Đề Xuất 3/2023 # Sinh Mổ Lần 2 Cách Lần 1 Bao Lâu, Các Mẹ Hãy Nghe Giải Thích Của Bác Sĩ Phụ Khoa # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Sinh Mổ Lần 2 Cách Lần 1 Bao Lâu, Các Mẹ Hãy Nghe Giải Thích Của Bác Sĩ Phụ Khoa # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sinh Mổ Lần 2 Cách Lần 1 Bao Lâu, Các Mẹ Hãy Nghe Giải Thích Của Bác Sĩ Phụ Khoa mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Thực tế cho thấy, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị tổn thương trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.

Các bác sĩ thường khuyên thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì khả năng tổn thương vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại. Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị tổn thương sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.

Đồng thời, khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn và nó có tác dụng trong khoảng vài tiếng.

Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và trong trường hợp mẹ cảm thấy đau nhức, không thoải mái thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho sản phụ. Và để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng.

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai của người mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, những món canh tốt cho bà bầu với tác dụng an thai, giải nhiệt sẽ giúp thai nhi luôn khỏe mạnh cho đến khi chào đời.

Sinh mổ lần 2 nên sinh ở tuần bao nhiêu?

Điều đầu tiên, các mẹ cần nhớ rằng, thời điểm sinh mổ trong lần mang thai thứ 2 sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Với mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh mổ lần 2 khác nhau, sao cho đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ tốt, không có các triệu chứng bất thường trong suốt thai kỳ thì có thể sinh lần 2 khi thai được 39 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để em bé phát triển tối đa và cơ thể mẹ vẫn có thể đáp ứng được.

Trong trường hợp sức khỏe bà mẹ không tốt, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung, đã có can thiệp y tế để bỏ thai thì nên đến bệnh viện sớm để được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, mẹ cần sinh mổ khi thai được 38 tuần tuổi là an toàn nhất.

Vì có thể khi đó, thai đã quá to, ảnh hưởng tới vết mổ cũ của mẹ, không những thế nó còn làm cho mẹ phải chịu đau đẻ hai lần (đau do chuyển dạ và đau đẻ mổ).

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra đầy đủ tất cả các chỉ số thai nhi gồm: độ dày mỏng của thành tử cung; nhịp tim thai, cân nặng, chiều dài thân… và đồng thời đánh giá về hiện trạng của vết mổ cũ.

Nếu có bất thường về sức khỏe của thai nhi hay của mẹ, bác sĩ ngay lập tức sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 chủ động nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?

Nếu lỡ mang bầu lần 2 trước 24 tháng, các chị phải đi kiểm tra ngay để bác sĩ xác định xem cơ thể có đủ dể mang thai hay không.

– Kiểm tra tình trạng của vết mổ lần đầu

Khác với lần đầu tiên, siêu âm khi mang thai lần 2 không chỉ đơn giản để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu.

Trong khi đi khám, mẹ bầu cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…

– Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường

Tuy rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt trong lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của mẹ.

Chính vì vậy, bà bầu phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra vết mổ cũ, nếu xuất hiện những cơn đau, màu sắc bất thường, mẹ phải báo cho bác sĩ ngay.

– Chọn bác sĩ mổ có chuyên môn tốt

Sinh mổ lần 2 không hề đơn giản như lần 1. Bác sĩ mổ đẻ lần 2 phải là người có chuyên môn tốt để kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.

Mổ đẻ 2 lần có sinh con thứ 3 được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù sinh con theo cách thức nào, tự nhiên hay mổ, mẹ đều có nguy cơ cao gặp nguy hiểm nếu cơ địa yếu, sức khỏe không ổn định. Vì thực tế, không ít mẹ ngày từ lần sinh nở đầu tiên đã gặp phải biến chứng và tử vong.

Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, ngay cả khi trong thai kỳ, mẹ bầu mang thai nhiều lần cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn. Càng sinh con nhiều lần, nguy hiểm càng tăng bấy nhiêu. Do đó, mẹ bầu mang thai lần 2 hay 3 cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Nguồn: https://eva.vn/ba-bau/sinh-mo-lan-2-cach-lan-1-bao-lau-cac-me-hay-nghe-giai-thich-cua-bac-si-phu-khoa-c85a396104.html

Tổ Truyền thông

Mang Thai Lần 3 Sau 2 Lần Sinh Mổ Nên Cách Nhau Bao Lâu?

Phụ nữ sinh mổ sẽ có thời gian phục hồi lâu hơn, mất máu nhiều và vết mổ dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sau khi sinh xong, mẹ cần có một khoảng thời gian tối thiểu là 2 năm và tối đa là 5 năm để vết thương lành lặn hoàn toàn. Những trường hợp mẹ sinh mổ lần 2, vết sẹo trên tử cung trở nên yếu đi, tỷ lệ nứt vỡ là rất cao. Tình trạng sảy thai, sinh non vì thế rất dễ xảy ra. Do vậy, bà bầu thường không được khuyến khích mang thai lần 3.

Nếu muốn đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi trong lần có thai thứ 3, bạn phải đảm bảo rằng vết sẹo ở tử cung đã lành hẳn. Khoảng cách hợp lý nhất là 2 năm 9 tháng kể từ lần sinh mổ thứ 2. Thời gian càng dài, tỷ lệ sảy thai và chuyển dạ sớm cũng thấp hơn.

Nứt, vỡ tử cung

Như đã đề cập trước đó, sau lần sinh mổ đầu tiên, trên tử cung của mẹ hình thành một vết sẹo. Qua 2 lần mổ, vết sẹo này khiến tử cung trở nên yếu hơn hẳn và dễ bị rạn nứt trong lần mang thai thứ 3. Chỉ cần những cơn co thắt nhẹ cũng đủ làm cho thai nhi gặp nguy hiểm. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến trong khoảng 3 tháng giữa và cuối thai kỳ và những trường hợp bà bầu từng mổ dọc thân tử cung. Biểu hiện của việc nứt, vỡ là mẹ bị đau nhói vùng tử cung, hay bị choáng nặng và ra máu.

Những bất thường với nhau thai

Hiện tượng dễ xuất hiện nhất chính là nhau bám vào vết sẹo của lần mổ trước. Thậm chí, có một số trường hợp, thai không bám vào thành tử cung như thường mà làm tổ ở vết mổ cũ. Khi quá trình thụ thai diễn ra, trứng sẽ bám vào mặt trước của tử cung. Đây cũng là nơi mà vết sẹo hình thành (cụ thể là ở eo tử cung). Do vậy, tỷ lệ nhau thai bám lấy sẹo là rất cao. Điều này là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết, nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài lược, …, trong đó:

Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh. Bà bầu bị bóng thai sớm như vậy, tử cung sẽ thường co thắt dữ dội, thai nhi yếu đi, bị chết lưu hoặc sinh non.

Khi một phần hoặc tất cả nhau thai vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn, mẹ bầu sẽ mắc phải hiện tượng nhau tiền đạo. Đây là nguyên nhân làm cản trở đường ra của bé, gây khó sinh cho mẹ.

Đối với nhau cài lược, bà bầu sau khi sinh xong, nhau thai vẫn không thể tách khỏi tử cung mà vẫn bám chặt vào cơ tử cung. Hậu quả của trường hợp này là mẹ có thể bị băng huyết, nhiễm trùng, cắt bỏ tử cung và một phần bàng quang, …

Nhau cài lược ở mẹ bầu mang thai lần 3 sau 2 lần đẻ mổ

Bà bầu sau khi sinh mổ nếu kéo căng cơ bụng do duỗi thẳng người quá mức, vươn người vớt tay lên cao, … ruột rất dễ bị dính vào thành bụng, bàng quang. Những ảnh hưởng mà mẹ phải đối mặt nếu bị dính ruột bao gồm tắc ruột, tắc nghẽn mạch máu, đau bụng quằn quại, … Ở những trường hợp nặng hơn, người phụ nữ có thể bị hoại tử phần ruột đó và vô sinh về sau.

