Cập nhật nội dung chi tiết về Thai 25 Tuần Tuổi: Dấu Hiệu, Sự Phát Triển Của Bé Và Biến Đổi Của Mẹ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở tuần 25, bạn đã mang thai khoảng 6 tháng và 1 tuần tuần. Bạn đang ở quý cuối của thai kỳ. Lúc này, em bé bắt đầu cử động thường xuyên và có thể phản ứng lại với âm thanh hoặc những cú chạm.
Bạn đang xem: Thai 25 tuần tuổi: Dấu hiệu, sự phát triển của bé và biến đổi của mẹ
Ở tuần 25, em bé lớn bằng một củ cải Thụy Điển, dài khoảng 34,6 cm, nặng khoảng 660 g.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
– Da: chất béo tích tụ dưới da
– Mũi: lỗ mũi bắt đầu mở ra
– Phản xạ: em bé có thể phản ứng lại với âm thanh, va chạm và ánh sáng.
– Xương sống: các phần khác nhau đang phát triển
– Phổi: động tác hít thở được phát triển. Nó xảy ra 44 lần/phút. Các túi phổi bắt đầu tạo ra chất hoạt động bề mặt.
– Thận: bắt đầu sản xuất nước tiểu
– Não: đang phát triển
– Hệ tiêu hóa: vẫn đang phát triển
Em bé chuyển động hoạt bát vào thời điểm này và hoạt động theo mô hình ngủ thức. Điều đó sẽ cho thấy bé khỏe mạnh trong bụng mẹ. Thai nhi nhỏ và có nhiều không gian trong tử cung để di chuyển xung quanh và có thể nằm ở những vị trí khác nhau trước khi nằm vào vị trí tốt nhất.
Những triệu chứng thai kỳ trong tuần 25
– Tăng cân: cân nặng nên tăng dựa trên chỉ số BMI của mẹ. BMI dưới 18,5 nên tăng 6,3-9,5 kg. BMI từ 18,5-24,9 nên tăng 5,4-8,6 kg. BMI từ 25-29,9 nên tăng 3,6-6,3 kg. BMI trên 30 nên tăng 2,2-4,9 kg.
– Khó ngủ: bên cạnh những cảm giác khó chịu của cơ thể, việc thường xuyên phải vào nhà vệ sinh ban đêm có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn.
– Đi tiểu thường xuyên: tử cung đang lớn dần gây áp lực lên bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
– Táo bón: progesterone làm giãn các cơ đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa gây táo bón.
– Bệnh trĩ: lưu lượng máu tăng cộng với táo bón khiến các tĩnh mạch ở khu vực trực trằng sưng lên.
– Đầy hơi, ợ hơi: khó tiêu làm sản sinh ra khí và khiến bạn cảm thấy bị đầy hơi.
– Ợ nóng: tử cung lớn lên chèn lên dạ dày, đẩy axit dạ dày lên thực quản gây ợ nóng.
– Đau lưng: em bé lớn lên đặt áp lực vào lưng dưới khiến bạn bị đau ở khu vực này.
– Mệt mỏi: khi cơ thể làm việc quá sức để nuôi em bé, bạn sẽ cảm thấy mệt hơn bình thường.
– Phù nề: nước tích trữ trong cơ thể khiến tay và chân sưng phù.
– Những cơn co thắt Braxton Hicks: bạn có thể trải qua những cơn co thắt bất thường và ít đau khi thay đổi vị trí. Đây là cách để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở sau này.
– Hội chứng ống cổ tay: bàn tay và cổ tay sẽ cảm giác ngứa ran là do lượng máu tăng gây áp lực lên các dây thần kinh.
– Ngáy: lưu lượng máu tới các màng nhầy gia tăng có thể gây nghẹt mũi và khiến bạn ngủ ngáy.
– Rối loạn chức năng khớp mu (SPD): đây là tình trạng khi các dây chằng và các cơ ở xương chậu bị kéo căng, gây đau ở khu vực chậu. Các bài tập kegel và nghiêng vùng xương chậu sẽ giúp cơ vùng này khỏe hơn.
– Hội chứng bồn chồn chân (RLS) còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom khiến chân ngứa ran và di chuyển không kiểm soát. Mức ferritin trong máu thấp (hemoglobin <11 g/dl), lượng folate thấp, tiền sử bị RLS trước khi thụ thai, bị RLS trong lần mang thai trước là một vài lý do phổ biến của hội chứng này.
Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thứ 25
Thay đổi về thể chất
– Bụng lớn và nhô ra một chút trong tuần này.
