Đề Xuất 3/2023 # Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đối với tăng huyết áp nhẹ, các biện pháp điều trị bảo tồn sau đó là thuốc hạ huyết áp nếu cần

Methyldopa, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi được dùng thử trước tiên

Tránh dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) và thuốc đối kháng aldosterone

Đối với tăng huyết áp vừa hoặc nặng, điều trị hạ huyết áp, theo dõi sát và nếu tình trạng xấu đi, có thể chấm dứt thai kỳ hoặc sinh nở, tùy thuộc vào tuổi thai

Các khuyến nghị với tăng huyết áp mạn tính và tăng huyết áp thai kỳ là tương tự nhau và phụ thuộc vào mức độ nặng. Tuy nhiên, tăng huyết áp mạn tính có thể nặng hơn. Trong tăng huyết áp thai kỳ, tăng BP thường chỉ xảy ra muộn trong thời kỳ mang thai và có thể không cần điều trị.

Điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình mà không bị suy thận trong quá trình mang thai còn nhiều tranh cãi; vấn đề là liệu việc điều trị có cải thiện kết quả hay không và liệu các nguy cơ của việc điều trị bằng thuốc có cao hơn các nguy cơ của bệnh không được điều trị hay không. Do tuần hoàn tử cung-nhau thai bị giãn tối đa và không thể tự động điều chỉnh được nên việc làm giảm BP của mẹ bằng các loại thuốc có thể làm giảm đột ngột lưu lượng máu tử cung-nhau thai. Thuốc lợi tiểu làm giảm lưu lượng máu lưu thông hiệu quả ở mẹ; liên tục giảm làm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng bào thai. Tuy nhiên, tăng huyết áp có suy thận được điều trị ngay cả khi tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình.

Đối với tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình (BP tâm thu từ 140 đến 159 mm Hg hoặc BP tâm trương từ 90 đến 109 mm Hg) với BP không ổn định, hoạt động thể chất giảm có thể làm giảm BP và cải thiện sự tăng trưởng của thai nhi, làm cho nguy cơ ở giai đoạn chu sinh tương tự như ở phụ nữ không bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu biện pháp điều trị bảo tồn này không làm giảm BP, nhiều chuyên gia khuyên nên điều trị bằng thuốc. Phụ nữ đang dùng methyldopa, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi hoặc phối hợp điều trị trước khi mang thai có thể tiếp tục dùng các loại thuốc này. Tuy nhiên, cần phải ngừng thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II khi có chẩn đoán xác định là có thai.

Đối với tăng huyết áp nặng (BP tâm thu ≥ 160 mm Hg hoặc BP tâm trương ≥ 110 mm Hg), có chỉ định điều trị bằng thuốc. Nguy cơ bị các biến chứng – người mẹ (tiến triển của rối loạn chức năng nội tạng, tiền sản giật) và thai nhi (sinh non, hạn chế tăng trưởng, thai chết lưu) tăng lên đáng kể. Có thể cần phải dùng một số loại thuốc hạ huyết áp.

Tất cả phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính trong quá trình mang thai cần phải được dạy cách tự theo dõi BP và họ cần phải được đánh giá về tổn thương ở cơ quan đích. Đánh giá, được thực hiện vào lần khám ban đầu và định kỳ sau đó, bao gồm

Nồng độ creatinine huyết thanh, các chất điện giải và nồng độ axit uric

Các xét nghiệm chức năng gan

Số lượng tiểu cầu

Đánh giá protein nước tiểu

Thường là soi đáy mắt

Thuốc

Các thuốc hàng đầu điều trị tăng huyết áp trong quá trình mang thai bao gồm

Methyldopa

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn kênh canxi

Liều methyldopa ban đầu là 250 mg uống hai lần mỗi ngày, tăng lên khi cần đến tổng cộng là 2 g mỗi ngày trừ khi có tình trạng buồn ngủ quá mức, trầm cảm hoặc hạ huyết áp thế đứng có triệu chứng.

Thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến nhất là labetol (thuốc chẹn beta có một số tác dụng chẹn alpha-1), có thể được sử dụng riêng hoặc kèm theo methyldopa khi đã đạt liều methyldopa tối đa hàng ngày. Liều labetol thông thường là 100 mg hai lần hoặc 3 lần mỗi ngày, tăng lên khi cần thiết đến tổng liều tối đa hàng ngày là 2400 mg. Tác dụng bất lợi của thuốc chẹn beta bao gồm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng của thai nhi, giảm mức năng lượng của mẹ và trầm cảm ở mẹ.

