Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao Cần Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
0 lượt xem
Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai
Đối với sức khỏe mẹ bầu
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch suy giảm. Vì vậy, mẹ bầu rất dễ dị ứng thời tiết, cảm cúm hay nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, thủy đậu…
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ không may mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi rất cao, thậm chí thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh… Đó chính là lý do tại sao chị em cần phải chủng ngừa trước khi có thai.
Đối với thai nhi
Việc chủng ngừa đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vaccine có khả năng tạo sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, tiêm ngừa trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng còn hạn chế các tác dụng phụ với thai nhi. Bởi, vaccine virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, nếu bắt buộc phải chủng ngừa khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Những loại vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai
Những loại vắc xin thường được chích ngừa trước khi mang thai phổ biến là:
Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.
Nếu phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, các chị em bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Đây là một căn bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh, … đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai. Cụ thể, quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
Ngày nay, các chị em có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.
Các chị em chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, các chị em nên tiêm thêm một mũi tăng cường.
Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch khi mẹ nhiễm cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc ngừa cúm thường có tác dụng trong 1 năm, những trường hợp chị em nào chưa tiêm phòng cúm và có xuất hiện triệu chứng hắt hơi, chảy mũi, khó thở, cần đi khám sớm, ngỉ ngơi, uống đủ nước và theo dõi thai kì chặt chẽ hơn.
6, Văcxin ngừa ung thư cổ tử cung
Chủng ngừa HPV đem lại lợi ích cho chính chị em phụ nữ nhằm hạn chế sự lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục, đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ cho bạn gái. Nếu dưới 26 tuổi, các chị em nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Văcxin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như đang mang thai. Vì vậy, các chị em nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.
7, Viêm gan siêu vi B và viêm gan A
Ở nước ta có 10 – 20% dân số mắc căn bệnh viêm gan B mãn tính, là tiền đề gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan sau này. Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, chị em có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ họ mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Văcxin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, các chị em hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.
Không nguy hiểm như bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính virus viêm gan A có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.
Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Các chị em trong tuổi có khả năng sinh sản nên được tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 26-36 của thai kỳ.
Chích ngừa trước khi mang thai bao lâu?
Đối với những vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai, cần lưu ý thời gian thụ thai sau tiêm như sau:
Với vắc xin rullbela cần tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.
Vắc xin thủy đậu nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm
Nên tiêm phòng vắc xin quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
MMR – vắc xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vaccine MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…
Với vắc xin cúm và uốn ván có thể tiêm phòng khi mang thai được. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện vào tuần 26 của thai kỳ
Với vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất.
Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nhưng nếu chị em nào có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì và có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.
Ngoài ra, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thaicần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
Khi có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng các chị em cần nhờ sự tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 – 24 giờ.
Tóm lại, việc chuẩn bị chích ngừa trước khi mang thai để ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm là rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cả cho sức khỏe của thai nhi. Do đó các chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai để đảm bảo thời kỳ mang thai được diễn ra suôn sẻ, mạnh khỏe và an toàn.
Những Điều Cần Biết Về Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai
Tại sao cần chích ngừa trước khi mang thai?
Chích ngừa trước khi mang thai là cách tốt nhất để có thể bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ này. Ngoài ra, một số loại vacxin còn có khả năng giúp con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Một số lưu ý khi chích ngừa trước khi mang thai
Tuy nhiên, MMR, vacxin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là những loại vacxin không nên tiêm phòng khi mang thai. Bởi về lý thuyết, vacxin MMR có thể làm cho mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ sơ sinh khi chào đời như chậm phát triển thần kinh, dị tật ở mắt, tai…
Tuy nhiên, không ít các trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé yêu sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong 3 tháng đầu, nguy cơ bị dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp các mẹ xác định nguy cơ này một cách tốt nhất.
Chích ngừa trước khi mang thai ở đâu?
Chích ngừa trước khi mang thai ở Hà Nội
50C Hàng Bài. ĐT: 04.38229263
70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT: 04.37730268
Viện vệ sinh dịch tễ 131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04.37685512
Chích ngừa trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:
Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Đại học Y Dược, địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.
Viện Pasteur, địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08.38230352
Bệnh viện Từ Dũ, địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08.38391229
Chích ngừa trước khi mang thai là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy vào tình trạng sức khỏe, các bạn có thể lựa chọn những loại vacxin phù hợp với mình. Ngoài một số loại vacxin kể trên, các bạn nên bổ sung thêm một vài loại chủng ngừa khác ví dụ như viêm gan A, Tdap ( vacxin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… để con yêu được khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Mẹ Bầu Cần Biết “Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai Lần 2” Cần Thiết Thế Nào?
Số mũi tiêm phòng uốn van là 5 mũi và sau 5 lần, việc có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng của bạn cách thời gian bạn mang thai là bao lâu.
Thai nhi được 26 tuần tuổi là thời gian thích hợp để tiêm loại vacxin này. Việc chích ngừa trước khi mang thai lần hai cũng thực hiện tại các trạm y tế phương, bệnh viên để tiêm theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
+ Nếu mẹ bầu chưa tiêm phòng uốn ván lần nào thì khi mang thai lần 2 sẽ tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ, mũi thứ 2 sẽ tiêm sau đó 1 tháng.
Tổng số mũi chích ngừa trước khi mang thai lần 2 là 5 mũi và sau 5 lần, việc có tiêm lại hay không tùy thuộc vào thời gian bạn mang thai cách thời gian bạn vacxin.
