Đề Xuất 6/2023 # Thai 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Mạnh Mẽ, Mẹ Ăn Gì Tốt Nhất Cho Con Yêu? # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Thai 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Mạnh Mẽ, Mẹ Ăn Gì Tốt Nhất Cho Con Yêu? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thai 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Mạnh Mẽ, Mẹ Ăn Gì Tốt Nhất Cho Con Yêu? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở tuần thai này, tình trạng ốm nghén sẽ chấm dứt hẳn. Đây cũng là thời kỳ cả mẹ và thai nhi đều bắt đầu tăng cân nhanh, bụng bầu của mẹ sẽ lộ rõ. Khi thai 17 tuần mẹ cũng nên lưu ý về ăn các thực phẩm tốt, bổ dưỡng cho thai nhi giúp bé phát triển theo tiêu chuẩn, khỏe mạnh.

Sự phát triển của thai 17 tuần

1. Trọng lượng cơ thể

Tuần 17 bé đã tăng về trọng lượng cơ thể, cụ thể thai đạt cân nặng là 140g và chiều dài cơ thể khoảng 13cm. Bé được đo từ đỉnh đầu tới mông.

Lúc này bé có kích thước tương đương với củ cải tròn.

2. Các chỉ số phát triển thai 17 tuần theo từng ngày

(Nguồn: Internet)

– Các chỉ số phát triển thai 17 tuần theo từng ngày tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch từ 0 – 6 ngày trong tuần thai.

– Thai nhi có thể lớn hoặc nhỏ hơn bảng chỉ số phát triển trên, không nhất thiết phải đạt đúng chỉ số đó.

Tuần 17 thai đã có sự phát triển đáng kể, các chỉ số của bé cũng tăng lên và bé bắt đầu có hoạt động tích, phản ứng rõ rệt trong bụng mẹ như:

– Tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển

– Tóc bắt đầu mọc: Những sợi tóc tơ đầu tiên bắt đầu mọc trên đỉnh đầu bé.

– Da của trong suốt: Tuần này, da của bé trong suốt và có thể nhìn thấy qua các mạch máu dưới da bé. Lớp da mỏng trơn bóng, màu trắng phủ khắp cơ thể bé có tác dụng bảo vệ da trong nước ối, giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.

– Bé bắt đầu biết nuối dịch nước ối.

– Thận bắt đầu hoạt động để sản xuất ra nước tiểu.

– Cơ quan sinh dục đã hình thành: Tuần này mẹ có thể siêu âm giới tính thai nhi, tuy nhiên độ chính xác chưa tuyệt đối.

– Thính giác bắt đầu hoạt động: Khi thai 17 tuần, bé đã cảm nhận được và phản ứng được với âm thanh trong bụng mẹ như tiếng nhịp tim đập, co bóp của dạ dày, hệ tiêu hóa hoặc âm thanh ngoài bụng mẹ như tiếng cười nói, tiếng nhạc…

– Xương sụn của bé dần thay đổi thành xương cứng.

– Dấu vân tay đang hình thành: Thời gian này các dấu vân tay đang hình thành, trong một vài tuần tới ở ngón tay bé sẽ xuất hiện các vòng xoáy (dấu vân tay).

– Dây rốn của bé dày và khỏe mạnh hơn.

– Đầu chân tay và cơ thể bé đã cứng cáp hơn trước.

– Bé bơi lội trong nước ối: Thai 17 tuần trọng lượng cơ thể vẫn nhỏ, tử cung lại có không gian rộng để bé thoải mái bơi lội, nhào lộn, xoay người. Mẹ có thể cảm nhận khi bé trườn, di chuyển trong bụng.

– Bé đã biết máy: Mẹ có thể cảm nhận được điều này qua mỗi này bé chuyển động trong tử cung.

– Bé biết khép mở miệng: Tuần này bé đã mở khép miệng để hít thở và tập dược để có kỹ năng hô hấp, bú sữa mẹ trong thời gian sắp tới.

– Bé biết đi tiểu: Lượng nước tiểu bé và chất thải bé bài tiết ra sẽ theo nhau thai của mẹ bài tiết ra ngoài.

Thai 17 tuần tuổi đã có những bước phát triển rõ rệt, các hệ thống bài tiết, tuần hoàn đã đi vào hoạt động giúp bé phản ứng nhanh với các chất xúc tác bên ngoài và cứng cáp hơn.

Để theo dõi thai 17 tuần phát triển như thế nào, mẹ có thể đi siêu âm để thấy rõ nhất.

