Đề Xuất 3/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 37 Của Thai Kỳ # Top 3 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 37 Của Thai Kỳ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 37 Của Thai Kỳ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 37 này?

Bác sĩ hay nói với mẹ về vị trí của thai nhi (ngôi thế) đúng không nào? Vậy thì lúc này, bé yêu của mẹ chính xác là đang trong tư thế cuộn tròn ngộ nghĩnh ấy. Những bé ra đời vào tuần 37 vẫn được xem là các ca sinh non, nhưng về cơ bản, các bộ phận chức năng đã ổn định.

Trong những tuần cuối này, đầu cúa bé sẽ dịch chuyển xuống dần về phía xương chậu của mẹ đấy. Và nếu để ý kĩ hơn, mẹ sẽ thấy bụng mình cũng đang hạ xuống đôi chút. Lúc này, lớp lông tơ bao bọc bé trước giờ cũng sắp biến mất.

Những thay đổi diễn ra liên tục bao gồm cả cân nặng và chiều cao. So với những tuần trước, bé tăng cân rõ rệt. Bé nặng khoảng chừng 2.8kg và cao 48cm rồi đấy.

Khi mang thai tuần 37, mẹ có gì thay đổi?

Trong thời gian này, mẹ bỗng hào hứng dọn dẹp, quét dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc một cách kỳ lạ? Chào mừng mẹ đến một giai đoạn thú vị trước khi sinh con: “bản năng làm tổ”, một bản năng thông thường diễn ra khi bé gần chào đời. Hãy tiếp tục trải nghiệm một thai kì vui khỏe với vài ‘mẹo’ nhỏ sau đây:

Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?

Tiếp tục bổ sung các thức ăn giàu đạm và can-xi giúp hỗ trợ cho việc phát triển cấu trúc xương và cơ thể của bé vào những tuần cuối cùng trước khi sinh. Các thực phẩm giàu DHA vẫn đóng phần rất quan trọng cho sự phát triển trí não toàn diện.

Đây là khoảng thời gian mà các mẹ bầu nên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh. Bên cạnh các vật dụng thiết yếu như: đồ vệ sinh cá nhân, mẹ cũng có thể xem xét mang theo một số đồ dùng hỗ trợ khi sinh như bóng thư giãn, một quyển sách hay hoặc một chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ đầu tiên của gia đình cùng thành viên mới.

i. Fetal development: The 3rd trimester. (2014, July 11). Retrieved April 12, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de…

ii. You and your baby at 37-40 weeks pregnant. Retrieved 29 May 2017 from, http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-37…

iii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iv. Wilson, L., & Peters, T. W. (2013). Attachment Pregnancy The Ultimate Guide to Bonding with Your Baby. Holbrook, MA: F W Media.

iv. Sự phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 3. (11.7.2014). Đăng lại vào 12.4.2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de…

iv. Mẹ và bé trong tuần thai 37 – 40. Đăng lại vào 29.5.2017 theo http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-37…

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (Ấn phẩm số 8.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iv. Wilson, L., & Peters, T. W. (2013). Cẩm nang chi tiết cho thai kỳ khỏe mạnh giúp mẹ gắn kết với bé yêu. Holbrook, MA: F W Media.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 5 Của Thai Kỳ

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 5 này?

Đây là khởi đầu của giai đoạn phôi thai – khi não, tủy sống, tim và các bộ phận khác của bé bắt đầu hình thành. Em bé đang dần lớn hơn và to bằng đầu bút mực rồi mẹ ơi! Nhau thai – nguồn cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến bé cũng hình thành rõ nét.

Làm thế nào để mẹ vượt qua thời kỳ ốm nghén?

Tuần thứ 5 là thời điểm thử thai chính xác nhất. Ngay từ bây giờ, bố mẹ có thể lên kế hoạch chăm bé rồi đấy.

Trong giai đoạn này, mẹ sẽ thường mệt mỏi, uể oải, bầu ngực căng cứng, đi vệ sinh nhiều hơn và thấy luôn buồn nôn.

Mặc dù không có phương pháp giải quyết dứt điểm những triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, các bà mẹ có kinh nghiệm đã chia sẻ những phương pháp hiệu quả sau:

• Bổ sung Vitamin B6 giúp giảm căng thẳng và cảm giác buồn nôn.

• Thuốc thảo dược như gừng và hoa cúc có thể giúp mẹ giảm buồn nôn.

• Châm cứu, mát-xa và bấm huyệt cũng có tác dụng đối với một số bà mẹ.

• Sử dụng thuốc chống nôn theo toa của bác sĩ.