Dính ruột

Đẻ mổ khiến bà bầu mất đi một lượng máu lớn trong quá trình phẫu thuật cho thai nhi chào đời. Nếu máu chảy ra ồ ạt liên tục trong 24h, mẹ sẽ bị băng huyết – 1 trong 5 nguyên nhân dẫn đến tử vong ở phụ nữ sau sinh. Ở lần sinh mổ thứ 3, tỷ lệ băng huyết cao hơn rất nhiều vì những tổn thương ở 2 lần trước khiến mẹ dần mất đi khả năng cầm máu.

Mất máu và băng huyết

Đây là điều tất yếu đối với mẹ sinh mổ lần 3. Trải qua 2 lần đẻ mổ trước đó, cơ thể mẹ yếu đi nhiều. Hệ miễn dịch và khả năng phục hồi của các cơ quan cũng giảm xuống đáng kể.

Khả năng phục hồi chậm

Vài tuần sau khi sinh, nếu không được chăm sóc và vệ sinh vết mổ đúng cách, bà bầu có thể sẽ bị nhiễm trùng, nhất là đối với những mẹ đẻ mổ lần thứ 3. Hiện tượng này là do các tác nhân như nhóm liên cầu trùng tụ cầu trùng, vi trùng yếm khí, trực trùng ở đường ruột, … xâm nhập vào vết thương. Khi đó, các cơn đau dữ dội xuất hiện, âm đạo có mùi hôi, tiểu tiện có cảm giác đau rát. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ bị sốt cao và nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng vết mổ

Việc viêm nhiễm âm đạo và buồng tử cung ở phụ nữ đẻ mổ khiến lớp niêm mạc ở vòi trứng bị tổn thương, lòng vòi trứng hẹp lại. Điều này khiến cho trứng khó di chuyển vào tử cung mà bị nghẽn lại và làm tổ ở bên ngoài. Phụ nữ không may gặp phải trường hợp này có thể sẽ xuất huyết nặng, vỡ vòi trứng, vô sinh hoặc tử vong.

Vết mổ nhiễm trùng sau sinh khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm Tăng biến chứng mang thai ngoài tử cung

Trong quá trình mổ lấy thai, nếu có sai sót gì xảy ra, các cơ quan gần đó (bao gồm bàng quang, ruột, …) sẽ có nguy cơ bị xước, rách. Đây là nguyên nhân làm xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng cổ tử cung, huyết khối, sỏi mật hoặc viêm ruột thừa, …

Các cơ quan khác có nguy cơ bị tổn thương

Trẻ sinh mổ không thừa hưởng một số hormone có lợi cho cơ thể trong ống dẫn sinh nên hệ miễn dịch sẽ yếu hơn so với đẻ thường. Hơn nữa, bà bầu đẻ mổ thì khoảng 1 tuần sau sữa mẹ mới về. Bé chào đời trong 1 tuần này không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng do thiếu sữa mẹ nên rất dễ mắc phải những chứng bệnh như vàng da, nhiễm trùng, mất nước, …

Bé dễ mắc các bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh

Dù là gây mê cục bộ hay toàn bộ, loại thuốc này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhu và thai phụ. Bà bầu có thể bị suy tủy sống, tổn thương thần kinh, xuất hiện huyết khối, đau lưng, đau đầu, … Đối với mẹ trải qua đến 3 lần sinh mổ, những hậu quả của thuốc gây mê sẽ càng nặng hơn, dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài. Ngoài ra, thuốc cũng khống chế trung tâm tuần hoàn, xâm nhập vào cơ thể thai nhi và tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, khiến bé chào đời không thể khóc và gặp phải một số bệnh lý như viêm phổi, hen suyễn, …

4 lưu ý để sinh mổ lần 3 được an toàn, mẹ tròn con vuông

Trước khi quyết định mang thai lần 3, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tử cung hiện tại. Hơn nữa, khi có thai sau khi sinh mổ 2 lần, bà bầu nên thường xuyên khám thai để theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời các trường hợp không mong muốn xảy ra.