Nifedipine phóng thích kéo dài, thuốc chẹn kênh canxi, có thể được ưa dùng vì dùng một lần/ngày (liều ban đầu là 30 mg; liều tối đa hàng ngày là 120 mg); tác dụng bất lợi bao gồm đau đầu và phù nề trước xương chày. Thuốc lợi tiểu thiazide chỉ được sử dụng để điều trị tăng huyết áp mạn tính trong quá trình mang thai nếu lợi ích tiềm năng nhiều hơn nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Liều có thể được điều chỉnh để giảm thiểu các tác dụng bất lợi như là hạ kali máu.

Thường tránh dùng một số loại thuốc hạ huyết áp trong quá trình mang thai:

Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotension do làm tăng nguy cơ gây các bất thường ở đường tiết niệu của thai nhi.

Chống chỉ định dùng thuốc chẹn thụ thể angiotension II vì các thuốc này làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận, giảm sản phổi, các dị tật ở xương và tử vong ở thai nhi.

Nên tránh dùng thuốc đối kháng aldosterone (spironolactone và eplerenone) vì các thuốc này có thể gây nữ tính hóa ở thai nhi nam.

Tăng Huyết Áp Thai Kỳ (Tăng Huyết Áp Do Mang Thai)

Nếu bạn bị cao huyết áp sau 20 tuần mang thai nhưng không có protein trong nước tiểu hoặc các triệu chứng chính của tiền sản giật thì sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp thai kỳ, đôi khi được gọi là cao huyết áp do thai nghén (PIH). (Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó phụ nữ bị huyết áp cao sau giai đoạn giữa thai kỳ và có protein trong gan, thận hoặc bất thường, nhức đầu hoặc thay đổi thị giác). Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai – hoặc được chẩn đoán trước 20 tuần – là bị cao huyết áp mạn tính)

Huyết áp cao thường được định nghĩa là có chỉ số huyết áp từ 140/90 trở lên, ngay cả khi chỉ có 1 trong 2 chỉ số cao hơn. Thường thì không có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng trừ khi huyết áp thực sự cao.

Chỉ số huyết áp trên là huyết áp tâm thu, đo áp suất máu tác động vào thành động mạch khi tim bơm máu. Chỉ số dưới là áp suất tâm trương, đo áp suất khi tim thư giãn và bơm đầy máu.

Bác sĩ có thể sẽ đo huyết áp của bạn tại một vài thời điểm khác nhau để xác định xem nó có thực sự cao hay không.

Điều này phụ thuộc vào việc bạn đã có thai được bao lâu khi phát triển chứng tăng huyết áp thai kỳ và chỉ số cao như nào. Huyết áp càng cao và số tuần thai càng ít thì có vẻ bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề càng cao. Tin tốt là hầu hết phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai chỉ bị tình trạng nhẹ và mãi đến tuần thứ 37 hoặc sau đó mới phát triển chứng bệnh này. Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn vẫn có nguy cơ cao hơn bị kích sinh hoặc sinh mổ, ngoài ra thì bạn và con có thể vẫn sẽ khỏe mạnh cứ như có tình trạng huyết áp bình thường.

Tuy nhiên, cứ 4 phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai thì 1 người sẽ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Và bạn có 50% nguy cơ bị tiền sản giật nếu bị cao huyết áp trong thai kỳ trước tuần thứ 30.

Bị tăng huyết áp thai kỳ cũng làm bạn có nguy cơ cao mắc một số biến chứng thai nghén khác, bao gồm thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, bong nhau thai và thai chết lưu. Vì những rủi ro này, người chăm sóc sẽ theo dõi bạn và bé hết sức cẩn thận.

Hơn 4% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ tăng huyết áp trong thai kỳ. Rủi ro của bạn sẽ cao hơn nếu:

Đây là lần mang thai đầu tiên

Bạn bị béo phì.

Bạn trên 40 tuổi.

Bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị cao huyết áp trong khi mang thai hoặc tiền sản giật.

Bạn bị suy thận mạn tính hoặcbệnh tiểu đường.

Bạn đang mang thai đôi hoặc đa thai.