– Ngực lớn hơn và quầng vú trở nên sẫm màu.
– Da bị kéo căng do tử cung ngày càng lớn gây rạn da.
– Đường linea nigra trở nên tối màu hơn.
– Nồng độ nội tiết tố tăng lên khiến tóc trông dày hơn, sáng hơn.
Thay đổi cảm xúc
– Tâm trạng lên xuống do sự thay đổi nội tiết là phổ biến trong tuần này.
– Lo lắng về việc sinh nở và làm mẹ sắp tới cũng không có gì lạ trong giai đoạn này.
Sinh non ở tuần thứ 25
Sinh non là khi em bé chào đời từ tuần 20-37 của thai kỳ. Những em bé sinh từ tuần 24-28 của thai kỳ được xem là cực kỳ non yếu, trọng lượng chưa tới 1 kg. Các bé thường được chăm sóc trong lồng kính (NICU) với những hệ thống hỗ trợ sống và có khoảng 82% cơ hội sống sót nếu trọng lượng đạt khoảng 751-1.000 g.
Những bé sơ sinh cực non có thể bị những khuyết tật nặng như bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh), chậm phát triển tâm thần và điếc.
Những yếu tố có thể gây sinh non bao gồm:
– Đã từng sinh non
– Mẹ mang đa thai
– Những bất thường của cơ quan sinh sản, chẳng hạn như cổ tử cung ngắn.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu
– Bị bệnh lây qua đường tình dục
– Nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm trichomoniasis.
– Chảy máu âm đạo
– Huyết áp cao
– Có những bất thường trong phát triển của thai nhi.
– Mẹ thiếu cân hoặc béo phì trước khi mang thai
– Mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm
– Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn (dưới 6 tháng)
– Nhau tiền đạo
– Nứt vỡ tử cung nếu bạn từng sinh mổ hoặc cắt một phần tử cung.
– Tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc tiểu đường thai kỳ (chỉ xảy ra khi mang thai)
– Vấn đề về đông máu
– Phụ nữ Mỹ gốc Phi
– Tuổi của mẹ dưới 18 hoặc trên 35
– Hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy
– Các yếu tố môi trường như tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm môi trường nhất định.
– Bạo lực gia đình, kể cả bảo lực về thể xác, tinh thần, tình dục.
– Căng thẳng
– Thiếu sự hỗ trợ xã hội
– Làm việc phải đứng trong thời gian dài
Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong tuần này hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi nào cần gọi cho bác sĩ
– Bạn trải qua những cơn co thắt kéo dài trên 10 phút hoặc hơn, thường trong vòng một giờ (có trên 5 cơn co thắt trong một giờ)
– Rỉ chất lỏng từ âm đạo (vỡ túi ối).
– Co thúc như kỳ kinh nguyệt.
– Đau lưng dưới âm ỉ
– Áp lực lên vùng chậu
– Co rút ở bụng, có thể đi kèm tiêu chảy.
– Tăng tiết dịch âm đạo bất thường hoặc đột ngột
– Chảy máu âm đạo
Khám thai
Đây là những gì bạn có thể trải qua trong lần khám thai này
– Đo cân nặng
– Huyết áp
– Kiểm tra mức dung nạp glucose: nếu kết quả xét nghiệm thử glucose bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị làm kiểm tra mức dung nạp glucose để đo nồng độ đường trong máu của mẹ.
Đối với xét nghiệm thử glucose, máu được rút ra sau khi bạn uống nước đường được 1 giờ và được kiểm tra nồng độ đường đã tăng lên. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ thực hiện tiếp xét nghiệm mức dung nạp glucose. Để thực hiện xét nghiệm này, bạn phải nhịn ăn qua đêm. Máu sẽ được rút ra và đem xét nghiệm nồng độ đường.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu theo giờ trong 3 giờ tiếp theo. Kết quả xét nghiệm bất thường là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn lành mạnh, ít đường để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ nếu bạn bị mắc. Nếu không, bạn có thể theo một chế độ ăn và lối sống khoa học để bản thân và em bé khỏe mạnh.
Lời khuyên cho mẹ
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách khỏe mạnh nhờ sử dụng sản phẩm Sữa non colosence. Sản phẩm này dạng viên nang nén ( 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
– Không để bị căng thẳng
– Ăn đồ ăn nấu chín tại nhà trong đó có những loại cá như cá hồi, cá pô lắc, cá trống, cá tuyết, tôm và cá trê bởi đây là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Hãy tránh ăn các loại cá như cá kình, cá mập, cá kiếm và cá thu bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
– Bổ sung các loại vitamin trước sinh như sắt, axit folic.
