Đề Xuất 3/2023 # Tác Dụng Diệu Kỳ Của Ngô Ngọt Với Bà Bầu # Top 5 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Tác Dụng Diệu Kỳ Của Ngô Ngọt Với Bà Bầu # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tác Dụng Diệu Kỳ Của Ngô Ngọt Với Bà Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu

Ngô ngọt rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai.

Lợi ích của ngô ngọt

• Ngô rất giàu chất xơ giúp giải quyết vấn đề táo bón rất phổ biến khi mang thai.

• Ngô rất giàu folate (hay axít Folic), loại khoáng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé. Axit Folic không những rất cần thiết trong quá trình tạo và duy trì tăng trưởng của mọi tế bào mà còn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo DNA và RNA (các khối xây dựng của tế bào), và ngăn ngừa những thay đổi DNA có thể dẫn đến ung thư.

• Ngô chứa thiamin tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

• Ngô chứa zeaxanthin giúp bảo vệ em bé của bạn chống lại sự thoái hóa cơ trong những năm đầu đời.

• Ngô chứa axit patothenic, hay còn gọi là vitamin B5, là một trong 8 vitamin nhóm B có khả năng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh bên trong não, chiết xuất protein và lipid cho cơ thể, đảm bảo các chức năng sinh lý cho các cơ quan của bạn trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý cho mẹ khi chọn và chế biến ngô

 Để đảm bảo mức dinh dưỡng cao nhất của ngô, mẹ bầu cần ghi nhớ những lời khuyên sau:

– Chọn những bắp có vỏ màu xanh tươi.

– Bạn có thể kiểm tra độ tươi bằng cách bóc lớp vỏ để kiểm tra màu sắc của hạt.

– Tách một hạt ngô, dùng tay bóp nếu thấy nước chảy ra thì bắp đó tươi. Nếu bị đổi màu, sứt mẻ thì nó không phải là bắp ngô ngon.

– Không luộc hoặc hầm ngô lâu ở nhiệt độ cao vì vị ngọt của nó sẽ mất và đường sẽ chuyển dần sang tinh bột.

– Bóc vỏ trước khi luộc. 

- Không nên cho muối vào khi luộc ngô vì chúng sẽ làm ngô bị dẻo.

Một số mẹo bảo quản ngô mẹ nên biết

– Tốt nhất bạn nên ăn ngô tươi ngay khi mới mua.

– Nếu muốn bảo quản thì nên để cả vỏ và bỏ vào tủ lạnh.

– Nếu hạt ngô đã tách, đặt nó trong hộp nhựa và cất giữ trong tủ lạnh.

Theo Vân Anh (Theo Momjunction) (Khám Phá)

Công Dụng Kỳ Diệu Của Dầu Dừa Đối Với Sức Khỏe Bà Bầu

Dầu dừa có tác dụng gì đối với bà bầu luôn là thắc mắc chung của nhiều chị em khi mang thai. Trên thực tế, nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên này dùng được cho cả bà bầu, phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh. Nói đến công dụng của dầu dừa không thể không nhắc đến khả năng dưỡng ẩm và làm đẹp da cho các chị em thời kỳ bầu bí.

Ngăn ngừa và trị rạn da

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung – Khoa sản Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi cho biết dầu dừa là nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên nên rất lành tính, mẹ bầu và phụ nữ sau sinh có thể sử dụng để bôi lên vùng da bụng cho mềm mại hơn, hạn chế tình trạng bị rạn da.

Giúp da mặt khỏe mạnh, hồng hào

Các bà bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Thay vào đó, chị em nên sử dụng dầu dừa như một nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên. Để dưỡng da mặt, mỗi tối trước khi đi ngủ, bà bầu chỉ cần bôi một lớp dầu dừa lên mặt rồi để qua đêm. Chị em có thể làm mặt nạ dầu dừa trộn mật ong để kiềm chế lượng dầu tiết ra trên da với tần suất sử dụng từ 1 – 2 lần/tuần.