Vì huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy qua nhau thai, nên nếu bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp trong khi mang thai, người chăm sóc sẽ siêu âm để đảm bảo rằng con của bạn đã phát triển tốt và để xem liệu bạn có lượng nước ối bình thường hay không. Đồng thời bạn cũng có thể được thực hiện đo chỉ số sinh lý học thai nhi (BPP) để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé. Và trong một số trường hợp (ví dụ như nếu con tăng trưởng kém), bạn sẽ được thực hiện siêu âm Doppler để kiểm tra lưu lượng máu đến em bé.

Người chăm sóc cũng có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm máu và yêu cầu bạn lấy nước tiểu trong 24 giờ để kiểm tra protein (đây là một thử nghiệm cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm thử nước tiểu trong mỗi lần khám thai). Bạn cũng có thể cần phải kiểm tra huyết áp hai lần một tuần và được xét nghiệm máu hàng tuần. Những thử nghiệm này sẽ giúp xác định xem bạn có bị tiền sản giật hay không và cho phép người chăm sóc của bạn kiểm tra bất kỳ thay đổi nào sau đó về tình trạng của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ đực thực hiện BPP xét nghiệm Nonstress Test (Xét nghiệm không kích thích đến thai nhi) để kiểm tra sức khoẻ bé.

Ngoài những biện pháp ban đầu này, người chăm sóc kiểm soát tình trạng tùy vào chỉ số huyết áp của bạn cao như nào, tình trạng hiện tại của bạn và bé cũng như số tuần thai của bạn. Cô ấy có thể yêu cầu bạn giảm hoạt động và có thể giới thiệu bạn với một bác sỹ chuyên khoa nhi, một bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao.

Nếu bạn chưa đến 37 tuần và huyết áp không tăng lên đáng kể, bạn có thể phải nhập viện vài ngày theo dõi. Sau đó, nếu bạn và con ổn định thì có thể về nhà và được yêu cầu giảm hoạt động.

Bạn sẽ cần thăm khám người chăm sóc thường xuyên để có thể được theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra sự thay đổi tình trạng. (Người chăm sóc cũng có thể kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Cô ấy sẽ cho bạn biết khi nào cần gọi đến văn phòng hoặc đến bệnh viện, dựa vào những chỉ số đó).

Em bé cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng các bài kiểm tra BPP và Nonstress hàng tuần hoặc 2 tuần một lần. Bạn cũng sẽ phải siêu âm 3 tuần một lần trở lên để theo dõi sự tăng trưởng của bé.

Ngoài ra, người chăm sóc có thể yêu cầu bạn theo dõi các cử động của bé bằng cách “đếm số lần đá của bào thai” hàng ngày. Đây là một cách tốt nhất để bạn theo dõi sự thoải mái của con giữa các cuộc hẹn khám trước sinh. Cho dù bạn có đang thực sự tính số lần đá hay không, hãy gọi cho người chăm sóc ngay lập tức nếu nhận thấy em bé đang có xu hướng di chuyển ít hơn trước.

Bạn sẽ cần phải được thăm khám ngay lập tức nếu phát triển các triệu chứng tiền sản giật (như sưng phù, tăng cân đột ngột, nhức đầu dai dẳng hoặc dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng trên hoặc dị ứng, buồn nôn và nôn mửa) hoặc có các dấu hiệu bong nhau thai như chảy máu âm đạo, tử cung nhạy cảm hoặc đau). Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào với bạn hoặc con, có thể bạn sẽ phải nhập viện và buộc phải sinh con.

Nếu tình trạng huyết áp tăng cao (chỉ số từ 160/110 trở lên), bạn sẽ được cho dùng thuốc để hạ huyết áp và nhập viện cho đến khi sinh em bé. Nếu thai kỳ chưa đến 34 tuần, bạn sẽ được dùng corticosteroids để tăng tốc độ trưởng thành của phổi và các cơ quan khác của bé.

Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bé không còn phát triển trong tử cung hoặc nếu bạn đã được 37 tuần trở lên, bác sĩ sẽ yêu cầu kích sinh hoặc sinh mổ (tùy tc vào tình trạng hiện tại của bạn), mặc dù bé vẫn còn khá non. Nếu không cần phải sinh ngay lập tức, bạn sẽ vẫn ở trong bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ và bé sẽ có nhiều thời gian để trưởng thành hơn.