Sự thay đổi của mẹ khi thai 17 tuần

Tuần này, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mình sẽ có những thay đổi rõ rệt, biểu hiện qua từng triệu chứng, dấu hiệu sau:

1. Thèm ăn, ăn ngon miệng hơn

Sang tam nguyệt cá thứ 2, mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn, muốn ăn nhiều hơn. Tuần 17 bé đang lớn, phát triển nhanh đòi hỏi mẹ phải bổ sung đủ dưỡng chất. Từ tuần thai này mẹ nên tranh thủ ăn những món bổ dưỡng, tốt cho thai nhi.

Khi thai 17 tuần, bụng mẹ hoặc mông, đùi có những vết rạn da xuất hiện do tăng cân và bụng bầu to ra. Mẹ nên sử dụng dầu dừa để chống rạn da ngay từ tháng thứ 4.

3. Thường xuyên đau, nhức đầu

Tuần 17, mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn đau, nhức đầu thường xuyên diễn ra. Để hạn chế, giảm tình trạng này các mẹ nên đi bộ, tập yoga, tránh stress…

Lượng hormone tăng cao làm chậm quá trình tiêu hóa, axit tiết ra nhiều hơn. Mẹ sẽ có cảm giác nóng rát ngực và gây ra hiện tượng ợ nóng (do axit trào ngược lên thực quản).

Mẹ có thể ăn các món có tính cay nóng để giảm bớt tình trạng này.

Thiếu máu, máu không lưu thông tốt dẫn đến hiện tượng mẹ bị chóng mặt, hoa mắt ngất xỉu do thiếu sắt và thiếu nước. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống sắt, uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng này.

Thai 17 tuần đã tăng trưởng về trọng lượng, nằm về phía khung xương chậu khiến mẹ thường xuyên đau mỏi lưng. Tốt nhất, mẹ nên ngồi, nằm ở tư thế thoải mái nhất và tập yoga để giảm triệu chứng này.

7. Thở mệt nhọc, mệt mỏi hơn

Thai 17 tuần phát triển mạnh mẽ vì thế hệ tuần hoàn phải hoạt động tích cực để bơm đủ lượng máu đi nuôi cơ thể và đi vào cuống nhau cho bé. Mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, thở mệt nhọc hơn những tuần thai trước.

8. Thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi nhiều

Thời gian này mẹ luôn cảm thấy nóng bức, khó chịu, dễ đổ mồ hôi do thân nhiệt tăng lên. Mẹ nên ngồi ở chỗ thoáng mát, có điều hòa và mặc quần áo làm từ vải cotton.

Đến tuần 17, bụng mẹ đã lộ rõ, cuống rốn đã nhô ra. Mẹ nên chọn những bộ đồ bầu rộng, thoải mái nhất tránh mắc những đồ bó không tốt cho thai nhi.

10. Huyết áp thấp hơn bình thường

Hệ tim mạch của mẹ ở tuần này có những thay đổi mạnh mẽ, vì thế huyết áp của mẹ sẽ giảm. Các mẹ tránh thay đổi tư thế ngồi, nằm đột ngột để hạn chế các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt do huyết áp tụt.

Tử cung đang lớn dần lên, tác động gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu, đi tiểu liên tục nhất là về đêm.

Thai 17 tuần mẹ nên ăn gì để con khỏe, phát triển tốt?

Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm thuộc những nhóm chất dinh dưỡng sau:

1. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

Mẹ bầu nên lựa chọn, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất đạm như:

– Thịt nạc

– Sữa

– Trứng gà

– Cá hồi

– Tôm

– Các loại đậu

– Ngô, khoai, vừng…

Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng, sức đề kháng cho cả mẹ và bé và giúp bé phát triển, tăng cân theo tiêu chuẩn.

2. Nhóm thực phẩm giàu chất sắt

Khi thai 17 tuần tuổi trở đi mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt để phòng chống các hiện tượng như thiếu máu, hễ miễn dịch kém, sảy thai, sinh non, con suy dinh dưỡng, thấp lùn bẩm sinh…

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như:

– Lòng đỏ trứng gà

– Thịt bò

– Thịt lợn

– Yến mạch

– Các loại hạt…

– Viên uống sắt

– Cải bó xôi

– Bí đỏ

3. Nhóm thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp hình thành xương và răng cho bé yêu chắc khỏe, làm tăng chiều dài của bé.

