Đề Xuất 6/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 11 # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 11 # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 11 mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong tuần thai thứ 11, khuôn mặt của bé bắt đầu có hình dáng hoàn chỉnh: Mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Mẹ bắt đầu gặp chứng ợ nóng và sẽ có đôi chút khó chịu

Thai 11 tuần phát triển như thế nào?

Khi thai 11 tuần, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, ngón chân co lại, cơ mắt nhắm chặt, miệng của bé sẽ làm những động tác như đang mút. Nếu mẹ chèn ép bụng mình, bé sẽ vặn mình để phản ứng lại dù mẹ không cảm nhận được. Ruột của bé phát triển rất nhanh, bắt đầu được sắp xếp vào trong khoang bụng của bé. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.

Điểm quan trọng trong sự phát triển của thai 11 tuần là các tế bào thần kinh được nhân lên rất nhanh. Trong não của bé, các khớp thần kinh được hình thành. Khuôn mặt của bé bắt đầu giống như khi ra đời: mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Từ đỉnh đầu đến chóp mông, bé dài khoảng 5cm gần bằng một trái chanh, nặng chừng 15g.

Thai nhi tuần thứ 11 là bao nhiêu tháng? Nếu thai được 11 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ.

Vị trí của bé đang thay đổi. Trong khi đó, cơ thể của bé đang thẳng và thân của bé đang dài ra – nghe giống như một tư thế yoga, phải không? Các tư thế khác mà bé có thể thực hiện bây giờ gồm vươn vai, lộn nhào và cuộn người về phía trước.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 11 tuần tuổi?

Tử cung đã lớn đến mức bác sĩ có thể cảm nhận được phần chóp (đáy tử cung) ở bụng dưới của mẹ, ngay trên xương mu. Mẹ có thể bắt đầu mặc đồ bầu từ tuần thai này, nếu không thích mặc đồ bầu, mẹ cũng vẫn nên mặc những loại quần áo rộng rãi và có độ co dãn nhiều.

Mẹ bắt đầu gặp chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát thường kéo dài từ phía dưới của xương ức đến phần dưới cổ họng, tình trạng này có thể nặng hơn nếu mẹ đã từng bị trước đây. Trong quá trình mang thai, nhau thai sản sinh rất nhiều hormone progesterone, làm giãn van ngăn cách thực quản và dạ dày, đặc biệt là khi mẹ đang nằm, axit dạ dày có thể đi ngược đường lên thực quản, gây cảm giác nóng rát khó chịu và làm mẹ mất tập trung.

Từ tuần này, mẹ nên tạm biệt sở thích uống cà phê. Thay vì uống cà phê sáng, hãy thử một tách sữa nóng, sirô trái cây hoặc sữa chua trái cây, những thức uống này vừa ngon lại tốt cho mẹ và bé.

Cách giảm mệt mỏi khi mang thai

Giai đoạn này, bạn chỉ thích ngồi hoặc nằm. Cảm giác mệt mỏi khi mang thai là bình thường. Lý do là bạn đang điều hành một nhà máy “sản xuất trẻ em” hoạt động 24/7, và bạn là nhân viên duy nhất nên phải làm việc suốt ngày đêm. Điều đó khiến bạn phải làm việc nhiều hơn so với người không mang thai. Do đó, dù chẳng làm gì bạn cũng thấy mệt mỏi.

Để giảm mệt mỏi, bạn hãy tập các bài thể dục nhẹ nhàng để tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe cơ thể của bạn. Khi cơ thể đòi nghỉ ngơi, hãy nghỉ một chút.

Lập ngân sách những khoản cần chi tiêu cho bé.

Mang Thai Tuần Thứ 11 Và Sự Phát Triển Của Thai Kỳ

Khuôn mặt của bé phát triển để hoàn thiện. Nếu bạn nhìn thấy hình ảnh của bé thông qua siêu âm, điểm nhấn chính là phần đầu của bé chiếm gần bằng một nửa chiều dài cơ thể.

Cơ quan sinh sản của em bé phát triển nhanh chóng. Cả bé trai và bé gái đều phát triển như nhau cho đên hết tuần 11 và để phân biệt chính xác nam hay nữ thì phải chờ đến tuần thai 14.

Điều tuyệt với là những giác quan của em bé bắt đầu phát triển rồi đấy mẹ!

Những thay đổi của em bé theo ngày trong tuần thứ 11.

Ngày thứ 71: Các bộ phận của bé bắt đầu được nhìn thấy rõ ràng, đặc biệt là tai, tay chân và dây rốn

Ngày thứ 72: Đầu của bé lúc này đã bằng một nửa chiều dài cơ thể, tay chân còn ngắn nhưng bàn tay và bàn chân lúc này đã khá lớn

Ngày thứ 73: Hình chụp 2D của bé lúc này cho thấy một em bé nằm nghiêng đầu sang bên phải.

Ngày thứ 74: Dây rốn bắt đầu cuộn hơn khi thai nhi phát triển mạnh

Ngày thứ 75: Hình dáng của tai ngoài ngày càng rõ ràng hơn, đôi mắt gần hơn và cổ đang tiếp tục kéo dài ra

Ngày thứ 76: Dây rốn của bé chứa 2 động mạch xoắn ốc mang máu đến nhau thai và tĩnh mạch di chuyển máu cho em bé phát triển.

Ngày thứ 77: Tay của bé bây giờ đã dễ dàng đưa lên cổ hoặc lên miệng. Tai và mắt của em bé đã được thấy rõ ràng.

