Đề Xuất 6/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 11 # Top 13 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 11 # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 11 mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi

Tuần thứ 11 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 9 sau thụ tinh) nằm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, và thực ra đến bây giờ em bé mới chính thức được miêu tả bằng từ “thai”.

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển rất nhanh, ngoại hình của thai nhi đã có hình dạng đặc trưng của loài người. Đầu thai nhi có độ dài bằng khoảng một nửa tổng chiều dài của thai nhi, phần thân bắt đầu phát triển nhanh chóng. Khuôn mặt của thai nhi rộng ra, hai mắt tách xa nhau, mí mắt nhắm lại. Tai đã gần đạt được hình dạng cuối cùng, mũi đã xuất hiện đường khí đạo, trong miệng đã hình thành lưỡi và hàm ếch, mầm răng tương lai xuất hiện. Núm vú có thể nhìn thấy được. Tay và chân ở phía trước của cơ thể, không còn hình dạng mái chèo nữa, mà các ngón tay và ngón chân đã xuất hiện. Hồng cầu bắt đầu hình thành trong gan thai nhi. Đến cuối tuần thứ 11, bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu phát triển (để trở thành dương vật với thai nam, hoặc thành âm vật và môi lớn với thai nữ).

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Mẹ bầu giai đoạn này sẽ thắc mắc thai nhi 11 tuần biết làm gì và khá nhạy cảm với từng cử động của em bé, không biết thai nhi 11 tuần đã máy chưa. Thực ra thai nhi 11 tuần đã có thể đá chân, duỗi người, thậm chí nấc cụt, nhưng thai phụ sẽ không cảm nhận được những cử động này, tức không cảm nhận được thai máy bởi kích thước thai nhi còn quá nhỏ.

Chiều dài thai nhi giai đoạn này khoảng 50mm (2inch) và nặng khoảng 8g (1/3 ounce).

2. Những thay đổi của thai phụ khi mang thai 11 tuần

Tiểu tiện thường xuyên: nội tiết tố hCG tiết ra trong thai kỳ khiến thai phụ cảm thấy thường xuyên buồn tiểu. Hãy nhớ đừng vì sợ đi tiểu thường xuyên mà giảm lượng nước uống, thay vào đó hãy giảm các đồ uống chứa caffein – chất kích thích bài niệu;

Vú thay đổi và tăng nhạy cảm: điều này có thể gây khó chịu cho một số thai phụ;

Buồn nôn và nôn, thay đổi khẩu vị: tin vui là những triệu chứng ốm nghén sẽ sớm kết thúc, đa phần vào tuần thứ 12 tới 14;

Đầy bụng: nội tiết tố progesterone khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, làm thai phụ cảm thấy đầy bụng.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 26

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khi thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ chuẩn bị bước vào quý thứ ba – quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần. Không có bất kỳ khung chuẩn nào cho việc liệu mẹ có cảm giác thoải mái và tràn đầy năng lượng, hay mẹ luôn thức dậy cảm thấy kiệt quệ, mỏi mệt. Điều duy nhất mẹ có thể làm để bản thân ổn hơn là hòa nhịp với những thay đổi trong cơ thể và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 26

Ở tuần thứ 27 của thai nhi, đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu mở ra. Tuy bé vẫn chưa nhìn thấy được gì trong tử cung của mẹ, bé sẽ chớp và nhắm mắt khi bé đi ngủ và tỉnh giấc. Bé vẫn nhìn thật gầy, nhưng bé sẽ tích mỡ và tăng cân dần dần trong những tuần thai còn lại.

Hãy tưởng tượng em bé của mẹ đang có kích thước tương tự một củ cải đường, với chiều dài tầm 35,6 cm và nặng khoảng 907 gram. Tử cung đang trở nên chật chội với bé, và mẹ sẽ cảm thấy càng lúc càng khó chịu khi bé đạp và duỗi người.