Dưỡng da toàn thân

Bà bầu có thể sử dụng dầu dừa thay thế kem dưỡng ẩm để làn da không bị khô khi mang thai. Đặc biệt trong những ngày mùa đông, những mẹ bầu có làn da khô, nứt nẻ chỉ cần bôi dầu dừa rồi massage nhẹ toàn thân, da sẽ mềm mịn trở lại. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý chỉ nên massage nhẹ nhàng với các đầu ngón tay để không kích thích tử cung gây co thắt, ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngăn ngừa rụng tóc

Tốt cho sức khỏe

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, dầu dừa còn tốt cho sức khỏe của bà bầu với tác dụng chống khuẩn, giảm cholesterol. Trong khầu phần ăn uống hàng ngày, mẹ chỉ cần thêm một muỗng canh dầu dừa để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, một cốc sinh tố cho thêm một muỗng dầu dừa sẽ tạo điều kiện cho cơ thể bà bầu hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống hỗn hợp sinh tố với công thức: 1 quả chuối, 1 quả dưa chuột, rau chân vịt và 2 muỗng dầu dừa để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Tác Dụng “Thần Kỳ” Của Rau Khoai Lang Đối Với Bà Bầu

Rau khoai lang là thực phẩm rất tốt đối với bà bầu: trị táo bón, ốm nghén… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những lưu ý sức khỏe khi ăn loại rau này.

Giá trị dinh dưỡng trong rau khoai lang

Rau khoai lang là loại rau rất quen thuộc và dễ tìm. Đây là loại rau lành tính với hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Trong Đông y, rau khoai lang được xếp vào loại thực phẩm có tính bình,vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm.

Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì rau khoai lang có chứa hám lượng protein dồi dào, cùng rất nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, mangan, kali, sắt và vitmin B6… Đặc biệt loại rau này còn chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe bà bầu .

Tác dụng của rau khoai lang với bà bầu chưa được nhiều người biết đến

Tác dụng của rau khoai lang đối với phụ nữ mang thai

Chống béo phì

Rau khoai lang chứa hàm lượng cao chất xơ nên sẽ tạo cảm giác no lâu sau khi ăn.Nhờ đó mà bà bầu có thể kiểm soát tốt hơn lượng thực phẩm đưa vào thai kỳ, phòng tránh tình trạng tăng cân quá nhiều dẫn tới béo phì khi mang thai.

Trị buồn nôn, ốm nghén

Tốt cho người tiểu đường

Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung rau khoai lang vào thưc đơn hàng ngày. Bởi trong ngọn rau lang đỏ có chất gần giống insulin, tác dụng làm giảm đường huyết.

Lợi sữa

Không chỉ có lợi với các bà bầu mà loại rau này còn mang lại nhiều lợi ích cho các mẹ sau sinh đang cho con bú. Bởi rau khoai lang rất lợi sữa , xào rau này với thịt heo ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.

Nhuận tràng, trị táo bón

Rau khoai lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Mẹ bầu có thể thường xuyên ăn rau khoai lang luộc để trị táo bón khi mang thai.

Khi mang thai bà bầu nên tận dụng triệt để tác dụng của rau khoai lang

Lưu ý khi ăn rau khoai lang dành cho mẹ bầu

Không nên ăn quá nhiều rau khoai lang

Không nên ăn lúc quá đói

Bà bầu không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp,ăn khoai lang sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Bà Bầu Ăn Sả Được Không? Những Tác Dụng Kì Diệu Của Sả.

Bà bầu ăn sả được không? Sả tác động tới mẹ và bé như thế nào?

Sả tăng cường tiêu hóa.

Khi mang thai, nội tiết tố của bà bầu thai đổi, sự chèn ép của tử cung lên dạ dày, cùng với lượng sắt bà bầu cung cấp vào cơ thể sẽ gây nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa.

Các tinh chất trong xả giúp khử trùng, diệt khuẩn, khiến các loại vi khuẩn có hại bị đẩy ra ngoài, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở bà bầu (táo bón, khó tiêu, đau bụng, đầy hơi,…).

“Điều hòa” huyết áp cho bà bầu

Sả chứa một lượng Kali khá lớn, các ion này thông qua các kênh protein trên màng tế bào sẽ giúp cân bằng ion natri trong cơ thể, tránh hiện tượng tăng (giảm) huyết áp đột ngột ở bà đẻ.

