Đề Xuất 3/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 26 # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 26 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 26 mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26

Đôi mắt của bé yêu đã có thêm nhiều cử động mới, nào là nhắm mở mắt và cả chớp mắt nữa. Đồng thời, võng mạc của bé tiếp tục phát triển. Lúc này, em bé đã có thể phản ứng với ánh sáng bên ngoài. Những túi khí nhỏ hay còn gọi là nang phế dần hình thành trong phổi của bé, giúp bé hít thở bình thường khi chào đời.

Cũng trong thời điểm này, sự phát triển nhanh chóng của não bộ giúp bé nhận ra những kích thích từ thế giới ngoài kia, ví dụ như giọng nói ấm áp của mẹ. Xương sống của bé ngày càng chắc khỏe và dẻo dai giúp cho việc cơ thể phát triển cân đối. Bé đã nặng 0.91kg và dài hơn 23cm rồi mẹ ơi.  Tuy thế, bé vẫn còn khá mảnh mai, phải thêm một thời gian nữa, lớp mỡ mới phát triển dưới da để chuẩn bị cho việc chào đời.

Cơ thể mẹ có gì thay đổi khi mang thai 26 tuần?

Ở tuần 26, móng tay móng chân của mẹ mọc nhanh hơn, khá mềm và dễ gãy hơn bình thường. Đây là triệu chứng phổ biến trong thai kì nên mẹ đừng lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên chăm chỉ dưỡng ẩm da tay và vùng da xung quanh móng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Khi bé lớn dần, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận những cử động, cựa quậy mà bé phản ứng với những kích thích từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng.

Mẹ nên làm gì khi thai 26 tuần?

Thời điểm này, việc tiếp tục bổ sung các thực phẩm giàu DHA rất cần thiết cho việc phát triển trí não và thị lực cho bé.

Một số mẹ bầu hay gặp chứng chuột rút, lời khuyên là mẹ hãy cố gắng duy trì các bài tập giúp duỗi cơ chân trước khi ngủ. Các thực phẩm giàu magie hay can-xi sẽ giúp mẹ giảm hội chứng khó chịu này. Ngoài ra, các thực phẩm làm từ sữa như sữa tươi cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú mà mẹ không nên bỏ qua.

Cuối cùng, đừng quên trò chuyện, vỗ về bé mỗi ngày (dù vẫn nằm trong bụng mẹ nhưng bé cảm nhận được đấy).  Những cái chạm nhẹ, vuốt ve này sẽ giúp bé nuôi dưỡng cảm xúc bên cạnh việc phát triển trí não và dĩ nhiên là giúp hai mẹ con thân thiết hơn nữa.

i. You and your baby at 25-28 weeks pregnancy – Pregnancy and baby guide. (2017, February 28). Retrieved Aprl 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx

ii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Preparing for Pregnancy. In Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iii. Webster, I. (2015). Healthy Pregnancy from A to Z: An Expectant Parent’s Guide to Wellness. Inspiring, p.80.

iv. World Health Organization, WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience. Geneva: WHO Press. 2016.

iv. Mẹ và bé trong tuần thai 25-28 – Thai kì và những hướng dẫn chăm sóc thai nhi. (28.2.2017). đăng lại vào 10.4.2017 theo http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Chuẩn bị cho thai kì. Theo dõi các tuần thai (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iv. Webster, I. (2015). Sức khỏe mẹ bầu từ A-Z: An Những chỉ dẫn cho cha mẹ để chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Inspiring, p.80.

iv. Tổ chức Y tế thế giới, Những khuyến cáo của WHO để mẹ bầu có một thia kì khỏe mạnh. Geneva: WHO Press. 2016.

Mang Thai Tháng Thứ 6: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 25,26

Ở tuần thai thứ 25 này, em bé của bạn thực sự đang cố gắng “cơi nới” cái bọc tù túng của mình, và dạ con của bạn mỗi ngày lại cần phải giãn ra một chút để chứa vừa bé. Rõ ràng điều này có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở các cơ và dây chằng của mình, khi bạn bước vào tuần thai thứ 25. Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng, và thậm chí là cả chân cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của hoóc môn thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể.

Trung bình, một thai phụ sẽ tăng thêm từ 10 đến 12 kilogram sau 40 tuần mang thai. Tất cả những gì khiến bạn lên cân gồm em bé, nhau thai, nước ối, lượng máu tăng thêm, lượng dịch tuần hoàn bổ sung, hai bầu ngực, và cả một chút mỡ nữa.

