Cập nhật nội dung chi tiết về Sản Phụ Khoa Phúc Thiện mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thai trứng (hydatidiform mole) là một biến đổi bệnh lý của nguyên bào nuôi. Bệnh đặc trưng bằng sự thoái hoá nước của các gai nhau (hydropic degeneration) và sự quá sản của các nguyên bào nuôi (trophoblastic hyperplasia).
Có 2 loại Thai trứng: chửa trứng bán phần là khi chỉ một số gai nhau trở thành các nang nước, trong buồng tử cung có thể có phần thai nhi. Thai trứng hoàn toàn là toàn bộ các gai nhau trở thành nang nước, trong buồng tử cung không có phần thai.
Thai trứng là bệnh lành tính những có khoảng 15% trường hợp Thai trứng hoàn toàn và khoảng 3% Thai trứng bán phần trở thành ung thư nguyên bào nuôi.
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Cơ năng
– Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.
– Rong huyết chiếm trên 90% trường hợp chửa trứng. Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.
– Nghén nặng: gặp trong 25-30% các trường hợp, biểu hiện nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.
– Bụng to nhanh.
– Không thấy thai máy.
2.1.2. Thực thể
– Toàn thân: mệt mỏi, biểu hiện thiếu máu.
– Tử cung mềm, kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai (trừ trường hợp Thai trứng thoái triển).
– Không sờ được phần thai.
– Không nghe được tim thai.
– Nang hoàng tuyến xuất hiện trong 25-50%, thường gặp cả 2 bên.
– Khám âm đạo có thể thấy nhân di căn âm đạo, màu tím sẫm, thường ở thành
trước, dễ vỡ gây chảy máu.
– Có thể có dấu hiệu tiền sản giật (10%)
– Có thể có triệu chứng cường giáp (10%)
– Tuy nhiên do hiên nay việc chẩn đoán Thai trứng thường rất sớm với tuổi thai trung bình là 9 tuần so với trước kia là khoảng 13 tuần , và có xu hướng ngày càng sớm hơn nên các triệu chứng lâm sàng ngày càng không điển hình như đã nêu trên.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Siêu âm: trên siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như tổ ong, có thể thấy nang hoàng tuyến hai bên, không thấy phôi thai (Thai trứng toàn phần). Trong chửa trứng bán phần thì khó phân biệt hơn với thai lưu, có thể thấy một phần bánh nhau bất thường .
2.2.2. Định lượng E-hCG: là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi chửa trứng. Lượng E-hCG tăng trên 100 000mUI/ml.
2.2.3. Định lượng estrogen: trong nước tiểu estrogen dưới dạng các estrone,
estradiol hay estriol đều thấp hơn trong thai thường, do sự rối loạn chế tiết của nhau và do không có sự biến đổi estradiol và estriol xảy ra ở tuyến thượng thận của thai nhi. Nhưng ít ý nghĩa và không sử dụng trong thực tế vì sự khác biệt này chỉ thấy rõ khi tuổi thai từ 14 tuần trở lên.
2.2.4..Xét nghiệm định lượng HPL: (Human placental lactogen), thường cao
trong thai thường, nhưng rất thấp trong Thai trứng.
2.2.5. Giải phẫu bệnh
– Đại thể: có 2 loại thai trứng:
+ Thai trứng toàn phần: toàn bộ gai nhau phát triển thành các nang trứng.
+ Thai trứng bán phần: bên cạnh các nang trứng còn có mô nhau thai bình
thường, hoặc có cả phôi, thai nhi thường chết trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Đường kính nang trứng từ 1-3mm. Các nang trứng dính vào nhau như những bọc trứng ếch hoặc chùm nho.
Trong Thai trứng, buồng trứng bị ảnh hưởng bởi hormon EhCG. Nang hoàng tuyến xuất hiện ở một hoặc hai bên buồng trứng. Đường kính từ vài cm đến vài chục cm, trong chứa dịch vàng. Nang hoàng tuyến thường có nhiều thuỳ, vỏ nang mỏng và trơn láng.