Tinh chất của sả còn có khả năng hấp thụ cholesterol dư thừa (nguyên nhân gây xơ vữa động mạch) trong cơ thể bà bầu, đẩy các cholesterol xấu này ra khỏi cơ thể, “thanh lọc” mạch máu.

Giúp bà bầu thanh lọc, giải độc cơ thể

Sả loại bỏ các cholesterol dư thừa, tăng khả năng bài tiết độc tố của cơ thể. Đặc biệt sả giúp cơ thể duy trì mức acid uric cân bằng. Acid này kích thích não bộ hoạt động và chống oxy hóa, tuy nhiên nếu lượng acid này vượt ngưỡng cho phép sẽ kết thành tinh thể, tích tụ trong các khớp, gây đau đớn cho bà đẻ.

Trong sả có một lượng chất oxy rất “đa dạng”, các chất này sẽ “dọn dẹp” gan, thận, bàng quang, tuyến tụy, tăng cường lưu thông máu.

Ngăn ngừa ung thư

Mang bầu khiến hệ miễn dịch của người mẹ yếu đi rất nhiều, đây là thời cơ cho các “sai sót” trong hệ gen, các tế bào bất thường rất dễ bị hệ thống miễn dịch bỏ qua. Hợp chất citral trong sả sẽ phần nào giảm nỗi lo này cho bà bầu.

Citral giúp cơ thể chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây ung thư) và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể bà đẻ.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi cho bà đẻ

Càng tới những ngày gần cuối thai kì, bà bầu càng dễ mệt mỏi, lo được lo mất. Chút tinh dầu sả dịu nhẹ sẽ làm vơi bớt tâm trạng nặng nề của mẹ bầu.

Tinh dầu sả có tác dụng an thần, giúp mẹ thư giãn và dễ ngủ hơn.

Chữa lạnh, cảm cúm hiệu quả.

Sả có khả năng chống viêm diệt khuẩn rất tốt, đối với các chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sổ mũi,… dùng sả để chữa bệnh sẽ tốt cho bà bầu hơn là dùng thuốc tây. Hoạt chất trong sả sẽ làm “loãng” các đám vi khuẩn, virút, khiến cho các tế bào bạch cầu dễ dàng “xử lí” những tác nhân gây hại này.

Ngoài ra sả cũng chứa một lượng vitamin C khá dồi dào, loại vitamin này sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, khiến cơ thể bà đẻ nhanh chóng hồi phục.

Sả kích thích kinh nguyện, dễ dẫn tới sảy thai? Vậy bà bầu ăn sả được không?

Khi bà bầu dùng sả với lượng quá lớn, một số chất có trong sả sẽ kích thích kinh nguyệt, gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt, rất dễ khiến bà bầu sảy thai.

Vậy bà đẻ có ăn sả được không? Bà đẻ phải ăn sả như thế nào để tránh các tác động xấu?

Không nên để bà bầu ăn quá nhiều sả trong một lần (lượng cho phép: 8-20 g), cũng không nên thường xuyên dùng sả cho các món ăn (mỗi tuần dùng tối đa 3 lần). Nếu dùng tinh dầu sả pha nước uống hàng ngày, chỉ nên dùng 3-5 giọt, pha với nước ấm sẽ hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng buồn nôn, chán ăn khi ốm nghén.

Đối với những bà đẻ có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng hay hạ đường huyết thì không nên sử dụng sả bởi chúng có thể khiến bà bầu phát ban, khó thở.

Tinh dầu sả giúp mẹ bầu thư giãn, giảm đau nhức, trị mất ngủ,… tuy nhiên tinh dầu sả có tác động rất mạnh mẽ, mẹ bầu có thể kết hợp chúng với các loại tinh dầu khác(cam, húng quế, hoa hồng,…).

Bà bầu không nên để tinh dầu sả tiếp xúc trực tiếp với da, nếu không có thể dẫn tới các kích ứng da không đáng có.

Vậy là bạn đọc vừa cùng Ăn ngon 3 miền tìm hiểu các tác động của sả đối với mẹ bầu. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn hữu ích, giúp bà bầu có thai kì an toàn nhất, khỏe mạnh nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tác Dụng Diệu Kỳ Của Ngô Ngọt Với Bà Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!