển, bé có thể có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ.

Thai nhi 27 tuần cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.

Thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa?

Có rất nhiều băn khoăn, lo lắng mà mẹ bầu chưa thông suốt khi thai nhi đã được 27 tuần tuổi. Và câu hỏi thai nhi 27 tuần quay đầu chưa? là thắc mắc khá phổ biến.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối với những mẹ lần đầu mang thai, thai nhi có thể quay đầu sớm hơn hoặc khi bước sang tuần thứ 28 của thai kỳ. Còn đối với những mẹ mang thai ở lần thứ 2 trở đi thì thai nhi sẽ quay đầu vào trung tuần 32 – 36 của chu kỳ mang thai.

Tùy theo những trường hợp khác nhau mà thai nhi sẽ có những sự thay đổi khác nhau, việc quay đầu cũng là một ví dụ điển hình cho việc này.

Thông thường, khi còn nằm trong bụng mẹ ở tuần thai thứ 27, thai nhi sẽ có hướng quay đầu lên trên, và khi gần đến ngày dự sinh khoảng 1 tuần, thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới. Việc thai nhi quay đầu theo ngôi nào, thuận hay không thuận sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh nở của người mẹ là mẹ nên sinh thường hay mổ đẻ.

Mang thai 27 tuần cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Mẹ đang sắp về đích! Ba tháng cuối cùng của quá trình mang thai sẽ bắt đầu từ tuần này. Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ còn tăng thêm khoảng 5kg trong thời gian tới.

Mang thai 27 tuần cần làm xét nghiệm gì?

Từ tuần thai thứ 27 mẹ nên đi khám thai mỗi hai tuần. Sau đó, khi được 36 tuần, mẹ sẽ cần đi khám hàng tuần. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời mẹ cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn tình trạng tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, mẹ sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.

Nếu trong lần khám tiền sản đầu tiên, xét nghiệm máu cho thấy mẹ có Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé. Nếu bé có Rh dương tính, mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.

Mang thai 27 tuần mẹ bầu cần lưu ý gì?

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, một chiếc gối kê dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp ngủ thẳng giấc. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp mẹ ngủ ngon! Bạn có thể dành nửa giờ đi bộ mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi có được chút thời gian cho bản thân.

Hỏi bác sĩ của bạn về việc kiểm tra lượng sắt trong cơ thể. Bạn sẽ cần thử máu để xác định lượng sắt trong cơ thể và xem liệu có cần phải bổ sung thêm sắt hay không. Bạn cũng cần các xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh trong máu. Nếu Rh âm (Rh-) bạn phải chắc chắn rằng cơ thể bạn không sản xuất ra bất kì kháng nguyên nào.

Nếu bạn không thể quyết định được tên cho bé, hãy lập danh sách những cái tên mà bạn mong muốn. Nhiều cặp cha mẹ trì hoãn việc đặt tên cho đến khi họ được nhìn thấy khuôn mặt của em bé. Trong khoảnh khắc rạng ngời ấy họ biết được em bé cần phải có tên gì. Đôi khi những cái tên lại không nằm trong danh sách.

Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy tránh các bài tập thể dục mà bạn phải đứng chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể bởi vì nó có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng và trực tràng. Thay vào đó hãy hướng đến các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi.

Khi thai đã được 27 tuần tuổi, đồng nghĩa khoảng thời gian để chào đón thiên thần bé nhỏ cũng được rút ngắn đáng kể. Chính vì thế mà mẹ nên lưu ý kỹ càng đến sức khỏe của mình và bé.

Thai Nhi 30 Tuần Đã Quay Đầu Chưa? Làm Thế Nào Để Thai Ngôi Đầu?

Khi thai nhi 30 tuần, các bậc cha mẹ sẽ có rất nhiều những thắc mắc về sự phát triển của bé. Trong đó, việc quay đầu của thai nhi ở tuần 30 cũng là điều quan tâm của nhiều người.

Thai ngôi đầu tức là em bé quay đầu đúng ở vị trí bình thường, giúp mẹ khi sinh thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Khi đó, đầu của bé hướng xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng nếu bé nằm ở vị trí đáy khung xương chậu của mẹ thì sẽ ra đời rất dễ dàng.

– Thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Có thể phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai:

+ Nếu mẹ mang thai lần đầu: Thi nhi sẽ quay đầu từ tuần thứ 34 hoặc 35.