Do sự tăng trưởng, bé bắt đầu hết không gian để nhào lộn như trước đây, tuy vậy, vẫn có đủ chỗ để bé tập trước cho ngày chào đời. Vào tuần thứ hai mươi sáu, bé thường lựa chọn tư thế chào đời, thường là đầu xuống dưới, cũng có khi một số bé ở giai đoạn này lại nằm ngang bụng mẹ, gọi là thai ngôi ngang.

Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình. Phổi của bé cũng đang phát triển mạch máu ở giai đoạn này. Do phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn, những em bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp, nhưng theo lý thuyết, các bé vẫn có thể sống sót, nghĩa là nếu chẳng may mẹ sinh non, bé vẫn có cơ hội sống tiếp. Tuy vậy, chúng ta phải tránh trường hợp này hết mức có thể, để bé có thêm thời gian để phát triển phổi và não bộ trong bụng mẹ.

Dây rốn hiện khoẻ và dày hơn, cung cấp cho em bé tất cả dinh dưỡng cần thiết. Càng gần lúc sinh, mẹ càng có cảm giác muốn ăn là do đây, tuy nhiên, mẹ nên giữ chế độ ăn khoẻ mạnh, tránh ăn ngọt và ăn vặt.

2. Cơ thể của mẹ vào tuần thứ hai mươi sáu

Ở giai đoạn này, mẹ tăng tầm 9-10,5 kg. Cân nặng tăng thêm có thể gây khó chịu cho mẹ, và những thay đổi hình thể quá lớn khiến mẹ cảm thấy không vui tí nào với diện mạo lúc này. Hầu hết các bà mẹ sẽ tăng tầm 9-13,6 kg trong suốt thai kì.

Trung bình mẹ cần 2000 đến 2.500 kcal mỗi ngày suốt thai kì. Nhu cầu năng lượng tăng tầm 500 kcal một ngày khi cho con bú, vậy nên mẹ không cần tăng thêm cân vô nghĩa. Sau sinh, mẹ sẽ dần dần mất lượng cân thừa vì em bé đã ra đời và mẹ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng khi cho bé bú.

3. Các triệu chứng trong tuần thai thứ hai mươi sáu

Vào tuần thứ hai mươi sáu, cơn go sinh lí Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn những tuần trước đó. Và vì bé đang tăng nhiều áp lực hơn lên bàng quang của mẹ, mẹ sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn. Mẹ cũng sẽ thấy đau dưới sườn và lưng dưới do bé đang phát triển nhanh và hay duỗi người để thoải mái hơn trong dạ con. Để giảm đau, mẹ có thể thay đổi tư thế và đặt gối dưới lưng để cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ có thể phải trải qua chứng khó ngủ khi mang thai do đau lưng và những cảm giác không thoải mái trong cơ thể.

4. Điều mẹ nên làm vào tuần thai thứ hai mươi sáu

Thường thì khi siêu âm thai ở tuần thai này mẹ sẽ thấy bé lấy tay che mặt, có khi bé lại thè lưỡi ra ngoài. Vận động và phối hợp vận động của bé cũng tốt hơn. Giới tính của bé cũng dễ xác định với độ chính xác cao hơn.

Hãy đi khám ngay nếu mẹ thấy đau nặng hơn bất thường, một số cơn đau bình thường như đau lưng dưới, đau sườn, chân và đầu gối do tăng cân. Nhưng nếu mẹ cảm thấy những cơn đau này không bình thường, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Mẹ cũng nên báo cho bác sĩ nếu thấy cổ chân hoặc đầu gối bắt đầu sưng, đặc biệt khi sưng đột ngột và chưa từng bị trước đây. Giai đoạn này mẹ cũng hay bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, nhưng mẹ nên đi khám nếu đau đầu tăng về mức và tần suất.

Tầm soát tiểu đường thai kì nếu mẹ chưa làm xét nghiệm trong những tuần thai trước.