Những điều bất ngờ

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, mỗi cơn đau hay triệu chứng mới đều khiến bạn phải lật đật chạy đi tìm sách hướng dẫn bà mẹ mang thai ngay. Điều này có bình thường không nhỉ, có đúng là mình sẽ cảm giác thế này không, con có ổn không?

Nếu bạn đã trải qua tất cả những thứ đó rồi và giờ đã có kinh nghiệm, có lẽ bạn sẽ bớt lo lắng hơn. Nhưng đến một chừng mực nào đó, cảm giác lo lắng là rất bình thường và còn có ích nữa, bởi nó khiến thai phụ tránh những hành động có thể làm nguy hại tới thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bạn chìm trong âu lo và không thể sống vui vẻ được, thì bạn cần phải nói chuyện với ai đó.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

Khi bụng bạn lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra. Bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp gáp.

Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống. Bạn cần phải để cho phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.

Bạn có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên. Và đừng làm gì để da bạn bị nóng lên.

Mất ngủ

Có thể bạn sẽ bị mất ngủ ở tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường. Thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí bạn cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ. Và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn dậy đi vệ sinh.

Lại nói về chuyện đi vệ sinh, có thể bạn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm. Và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nhưng cứ nằm trên giường lăn qua lại thì cũng tệ chả kém.

Nếu bạn bị mất ngủ như thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho. Không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người. Hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

Có thể bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này. Và có thể bạn cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.

Thay đổi tâm lý

Thời gian này có thể bạn sẽ khá dễ bị kích động. Nếu vẫn đang đi làm và chưa gửi đơn xin nghỉ sinh, thì bạn nên gửi bây giờ. Nhớ tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi của mình. Lên kế hoạch quay trở lại làm việc. Và cũng nên hiểu rõ về kế hoạch sắp xếp công việc của cơ quan và sếp bạn nữa. Vạch rõ một ngày cụ thể để hoàn thành công việc sẽ giúp ích cho bạn nếu có lúc nào đó bạn trở nên rối trí.

Bạn cũng nên bắt đầu nghĩ về những thay đổi giữa mối quan hệ của bạn với bạn đời một khi hai người có em bé. Khi bộ đôi trở thành bộ ba, sẽ luôn có sự xáo trộn và định hình lại vai trò của mỗi người. Nếu bạn đã có con, việc tái định hình này sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Đúng là, sẽ có những thay đổi trong mối quan hệ của hai người. Nhưng những thay đổi đó là cần thiết.

Làm bố làm mẹ thực sự là những trọng trách. Vì vậy, để có thể là những ông bố bà mẹ tốt cho con mình, các bạn phải biết học cách thay đổi.

Những thay đổi của em bé trong tuần này

Thai nhi được 25 tuần tuổi. Chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân. Em bé sẽ ít co người lại hơn, mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh. Các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên.

Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần. Nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.

Em bé của bạn đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn. Biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé.

Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình. Là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Khoảng thời gian này, huyết áp của bạn có thể tăng nhẹ. Mặc dù có thể vẫn thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ. Và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.

Tiền sản giật là chứng rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu. Xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai. Nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:

Nếu bạn bị sưng mặt, sưng quanh mắt. Đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức. Hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần. Hãy gọi cho bác sĩ.

Gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác. Như nhức đầu nặng hoặc kéo dài. Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai. Nhìn thấy các đốm sáng. Nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời. Đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.

Đau nhức

Nếu gần đây phần lưng dưới của bạn hơi đau nhức. Đó là do tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng của bạn và có thể chèn ép lên dây thần kinh. Cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng.

Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng. Khiến bạn thấy tệ hơn vào cuối ngày.

Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài. Nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.

Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân. Thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.

Lời khuyên cho bạn

Hãy nghĩ xem bạn muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho em bé như thế nào. Một trong những yếu tố quan trọng của một chế độ cho con bú tốt chính là tinh thần của người mẹ trong suốt quá trình mang thai. Những tác động khác gồm có: bạn đời biết quan tâm hỗ trợ. Thái độ tích cực của bà ngoại và/hoặc bà nội em bé. Và những phản ứng từ những người khác trong gia đình, trong cộng đồng.

Hãy đi xem trước bệnh viện hay nhà hộ sinh nơi bạn dự định sinh em bé. Nếu bạn chưa đặt phòng, hãy tìm hiểu các lựa chọn khác nhau. Một số bệnh viện tư yêu cầu đặt cọc trước khi họ tiến hành thủ tục.