Qua 2 lần mổ trước đó, nguy cơ vết sẹo cũ bị nứt, vỡ rất cao. Do vậy, nếu mẹ phát hiện có dấu hiệu đau rát, vết mổ sưng đỏ, có mùi bất thường thì tốt nhất, phải lập tức đến bệnh viện nhằm chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Mẹ bầu có thể rút kinh nghiệm từ 2 lần sinh trước và chuẩn bị thật chu đáo cho lần thứ 3 này. Nếu được, hãy phòng ngừa cả những tình huống khó khăn nhất.

Một điểm quan trọng nữa, mẹ nhất định phải nhớ trước khi mổ 8 tiếng, tuyệt đối không nên ăn hay uống gì cả. Như vậy mới giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận tiện hơn.

Tóm lại, lần mang thai thứ 3 sau 2 lần sinh mổ ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Bà bầu cần thực sự cẩn thận trong thời kỳ mang thai và cả lúc sinh để giữ cho mẹ cũng như thai nhi khỏe mạnh.

Bà bầu cần chú ý điều gì khi sinh mổ lần 3?

Lưu Ý Mang Thai Lần 2 Sau Khi Sinh Mổ Lần 1

Sinh mổ từ lâu đã được nhiều chị em lựa chọn như một phương pháp vượt cạn màu nhiệm giúp giảm đau đớn và nguy hiểm cho ca sinh đẻ. Nhưng lợi bất cập hại, khi mà có quá nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn cho lần mang thai và vượt cạn kế tiếp. Vậy cần lưu ý những gì cho lần mang thai sau khi sinh mổ?

Lúc nào có thể mang thai lần hai ?

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu chỉ nên mang thai lần 2 từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp.

Sản phụ nên nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần lễ để làm các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá xem có cần mổ lại hay có thể sinh ngả âm đạo.

Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ, từ đó kịp thời phòng tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai…

Một yếu tố các sản phụ nên quan tâm đó phương pháp tránh thai, cần sử dụng các biện pháp tránh thai chặt chẽ và nghiêm ngặt để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn sau khi sinh mổ lần một.

Theo một kết quả được nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy: những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thì nguy cơ nứt sẹo mổ cũ cao gấp ba lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy, những sản phụ được chỉ định sinh con bằng phương pháp sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ sẽ có nguy cơ nứt sẹo mổ cũ cao hơn so với những sản phụ sinh mổ sau khi chuyển dạ.

Những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải? Nhau cài răng lược

Những trường hợp nhau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị nhau cài răng lược rất cao. Đối với những trường hợp này khi sanh cần phải mổ lại và nguy cơ phải cắt tử cung, truyền máu. Đôi khi tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột… do bánh nhau xâm lấn vào những cơ quan này.

Nứt sẹo mổ cũ

Nứt sẹo mổ cũ là một tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ từng phẫu thuật lấy thai với đường mổ dọc thân tử cung, phẫu thuật bóc tách nhân xơ tử cung, phẫu thuật khâu tử cung vỡ, thủng tử cung sau nạo phá thai… Tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng 6 – 9 tháng kể từ lúc sinh. Nứt sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ

Triệu chứng: Bệnh nhân thấy đau nhói ở vùng tử cung thường là ở chỗ vết mổ cũ. Có khi choáng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ và thai nhi, đôi khi triệu chứng chỉ xuất hiện thoáng qua không gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ

Hiện tượng thai bám vào sẹo của vết mổ lấy thai cũ là một dạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Những người đã từng phẫu thuật tử cung sẽ có sẹo ở mặt trước eo tử cung. Trong khi đó, quá trình thụ thai, trứng đã thụ tinh thường bám vào mặt trước tử cung nên có thể xảy ra trường hợp thai bám vào vết sẹo này. Có thể chia thành hai trường hợp: bám một phần ở sẹo hoặc cấy hoàn toàn vào trong lớp sẹo. Trong trường hợp thứ hai, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung rồi xuyên vào bàng quang. Đối với những trường hợp này cần phải bỏ thai với điều trị nội khoa (dùng hóa chất Methotrexate) và hút thai. Đôi khi chảy máu nhiều cần phải cắt bỏ tử cung để cứu người phụ nữ.