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như:

– Các loại sữa như: Sữa tươi, sữa bà bầu, sữa chua, phô mai…

– Ngũ cốc

– Các loại rau có màu xanh đậm

– Viên uống canxi

– Cua biển

– Quả kiwi

– Tôm

– Cá hồi

4. Nhóm thực phẩm giàu DHA

DHA rất cần thiết cho sự phát triển về thần kinh, thị giác của bé, giúp bé phát triển não bộ, thông minh, nhanh nhẹn hơn.

Khi thai 17 tuần tuổi mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu DHA như:

– Cá hồi, cá ngừ, cá da trơn

– Các loại sữa như: Sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa công thức, váng sữa, sữa chua…

– Các loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt điều…

– Lòng đỏ trứng gà

– Đậu phộng

– Đậu phụ

– Tôm

– Thịt gà

– Bí ngô

– Ngũ cốc nguyên hạt

5. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin

Các loại vitamin C, D, E, K… rất cần thiết với mẹ bầu, giúp trẻ đủ cân, phát triển não bộ và phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin từ các loại trái cây tốt cho sức khỏe như:

– Cam

– Việt quất

– Ổi

– Dưa hấu

– Bưởi

– Thanh long

– Dâu tây…

– Nước dừa

– Ngũ cốc nguyên hạt

– Cà rốt

– Hạnh nhân

– Đậu hũ

Thai 17 tuần có nên đi khám thai không?

Tuần thai này, mẹ nên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để biết bé yêu đã phát triển về các chỉ số cân nặng, kích thước, các hoạt động của bé và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi và mẹ.

Thai 17 tuần có thể làm sàng lọc trước sinh để phát hiện các dị tật bẩm sinh như: Hội chứng Down, thừa nhiễm sắc thể 13, sứt môi, khoèo chân tay, khuyết tật, suy tim…

Khám, siêu âm thai là cách giúp mẹ biết mình có bổ sung đủ chất dinh dưỡng, bé có phát triển tốt, khỏe mạnh hay không.

Nếu đi khám thai, các mẹ hãy đặt câu hỏi, thắc mắc của mình về thai nhi, sức khỏe bà bầu để bác sĩ tư vấn, nắm rõ tình trạng sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.

Khi nào bà bầu cần gặp bác sĩ?

– Đau bụng dưới bất thường, dữ dội.

– Ra nhiều dịch nhầy kèm máu đỏ.

– Ra máu âm đạo.

– Chóng mặt, hoa mắt ngất xỉu.

– Thai không chuyển động.

– Ốm, sốt cao, co giật

Một số câu hỏi của mẹ về thai nhi 17 tuần tuổi

Khi mang thai nhiều mẹ bầu sẽ có những thắc mắc về con yêu và chưa tìm được lời giải đáp. Vậy thai nhi 17 tuần tuổi mẹ thường có những câu hỏi gì?

Thai 17 tuần là được mấy tháng?

Thai được 17 tuần tức là mẹ bầu đang mang thai ở cuối tháng thứ 4. Đây là tam nguyệt cá thứ 2, thời kỳ mẹ cảm thấy nhàn nhã và không mệt mỏi, khổ sở như mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Thai 17 tuần có nên siêu âm 4D?

Tuần thai này mẹ chưa nên siêu âm 4D, thai lúc này vẫn còn quá nhỏ, kích thước của bé mới bằng củ cải tròn nên những hình ảnh siêu âm bằng phương pháp này không đem lại kết chuẩn, chính xác cao.

Mẹ bầu nên đi siêu âm 4D khi thai ở tuần 24 trở đi.Với những mẹ mang thai đôi, thai ba thì nên đi siêu âm 4D ở tuần 24 – 27 của thai kỳ.

Ở tuần 17, thai nhi đã biết đạp tuy nhiên những hoạt động của bé như đạp, máy, nhào lộn vẫn rất nhẹ nhàng và chưa biểu hiện rõ nên mẹ khó cảm nhận được. Khi thai càng lớn thì những cú huých, đạp vào mẹ sẽ mạnh và rõ rệt hơn.

Thai 17 tuần tuổi máy như thế nào?

Để biết con máy hay không mẹ có thể đặt tay lên bụng và cảm nhận. Tuy nhiên thai nhi lại ngủ nhiều và có thời gian ngủ và thức trái ngược với mẹ nên rất khó để mẹ cảm nhận được con máy vào thời điểm nào, máy như thế nào.

Lời khuyên cho mẹ khi thai ở tuần 17

Thai nhi 17 tuần, mẹ bầu nên làm những việc sau đây để giúp con phát triển tốt nhất, khỏe.

– Cho bé yêu nghe nhạc.

– Trò chuyện cùng con mỗi ngày.