Bạn hãy tìm hiểu về ghế ngồi ô tô dành cho em bé. Để biết loại nào sẽ vừa vặn nhất với xe của bạn, và an toàn nhất cho bé. Nếu bạn dự định thuê những thứ này, bạn nên đặt từ bây giờ.

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 26

Đây là tuần thai cuối trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Bạn sẽ chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Mặc dù bạn lúc này nhìn đã ra dáng của một bà bầu. Bạn vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Mặc dù vào cuối ngày các khớp gối và chân bạn có thể bị phù lên một chút. Đến sáng hôm sau là cơ thể các bạn sẽ lại trở nên bình thường.

Thai nhi 26 tuần tuổi là thời điểm để các bà mẹ có thể tìm mua cho mình những bộ đồ bà bầu phù hợp. Những bộ đồ kích cỡ lớn với vòng eo co dãn tốt. Được may cắt một cách chuyên biệt đặc biệt là ở phần bụng là lựa chọn tốt cho bạn

Tôi có còn bị ốm nghén không?

Nếu bạn là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ. Thì ở giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi này các bạn sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn bạn không thích vẫn có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.

Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội. Y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi bạn cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai. Và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.

Hãy sắm riêng một chiếc ghế êm ái

Hãy nghĩ ngay đến việc mua một chiếc ghế thật thoải mái cho bạn nếu như bạn chưa có. Bạn sẽ cần phải ngồi nhiều hơn trong suốt những tháng còn lại và sau khi sinh. Ví dụ như khi cho bé bú.

Bạn nên tìm một chiếc ghế có phần gác tay thoải mái. Phần nâng lưng khá tốt và chiếc ghế không thúc quá nhiều vào phần sau đầu gối của bạn khi ngồi. Chiếc ghế nên có đồ gác chân nó sẽ rất hữu ích cho bạn trong suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ.

“Đầu tư dài hạn” cho em bé

Tuần thai thứ 26 là tuần mà em bé phát triển khá nhanh. Bạn sẽ cảm thấy cân nặng của bạn gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, bạn cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho sự phát triển của bé từ thức ăn.

Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực dinh dưỡng tiền sinh sản. Phương án hiệu quả nhất vẫn là việc kiểm soát chặt chẽ về lượng cũng như về chất của những thức ăn hàng ngày bạn ăn vào. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một môi trường sống lành mạnh. Không thuốc lá, không rượu bia, ăn các thức ăn tự nhiên, lành mạnh như rau quả tươi, v.v… Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh.

Rõ ràng, cách bạn chăm sóc bản thân ra sao trong thai kỳ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của con bạn từ khi lọt lòng tới lúc trưởng thành.

Những thay đổi về mặt thể chất

Những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng. Trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.

Bạn sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống. Và rõ ràng bạn cũng không nên làm như vậy. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu bạn còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.

Vú của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng. Chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.

Trạng thái tâm lý của bạn cũng sẽ có thay đổi

Cảm giác có thai, suy nghĩ về việc có thai sẽ làm cho bạn không còn chú ý đến chuyện gì khác ngoài đứa con sắp chào đời.

Cho đến lúc này, tiếp tục đi làm, hay làm đến khi nào sẽ trở thành 1 vấn đề mà bạn phải suy nghĩ. Nhiều phụ nữ chọn cách làm việc cho tới tuần thứ 34-36 rồi nghỉ. Nhưng họ vẫn ước họ có thể nghỉ sớm hơn một chút. Bạn nên hỏi bộ phận Quản Lý Nhân Sự của công ty bạn để xem thử họ sẽ cho bạn những sự lựa chọn như thế nào trong việc nghỉ sớm. Phải cân nhắc giữa vấn đề tài chính. Cũng như các thay đổi về tâm lý cũng như hình thể của bạn khi xin được nghỉ sớm hay tiếp tục làm việc.

Thay đổi của bé trong tuần này

Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn này. Hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.

Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ. Vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của bạn cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.

Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây. Giai đoạn này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói. Hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng. Những quan niệm rằng việc mẹ bị ợ chua chính là dấu hiệu cho thấy con họ có rất nhiều tóc là hoàn toàn không đúng sự thật.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 26?

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể bạn đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của bạn lớn và nặng thêm. Gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.

Mẹ có thể thường bị đau nhức khi bước vào tuần thai thứ 26. Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm. Nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp bạn giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.

Gợi ý cho bạn: Lựa chọn gì ngoài nước cam vắt? Bạn cần bổ sung nhiều vitamin C hơn? Ngoài nước cam, bạn cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt cho bạn vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.