– Tránh hút thuốc, uống rượu cũng như dùng nhiều cafein.
– Nghỉ ngơi đầy đủ
– Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ.
– Duy trì vệ sinh răng miệng
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
– Không uống thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
– Tránh dọn vệ sinh chuồng mèo để không bị nhiễm toxoplasmosis
– Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
– Mang các loại trái cây, đồ ăn nhẹ đến văn phòng và ăn giữa những lần nghỉ ngơi.
– Dành thời gian cho gia đình và bạn bè
– Nghĩ tên cho em bé
– Đọc sách và tham gia các hoạt động giúp bạn vui vẻ.
Lời khuyên dành cho các ông bố tương lai
– Tạo ra một môi trường vui vẻ tại nhà
– Giúp vợ làm việc nhà
– Cùng vợ đi khám thai
– Đi mua sắm đồ bầu
– Lên kế hoạch cho một ngày ra ngoài để đổi gió và thư giãn cùng nhau
– Mát xa cổ và chân cho vợ khi cô ấy cần.
Bạn chỉ còn 15 tuần nữa là sinh em bé. Hiện tại, bạn sẽ vừa lo lắng, vừa hạnh phúc với vai trò làm mẹ sắp tới. Thậm chí, bạn có thể hơi lo sợ về những thay đổi to lớn trong cuộc sống nhưng đừng lo lắng. Hành trình này không phải dễ dàng như cuối cùng, bạn sẽ thể tận hưởng niềm vui không thể tưởng tượng với thiên thần bé nhỏ của mình.
Thai 38 Tuần: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Thay Đổi Của Mẹ Bầu
I. Thai 38 tuần phát triển như thế nào?
1. Đối với bé:
Khi bước sang tuần thai 38, bé dài khoảng 48,9cm, nặng khoảng 3kg, tốc độ tăng trưởng vẫn đang được duy trì ở giai đoạn này thai nhi tích lũy chất béo để sẵn sàng chào đời. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể bé đã dần dần hoàn thiện, phổi và não bộ vẫn tiếp tục phát triển.
Thai nhi trong buồng tử cung uống nước ối, đi tiểu trong buồng ối, trong đó bao gồm các chất thải từ ruột, tế bào da chết, lông tơ… Những chất này sẽ được tích tụ trong ruột dưới dạng phân su và được thải ra ngoài nhiều nhất sau khi sinh.
2. Đối với mẹ bầu:
Khi mang thai 38 tuần, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi rõ rệt như:
Trung bình mẹ tăng cân mỗi tuần từ 350g – 450g: Bé phát triển trong tử cung gần như hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giữ chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để giúp mẹ và bé tích trữ năng lượng sẵn sàng “vượt cạn” khi vào chuyển dạ.
Áp lực vùng chậu: Gần đến ngày sinh, đầu thai nhi sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu, làm gia tăng áp lực lên bàng quang. Kích thích bàng quang làm mẹ thường đi tiểu, khi vào giai đoạn chuyển dạ đầu thai nhi đè lên trực tràng tống xuất phân trước khi sổ thai, Ở giai đoạn này mẹ thường đau vùng bụng dưới, đau lưng, đau xương mu, đau khớp háng… vì thế việc đi lại sản phụ cũng tương đối khó khăn.
Phù nề: Thể tích máu, trọng lượng mẹ và bé tăng trong suốt thai kỳ, áp lực vùng chậu gia tăng vào những tuần cuối nên chèn ép hệ thống mạch máu dẫn đến hiện tượng phù nề đặc biệt 2 chân. Để hạn chế phù nề phụ nữ trong thai kỳ nên tăng cân theo đúng khuyến nghị tùy tình trạng dinh dưỡng trước mang thai, hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, chứa nhiều muối, thức ăn chế biến sẵn, bà bầu thai 38 tuần nên tránh đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên đi bộ, vận động nhẹ nhàng và gác chân lên gối khi nằm.
Các cơn co thắt tử cung diễn ra: Ở tuần 38, thai nhi có thể ra đời bất kỳ lúc nào. Nếu các cơn co thắt xuất hiện chuyển dần từ nhẹ đến mạnh, thai 38 tuần gò liên tục, ngày càng nhiều hơn và kéo dài hơn, cơn gò gây đau, mỗi 10 phút có 3 cơn gò, âm đạo ra nhớt hồng, mẹ hãy đến bệnh viện ngay vì quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.