Huyết áp của bà bầu có trở lại bình thường sau khi sinh không?

Sau khi sinh, huyết áp của bạn sẽ được giám sát chặt chẽ và người chăm sóc sẽ theo dõi bạn xem có các dấu hiệu tăng huyết áp và tiền sản giật hay không. (Thông báo cho người chăm sóc ngay nếu thấy có triệu chứng tiền sản giật, cho dù bạn vẫn ở bệnh viện hay đã về nhà). Hầu hết các triệu chứng huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tuần sau khi bạn sinh con.

Tuy nhiên ở một số phụ nữ huyết áp sẽ vẫn còn cao. Nếu huyết áp của bạn sau sinh 3 tháng vẫn còn cao thì bạn sẽ được chẩn đoán là bị bệnh cao huyết áp mạn tính. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị cao huyết áp mạn tính từ trước nhưng chỉ là không biết.

Mang thai thường khiến huyết áp của bạn giảm xuống vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất và phần lớn của tam cá nguyệt thứ hai, do đó, nó có thể tạm thời làm che giấu đi tình trạng tăng huyết áp mạn tính. (Nó sẽ trở về mức bình thường vào cuối tam cá nguyệt thứ hai.) Nếu bạn không đo huyết áp trước khi thụ thai và mãi đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất bạn mới thực hiện lần khám tiền sản đầu tiên thì tình trạng tăng huyết áp của bạn phải đến cuối thai kỳ mới rõ ràng được.

Tăng Huyết Áp Thai Kỳ! Thuốc Hạ Huyết Áp Cho Phụ Nữ Mang Thai

Định nghĩa tăng huyết áp thai kỳ, dấu hiệu, có nguy hiểm không, phải làm sao? Bà bầu bị cao huyết áp nên và không nên ăn gì? Thuốc hạ huyết áp nào an toàn cho bà bầu? Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai hiệu quả nhất? Cách giảm huyết áp khi mang thai tốt nhất?

Tất cả những câu hỏi này sẽ được đội ngũ y khoa giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết sau đây:

Tăng Huyết Áp Thai Kỳ. Thuốc Hạ Huyết Áp Cho Bà Bầu An Toàn Và Hiệu Quả?

Mặc dù cùng một thước đo là chỉ số huyết áp tăng cao trên 140/90 mmHg, nhưng nguyên nhân gây ra bệnh ở mỗi bệnh nhân lại rất khác nhau, thành thử ra việc điều trị và sử dụng thuốc cũng gần như không thể áp dụng rập khuôn cho tất cả.

Thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ có thai tốt nhất chính là thuốc giúp bệnh nhân giảm huyết áp hiệu quả, đồng thời an toàn trong suốt quá trình sử dụng và hướng đến kết quả tích cực nhất: Bệnh tăng huyết áp biến mất hoàn toàn, không dai dẳng.

Tăng Huyết Áp Thai Kỳ Là Gì? Cách Nhận Biết

Hiện tượng cao huyết áp thai kỳ là khái niệm dành cho trường hợp những phụ nữ có chỉ số huyết áp bình thường trước đó, nhưng khi mang thai, huyết áp bắt đầu tăng cao trên 140/90 mmHg, vượt ngưỡng an toàn, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, không có dấu hiệu bị tiền sản giật.

Ví dụ: Huyết áp bà bầu 130/90, 140/80, 140/90, 140/100, 150/90, v.v được gọi là huyết áp cao.

Thông thường, huyết áp sẽ trở về mức bình thường trong vòng 3 tháng sau khi sinh.

▶ Bầu 6 tháng, 7 tháng được xếp vào nhóm tăng huyết áp trong giai đoạn thai kỳ.

Tăng Huyết Áp Mãn Tính Ở Phụ Nữ Mang Thai

Nếu như tăng huyết áp thai kỳ chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai sau tuần thứ 20 thì tăng huyết áp mạn tính là một trường hợp khác, ám chỉ tình trạng huyết áp cao xuất hiện trước khi người phụ nữ mang thai hoặc trước tuần thứ 20 của thai kỳ, đồng thời, tình trạng cao huyết áp tiếp tục kéo dài sau khi sinh, không tự động trở về ngưỡng bình thường.

▶ Bầu 2 tháng bị cao huyết áp được xếp vào nhóm tăng huyết áp mãn tính, phải điều trị!