Mẹ nên gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn trước khi sử dụng thuốc hay thực hiện các điều trị bệnh lý nhé. Nếu thường gặp triệu chứng ốm nghén vào buổi sáng, mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn của mình, chọn các món ăn dễ tiêu và đừng quên uống nhiều nước.

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 5?

Khi thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh trung ương của bé (não và tủy sống) đang phát triển nhanh chóng. Vì thế, mẹ cần bổ sung đầy đủ 200mg dưỡng chất DHA mỗi ngày để não bộ của bé phát triển khoẻ mạnh. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bữa ăn lành mạnh cho mẹ nên bao gồm đầy đủ sắt, axit folic và canxi.

Nếu mẹ may mắn không buồn nôn và mệt mỏi thường xuyên, mẹ có thể nghĩ đến việc lên chế độ tập luyện thể dục tiền sản. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, giảm căng thẳng và dễ thích nghi với việc tăng cân khi mang thai. Tập thể dục thường xuyên còn giúp mẹ hồi phục nhanh hơn sau khi sinh.

Nhớ rủ rê bố tập thể dục và nhắc bố đi cùng mẹ trong những buổi khám thai định kì để nghe bác sĩ tư vấn, cập nhật về sự phát triển của bé trong bụng mẹ nhé. Điều này sẽ tạo ra sự gắn bó giữa bố, mẹ và em bé trong suốt thời kỳ mang thai và sau đó.

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.).(12/3/2017)

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.).(12/3/2017)

Tổ chức y tế thế giới (WHO), Các khuyến cáo của WHO về chăm sóc tiền sản cho một trải nghiệm thai dương tính. Geneva: Tạp chí WHO. 2016. Web. 11/4/2017.

Diễn biến thai kì theo tuần ( tái bản lần thứ 8, 2016)

Thai kỳ _ tính theo tuần. (n.d.). ( 21/3/2017)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), chất béo và axit béo trong dinh dưỡng con người: Báo cáo của một chuyên gia tư vấn. Geneva: N.p., 2010, chúng tôi ấn phẩm 5/4/ 2017 của FAO.

Tổ chức y tế thế giới (WHO), Các khuyến cáo của WHO về chăm sóc tiền sản cho một trải nghiệm thai dương tính. Geneva: Tạp chí WHO. 2016. Web. 11/4/2017.

Chế độ ăn của thai kỳ: những dưỡng chất cần thiết. (n.d.). ( 5/4/2017)

Chuyện thai kỳ sau 5 tuần (20/3/2017)

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 4 Của Thai Kỳ

Ở tuần thứ 4, não bộ của bé đã bắt đầu phát triển. Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ DHA, folate và thức ăn giàu protein cho bé khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Điều gì đang diễn ra khi thai 4 tuần tuổi?

Lúc này, trong tử cung của mẹ, bé yêu đã có kích thước như một quả bóng nhỏ, tập hợp nhiều tế bào đang phát triển nhanh gọi là phôi nang, có chiều dài khoảng 0.36 – 1mm. Tử cung lúc này sẽ tạo ra một lớp màng dày với lượng máu giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng túi phôi.

Bên trong cơ thể mẹ sẽ bắt đầu có nước ối và túi noãn hoàng. Một phần của phôi nang sẽ phát triển thành bé, trong khi một phần khác sẽ biến thành nhau thai của mẹ. Khi cấy vào lớp niêm mạc của tử cung, phôi nang trở thành phôi và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa mẹ và bé.

Những thay đổi của cơ thể mẹ

Cuối tuần thai này, có thể “ngày ấy” sẽ không đến. Nếu chính xác là vậy thì mẹ đã chính thức mang thai rồi đấy. Để chắc chắn, mẹ có thể làm xét nghiệm máu.

Ống thần kinh nhỏ xíu của em bé đã bắt đầu phát triển, từ đó tạo thành não, tủy sống và hệ thần kinh.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 4 tuần tuổi?

Để quá trình mang thai thuận lợi và an toàn, việc duy trì một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, để não bộ bé phát triển toàn diện, mẹ nên bổ sung thêm 200mg DHA và 400mcg axit folic mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc ăn đủ protein và các chất dinh dưỡng khác sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của bé, vốn là nền tảng cho não bộ của bé.

Một triệu chứng khác khá phổ biến và xuất hiện sớm trong thai kì là táo bón. Mẹ cần ghi nhớ những lời khuyên sau:

• Ăn nhiều chất xơ để chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nguồn chất xơ tốt bao gồm trái cây, rau quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt.

• Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm của cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc phòng ngừa táo bón.