– Tham gia các lớp yoga, đi bơi, đi bộ.

– Bổ sung các thực phẩm thiết yếu, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

– Tham gia các lớp tiền sản.

– Đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thai-17-tuan-tuoi-be-phat-trien-manh-me-me-an-gi-tot-…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Thai 13 Tuần Tuổi Phát Triển Thế Nào, Mẹ Ăn Gì Để Con Tăng Cân, Khỏe Mạnh?

Bước sang tam nguyệt cá thứ 2, mẹ sẽ giảm dần tình trạng ốm nghén, bé yêu đang dần ổn định và tăng trưởng, phát triển nhanh hơn mỗi ngày. Thai nhi 13 tuần tuổi, mẹ phải đảm bảo tốt về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt không gây hại cho thai nhi.

Thai 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?

1. Trọng lượng thai nhi

Ở tuần này, bé yêu của bạn đã đạt cân nặng khoảng 23g và có chiều dài cơ thể khoảng 7,4 cm được đo từ đầu đến mông. Bé có kích thước tương đương với quả đậu Hà Lan.

Các bộ phận trên cơ thể bé yêu dần hoàn thiện, nhau thai có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ đến bé, giúp bé phát triển tốt nhất. Bé phát triển cụ thể như sau:

– Dấu vân tay bắt đầu hình thành. Tuần thai này, dấu vân thai của bé đã xuất hiện và dần được hoàn chỉnh ở những tuần sau.

– Hai mắt của bé đã xích lại gần nhau hơn.

– Mí mắt của bé đã có thể khép lại. Giúp bảo vệ mắt trước những tác động từ bên ngoài bụng mẹ, nước ối.

– Chân tay của bé tiếp tục phát triển kéo dài để cân đối với cơ thể.

– Bé biết máy. Mẹ có thể cảm nhận được mỗi lần bé máy khi đặt tay vào bụng. Tuy nhiên tuần 13 bé máy chưa rõ ràng, mẹ sẽ khó cảm nhận.

– Bộ phận sinh dục hình thành, phát triển. Tuần này mẹ có thể đi siêu âm giới tính của con, tuy nhiên kết quả chính xác chưa cao.

– Thính giác của bé phát triển. Lúc này bé có thể cảm nhận và nghe mẹ nói chuyện hoặc các âm thanh khác.

– Bé biết nheo mắt, nhăn mặt, mút tay. Mẹ có thể quan sát các hoạt động này của bé qua hình ảnh siêu âm thai.

– Tim thai đập mạnh và rõ nhịp đập.

– Thai bắt đầu uống nước ối, bài tiết nước tiểu.

– Phân su được hình thành. Các mẹ có thể thấy sau lần bé đi tiểu đầu tiên khi chào đời.

Thai 13 tuần cơ thể mẹ thay đổi thế nào?

Tuần 13 cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi bất ngờ so với tam nguyệt cá thứ nhất, cụ thể là:

1. Giảm mệt mỏi

Sang tuần 13, mẹ thấy nhẹ nhàng không còn cảm giác mệt mỏi do các triệu chứng ốm nghén gây ra. Thời gian này, mẹ nên tranh thủ thư giãn, bổ sung các chất dinh dưỡng để cả mẹ và bé đều khỏe.

2. Thèm ăn

Các triệu chứng ốm nghén giảm dần, đặc biệt là cảm giác sợ đồ ăn đã hết lúc này mẹ luôn muốn ăn, thèm ăn đồ chua hoặc đồ ngọt và có thể ăn được nhiều. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá no, ăn nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

3. Ợ nóng, khó tiêu

Thai 13 tuần, mẹ sẽ thường xuyên bị ợ nóng do dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với thực quản khiến mẹ có cảm giác nóng rát từ sương tới cổ họng. Mẹ có thể giảm tình trạng này bằng cách tránh xa các thực phẩm như: Sô cô la, bạc hà, đồ cay, rượu, bia, cà phê….

4. Táo bón

Khi mang thai, đường ruột của mẹ bầu hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn trước do tác động của các hormone. Để giảm thiểu nguy cơ táo bón, mẹ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như: Khoai lang, ngũ cốc, trái cây, rau xanh, đậu lăng…

5. Chảy máu cam

Sự tăng lên các tĩnh mạch sẽ làm các mẹ dễ mắc các bệnh về mũi như: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy máu cam… Đây chỉ là hiện tượng thai nghén, và sẽ tự hết sau đó mẹ không nên quá lo lắng.