– Vi thể: các gai nhau phù và thoái hóa nước trục liên kết, không còn các tế bào xơ, sợi và các huyết quản. Trục liên kết chứa dịch trong. Các nguyên bào nuôi quá sản nhiều hàng (hình thái giống các nguyên bào nuôi bình thường tuy nhiên cũng có thể gặp một số nguyên bào nuôi có nhân không điển hình hoặc các hình nhân chia), mất cân đối giữa tỷ lệ hợp bào nuôi và nguyên bào nuôi. Hình thành các đám nguyên bào nuôi tự do. Trong Thai trứng bán phần, ngoài các hình ảnh gai nhau thoái hóa trục liên kết và quá sản nguyên bào nuôi còn gặp các gai nhau có hình thái bình thường.
2.3. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào hình ảnh siêu âm và nồng độ E-hCG
2.4. Chẩn đoán phân biệt
– Triệu chứng ra máu âm đạo cần phân biệt với:
+ Doạ sẩy thai thường: tử cung không to hơn tuổi thai, lượng E-hCG không cao.
+ Thai ngoài tử cung: ra máu âm đạo, tử cung nhỏ, có khối cạnh tử cung đau.
+ Thai chết lưu: tử cung nhỏ hơn tuổi thai, EhCG thấp, vú có tiết sữa non. Có thể nhầm với chửa trứng bán phần, chỉ phân biệt được nhờ giải phẫu bệnh.
– Tử cung lớn cần phân biệt với:
+ U xơ tử cung to rong huyết
+ Thai to
+ Đa thai
– Triệu chứng nghén phân biệt với nghén nặng trong thai thường, đa thai.
3.1. Nạo hút trứng: nạo hút trứng ngay sau khi được chẩn đoán để đề phòng sẩy tự nhiên gây băng huyết.
Kỹ thuật: hút trứng + truyền oxytocin + kháng sinh.
– Thường dùng máy hút dưới áp lực âm để hút nhanh, đỡ chảy máu.
– Trong khi hút phải truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% pha với 5 đơn vị
Oxytocin để giúp tử cung co hồi tốt, tránh thủng tử cung khi nạo và cầm máu.
– Có thể nạo lại lần 2 sau 2 – 3 ngày nếu lần thứ nhất không đảm bảo hết trứng.
Ngày nay, dưới hướng dẫn, kiểm tra của siêu âm thường nao sạch ngay trong lần đầu.
– Sau nạo phải dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.
– Gửi tổ chức sau nạo làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Hiện nay do thường được phát hiện sớm nên thai nhỏ có thể hút bằng xylanh Karman như hút thai thường, tốt nhất là hút dưới hướng dẫn của siêu âm, đảm bảo sạch và an toàn nên chỉ cần hút một lần và chỉ dùng thêm thuốc co hồi tử cung khi có chảy máu (một số tác giả cho rằng việc dùng Oxytocin hay misoprostol làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến sự khuếch tán các nguyên bào nuôi và làm tăng tỷ lệ u nguyên bào nuôi).
3.2. Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng
Cắt tử cung toàn phần cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi và trường hợp chửa trứng xâm lấn làm thủng tử cung.
3.3. Theo dõi sau nạo trứng
– Lâm sàng:
+ Toàn trạng, triệu chứng nghén, triệu chứng ra máu âm đạo, sự nhỏ lại của nang hoàng tuyến và sự co hồi tử cung.
– Cận lâm sàng:
+ Định lượng βhCG mỗi tuần một lần cho đến khi âm tính 3 lần liên tiếp. Sau
đó định lượng mỗi tháng một lần cho đến hết 12 tháng.
+ Siêu âm: tìm nhân di căn, theo dõi nang hoàng tuyến.
– Tiến triển bệnh lý: những tiến triển không tương ứng với các tiêu chuẩn lành bệnh được coi là tiến triển không thuận lợi. Bao gồm:
+ Tử cung vẫn to, nang hoàng tuyến không mất đi hoặc xuất hiện nhân di căn.
+ ß-hCG: phương tiện chính để theo dõi và chẩn đoán biến chứng sau loại bỏ thai trứng (bao gồm cả các trường hợp được cắt tử cung dự phòng).