Buồn nôn: Quá trình thay đổi hormone ở giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung càng lớn đẩy lên cao chèn ép dạ dày có thể khiến một số mẹ bầu bị nôn nếu ăn quá no. Mẹ đừng lo lắng, hãy ăn, uống vừa đủ tránh ăn quá no, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, mang thai 38 tuần không nên để bụng đói sẽ dễ gây hạ đường cho mẹ và bé.
II. Thai 38 tuần: Mẹ cần lưu ý điều gì?
1. Tuân thủ lịch khám thai:
Từ tuần thai 36 trở đi, mẹ bầu phải đi khám thai mỗi tuần theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa Bạn phải thực hiện đầy đủ các thăm khám thường quy như: mẹ đo huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm nước tiểu, khám cổ tử cung, siêu âm thai, non-stress test… Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe của mẹ, đánh giá sức khỏe, quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ sản khoa dự đoán thời gian sinh nở cũng như kịp thời phát hiện các bất thường vào những tuần lễ cuối của thai kỳ nhằm mục đích xử trí kịp thời.
2. Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện
Thai 38 tuần tuổi mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như mọi giấy tờ, vật dụng cần thiết vì quá trình chuyển dạ có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Việc bé ra đời trước hay sau ngày dự sinh 1-2 tuần là hết sức bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.
Hãy đến bệnh viện khi có các dấu hiệu chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý cho con bú mẹ càng sớm càng tốt trong vòng từ 60 phút đến 90 phút đầu sau sinh. Lúc này, cơ thể mẹ tiết ra “sữa non” vô cùng quý giá, giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên. Nếu có thể, mẹ hãy cho con bú đến 2 tuổi để bé phát triển tối ưu.
Để đề phòng trường hợp thai 38 tuần tuổi mắc phải các bệnh truyền nhiễm như: lao phổi, suy tim mất bù nặng, suy giảm miễn dịch giai đoạn cuối, hoặc sữa mẹ “chưa về kịp” hay không đủ sữa cho con bú, thì ưu tiên chọn sữa từ ngân hàng sữa mẹ. Nếu cơ sở không có ngân hàng sữa mẹ thì chọn sữa công thức nên chọn loại sữa giúp bé phát triển tối ưu về thể chất và trí não với các thành phần tương tự sữa mẹ như DHA và MFGM. Sữa chứa DHA và MFGM sẽ giúp trẻ:
Thúc đẩy phát triển trí não thông qua việc tăng kết nối tế bào thần kinh.
Phát triển cả tư duy (IQ) và trí thông minh cảm xúc (EQ).
Thành phần chất đạm có trong MFGM giúp kháng vi-rút và kháng khuẩn, chống nhiễm trùng ruột và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
Mang Thai Tuần 31 – Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ
Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi Mẹ đi tiểu rồi nín lại giữa chừng. Hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất. Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, Mẹ cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Mẹ có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.
Cấp độ 2: Tập Kegel với ngón tay Hãy rửa sạch tay của Mẹ trước khi tập luyện. Hãy luồn một ngón tay vào âm đạo và tìm cách dùng âm đạo kẹp lấy ngón tay. Mẹ sẽ cảm thấy âm đạo co lại. Bài tập này đã nâng cao và khó hơn bài tập trên một chút. Chính vì vậy đừng nản lòng nếu Mẹ không làm được ngay.
Cấp độ 3: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây Với cấp độ này, Mẹ lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:
Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5.
Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5.
Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5.
Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5.
Cấp độ 4: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần Khi đã đạt được “thành tựu”, Mẹ hãy nâng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:
Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.
Tưởng tượng Mẹ đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo. Giữ nó lại trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Tưởng tượng Mẹ đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo. Giữ 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 31 Tuần Tuổi
Thai nhi tuần 31 phát triển như thế nào?
Chỉ số thai nhi 31 tuần tuổi trung bình đạt chuẩn với chiều dài đầu đến chân khoảng 41cm và cân nặng ước tính là 1750g. Từ tuần này trở đi đến khi sinh, bé tập trung phát triển cân nặng. Tốc độ tăng cân sẽ nhanh hơn so với tốc độ tăng chiều dài của bé.
Ngoài phát triển chiều cao cân nặng, trong tuần thai này bé cũng có thêm nhiều thay đổi như:
Sự phát triển các tế bào thần kinh và não bộ: Tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho các giác quan khác nhau. Vì vậy, trong thời gian này tất cả các giác quan của bé đều đã hoạt động ổn định. Đặc biệt là mắt bé đã có thể phản ứng tốt với ánh sáng bên ngoài.