6. Chóng mặt, ngất xỉu

Tuần thai này mẹ rất dễ bị chóng mặt, ngất xỉu do thiếu máu, máu không lưu thông tốt. Mẹ không nên đứng dậy một cách đột ngột, nếu mẹ thấy hoa mắt, chóng mặt hãy nằm xuống và thư giãn tránh vận động. Ngoài ra mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt để giảm thiểu tình trạng này.

7. Da sáng, đẹp hơn

Với những mẹ từng bị nổi mụn, tới tuần này các mẹ để ý sẽ thấy hết mụn đỏ hoặc mụn đầu đen, da mặt cũng mịn màng, sáng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, tuần này da mẹ bầu có thể nhờn, mẹ nên vệ sinh rửa mặt sạch sẽ và dưỡng ẩm để có làn da như ý.

8. Ngực to, đau nhức hơn

Sự thay đổi rõ nhất thấy ở mẹ khi thai 13 tuần là vòng 1 to trông thấy. Mẹ sẽ có cảm giác đau, căng tức ở vùng ngực hơn trước. Mẹ nên thay đổi loại áo ngực dành cho bà bầu, không nên dùng áo ngực nịt chặt gây tức ngực, khó thở cho mẹ.

9. Tăng cân

Tới tuần này, mẹ tăng cân trông thấy, thông thường mẹ sẽ tăng khoảng 2,5 – 3kg. Những bộ đồ trước đây mẹ không thể mặc được nữa, vì vậy mua sắm đồ bầu, thậm chí là cả giày dép mới.

10. Bụng lộ rõ

Thai 13 tuần tuổi đã đạt chỉ số cân nặng 2,3g và 7,4cm nên bụng mẹ sẽ lộ rõ, một vài tuần tới, rốn của mẹ sẽ nhô ra và mẹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển đi lại, ngồi một chỗ.

11. Đau lưng

Triệu chứng đau lưng rất dễ gặp với mẹ bầu trong tuần này, do thai nhi đang lớn và vùng xương chậu chịu áp lực, tác động của thai nhi. Mẹ nên chăm chỉ đi bộ, tập yoga và nằm nghiêng ngủ để hạn chế tình trạng này.

12. Dịch âm đạo tiết nhiều

Tuần này, mẹ sẽ thấy âm đạo luôn ẩm ướt và quần lót xuất hiện nhiều dịch nhầy màu trắng gây mùi hôi khó chịu và tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng băng vệ sinh hàng ngày và uống nhiều nước tránh mắc các bệnh phụ khoa.

13. Cảm xúc thay đổi

Ở tuần thai này, mẹ sẽ hồi hộp, nóng lòng muốn biết giới tính thai nhi. Mẹ dễ cáu giận không rõ lý do, do tâm lý bà bầu. Thời điểm này, người chồng nên chia sẻ động viên vợ nhiều hơn.

Thai nhi 13 tuần tuổi ăn gì tốt nhất cho con yêu?

Mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất con yêu mới có thể tăng cân, phát triển tốt và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, thai 13 tuần mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau:

1. Thực phẩm giàu axit folic

Đây là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng, cần thiết giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, sảy thai, tiền sản giật, thai chậm phát triển. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng axit folic như:

– Súp lơ

– Bắp cải

– Bí đao

– Mùi tây

– Các loại đậu

– Sữa bầu

– Ngũ cốc

– Hoa quả và nước ép trái cây (Cam, quýt, dâu tây, táo, lê…)

2. Thực phẩm giàu canxi

Canxi rất cần thiết cho thai 13 tuần phát triển hệ xương và răng, giúp bé phát triển chiều dài.. Tuần thai này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như:

– Các loại sữa như: Sữa bầu, sữa tươi, sữa chua, phô mai…

– Cá hồi

– Tôm

– Trứng gà

– Kiwi

– Viên uống canxi (Chỉ uống khi được bác sĩ kê đơn, chỉ định)

3. Thực phẩm và đồ uống giàu vitamin

– Ngũ cốc

– Bưởi

– Thanh long

– Cam

– Đậu hũ

– Nho

– Kiwi

– Cà rốt

Lưu ý: Nước dừa là đồ uống mát, giàu vitamin C cho bà bầu nhưng thai 13 tuần chưa nên uống nước dừa vội. Để tốt nhất cho thai nhi, mẹ nên uống nước dừa vào tuần 16.

4. Thực phẩm giàu sắt

Để giảm các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu.. các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn mỗi ngày. Chất sắt giúp bé phát triển đúng tiêu chuẩn.

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như:

– Viên uống sắt (chỉ uống khi bác sĩ chỉ định, kê đơn).