•Tập thể dục, đi bộ hàng ngày không chỉ giúp mẹ ổn định sức khoẻ, mà giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn.

Từ giai đoạn này, mẹ bầu nên chọn cho mình một bác sĩ sản khoa (có thể tham khảo ý kiến từ người thân hay bạn bè) để kiểm tra thai nhi định kỳ và nghe tư vấn trong những trường hợp cần thiết.

Diễn biến thai kì theo tuần ( tái bản lần thứ 8, 2016)

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.) (21/3/2017)

Các giai đoạn phát triển của phôi thai. (n.d.) (12/4/2017)

Thai nhi tuần thứ 3: dây sống, ống thần kinh và niệu nang, ( 5/4/2017)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), chất béo và axit béo trong dinh dưỡng con người: Báo cáo của một chuyên gia tư vấn. Geneva: N.p., 2010, chúng tôi ấn phẩm 5/4/ 2017 của FAO.

Chế độ ăn của thai kỳ: những dưỡng chất cần thiết. (n.d.). ( 5/4/2017)

Táo bón khi mang thai: Những giải pháp, ( 21/3/2017)

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 8 Của Thai Kỳ

Điều gì đang diễn ra khi thai 8 tuần tuổi?

Đến cuối tuần thứ 8, bé yêu của mẹ đã dài khoảng 11-14 mm. Túi noãn tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé, nhau thai tiếp tục hoàn thiện để sản sinh h óc-môn cho cơ thể.

Hình hài của bé đã đầy đủ hơn. Mắt, tai, mũi, miệng dần có cấu tạo rõ ràng, còn phổi thì đang trong bước đầu hình thành. Các chi của cơ thể như ngón tay đã xuất hiện. Ở tuần cuối tháng thai kỳ thứ 2, phần đầu của bé sẽ tương đối lớn hơn phần mình và tỉ lệ này sẽ duy trì đến sau khi sinh.

Làm thế nào để mẹ giảm đau lưng?

Mẹ sẽ cảm thấy đ au lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới. Đây là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn này bởi sự thay đổi h óc -môn khi em bé phát triển lớn dần. Mẹ đ ừng quá lo, những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ thấy thoải mái hơn:

* Giảm sức căng ở vùng lưng: Khi ngồi, mẹ nên đ ặt một gối nhỏ phía sau lưng dưới và khi ngủ, mẹ nên kê thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối.

*Tập thể dục: Các động tác kéo căng phần lưng dưới của mẹ có thể giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau lưng. Song, mẹ cần trao đổi với bác sĩ để có bài tập phù hợp .

* Điều chỉnh tư thế: Khi chúi ngưới về phía trước hoặc ngả về phía sau quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ mất trọng tâm và thường gây mỏi lưng khi trở về tư thế ban đầu. Vì thế, mẹ nên d uy trì tư thế thẳng lưng, chọn những chiếc ghế có thiết kế phù hợp và nhớ mang giày dép thoải mái nhé.

Nếu tình trạng đau lưng vẫn không giảm, mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị.

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 8?

Khoảng thời gian thai nhi 8 tuần tuổi, phần vỏ não của bé bắt đầu hình thành, vùng não này chịu trách nhiệm về hoạt động cao cấp của não bộ bao gồm xử lý thông tin, chức năng nhận thức , trí nhớ và các kỹ năng vận động.

Não là trung tâm của ngôn ngữ, cảm xúc và ký ức – tất cả đều quan trọng khi nói đến tình trạng sức khoẻ tổng thể của bé. Vì vậy, khi mẹ tăng cường sức khỏe trí não với các chất dinh dưỡng thiết yếu cũng chính là mẹ đang nuôi dưỡng tình cảm cho bé.

Một điểm nữa mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là DHA – một dưỡng chất vô cùng thiết yếu, cho trí não bé phát triển toàn diện . Thế nên , một bữa ăn đầy đủ DHA cùng sắt và folic bao giờ cũng là lựa chọn hoàn hảo cho hai mẹ con !

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.) (21/3/2017)

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.) (21/3/2017)

Thai kỳ _ tính theo tuần. (n.d.). ( 21/3/2017)

Đau lưng trong quá trình thai kì: 7 mẹo nhỏ để mẹ giảm đau (21/3/2017)

Các vấn đề cơ bản của phát triển trí não. Đánh giá theo quan điểm về Thần kinh học

Kiến thức về sự phát triển của não bộ (11/4/2017)

Yêu cầu dinh dưỡng – Chế độ ăn uống có chất béo (20/2/2013)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 37 Của Thai Kỳ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!