Lên lịch ăn thường xuyên với các thức ăn khoẻ mạnh nhằm tránh ăn vặt đồ ngọt và đồ ăn không lành mạnh.

Theo dõi sự chuyển động và những lần đạp của thai nhi

5. Những dấu hiệu bất thường cần hỏi ý kiến bác sĩ

Điều cần thiết là mẹ cần liên lạc với bác sĩ thường xuyên suốt thai kì để giải đáp các thắc mắc và khiến mẹ yên tâm. Những vấn đề như những cử động của thai nhi, tốc độ tiến triển và tần suất đạp của bé cũng là mối quan ngại với những ông bố bà mẹ còn bỡ ngỡ. Hãy hỏi ý kiến của chuyên gia phương pháp theo dõi cử động và những cú đạp của em bé, và lúc nào cần kiểm tra nếu mẹ thấy bé hoạt động quá nhiều hay quá im ắng.

Sưng nề là triệu chứng thường thấy trong thai kì, nhưng hãy tham vấn ý kiến chuyên môn trong trường hợp mẹ phù nhiều cổ chân và các khớp. Không có tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các bà mẹ trong vấn đề này, nên bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các dấu hiệu phù nề nguy hiểm. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin về Hội chứng TORCH (một nhóm rộng các bệnh lý có thể gây ra các quá trình lây nhiễm trong khi mang thai hoặc khi sinh) và sự nguy hiểm của nhiễm trùng thai.

Nếu mẹ đang phải đương đầu với những nỗi lo âu và bối rối suốt thai kì, mẹ hãy hỏi ý kiến chuyên gia về phương pháp kiểm soát những căng thẳng để giữ tinh thần thoải mái nhất.

Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai – chuyển dạ – sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

Bác sĩ Trần Thị Mai Hương đã có 25 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, phẫu thuật đường dưới,phẫu thuật nội soi. Đã giữ chức vụ phó trường khoa Sản bệnh lí, phó Trưởng phòng đẻ – bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Có chuyên môncao và thế mạnh trong lĩnh vực:

Phẫu thuật đường dưới

Phẫu thuật nội soi

Các phẫu thuật sản khoa khó.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 10

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Ở tuần thứ 10, mẹ bầu đang trong tháng thứ 3 của thai kỳ và thai nhi chỉ bé bằng quả quất. Trong giai đoạn này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng và hình dạng của một em bé có thể được thấy rõ ràng hơn.

1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 10

Ở giai đoạn này, thai nhi dài gần 4cm. Thai nhi đã không còn có các màng giữa ngón chân và tay và các móng tay đang được hình thành. Đầu của thai nhi đang dần to ra do sự phát triển nhanh chóng của não. Răng của thai nhi mọc dưới lợi, đang cứng dần và liên kết với xương hàm. Bé sẽ nhắm mắt và sẽ chỉ mở mắt ở tuần thứ 27.

Ngoài ra, xương và sụn ở chân đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân và tay cùng với khuỷu tay đã được hình thành. Dạ dày của thai nhi đã bắt đầu tiết dịch vị và thận đang tạo ra nhiều tiểu hơn. Nếu con bạn là con trai, hoóc-môn testosterone cũng đang được sản xuất trong giai đoạn này.

2. Những thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 10

Ở tuần thứ 10, mẹ bầu đã có thể nhìn thấy bụng nhô ra, tuy nhiên bạn đừng lo nếu chưa thấy lộ bụng ở giai đoạn này do cơ thể của mỗi phụ nữ đều khác nhau. Mẹ bầu cũng sẽ bắt đầu nổi gân xanh ở ngực và bụng; đây chính là nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng tới thai nhi đang lớn dần. Gân xanh sẽ biến mất sau quá trình sinh đẻ và cho con bú.