Triệu Chứng, Biểu Hiện Cao Huyết Áp Khi Mang Thai

Bà bầu bị cao huyết áp có thể không cảm nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nguy hại nào biểu hiện ra bên ngoài. Đôi lúc chỉ dừng lại ở cảm giác nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt thoáng qua rồi thôi.

Nguyên Nhân Gây Huyết Áp Cao Ở Bà Bầu

Áp lực, xung đột gia đình, thường xuyên cảm thấy căng thẳng

Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không phù hợp

Thiếu ngủ, khó ngủ, mất ngủ

Ít vận động, thể trạng thừa cân, béo phì

Phải làm việc nặng nhọc, thiếu thời gian nghỉ ngơi

Tác dụng phụ của các loại thuốc tây đang uống

Đã từng bị tăng huyết áp trong các lần mang thai hoặc sinh nở trước

Bà Bầu Bị Cao Huyết Áp Có Sao Không, Nguy Hiểm Không?

Khoảng 25% đối tượng bà bầu bị huyết áp cao sẽ chuyển qua giai đoạn nặng hơn là tiền sản giật, mặc dù không có bất kỳ triệu chứng nào khác ban đầu. Đây là biến chứng rất phổ biến và cũng cực kỳ nguy hiểm!

Trường hợp huyết áp cao khi mang thai vào những tháng cuối (tuần 36, 37, 38, 39), thai phụ phải thật sự cẩn thận, bắt buộc phải tìm cách xử lý, kiểm soát chỉ số huyết áp cho thật tốt để tránh nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, nhau bong non, thai chết lưu.

Bị cao huyết áp khi mang thai vẫn sinh con được. Còn sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe người mẹ!

Bà Bầu Bị Huyết Áp Cao Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Để phòng chống nguy cơ biến chứng tiền sản giật và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt là gần như bắt buộc.

Đầu tiên là hạn chế hoặc kiêng ăn các loại thực phẩm, đồ uống sau đây:

⛔️ Thịt mỡ động vật, tăng cường ăn cá

⛔️ Thức ăn nhanh, fast food

⛔️ Rượu bia, các thức uống có cồn

⛔️ Nước ngọt có ga

⛔️ Đồ nướng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ

Thứ hai là bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu, bao gồm:

Thỉnh thoảng uống vẫn được. Tốt nhất 1 tuần chỉ dừng lại ở tối đa 2 quả.

Cách Giảm Huyết Áp Cao Cho Bà Bầu

Hiện tại, không có nhiều loại thuốc tây giúp điều trị bệnh cao huyết áp dành cho bà bầu vì tác dụng phụ của chúng rất nhiều. Tuy nhiên, trong tình thế bắt buộc, bác sĩ sẽ lựa chọn một vài loại thuốc tây được đánh giá là ít gây hại nhất cho thai nhi, bao gồm: Methyldοpα, Labetαlοl, Nɪfedɪpɪne, Hydrαlαzɪne. Người bệnh có thể phải uống mỗi ngày 2-6 viên thuốc tây tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Tình huống ca bệnh: Chị P. 31 tuổi, phát hiện bị cao huyết áp vào tuần thứ 31 thai kỳ. Tại phòng khám thai, huyết áp của chị ghi nhận là 160/100 mmHg, nhịp tim 90 nhịp / phút. Cách đây 2 tuần, chị P. than phiền là chị cảm thấy đau đầu và buồn nôn. Triệu chứng chưa thuyên giảm đến tận hôm nay.

Chị không bị nhìn mờ, đau thượng vị và nôn mửa. Cũng không có chóng mặt, khó thở, đau ngực, giảm số lần đi tiểu và phù chân. Kiểm tra tiết dịch âm đạo có màu trắng và kem, không có mùi hôi và không ngứa âm hộ. Không có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như tiểu rắt và tiểu khó. Chuyển động của thai nhi tốt. Chị P. cao 1m58, hiện tại nặng 63kg. Nhóm máu O. Không phát hiện albumin trong nước tiểu. Cân nặng ước tính của thai nhi là 2,8kg. Mẹ chị còn sống và được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và hiện đang điều trị bằng thuốc. Bố chị đã mất vì bệnh suy thận. Chị có 3 anh chị em và hiện tại tất cả họ đều sống khỏe mạnh. Kết quả công thức máu cho thấy: Câu hỏi:📋 Bước 1: Đánh giá sơ bộ về tình trạng bệnh hiện tại của Chị P.: Dựa trên dữ liệu thông tin của Chị P. cung cấp, loại thuốc hạ huyết áp nào được đánh giá là hiệu quả và an toàn nên được lựa chọn để sử dụng trong trường hợp này?