– Thịt bò, thịt heo nạc

– Bí đỏ

– Lòng đỏ trứng gà

– Các loại hạt (Hạnh nhân, hạt điều, hạt giẻ cười, óc chó…)

– Chuối

– Yến mạch

– Mía

– Nho

5. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi giúp mẹ giảm các triệu chứng như chuột rút, đau lưng, đau cơ khớp…. và giúp thai nhi phát triển hệ xương, răng, chiều cao tốt hơn. Thai 13 tuần mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng canxi như:

– Các loại sữa (Sữa tươi, sữa công thức, sữa chua…).

– Cá mòi

– Trái cây sấy khô

– Bột yến mạch

– Chuối

– Quả sung

– Súp lơ

– Đậu phụ

– Cua biển

– Viên uống canxi (Chỉ uống khi bác sĩ chỉ định, kê đơn)

Thai 13 tuần có nên đi khám thai không?

Tuần 13, mẹ nên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và biết con yêu phát triển thế nào, có đạt với các chỉ số phát triển của thai nhi tuần 13 hay không?

Bố mẹ thắc mắc thai nhi 13 tuần đã biết trai hay gái chưa thì tuần này có thể đi siêu âm, tuy nhiên mức độ chuẩn xác chưa cao lắm. Các mẹ có thể đợi đến tuần 18 – 20 để có kết quả chính xác nhất.

Thai 13 tuần, mẹ có thể tới bệnh viện làm các phương pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật bẩm sinh để có cách điều trị, can thiệp kịp thời. Các mẹ có thể làm các phương pháp sàng lọc như: Siêu âm, double test, triple test, sinh thiết nhau thai, chọc ối, NIPT.

Thai nhi 13 tuần đã dần ổn định, tuy nhiên nếu gặp các vấn đề bất thường sau mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay.

– Ra máu âm đạo

– Đau bụng dưới dữ dội

– Tụt huyết áp, ngất xỉu

– Sốt cao, co giật

– Không tăng cân, sụt cân nhiều.

Lời khuyên cho mẹ khi thai 13 tuần tuổi

Ơ tuần thai này, tuy thai đã ổn định nhưng mẹ vẫn cần lưu ý các vấn đề sau.

– Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức.

– Kiêng quan hệ tình dục hoặc chọn tư thế quan hệ an toàn cho thai nhi.

– Tham gia các lớp yoga, bơi hoặc đi bộ để giảm các triệu chứng đau lưng, chuột rút.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho thai nhi.

– Không ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn.

– Đi khám thai theo định kỳ.

– Tham gia các lớp học tiền sản.

– Mua quần áo bầu rộng, thoải mái, không mặc đồ bó sát.

Thai 13 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho con yêu, đồng thời làm giảm các triệu chứng làm mẹ khó chịu, mệt mỏi ở tuần 13. Để biết con lớn thế nào, đã biết làm gì mẹ nên đi siêu âm và nghe bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc, dưỡng thai 13 tuần tốt nhất.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/thai-13-tuan-tuoi-phat-trien-the-nao-me-an-gi-de-con-…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mang Thai Tuần Đầu Nên Ăn Gì Để Bé Phát Triển Tốt Nhất?

Mang thai tuần đầu nên ăn gì?

Thực phẩm giàu khoáng chất

Theo các nghiên cứu về khoa học, thời gian đầu là giai đoạn phôi thai và các quá trình sống đầu tiên của bé được hình thành. Vậy nên các chất dinh dưỡng giàu giá trị là rất cần thiết để hỗ trợ bước đầu thai kỳ được diễn ra tốt lành.

Sữa và các chế phẩm từ sữa là những loại thực phẩm cung cấp lượng canxi dồi dào, đồng thời đem lại nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, omega,…giúp sức khỏe của mẹ được cải thiện và việc phát triển ban đầu của thai kỳ thật suôn sẻ. Đặc biệt, các mẹ bầu nên sử dụng sữa chua vì các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ các quá trình tiêu hóa và khiến cơ thể của cả mẹ và bé chống được các loại bệnh vặt.

Thịt đỏ là nguồn cung cấp hàm lượng sắt, kẽm, đồng,…và các khoáng chất khác rất hữu ích. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn sẽ giúp các mẹ bổ sung sắt, từ đó khiến tình trạng thiếu máu thai kỳ, hoa mắt chóng mặt và các triệu chứng ốm nghén được cải thiện rõ rệt.