Nồng độ EhCG lần thử sau cao hơn lần thử trước
– Thời gian theo dõi
+ Thời gian theo dõi: 2 năm, ít nhất 12 – 18 tháng.
+ Tránh thai 1 năm và có biện pháp ngừa thai phù hợp.
Băng huyết, thủng tử cung, biến chứng ung thư nguyên bào nuôi.
– Tăng cường sức khoẻ, cải thiện yếu tố xã hội, nâng cao mức sống, sức đề kháng.
– Đề phòng các diễn biến xấu của bệnh.
– Theo dõi định kỳ và đầy đủ, nhằm phát hiện sớm biến chứng của bệnh.
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH SẢN PHỤ KHOA (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015)
Leave a reply →
Sự Kiện » Tin Chuyên Ngành Sản Phụ Khoa
Chứng đau tức ngực khi bầu bí
Đau ngực khẩn cấp
Một số cơn đau vùng ngực khi mang thai thường không bất thường. Cơn đau nhẹ, đến rồi đi mà không kèm triệu chứng khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu sau đặc biệt nghiêm trọng:
– Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở.
– Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay.
– Đau ngực kèm sốt.
– Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường.
Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, bắt buộc bạn phải đi khám. Nếu chỉ có triệu chứng đơn lẻ (sốt, khó thở, ho bất ngờ, chóng mặt, hay đổ mồ hôi bất thường) thì bạn cũng nên đi khám dù không bị đau ngực.
Các nguyên nhân của đau ngực khi mang thai
Thường đau ngực khi mang thai là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển.
Để giảm sự khó chịu của chứng ợ nóng, hãy thử:
– Ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn thay vì ba bữa lớn.
- Ngủ với đầu và vai lên trên gối.
- Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị.
– Tránh thức ăn có dầu mỡ.
– Uống nước giữa các bữa ăn thay vì vừa uống vừa ăn.
– Tránh uống rượu và hút thuốc.
– Mặc quần áo lỏng ở thắt lưng.
Đau ngực do căng cơ bắp: một số phụ nữ mang thai đau ngực do căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực. Ngâm trong bồn tắm nước ấm hoặc tắm nước ấm có thể giúp làm giảm bớt sự khó chịu. Ngoài ra, cần nghỉ thường xuyên, không nâng vật nặng… Đau vú: thai phụ có thể bị đau vú, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Đau vú trong thai kỳ thường do lưu lượng máu đến vú tăng lên và một số hormone ở đây hoạt động mạnh, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Chọn áo ngực thể thao phù hợp có thể làm giảm cơn đau. Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay vì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc ống dẫn bị tắc. Theo Lovetoknow/M&B
Bác Sĩ Sản Khoa Chỉ Ra 3 Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung Phụ Nữ Cần Lưu Ý
Theo bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), nếu không xử lý kịp thời, thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thậm chí dẫn tới vô sinh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Trưởng khoa D3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không nằm trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, như ống dẫn trứng (thường gặp nhất), buồng trứng, cổ tử cung, hay trong ổ bụng. Một vị trí đặc biệt khác của thai ngoài tử cung là thai bám ở vết mổ cũ đã mổ lấy thai trước đó.
Bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Trưởng khoa D3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, tỷ lệ thai ngoài tử cung là 1 – 2 % các ca đẻ (tức là 100 ca thì có 1 – 2 ca). Mỗi ngày, bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp thai ngoài tử cung, có cả trường hợp thường gặp và trường hợp hiếm.
Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Theo BS Hùng Sơn, mang thai ngoài tử cung gồm 3 dấu hiệu lâm sàng chính:
Chậm kinh: Với thai ngoài tử cung, chậm kinh là dấu hiệu đặc biệt có giá trị khi kinh nguyệt của người phụ nữ đều.
Đau bụng: Khi đau bụng, một trong hai bên hố chậu đau âm ỉ hoặc thành từng cơn. Khi khối thai vỡ thì thai phụ thấy đau nhói và choáng.
Ra máu: Máu âm đạo sẫm màu, ra từng đợt hoặc kéo dài sau 1 vài tuần chậm kinh.