Ngoài hai biến chứng nguy hiểm trên, thai phụ cũng có thể gặp phải nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non, xuất huyết…

Nguy cơ cho con

Trường hợp những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, trẻ có thể sẽ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.

Sinh ngả âm đạo sau khi sinh mổ lần đầu?

Việc sinh ngả âm đạo sau khi sinh mổ phải được xem xét rất kỹ lưỡng và dựa trên nhiều yếu tố như: lý do sinh lần đầu, loại sẹo tử cung từ lần sinh trước, khoảng cách giữa hai lần sinh, và các yếu tố khác như tuổi tác, cân nặng, kích thước thai nhi…

Có thể sinh thường sau khi sinh mổ nếu đáp ứng được tất cả các tiêu chí sau như:

– Mang thai lần hai sau 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu

– Chỉ sinh mổ một lần trước đây với đường mổ ngang thân tử cung. Lưu ý rằng, kiểu sẹo trên bụng có thể không khớp với vết sẹo trên tử cung của bạn, do đó bác sĩ sẽ phải xem xét giấy xuất viện hoặc tường trình phẫu thuật sinh mổ trước đây mới xác định được loại sẹo.

– Thai nhi không to, thai thuận và diễn tiến chuyển dạ thuận lợi.

– Khung chậu đủ lớn để cho phép bé qua một cách an toàn. (Mặc dù không có cách nào để biết chắc chắn, bác sĩ có thể kiểm tra khung chậu của bạn để dự đoán).

– Chưa từng thực hiện cuộc phẫu thuật xâm lấn tử cung nào khác, chẳng hạn như phẫu thuật bóc u xơ tử cung…

– Không gặp phải vấn đề sức khỏe hoặc sản khoa nào có thể gây nguy hiểm cho việc sinh ngả âm đạo.

Tuy nhiên, việc sinh ngả âm đạo sau khi mổ, hiện vẫn còn gặp nhiều tranh cãi khác nhau. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ khi quyết định sinh ngả âm đạo sau mổ.

Bài viết được sự tư vấn từ Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, TP.HCM.

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

Sinh Mổ Lần 2 Bao Nhiêu Tuần Thì Mổ Là An Toàn Nhất?

1. Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ là an toàn nhất?

Trên thực tế, thời điểm sinh mổ ở lần mang thai thứ 2 sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của em bé trong bụng. Theo đó, thời điểm sinh mổ lần thứ 2 của mẹ sẽ được bác sĩ tiên lượng dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dựa vào hành trình mang thai của mẹ và thông tin về lần sinh mổ trước mà bác sĩ sẽ xác định được thời gian sinh mổ phù hợp nhất. Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ thời điểm sinh mổ lần thứ 2 khác nhau, sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

Bình thường, những mẹ có sức khỏe tốt, và thai nhi phát triển ổn định thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên sinh mổ từ tuần 39 trở đi, trước khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ. Bởi lẽ những cơn co thắt chuyển dạ có thể làm ảnh hưởng tới vết sẹo ở lần sinh đầu. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để thai nhi phát triển tối đa và cơ thể của người mẹ vẫn có thể đáp ứng được.

Từ tuần 37 trở đi, em bé có thể tự thở và sống ở môi trường bên ngoài, tuy nhiên mẹ bầu nên sinh con sau tuần thai 39, vì lúc này, các cơ quan quan trọng của thai nhi mới phát triển đầy đủ. Thông thường, những em bé sinh ở tuần thai thứ 39 trở đi thường ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn so với những em bé sinh sớm. Bởi vì vào lúc này lớp mỡ dưới da của thai nhi mới hoàn thiện đầy đủ giúp con duy trì thân nhiệt ổn định.

Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ không tốt, có tiền sử bị thai ngoài tử cung, thai lưu,… thì nên tới bệnh viện sớm để được bác sĩ theo dõi. Lúc này, mẹ nên sinh mổ lần 2 vào tuần thai thứ 38 là an toàn nhất.

Tốt nhất, mẹ nên đi khám thai định kỳ để được bác sĩ kiểm tra đầy đủ các chỉ số thai nhi, bao gồm nhịp tim thai, độ dày mỏng của thành tử cung, chiều dài thân, số đo cân nặng, cũng như hiện trạng vết mổ cũ của mẹ. Nếu sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi có bất thường gì đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ lần 2 ngay lập tức để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Mẹ bầu sinh mổ lần 2 có đau hay không?

Khi đã trải qua lần sinh mổ đầu tiên, các mẹ bầu đều đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng sinh mổ lần thứ 2 đau hơn nhiều lần so với lần đầu tiên, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, thực tế sinh mổ lần thứ 2 có đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là cơ địa của mỗi một mẹ. Ngoài ra, khi sinh mổ lần 2, mẹ bầu sẽ được tiêm gây tê tủy sống và khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau.

3. Khi nào mẹ bầu cần nhập viện khi sinh mổ lần 2?

Khi sinh mổ lần thứ 2, mẹ bầu cần chú ý và nhập viện ngay khi xuất hiện những triệu chứng sau:

3.1. Ra máu âm đạo

Trong thời gian mang thai, bất kỳ lúc nào mẹ bầu gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo đều cần tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc chửa ngoài dạ con. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu cảnh báo rau thai bất thường hoặc sinh non. Lượng máu chảy ra càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng càng tăng cao.

3.2. Rò rỉ nước ối

Do sự thay đổi của hormone nội tiết tố khi mang thai nên âm đạo của mẹ bầu luôn tiết ra chất nhầy màu trắng đục và không có mùi hôi. Trong trường hợp mẹ bầu thấy lượng dịch nhầy ra nhiều một cách bất thường, chảy ồ ạt hoặc rò rỉ liên tục kèm theo mùi tanh, nồng thì rất có thể ối bị rò rỉ hoặc vỡ ối sớm. Nếu tình trạng rỉ ối kéo dài, mẹ bầu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và sinh non.

Vì vậy, ngay khi phát hiện tình trạng nước ối rò rỉ, mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm cơ bản. Từ đó, bác sĩ đưa ra những chỉ định chính xác nhất, phù hợp với từng mẹ bầu.

3.3. Tử cung và vùng bụng dưới đau bất thường

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng bụng dưới nặng nề, lưng đau mỏi hơn và những cơn gò bắt đầu xuất hiện, nhất là khi gần tới ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu thấy những cơn đau bụng dưới dữ dội đột ngột và liên tục, mẹ bầu nên tới bệnh viện thăm khám ngay.

3.4. Thai nhi cử động ít

Khi thai nhi bước vào tuần 16, các cử động của bé rõ rệt hơn, để báo hiệu với mẹ rằng con vẫn ổn. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai máy sẽ đều đặn hơn và “nghịch ngợm” vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý số lần thai cử động. Bởi lẽ nếu cử động của thai giảm đi thì có thể sức khỏe của bé đang gặp vấn đề nào đó.

3.5. Những dấu hiệu bất thường khác

Mẹ bầu nên chú ý các dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chẳng hạn như chóng mặt, sốt cao, đau tức, nôn mửa, rối loạn thị giác, ngất xỉu đều cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sinh Mổ Lần 2 Cách Lần 1 Bao Lâu, Các Mẹ Hãy Nghe Giải Thích Của Bác Sĩ Phụ Khoa trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!