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể xuất hiện ở tuần thứ 10 của thai kỳ:

Mệt mỏi: Mẹ bầu sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn này do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Hãy đi bộ và thể dục nhẹ nhàng để người bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn và ngủ ngon hơn.

Ốm nghén: Bạn vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn thường xuyên, nhưng bạn không nên bỏ bữa do cảm giác buồn nôn sẽ tăng nếu huyết áp của bạn thấp. Hãy uống trà gừng hoặc ăn kẹo có gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn.

Ợ nóng và khó tiêu: Hãy tránh những đồ ăn như bánh mì hoặc mì và ăn nhiều đồ ăn có chất xơ. Bạn không nên nằm xuống ngay sau bữa ăn để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và ợ nóng.

Chóng mặt: Do lượng máu đang tăng dần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt khi áp lực máu cao. Hãy nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy chóng mặt và ăn nhẹ để đường máu có thể tăng.

Đau dây chằng: Do các dây chằng ở bụng mẹ bầu đang giãn ra, mẹ bầu có thể cảm thấy đau. Hãy mát xa vùng bụng hoặc nghỉ ngơi khi thấy cảm giác đau này.

Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai – chuyển dạ – sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

Bác sĩ Trần Thị Mai Hương đã có 25 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, phẫu thuật đường dưới,phẫu thuật nội soi. Đã giữ chức vụ phó trường khoa Sản bệnh lí, phó Trưởng phòng đẻ – bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Có chuyên môncao và thế mạnh trong lĩnh vực:

Phẫu thuật đường dưới

Phẫu thuật nội soi

Các phẫu thuật sản khoa khó

Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 30

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chỉ còn mười tuần nữa thôi bé yêu của mẹ sẽ chào đời. Tuần thứ ba mươi của thai kì sẽ đầy khó khăn cùng quan ngại, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những vấn đề và học cách khiến mọi việc dễ dàng thoải mái hơn cho cả bản thân và em bé.

1. Kích thước thai nhi tuần thai thứ ba mươi

Vào tuần thai thứ ba mươi, thai nhi có kích thước bằng một bắp cải, khoảng 1,36 kg. Mặc dù vòng bụng căng tròn như có cả một quả dưa bên trong, chiều dài của thai nhi tầm khoảng 38 cm. Khi thai nhi phát triển, lượng nước ối sẽ bị giảm, đây là một dấu hiệu tốt của sự tăng trưởng bình thường.

Mẹ đang chuẩn bị cho ngày trọng đại, bé yêu cũng vậy. Vào tuần thai thứ ba mươi, thường thì thai nhi đang ở tư thế đầu hướng xuống. Thai nhi đang có xu hướng hạ xuống sâu hơn vào khung chậu của mẹ trong vài tuần tới.

Mắt của thai nhi 30 tuần bắt đầu phân biệt được những thứ xung quanh, ánh sáng và bóng tối. Những cơ quan chính trong cơ thể được phát triển, thai nhi sẽ tăng khoảng 230 gram mỗi tuần để bảo đảm sự phát triển của các hệ cơ quan. Mẹ sẽ để ý thấy trong tuần thai này thai nhi ít vận động hơn, nhưng điều này bình thường thôi, do không quan quanh bào thai hạn chế hơn. Thính lực của thai 30 tuần được phát triển, mẹ còn có thể thấy thai nhi cử động phản ứng lại một số tiếng động lớn.

2. Cơ thể của mẹ trong tuần thai thứ ba mươi

Càng gần đến lúc sinh, mẹ càng cảm thấy mệt mỏi hơn, vì vậy mẹ hãy chọn tư thế ngủ thật thoải mái, tốt hơn nên ngủ sớm hơn bình thường và ngủ thêm một tí vào buổi sáng. Ngủ đủ giấc thật sự rất quan trọng đối với mẹ trong giai đoạn này, mẹ hãy ngủ trưa để cải thiện nguồn năng lượng .