+ Những bà mẹ từ nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc vào tháng thứ 5.
+ Thai phụ đã được chích ngừa 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chích ngừa thêm 1 mũi nhắc lại.
+Đối với trường hợp mẹ bầu đã chích ngừa đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần 2. Với 5 mũi này thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi hứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên chích ngừa lại.
Chích ngừa uốn ván, viêm gan B cúm cho bà bầu mang thai lần 2 cần lưu ý những vấn đề sau.
Uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, nhất thiết mẹ bầu cần phải chích ngừa loại vacxin này. Mũi đầu tiên được tiêm từ tuần 22 trở đi, mũi thứ 2 chích lại sau 1 tháng. Để đề phòng sinh non, bạn nên chích ngừa mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30 của thai kỳ.
Chích ngừa phòng cúm
Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở rất nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau, với những loại cảm cúm thông thường sẽ không gây biến chứng gì đặc biệt cho thai nhi. Tuy nhiên khi mang thai những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật cho bé, nhất là khi mẹ bị mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bệnh cúm sẽ được tiêm vào trước hoặc trong thai kỳ, vì vậy mẹ nào đã mang thia mà chưa tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vacxin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virrut đã chết nên rất an toàn với bà bầu, chích ngừa vacxin cúm sẽ bảo vệ mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai.
Việc chích ngừa viêm gan siêu vi B là căn bệnh nguy hiểm, virut này có thể lây qua máu, dịch cơ thể. Theo thống kê mới nhất thì có tới 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi gan B sẽ bị lây bệnh này nếu không có biện pháp phòng tránh, bảo vệ kịp thời.
Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua!
Chích ngừa khi mang thai là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, ngăn ngừa các bệnh hoặc biến chứng thai kì có thể xảy ra do tác động của các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, môi trường ô nhiễm… Chị em chích ngừa đầy đủ sẽ có thể phòng tránh được các nguy cơ lây nhiễm bệnh, để bảo vệ thai kỳ được an toàn nhất.
Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Chích ngừa khi mang thai cần được tiến hành ít nhất thời điểm thụ thai trước từ 3 đến 6 tháng tùy mũi tiêm. Các mũi tiêm và thời điểm tiêm ngừa ở thời gian này cụ thể như:
Sởi, Quai bị và Sởi Đức (Rubella)
Thời gian tiêm: trước mang thai ít nhất 3 tháng, có thể là mũi tiêm ngừa Rubella hoặc mũi tiêm tổng hợp Sởi – Quai bị – Rubella.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi. Nếu mẹ mắc bệnh nhất là Rubella ở 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng sảy thai, sinh non, thai chết lưu và dị tật thai nhi lên đến 90%. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.
Cúm
Thời gian tiêm: Nên tiêm ngừa cúm trước mang thai ít nhất 1 tháng, dù việc tiêm ngừa cúm có thể tiến hành ở các thời điểm khác nhau trước mang thai.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nếu mẹ mắc bệnh cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh là rất lớn.
Chú trọng nhất là thời gian mang thai của chị em có rơi vào mùa dịch cúm hay không. Nếu vào thời điểm mùa dịch cúm, thì cần thiết phải tiêm ngừa để phòng tránh cúm. Vì, nếu bị cúm trong thai kỳ, bệnh nhẹ thì khiến mẹ bầu mệt mỏi, sổ mũi rất khó chịu, trường hợp cúm nặng có thể phải dùng thuốc sẽ không tốt cho thai nhi.
Thủy đậu
Thời gian tiêm: Nên tiêm trước mang thai 3 tháng, muộn nhất là trước 2 tháng.
Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh do vi-rút VRV-Varicella zoster vi-rút gây ra với các triệu chứng như người mệt mỏi, sốt, khắp người nổi các bọng nước cỡ 2-5mm.
Viêm gan B
Thời gian tiêm: Nên tiêm trước khi mang thai là tốt nhất, tuy nhiên nếu mẹ chưa kịp tiêm phòng, có thể tiêm ngay cả trong thời kỳ đang mang thai.
Tác dụng phòng ngừa: phòng tránh lây bệnh cho con.
HPV
Thời gian tiêm: Cần tiêm trước mang thai 6 tháng.
Tác dụng phòng ngừa: Tiêm phòng HPV giúp phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm và hạn chế một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ để an toàn hơn cho thai kỳ.
Tùy theo yêu cầu và quy định của từng mũi tiêm vắc-xin, chị em vẫn cần phải tuân thủ việc tránh thai an toàn trong thời gian này. Nếu có thai trong thời gian tiêm phòng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ về trường hợp cụ thể của mình.
Chị em cần lưu ý đặc biệt đến mũi tiêm phòng ngừa uốn ván, nếu mang đa thai hoặc nguy cơ sinh non.
Theo dõi cơ thể kỹ lưỡng sau tiêm phòng trong vòng 24-48 tiếng.
Nếu chích ngừa rồi mới biết mình “dính” thì phải làm sao?
Các loại vắc xin cần thiết nên chích ngừa khi mang thai, bao gồm vắc xin ngừa Cúm, Viêm gan B, Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella đều được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.
Tuy nhiên, với vắc xin ngừa Cúm và Viêm gan B, bà bầu vẫn có thể tiêm bù trong thai kỳ nếu chưa kịp hoàn thành việc tiêm chủng 2 loại vắc xin này trước khi có thai. Còn với vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella, các chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ.
Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), các mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ chích ngừa khi mang thai. Tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao Cần Chích Ngừa Trước Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!