Đây là lần mang thai thứ 2 của Chị P. Hiện tại, chị đang bị tăng huyết áp thai kỳ (độ 2) và được bác sĩ theo dõi khá sát sao. Trong lần mang thai đầu, huyết áp của Chị P. chỉ hơi tăng cao, trên 140 một chút.

📋 Bước 2: Hướng điều trị đề nghị:

Công thức máu cho thấy bệnh nhân này chưa bị tổn thương thận và cũng chưa chuyển qua biến chứng tiền sản giật.

Cụ thể:

Đối với trường hợp này, cách tốt nhất nên là kết hợp thuốc tây và thảo dược điều trị song song trong thời gian 2-3 tháng.

Cách uống: ✔️ Kết quả phản hồi của Chị P. sau 3 tháng điều trị:

Thuốc hạ huyết áp ưu tiên được sử dụng cho trường hợp mang thai là Huyết áp cao:lαbetσlσl hoặc methγldσpα.

Sau 1 tháng thăm hỏi, Chị P. thông báo các chỉ số huyết áp đã bắt đầu có dấu hiệu hạ. Chỉ số trên đã hạ về mức 130 đến 145, chỉ số dưới đã hạ về mức 85 đến 95.

Trước khi sinh 3 tuần, huyết áp của Chị P. đã tương đối ổn định, không còn cảm thấy đau đầu và buồn nôn. Chị đã giảm uống thuốc tây và thảo dược, chỉ còn 1 lần mỗi ngày. Trước khi sinh 1 tuần, chị P. đã gần như ngưng sử dụng thuốc tây và thảo dược. Chế độ ăn uống và sinh hoạt được thực hiện theo dặn dò của bác sĩ.

Chị P. sinh thường như lần mang thai đầu tiên, em bé nặng 3,3 kg.

Dựa vào ca bệnh của Chị P., Bạn đọc cũng có thể áp dụng tương tự cho trường hợp của mình.

Nếu như bệnh nhẹ, mới mắc, chưa uống thuốc tây hoặc không thích uống thuốc tây, thì chỉ cần uống Thảo dược Renamol là đủ.

Nếu như bệnh nặng, đã uống thuốc tây vài tháng, bạn muốn giảm bớt phụ thuộc thuốc tây, thì nên phân thành 2 giai đoạn: Giai đoạn kết hợp Thảo dược Renamol song song và Giai đoạn giảm bớt phụ thuộc thuốc tây.

Nếu như ngoài cao huyết áp, bạn còn bị nhiều bệnh khác, bao gồm tiểu đường, mỡ máu cao, tiền sản giật, v.v thì việc giảm bớt thuốc tây hạ huyết áp chỉ khả thi khi chỉ số đường huyết, chỉ số BMI và chỉ số độ lọc cầu thận đã trở về ngưỡng an toàn.

Cao Huyết Áp Khi Mang Thai

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần theo dõi bệnh lý thường xuyên và ăn uống thích hợp để hạn chế biến chứng nguy hiểm tới mẹ và bé.

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Có ba yếu tố quan trọng chi phối huyết áp là tim, mạch máu và máu. Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn, giảm sức cản của hệ thống mạch máu ngoại biên…

Cao huyết áp khi mang thai là hiện tượng phụ nữa mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm chúng tôi huyết áp khi mang thai thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi huyết áp ngay từ khi bắt đầu mang thai và theo dõi thường xuyên liên tục sau đó, sẽ rất dễ bỏ qua giai đoạn huyết áp bắt đầu nhích dần lên so với mức bình thường. Từ đó, dễ phát hiện muộn các dấu hiệu huyết áp, kéo theo phát hiện bệnh muộn.

Mặc dù nhiều phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh mà không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng cao huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.Phụ nữa mang thai bị cao huyết áp và tiền sản giật chỉ xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống như tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp), do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao.