Thai nhi ít xoay mình hơn: Do lúc này kích thước của bé đã khá lớn nên bé khó có thể di chuyển tự do trong tử cung. Các vận động chủ yếu của bé là đạp, nấc cụt, ngoảnh đầu, quay đầu từ bên này sang bên kia. Ở tuần tuổi này, bé cũng dành nhiều thời gian hơn để ngủ. Vì vậy, các mẹ có thể thấy bé im lặng nhiều hơn.
Thai nhi quay đầu: Ngôi thai thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở của mẹ bầu. Ví thế, không ít phụ nữ mang thai băn khoăn rằng “thai nhi 31 tuần tuổi đã quay đầu chưa”? Trên thực tế, ở tuần thứ 31 của thai kỳ, một số thai nhi đã quay đầu. Đặc biệt, nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì việc em bé quay đầu sớm cũng không có gì đáng lo lắng.
Thai nhi tuần 31 và những thay đổi trên cơ thể của mẹ
Sự phát triển thai nhi 31 tuần tuổi cũng kéo theo những thay đổi mạnh mẽ trên cơ thể mẹ cả về thể trạng lẫn cảm xúc. Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy mình có những biểu hiện như:
Tăng cân nặng nhanh: Ở tuần thai kỳ thứ 31, mẹ bầu tiếp tục tăng khoảng 0.5kg trong tuần này. Đôi khi thai phụ có thể cảm thấy khó thở do phổi bị chèn ép bởi sự lớn lên của thai.
Bầu ngực tiết sữa non: Phần lớn mẹ bầu trong tuần thai này bắt đầu tiết sữa non. Sữa non thường có màu trắng hoặc vàng đục. Hãy sử dụng thêm đệm ngực để sữa không dây ra quần áo nếu mẹ bầu tiết nhiều sữa non trong tuần thai kỳ này.
Đau đầu: Đau đầu là triệu chứng thường gặp của phụ nữ khi mang thai nhi 31 tuần tuổi. Sự thay đổi của hormone và thiếu máu tuần hoàn lên não chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Lo lắng và mệt mỏi: Những thay đổi thất thường của cảm xúc đã bớt dần trong những tháng cuối này. Tuy nhiên, tâm trạng thường xuyên của mẹ bầu lại là sự lo lắng và mệt mỏi. Sự nặng nhọc của cơ thể cùng những triệu chứng khó chịu tiền sản khiến rất nhiều chị em cảm thấy áp lực và lo lắng kéo dài. Để giải tỏa tâm lý này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ cho mình. Các hình thức giải trí như nghe nhạc, xem phim, đọc sách. Các hình thức thư giãn này không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn tốt cho sự phát triển của em bé.
Mẹ bầu 31 tuần bệnh lý thường gặp
Thai nhi 31 tuần đồng nghĩa với việc mẹ và bé đang ở tuần thứ 3 của tháng thứ 7 trong thai kỳ. Ngoài sự thay đổi về thể trạng và cảm xúc, mẹ bầu mang thai 31 tuần còn có thể gặp các triệu chứng và bệnh lý khác như:
Lời khuyên khi mang thai nhi 31 tuần tuổi
Hãy đảm bảo thực hiện khám thai định kỳ đều đặn để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi và phát hiện sớm các dấu hiệu sinh non. Sự phát triển thai nhi tuần 31 đã khá hoàn thiện nên tỷ lệ sống sót là khá cao. Tuy nhiên, lý tưởng và an toàn nhất vẫn là bé sinh ra ở tuần thứ 39 – tuần 41 của thai kỳ.
Mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý đến hiện tượng tiền sản giật. Đây là biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu bạn đo huyết áp tại nhà và nhận thấy chỉ số huyết áp của mình trên 140/90 mmHg trong 2 lần đo cách nhau 4 giờ, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, mẹ cũng phải lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện của bản thân. Ăn uống đầy đủ và luyện tập đều đặn giúp cả mẹ và bé nâng cao sức khỏe của mình.
Bây giờ là lúc thích hợp để mẹ lên kế hoạch cho việc sinh nở. Hãy chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết mang theo khi đi sinh. Bởi mẹ có thể trở dạ bất cứ lúc nào kể từ tuần thai kỳ này trở đi.
Con cái là lộc trời cho, Hãy Trân Trọng – Gia Đình Là Vô Giá
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai 25 Tuần Tuổi: Dấu Hiệu, Sự Phát Triển Của Bé Và Biến Đổi Của Mẹ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!