Hãy tìm đến bác sĩ để xem con bạn có bị dị tật bẩm sinh hay là không (sự bất thường của nhiễm sắc thể, hội chứng Down). Bắt đầu từ tuần này, chứng táo bón có thể sẽ bắt đầu làm bạn khó chịu. Vì thế hãy bổ sung nhiều chất sơ, nhiều nước và chế độ luyện tập hợp lý để tránh bị ảnh hưởng bởi tình trạng trên.

Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu thấy khó khăn trong việc đứng lên, ngồi xuống.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 29

Tuần thai thứ 29, bé tiếp tục phát triển thị lực và đã đạt trọng lượng 1,4 kg. Những triệu chứng khó chịu như phù chân, mệt mỏi và thay đổi hormone có thể làm mẹ khó kiểm soát cảm xúc, cần chú ý trao đổi với bác sĩ để tránh bị “trầm cảm thai kỳ”

Sự phát triển của thai nhi

Bé trong tuần thai thứ 29 đã nặng khoảng 1,4kg tương đương một bắp súp-lơ lớn. Bé dài khoảng 40cm. Đang có hơn 0,8 lít nước ối bao quanh bé, nhưng khối nước này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung.

Thị lực của bé tiếp tục phát triển dần. Ngay cả sau khi được sinh ra, bé vẫn sẽ ngủ nhiều trong ngày. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực – có nghĩa bé chỉ có thể thấy những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 29?

Đến giai đoạn này, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhất là những khi khó ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng thấy mình vụng về hơn bình thường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bây giờ mẹ không chỉ nặng nề hơn, trọng lượng dồn ở bụng bầu còn làm cho trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Hơn nữa, do sự thay đổi của hormone, các dây chằng và các khớp xương lỏng hơn khiến mẹ dễ mất thăng bằng.

Việc các dây chằng giãn cũng khiến chân thường xuyên trong tình trạng phình to và mẹ nên chuẩn bị một vài đôi giày mới cỡ lớn. Mẹ còn nhớ sự thay đổi tâm trạng giai đoạn đầu thai kỳ chứ? Những triệu chứng khó chịu kết hợp cùng sự thay đổi hormone có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát đó quay trở lại. Cảm giác lo lắng không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào, mình có trở thành người mẹ tốt hay không… là hoàn toàn bình thường.

Nếu mẹ không thể rũ khỏi cảm giác chán nản, ủ ê, ngày một cáu kỉnh và kích động, lo lắng thì hãy tìm gặp bác sĩ. Mẹ có thể nằm trong số 1/10 thai phụ bị trầm cảm thai kỳ đấy.

Gợi ý cho tuần này:

Lắp ráp đồ dùng cho bé. Đây là công việc hoàn hảo cho bố hoặc một người bạn nào đó muốn giúp đỡ. Giường cũi, nôi đưa và xe nôi đẩy vốn khó lắp ráp, đặc biệt là khi mẹ thiếu ngủ, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ. Tiếp đến, mẹ nên lưu ý chuẩn bị đủ pin cho nôi đưa, điện thoại di động và màn hình giám sát.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 38

Tuần này, bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau này. Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho tới khi ra đời, vì vậy cần chú ý báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động hoặc bạn có dấu hiệu vỡ ối.

Sự phát triển của thai nhi tuần 38

Đã đến tuần thứ 38 trong quá trình phát triển thai kỳ, bé của bạn đang chờ đợi để chào đón thế giới!

Bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Bé đã dài cỡ 50 cm và cân nặng khoảng 3,2 kg, bằng cỡ một quả bí đỏ lớn. Các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 38?

Trong mỗi lần thăm khám hàng tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của mẹ để xem mức độ lớn và vị trí của bé.

Mẹ cũng có thể được khám bên trong xem cổ tử cung đã bắt đầu “già” với những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn (mở) rộng hay chưa. Ngay cả khi có những thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách để dự đoán chính xác khi nào bé muốn chào đời.

Trong trường hợp quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ sắp lịch kiểm tra bào thai, thường bằng phương pháp sonogram, sau 40 tuần thai để đảm bảo an toàn cho việc mang thai. Trường hợp bạn không có dấu hiệu tự chuyển dạ ( Xem các dấu hiệu chuyển dạ), bác sĩ sẽ kích sinh trong khoảng 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh hoặc sớm hơn nếu có dấu hiệu cho thấy việc đợi sinh có thể mang lại nguy cơ cho bé.

Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho đến lúc chào đời, vì vậy trong lúc này, quan trọng là mẹ tiếp tục chú ý đến những cử động của bé và báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu mẹ có dấu hiệu vỡ ối ( Cách xử lý khi vỡ ối cho các mẹ). Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh nở bị thủng màng trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi là một lượng nước ối lớn vỡ ồ ạt, đôi khi là một lượng nhỏ hoặc chỉ rất ít nước ối rỉ ra. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy đến bệnh viện ngay cả khi mẹ chỉ nghi ngờ mình bị rỉ ối. Nếu bạn bị vỡ màng ối mà không kèm theo những cơn co thắt, mẹ sẽ được kích sinh.

Gợi ý cho tuần thai thứ 38

Mua áo ngực cho con bú. Nếu dự định cho con bú sữa mẹ mà chưa mua áo ngực cho bé bú, mẹ hãy mua ngay và mang theo chúng đến bệnh viện. Khi cho con bú, bộ ngực có thể tăng 1-2 cỡ so với trước khi có thai. Hãy nhớ mua kèm miếng lót thấm sữa đặt trong áo ngực để thấm sữa rỉ ra cùng với thuốc mỡ cừu đạt chuẩn y khoa để xoa dịu núm vú khi bị nứt nẻ. (Tránh dùng nếu mẹ dị ứng với len).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 11 trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!