Thêm vào đó, các loại vitamin nhóm B, A và choline sẽ cho bé một sự phát triển toàn diện nhất có thể. Tuy nhiên, vì trong thịt đó có các loại chất béo gây dư thừa cholesterol và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nên các mẹ cần ăn điều độ và khoa học chứ không nên ăn quá mức.

Thịt trắng như thịt gà, thịt vịt,…có ưu điểm là hạn chế được việc gia tăng cholesterol trong máu nên các mẹ có thể sử dụng loại thịt này nhiều hơn thịt đỏ. Nhóm thịt trắng vẫn cung cấp rất nhiều lượng rất dinh dưỡng cần thiết cho suốt thai kỳ mà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay béo phì.

Với nhóm thực phẩm hải sản, các mẹ sẽ được cung cấp rất nhiều các loại vitamin khác nhau: vitamin A giúp sáng mắt và hỗ trợ hệ thần kinh, vitamin B12, B6 kích thích các quá trình sinh học của cơ thể diễn ra nhuần nhuyễn, tăng cường hệ miễn dịch, vitamin D giúp đẹp da và làm chậm các quá trình lão hóa.

Đồng thời, hàm lượng canxi, sắt, kẽm, kali,…sẽ cho bé cơ sở để pháp triển hệ xương khớp khỏe mạnh và an toàn. Omega, DHA tìm thấy trong hải sản còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và não bộ của trẻ. Vì vậy, trong thai kỳ các mẹ nên ăn bổ sung các loại hải sản trong chế độ ăn của mình, chỉ cần tránh không ăn các món tươi sống hay các loại hải sản có thủy ngân và chất bảo quản.

Tương tự với hải sản, trứng là một nguồn cung cấp canxi, sắt và các khoáng chất rất quan trọng. Những hợp chất này rất cần thiết để trẻ có sự phát triển cả thể chất và trí tuệ một cách toàn diện nhất. Việc tăng cường canxi trong ba tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng vì đây là thời kỳ các bé bắt đầu phát triển xương sụn và các giác quan.

Tuy nhiên, chính vì trứng cung cấp quá nhiều chất nên nếu ăn không giới hạn sẽ gây ra tình trạng thừa chất dinh dưỡng, gia tăng lượng cholesterol trong máu khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và béo phì cao hơn. Chỉ nên ăn giới hạn khoảng 2-3 quả trứng một tuần (kể cả các món ăn chế biến từ trứng) để đảm bảo không tạo ra các tác động tiêu cực tới thai kỳ.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ nói chung luôn là loại chất dinh dưỡng không thể thiếu được với các quá trình sinh học của cơ thể. Chất xơ sẽ giúp cơ thể của mẹ hoạt động tốt hơn, hệ tiêu hóa được cải thiện, khả năng hấp thụ tăng cường và giảm tình trạng mắc các chứng rối loạn đường ruột.

Chất xơ được tìm thấy phổ biến ở các loại rau xanh, đặc biệt là súp lơ, họ nhà cải,…Ngoài ra nó còn được cung cấp khi ăn các loại quả như bí đỏ, táo, chuối,…Tăng cường chất xơ trong các chế độ ăn còn giúp các mẹ phòng chống được chứng táo bón thai kỳ, giảm tình trạng nóng trong và một vài triệu chứng ốm nghén khác.

Thực phẩm giàu sắt

Trong các tháng đầu thai kỳ và suốt thời kỳ mang thai các mẹ thường gặp tình trạng thiếu máu do phải nuôi cả em bé trong bụng. Nhiều mẹ bị thiếu máu tới độ thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…dẫn tới cơ thể uể oải và mệt mỏi. Vì thế ở thời kỳ mang thai các mẹ cần bổ sung thêm nhiều sắt hơn để cải thiện các triệu chứng này.

Sắt được tìm thấy nhiều ở những loại hạt như óc chó, đậu phộng, hạnh nhân,…các loại thực phẩm như hải sản, trứng, thịt đỏ,…Ngoài ra, hầu hết những loại hạt thuộc nhóm đậu rất tốt trong việc giảm thiếu máu, tăng cường việc hình thành hồng cầu nên đặc biệt tốt cho các mẹ, các mẹ cần tăng cường các loại thực phẩm này trong chế độ ăn của mình ngay.