+ Nếu mẹ mang thai lần thứ hai: Thai nhi có thể quay đầu muộn hơn, trong tuần 36 hoặc 37.

+ Vẫn có những trường hợp em bé quay đầu sớm từ tuần 28.

– Như vậy, mẹ nên đi siêu âm để có thể xác định được một cách chính xác thai 30 tuần đã quay đầu chưa. Ngoài ra, một số yếu tố như vị trí thai máy, cử động của tay chân em bé cũng có thể giúp dự đoán điều này.

– Trong trường hợp thai nhi 30 tuần tuổi mà chưa quay đầu thì chưa phải là trường hợp phải lo lắng. Chỉ khi chờ đến 3-4 tuần tiếp theo mà thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.

Khi thai 30 tuần mẹ nên đi siêu âm để xác định xem thai nhi quay đầu hay chưa

2. Các loại ngôi thai bất thường khi thai nhi 30 tuần

Cũng có những trường hợp em bé lại không quay đầu về vị trí thuận lợi trước khi sinh. Đó là khi xảy ra các loại ngôi thai bất thường như sau:

– Ngôi mông: phần chân của thai nhi hướng về phía cổ tử cung.

– Ngôi ngang: lưng (hoặc vai) của em bé quay về phía cổ tử cung.

– Ngôi mặt: thay vì phần đầu, mặt của thai nhi lại hướng xuống phía tử cung.

– Ngôi trán: lúc này, trán của bé lại ép vào cổ tử cung.

– Ngôi cằm: khi khám cho mẹ, bác sĩ có thể sờ thấy cằm của bé.

– Ngôi chỏm: em bé lại cúi đầu về phía âm hộ của mẹ.

– Ngôi thóp trước: thai nhi ngửa đầu lưng chừng, bác sĩ có thể sờ được từ phần mũi đến miệng của bé.

Một số dạng ngôi thai bất thường

Khi phát hiện ngôi thai không bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp để xoay đầu thai nhi khi sinh hoặc chỉ định sinh mổ. Điều này sẽ làm cho mẹ đau đớn và khó chịu. Bà bầu cần phải đi khám thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.

3. Làm thế nào để thai nhi 30 tuần ngôi đầu?

Để thai ngôi đầu, mẹ bầu có thể thực hiện theo một số gợi ý sau đây:

Ngoài tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mẹ bầu, bơi lội còn có thể giúp thai nhi quay đầu đúng hướng. Tùy từng điều kiện, nhu cầu và sở thích mà người phụ nữ mang thai có thể bơi trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu khi thai nhi 30 tuần. Việc này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, thư giãn và hạn chế đau cơ bắp cho mẹ.

Việc mẹ bơi lội có thể giúp thai nhi quay đầu đúng hướng

– Để có được ngôi thai thuận, việc luyện tập giơ chân lên cao có thể đem lại hiệu quả tốt cho bà bầu. Mẹ chỉ cần giơ cao chân, cơ thể sẽ dốc xuống. Thai nhi sẽ di chuyển sang phía cao hơn.

– Khi thai 30 tuần tuổi thì mẹ nên thực hiện tư thế này hàng ngày. Mỗi ngày 3 lần và không tập lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày.

Thai nhi 30 tuần, thính giác của thai nhi đã phát triển tốt hơn. Bé đã nghe được những âm thanh ở bên ngoài. Vì thế, mẹ nên áp tai nghe nhạc hoặc loa vào phần bụng dưới và trò chuyện với con mỗi ngày. Như thế, bé sẽ di chuyển về phía có âm thanh. Từ đó sẽ quay đầu qua vị trí thuận lợi.

Mẹ nên đi lại, vận động thường xuyên sẽ làm cơ thể thoải mái, thai nhi sẽ quay đầu dễ dàng. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, sẽ không tốt cho sức khỏe.

Để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi

Lúc ngồi, mẹ có thể kê một chiếc đệm hoặc gối nhỏ ở dưới. Khi đó, hông sẽ cao hơn đầu gối, giúp thai nhi thuận lợi quay đầu hơn.

Tác dụng của việc nằm nghiêng là giúp giảm áp lực, dễ dàng lưu thông máu và oxy. Ngoài ra, sự xoay chuyển của bé cũng sẽ dễ dàng hơn.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thai-nhi-30-tuan-da-quay-dau-chua-lam-the-nao-de-thai…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai 38 Tuần Nhưng Chưa Quay Đầu! trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!