Lời khuyên cho tuần này

Nếu bạn cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.

Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi bạn bình thường.

Xoa dịu cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn. Để chống chịu với những cơn đau.

Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống.

Nên làm trong tuần thai thứ 26:

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 22

Tuần thứ 22 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé đã trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do trữ nước.

Sự phát triển của thai nhi Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!

Tuần này, bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái đu đủ nhỏ. Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao? Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.

Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.

Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.

Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.

Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.

Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.

Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 8

Ở tuần thai thứ 8, hình hài của bé đã phát triển tương đối đầy đủ và sẵn sàng để tăng cân trong những tháng tới. Trong tuần này, điều quan trọng là tập thói quen kết nối với bé ngay từ trong bụng mẹ.

Mẹ biết không, bắt đầu từ tuần thai thứ 8 thai nhi theo từng tuần sẽ là phiên bản thu nhỏ của em bé sau khi chào đời. Thai 8 tuần đã hình thành tất các các cơ quan quan trọng của cơ thể. Đây cũng là thời điểm mẹ và bé sẽ đến gặp bác sĩ lần thứ hai, đừng quên nhé!

Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần thai thứ 8?

Tháng thứ 2 trong tam cá nguyệt thứ nhất, thành viên mới của gia đình đã dài khoảng 2,5cm, cỡ một quả nho Mỹ và nặng chỉ vài gram. Hình hài của bé phát triển đầy đủ hơn. Mẹ có thể hình dung cụ thể như sau:

Thai nhi đã có mí mắt tuy chúng vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.

Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn ngăn, và các van tim bắt đầu hình thành.

Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.

Bé có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.

Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.

Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.

Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé trong vài tuần tới.

Đầu của em bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.

Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

Mang thai 8 tuần, mẹ có thể nghĩ về hoàng tử và công chúa rồi nhé! Chờ đợi thêm một vài tuần nữa thôi là các cơ quan sinh dục sẽ hình thành hoàn chỉnh. Nếu xuất hiện những cơn ốm nghén, mẹ hoàn toàn có thể dựa vào mẹ dân gian để đoán giới tính bé yêu. Đôi khi rất đúng đó!

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 8 tuần?

Vâng, chính lúc này đây, thỉnh thoảng mẹ sẽ phải hứng chịu những bản hòa ca chẳng thú vị chút nào. Đó chính là tổ hợp của rắm, xì hơi… Tình trạng thừa hơi là chuyện thường tình của bà bầu. Có thể thức ăn chính là thủ phạm nhưng không sao hết, trừ những lúc chúng xuất hiện vào thời điểm khiến mẹ muối mặt.

Dạ conlúc này sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm. Vòng eo con kiến của mẹ bắt đầu đầy đặn hơn. Nếu muốn sắm váy bầu, đây là thời điểm thích hợp rồi mẹ nhé! Ốm nghén lúc này sẽ khiến mẹ cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Chính điều này dẫn đến tâm trạng buồn chán. Cố gắng lên mẹ nhé!

Thời kỳ mang thai, thay đổi tâm trạng thường xuyên là điều hoàn toàn bình thường khi mẹ thấy phấn khởi xen lẫn sợ hãi về việc sắp “lên chức”. Hãy cố gắng tránh cảm giác uể oải. Hầu hết phụ nữ thấy ủ rũ trong khoảng sáu đến mười tuần đầu tiên, sau đó giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ hai và lại xuất hiện khi thai kỳ sắp kết thúc.

Thai nhi 8 tuần, mẹ đi khám thai lần 2 với các xét nghiệm quan trọng sau:

Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)

Khám thai, kiểm tra nội tiết

Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Đừng quên bổ sung đủ sắt, canxi và axit folic trong giai đoạn này vì chân răng của thai nhi đang được hình thành rồi!

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 8

Bắt đầu một thói quen hàng ngày để kết nối với bé. Hãy dành 2 lần mỗi ngày, khoảng năm đến mười phút để nghĩ về bé, tốt nhất là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

Trong những lúc này, hãy ngồi lặng yên, nhẹ nhàng đặt tay lên bụng, tập trung vào hơi thở của mẹ và bắt đầu nghĩ về bé với những hy vọng, mơ ước, dự định cho tương lai… Đây là cách tuyệt vời để khởi đầu quá trình gắn kết và giúp mẹ hình dung cụ thể mình sẽ nuôi dạy con và trở thành một bà mẹ như thế nào.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 26 trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!