Khi thăm khám lâm sàng, thấy có máu đen, cổ tử cung tím, mềm, đóng, tử cung to hơn bình thường, di động tử cung đau, bên cạnh tử cung có khối không rõ ranh giới, di động đau. Nếu khối huyết tụ thành nang, sẽ thấy tiểu khung là 1 khối dính, mật độ chắc, không di động, khó xác định được tử cung.
Khi thăm khám bụng thấy bụng chướng, có phản ứng thành bụng, có cảm ứng phúc mạc khi chửa ngoài tử cung vỡ gây lụt máu ở bụng. Trong trường hợp này, bác sĩ chọc dò túi cùng sau thấy có máu loãng không đông.
Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng và thăm khám, thai phụ cũng cần phải thực hiện những xét nghiệm, siêu âm cần thiết để chắc chắn đó là thai ngoài tử cung.
” Khi xét nghiệm máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit (Hct) giảm, siêu âm (có thể siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng) không thấy túi thai trong buồng tử cung, ngoài tử cung có hình ảnh túi ối, có thể thấy mầm thai hoặc tim thai”, BS Hùng Sơn nói.
Dấu hiệu của thai ngoài tử cung rất dễ nhầm với một số bệnh và biến chứng khác, đặc biệt là sảy thai. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, thai phụ cần tới ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và siêu âm.Trường hợp bệnh nhân không đi khám sớm nếu thai ngoài tử cung vỡ sẽ dẫn đến mất máu, nhiều bệnh nhân có thể sốc do mất máu, biểu hiện chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung
BS Hùng Sơn cho biết, nguyên nhân chính của mang thai ngoài tử cung gồm:
Nguyên nhân ở vòi tử cung: Thai phụ bị viêm dính vòi tử cung (chủ yếu do nhiễm Chlamydia), các bất thường bẩm sinh của vòi tử cung, phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, dính bên ngoài sau viêm phúc mạc, vòi tử cung quá dài, vòi tử cung bị xoắn, co bóp và nhu động bất thường của vòi tử cung.
Các nguyên nhân khác: khối u ở phần phụ (u buồng trứng), lạc nội mạc tử cung, can thiệp vào buồng tử cung (nạo thai), sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản…
Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung
Mỗi phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đều có tiêu chuẩn y khoa riêng. Căn cứ vào độ lớn của khối thai và các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất cho thai phụ.
Điều trị nội khoa: Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp khối thai nhỏ, nồng độ Beta HCG dưới 5000 UI/ml. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc Methotrexat – MTX (thuốc diệt tế bào non). Nếu cách này thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển qua phương pháp phẫu thuật.
Điều trị ngoại khoa: Bao gồm mổ mở hoặc mổ nội soi để cắt khối thai.
Nếu mổ mở, bác sĩ sẽ xử trí theo tổn thương, bệnh nhân có thể bị cắt cả khối thai và vòi tử cung hoặc lấy khối thai bảo tồn vòi tử cung.
Mổ nội soi là phương pháp phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ xử trí theo tổn thương giống như mổ mở, nhưng với nhiều ưu điểm, mổ nội soi được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn để điều trị.
Cách phòng tránh thai ngoài tử cung
Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản. Hiện tượng này khiến phụ nữ giảm khả năng thụ thai về sau, hoặc có thể bị thai ngoài tử cung lại vào lần mang thai kế tiếp, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế mang thai ngoài tử cung, BS Nguyễn Hùng Sơn đã đưa ra một số lưu ý cho các chị em.
Thứ nhất, khi phụ nữ phát hiện các bệnh như viêm vòi tử cung, viêm dính vòi tử cung, chỉnh sửa bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung thì cần điều trị một cách tích cực và triệt để, đặc biệt là viêm nhiễm do Chlamydia. Chú ý trong phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, tránh hiện tượng gấp khúc, xoắn của vòi tử cung.
Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, chị em nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới có thai trở lại. Lúc này, cơ thể người phụ nữ đã ổn định nên sẽ tránh được những biến chứng của việc bị thai ngoài tử cung trước đó.
Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Sản Khoa :: Việt Anh Song Ngữ
I. CÁC THUẬT NGỮ VỀ HỆ SINH SẢN NỮ VÀ SẢN KHOA
Abortion: sự sảy thai/phá thai
Induced abortion: sự phá thai
Abruptio placentae: bong nhau/rau sớm
Afterbirth/placenta: nhau thai/rau thai
Apgar scoring: thang điểm Apgar
Ballotment: hiện tượng bập bềnh
Bag of water (BOW): màng ối
Breech: mông/mông đít
Breech presentation: ngôi mông (sinh không bình thường)
C(a)esarean: sinh mổ
C(a)esarean section/birth: sinh mổ
Caul: màng thai
Climacteric/menopause: thời kỳ mãn kinh, tắt kinh
Clitoris: âm vật
Change of life: thời kỳ mãn kinh, tắt kinh
Conization: th/th cắt bỏ nón mô
Crowning: giai đoạn thai nhi lấp ló ở âm đạo
Curettage: nạo
Delivery: sự sinh đẻ/chuyển dạ
Abdominal delivery: mổ lấy thai/sinh mổ
Difficult delivery/dystocia: sinh khó
Easy delivery: sinh dễ
Estimated date of confinement (EDC): ngày dự sinh/ngày sinh dự đoán
Expected date of delivery (EDD) : ngày dự sinh/ngày sinh dự đoán
Expected due date (EDD): ngày dự sinh/ngày sinh dự đoán
Forcepts delivery: lấy thai bằng sử dụng cặp thai
Spontaneous delivery: sinh thường/đẻ tự nhiên
Vaginal delivery: đẻ qua âm đạo
Vacuum assisted delivery: sinh hút
Ectopic: sai vị trí
Ectopic pregnancy: thai lạc chỗ
Embryo: phôi
Engorgement: sự sung huyết
Estrogen: estrogen
Foetus: thai, bào thai
Full-term birth: sự đẻ đủ tháng
Gestation: ốm nghén
Hymen: màng trinh
Infertility: vô sinh
Insemination: sự thụ tinh
Artificial insemination: thụ tinh nhân tạo
In vitro insemination: thụ tinh nhân tạo
Introitus: đường vào/lỗ
Labo(u)r: sự chuyển dạ/đẻ
Labo(u)r pains: đau đẻ
Complicated labo(u)r: đẻ biến chứng
False labo(u)r: đẻ giả
Induced labo(u)r: đẻ có sự can thiệp
Premature labo(u)r: đẻ non
Prolonged labo(u)r: sự chuyển dạ kéo dài
Spontaneous labo(u)r: sinh thường/đẻ tự nhiên
Parturition/childbirth: sự sinh đẻ
Lightening: sự sa bụng (sắp đẻ)
Mammary papilla: núm vú
Menarche: lần hành kinh đầu
Menstruation/period: kinh nguyệt
Miscarriage: sự sẩy thai
Morning sickness: ốm nghén
Premature: sớm, non
Premature labor: đẻ non
Presentation: ngôi/ngôi thai
Cephalic presentation: ngôi (thai) thuận
Presentation and lie: ngôi thai và vị trí
Prolapsed cord: sa dây rốn
Quickening: thai đạp lần đầu
Stillbirth: sự sinh ra một bào thai tử
Trimester: ba tháng đầu của thai kỳ
Second trimester: ba tháng giữa của thai kỳ
Third trimester: ba tháng cuối của thai kỳ
Umbilical/navel cord: dây rốn
Version: thủ thuật xoay thai
Cephalic version: xoay đầu
Vaginal birth after C(a)esarean: sinh thường sau khi đã từng sinh mổ
Zygote: hợp tử, trứng được thụ tinh
II. CÁC THUẬT NGỮ VỀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
Coitus interruptus: giao hợp gián đoạn/sự phóng tinh ra ngoài
Condom/French letter/rubber: bao cao su
Contraception: sự tránh thai/sự tránh thụ thai
Contraceptives: thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai
Copper coil/hoop: vòng xoắn
Diaphragm: mủ tử cung
Morning-after pill: thuốc ngừa thai
Intrauterine device (IUD): vòng tránh thai
Oral contraceptive pill/Pill: thuốc ngừa thai
Sterilization: sự triệt sản
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sản Phụ Khoa Phúc Thiện trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!