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin là những nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình sống của con người. Mỗi loại vitamin khác nhau lại có những công dụng khác nhau trong việc cải thiện sức khỏe và bảo vệ cơ thể. Vì vậy bổ sung nhiều loại vitamin không chỉ giúp cơ thể được khỏe mạnh mà còn cải thiện và giảm thiểu các vấn đề bệnh lý. Các loại vitamin được tìm thấy rất nhiều ở hoa quả, rau, trứng,…Trong đó, hoa quả là thực phẩm vô cùng tốt và lành tính, các mẹ nên ăn nhiều trong thai kỳ, chỉ cần lưu ý tránh một vài loại quả có tác dụng phụ tới thai kỳ là được.

Mang thai tuần đầu không nên ăn gì?

Nội tạng động vật

Theo các nghiên cứu khoa học, nội tạng động vật thường khó vệ sinh kỹ nên dễ gây ra các rối loạn đường tiêu hóa cho người sử dụng. Ngoài ra, trong gan động vật có chứa rất nhiều độc tố, điển hình như chất retinol có thể gây sảy thai và dị tật thai nhi. Vì vậy không nên ăn loại đồ ăn này trong suốt thai kỳ.

Thực phẩm gây co thắt tử cung

Có nhiều loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt tới tử cung và quá trình mang thai của các mẹ, ví dụ như dứa, rau ngót, cua, ngải cứu,…Khi ăn các loại rau này thường làm cổ tử cung bị co thắt mạnh khiến các mẹ bị đau bụng, động thai, tệ hơn là sảy thai.

Đồ ăn muối và lên men

Khi làm muối hoặc lên men, các vi sinh vật dễ làm chuyển hóa nitrat thành nitric, khi hàm lượng nitric tăng cao và độ pH giảm dần sẽ rất có hại cho cơ thể, kể cả với những người không mang bầu. Nên cần hạn chế các loại thực phẩm này, và không nên dùng khi đã lên men quá lâu.

Các loại hải sản có thủy ngân cao

Theo các nghiên cứu khoa học, một vài hải sản thuộc nhóm giáp xác có lượng thủy ngân trong cơ thể rất cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và trí não thai nhi. Những loại hải sản này có thể kể đến như cá thu, cá kình, cá ngừ,…Các mẹ nên tuyệt đối tránh xa những món ăn chế biến từ những loại cá này.

Thịt nguội, xúc xích, thịt tái

Nên tránh xa các loại thịt tái, sống vì chúng có thể chứa các loại vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt làm các loại giun sán. Còn với thịt nguội và xúc xích, những thực phẩm này thường sẽ chứa một vài loại chất phụ gia và các chất chế biến không tốt cho sức khỏe, nên cần hạn chế những món ăn từ nhóm thực phẩm này.

Thai 7 Tuần Nên Ăn Gì Để Con Phát Triển Khỏe Mạnh

Bạn Hà Xuân (25 tuổi – Hà Nam) có câu hỏi: “Chào bác sĩ, cháu năm nay 25 tuổi và đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội. Cháu mới biết mình có thai được vài ngày trước, sau khi đi khám thai và siêu âm thai các bác sĩ có nói là thai nhi đã được 7 tuần tuổi. Đây là lần mang thai đầu của cháu nên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề dinh dưỡng trong thời gian này. Không biết thai 7 tuần nên ăn gì tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi ạ ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu vấn đề này với ạ, cháu xin cám ơn bác sĩ nhiều!”

1 Thai 7 tuần nên ăn gì ?

Thai 7 tuần nên ăn gì ?

Bác sĩ có câu trả lời:

Hà Xuân thân mến,

Khi mang thai 7 tuần sẽ là những thời điểm mà các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các triệu chứng ốm nghén, theo nhiều cuộc khảo sát thì có tới gần 90% nữ giới bị ốm nghén nặng vào khoảng thời gian thai nhi được 7 – 10 tuần tuổi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người mẹ, ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó người mẹ cần hết sức lưu ý, mặc dù buồn nôn và chán ăn có thể ảnh hưởng đến vị giác nhưng vẫn phải bổ sung các chất dinh dưỡng sau đây:

– Axit folic có trong các thực phẩm như các loại đậu, bông cải, ngũ cốc, rau bina…

– Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, hải sản và các loại rau có màu xanh thẫm

– Chất sắt có nhiều trong thịt bò, gan, rau bó xôi, ngũ cốc

– Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa (hấp thu 75 – 100g/ngày)

– Bổ sung 2 – 2,5 lít nước/ngày cho cơ thể giúp tạo máu và nước ối.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn các thực phẩm tái chưa được nấu chín, các loại thực phẩm hun khói, sữa và các chế phẩm sữa chưa được tiệt trùng… có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thai 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Mạnh Mẽ, Mẹ Ăn Gì Tốt Nhất Cho Con Yêu? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!