Trong giai đoạn này, thai nhi cần không gian lớn hơn trong tử cung của mẹ, nên tử cung sẽ giãn ra dưới xương sườn để tạo ra nhiều chỗ hơn cho sự phát triển về kích thước của thai nhi. Bụng lớn hơn làm tâm trọng lực của mẹ thay đổi, khiến đôi khi mẹ hơi vụng về và có cảm giác mất thăng bằng.

3. Các triệu chứng mẹ có thể gặp ở tuần thứ 30

Vào tuần thứ ba mươi của thai kì, mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

Đau lưng. Đau lưng là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kì. Thường thì triệu chứng đau lưng sẽ nặng hơn trong quý thứ ba.

Chuột rút. Cơ thể mẹ đang phải chịu rất nhiều sức ép, từ thai nhi đang lớn dần, tất cả các cơ bắp, hệ xương, hóc môn và mạch máu đang phải làm việc cho hai người cùng một lúc. Mẹ hãy cố uống đủ nước và nghỉ ngơi. Nếu những cơn chuột rút không thuyên giảm, mẹ nên liên lạc với bác sĩ.

Thay đổi tâm trạng. Chuyện mẹ bầu tâm tính thay đổi không có gì lạ, cùng một lúc mẹ phải lo lắng cho rất nhiều điều, và mẹ đang rất mệt mỏi với khối lượng tăng thêm phải mang. Nếu tâm trạng thay đổi làm mẹ khó ngủ và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, hãy báo với bác sĩ. Có rất nhiều bà mẹ mắc phải bệnh trầm cảm suốt và sau thai kì, nên mẹ hãy tâm sự với bác sĩ những điều mẹ cảm thấy, và các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách kiểm soát tâm trạng .

Chân lớn hơn. Một số phụ nữ phải tăng cả một cỡ giày trong suốt thời gian mang thai. Đây là lúc mẹ nên đầu tư vào một đôi giày chất lượng giúp mẹ thấy thoải mái cho đến cuối thai kì, mẹ không nên mang giày cao gót và nên chăm sóc bàn chân cẩn thận.

4. Những lưu ý khi thai 30 tuần

Không cần thiết phải làm siêu âm trong tuần thai này, nhưng bác sĩ có thể chỉ định để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Đường nét khuôn thai nhi đã rõ ràng hơn, mẹ còn có thể thấy khi bé mở mắt trên hình ảnh siêu âm. Ngoài ra, mẹ sẽ đo tim thai. Có hai đai bụng, một đai mang máy đo tim thai, và đai còn lại sẽ đo các cơ gò tử cung. Đo tim thai nhằm kiểm tra xem thai nhi có nhận được đủ oxy hoặc phát hiện triệu chứng suy thai.

Điều mẹ nên làm:

Ăn thức ăn giàu tinh bột như khoai tây và ngũ cốc, ăn nhiều rau và thịt nạc để giảm nguy cơ tiêu chảy. Không ăn thức ăn nhiều đường. Nếu mẹ bị tiêu chảy trong vài ngày, hãy đi khám bác sĩ.

Vận động thường xuyên, đi bộ 30 phút nhiều lần trong tuần. Mẹ cũng có thể nhảy múa nhẹ nhàng và đi bơi. Thai phụ có hoạt động thể chất thường xuyên trong thai kì có thời gian chuyển dạ ngắn hơn.

Uống đủ vitamin và khoáng chất. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều phù hợp.

Mẹ hãy hỏi bác sĩ cách phân biệt cơn co tử cung thật và cơn gò sinh lí Braxton Hicks. Mẹ có thể có những cơn gò gây đau và thường xuyên hơn, nhiều khi đó là cơn co tử cung thật. Nếu mẹ không chắc mẹ đã chuyển dạ hay chưa, hoặc mẹ thấy chảy máu âm hoặc chảy dịch âm đạo, hãy gọi bác sĩ ngay!

Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai – chuyển dạ – sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 11 trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!