Cao huyết áp khi mang thai có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển đưa đến các nguy cơ: thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…Do tình trạng máu nuôi kém, có thể làm thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ. Các bệnh lý huyết áp của thai kỳ, đa số giảm rõ rệt sau khi thai sinh ra. Cao huyết áp khi mang thai cũng lấy 140/90mmHg là ngưỡng cần dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp có thể bị tổn thương thận và các cơ quan khác của người mẹ, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn là phát triển tiền sản giật trên người mẹ có cao huyết áp trước đó.

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên để phòng ngừa tiền sản giật, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai, tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai.

Cao huyết áp khi mang thai nên ăn gì cho tốt?

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…

Bà bầu nên ăn cà chua, vì nó công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cà rốt ngoài tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu nó còn làm ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những thai phụ bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Những thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể ăn táo hoặc xay thành sinh tố, vì loại quả này nó chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.Sinh tố lê có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những bà bầu bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày, bà bầu có thể uống 1 cốc, nó sẽ có tác dụng đáng kể.

Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị cao huyết áp. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần lưu ý:

– Nếu bị nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.– Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.– Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.– Ăn chậm, nhai kỹ.– Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.– Khi mang thai, đi khám đều đặn theo lịch hẹn để theo dõi sát huyết áp và sự phát triển của thai nhi.

Chăm Sóc Bà Bầu Bị Tăng Huyết Áp

Khi mang thai, người phụ nữ phải thích nghi với rất nhiều sự thay đổi như cân nặng tăng lên, xuất hiện mụn trứng cá, da có thể bị nám, mệt mỏi, nôn nao, đi tiểu nhiều …Sức đề kháng kém là cơ hội cho các virus tấn công, phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị cảm cúm, tăng huyết áp …Tuy sau khi sinh, huyết áp có thể trở lại bình thường nhưng nếu không được kiểm soát, theo dõi sát sao, thai phụ bị cao huyết áp có thể đối diện với nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe của bản thân và sức khỏe của em bé trong bụng.

Với bà bầu bị tăng huyết áp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Với người đã bị tăng huyết áp từ trước, trước khi có ý định có thai, bạn nên báo cho bác sỹ điều trị biết ý định muốn có thai của bạn để bác sỹ thay đổi thuốc huyết áp phù hợp cho người mang thai.

Việc uống thuốc điều trị huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài chế độ ăn riêng dành cho bà bầu, các bà bầu bị tăng huyết áp nên chú ý ăn nhạt hơn, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng để giữ huyết áp ổn định. Đặc biệt nên tránh tuyệt đối rượu và thuốc lá.

Cần thăm khám đều đặn, định kỳ và đo huyết áp mỗi lần thăm khám.

Khi có những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân, tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên thì cần đi khám ngay lập tức

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cao huyết áp khi mang thai?

Hội chứng tiền sản giật – sản giật có thể phòng ngừa hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Tuy nhiên vẫn phải chú ý đến các yếu tố dẫn đến tiền sản giật như bệnh sử gia đình, bệnh sử nội khoa và bệnh sử thai kỳ.

Khi mang thai, các bà mẹ cần bổ sung thức ăn nhiều đạm, calo, không nên ăn quá mặn nhưng cũng không hạn chế muối và nước. Cần tuân thủ việc điều trị tiểu đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa đang có sẵn.

Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự theo dõi các dấu hiệu của bệnh khi trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, ói nhiều,…

Lưu ý, khi có một trong các dấu hiệu trên sản phụ cần nhập viện ngay bởi thực tế lúc nào tiền sản giật cũng có thể biến thành sản giật , khó có thể đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào trạng thái hôn mê, phù não, xuất huyết não, phũ phổi cấp, suy tim, bong nhau non, có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé.

Việc điều trị bệnh phụ thuộc phần lớn vào mức độ trầm trọng của bệnh và tuổi của thai nhi. Vấn đề chính là phải hạ huyết áp, điều chỉnh các rối loạn về huyết học, chức năng gan, thận và cắt cơn giật (nếu có). Nếu cần chấm dứt nhanh thai kỳ thì có thể giúp sinh hoặc mổ thai. Còn đối với các sản phụ đã có biến chứng của cao huyết áp như tim to, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận thì tốt nhất nên chấm dứt thai kỳ sớm vì bệnh chỉ mất đi khi không còn mang thai trong tử cung.

.

Bảo Ngọc (st)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!