Đề Xuất 3/2023 # Rụng Tóc Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Rụng Tóc Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Rụng Tóc Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện tượng rụng tóc khi mang thai

Nguyên nhân rụng tóc khi mang thai

   Trong thực tế, vào giai đoạn mang thai, thông thường các chị em phụ nữ sẽ cảm thấy tóc mình dày và bóng mượt hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ (Estrogen) sẽ được tiết ra nhiều hơn, khiến cho tóc được tăng cường nuôi dưỡng tốt hơn.

  Tuy nhiên hiện tượng tóc rụng nhiều cũng có thể xảy ra ở một số thai phụ do một trong những nguyên nhân sau đây:

+ Thiếu sắt: sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để đưa oxy đến các mô khác nhau trong cơ thể. Tình trạng này sẽ khiến cho các nang tóc không được nuôi dưỡng, tóc sẽ yếu và dễ gãy rụng. Phụ nữ nếu thiếu sắt sẽ kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, tim đập không đều…

+ Các vấn đề về tuyến giáp: cường giáp (quá nhiều hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp) sẽ có thể khiến cho sức khỏe của tóc bị ảnh hưởng nghiêm trọng: tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến tóc khô, tóc gãy rụng, chẻ ngọn và bạc tóc…

+ Một số bệnh tại da đầu như nấm, nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc nhiều.

+ Căng thẳng stress nhiều: cơ thể sẽ sản sinh ra hormon chống căng thẳng, hormon này lại dễ làm tổn thương các tế bào mầm tóc dẫn đến giai đoạn mọc tóc rút ngắn lại và giai đoạn chờ rụng sẽ xảy đến nhanh hơn.

+ Chăm sóc tóc sai cách: lạm dụng việc uốn, duỗi tóc hoặc thậm chí là việc buộc tóc quá chặt cũng sẽ khiến tóc có nguy cơ gãy rụng khá nhiều.

Thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây rụng tóc khi mang thai

Làm thế nào để khắc phục tình trạng rụng tóc khi mang thai

   Thực tế không có 1 biện pháp trị liệu nào đặc hiệu cho tình trạng rụng tóc khi mang thai cả. Việc giải quyết và khắc phục tình trạng này sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân:

+ Nếu thai phụ bị thiếu sắt hay gặp vấn đề về tuyến giáp thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc vitamin và khoáng chất bổ sung để đưa tăng cường sản xuất hồng cầu trong cơ thể giúp cho tóc được nuôi dưỡng tốt hơn.

+ Nếu do các vấn đề trên da đầu thì chị em thường được chỉ định các thuốc bôi ngoài da. Các thuốc đường uống rất hiếm khi được sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

+ Nếu do thói quen chăm sóc tóc thì chỉ cần đơn giản là thay đổi các thói quen này, dần dần tình trạng rụng tóc sẽ giảm và biến mất.

+ Nếu nguyên nhân là do căng thẳng stress thì chị em cần phải điều chỉnh lại tâm lý của mình, hạn chế suy nghĩ nhiều và lo âu không cần thiết, đồng thời thường xuyên thư giãn để tinh thần được thoải mái.

  Đồng thời để nhanh chóng cải thiện được tình trạng rụng tóc thì chị em có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

+ Massage da đầu bằng một số loại dầu tự nhiên như: dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân và dầu ô liu giúp tóc được nuôi dưỡng tốt hơn cũng như bảo vệ mái tóc khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

+ Gội đầu bằng nước bồ kết: đây là loại thảo dược vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, vừa giúp kích thích tóc mọc, trị rụng tóc, trị gàu, trị ngứa da đầu.

+ Ăn nhiều trái cây, rau quả có chứa flavonoid và chất chống oxy hóa (rau bina, bông cải xanh, măng tây, đậu lăng, trái cây họ cam quýt, bơ, cà rốt…) giúp bảo vệ nang tóc khỏi bị hư hại và kích thích mọc tóc.

Massage da đầu bằng dầu dừa để ngăn ngừa rụng tóc

Sau khi sinh con rụng tóc có hết không?

Đối với chị em phụ nữ,  giai đoạn sau sinh  là thời kỳ dễ xảy ra hiện tượng rụng tóc nhất. Nếu như chị em đã bị rụng tóc từ giai đoạn mang thai rồi thì đến giai đoạn sau sinh tình trạng rụng sẽ càng xảy ra mạnh hơn. Theo ước tính của Hội liên hiệp phụ nữ Hoa Kỳ, có đến hơn 30% phái đẹp gặp phải tình trạng này sau quá trình sinh nở. 

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc sau sinh nhưng nguyên nhân chính là do sự rối loạn hormon, nội tiết tố trong cơ thể phái nữ:

+ Nồng độ nội tiết tố nữ estrogen bị giảm sút nhiều sau sinh dẫn đến tóc ít được nuôi dưỡng hơn. Đồng thời sự suy giảm estrogen sẽ kéo theo nồng độ hormon DHT (dihydro testosterone) sẽ tăng lên nhiều hơn. Tại chân tóc DHT liên kết với các thụ thể đặc biệt của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần và biến mất, sợi tóc dễ rụng. DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến chân tóc yếu, tóc dễ bị bứt khỏi da đầu.

+ Đồng thời trong giai đoạn này các mẹ phải cho con bú nên hormon Prolactin được tiết ra nhiều để kích thích tăng tiết sữa ở tuyến vú. Mà prolactin lại là một chất ức chế estrogen nên càng khiến tóc rụng nhiều hơn. 

   Hơn nữa sau khi sinh chị em phải kiêng cữ nhiều thứ, chế độ ăn uống có thể bị thiếu một số vitamin và khoáng chất; cùng với tâm lý dễ bị căng thẳng stress, lo âu khi chăm con cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng rụng tóc.

Rụng tóc sau sinh

Cách khắc phục rụng tóc sau sinh

Chị em nên ghi nhớ một số lời khuyên về cách chăm sóc tóc tốt, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả sau đây:

+ Không nên gội đầu quá nhiều trong ngày làm tóc mất độ ẩm, xơ rối vì phải tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa.

+ Tránh gội đầu bằng nước quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ gây hại cho tóc, làm tóc yếu và dễ gãy rụng. Phụ nữ nên gội đầu bằng nước mát hoặc hơi âm ấm thôi sẽ tốt cho lớp biểu bì trên thân tóc và duy trì độ ẩm của sợi tóc.

+ Massage nhẹ nhàng khi gội đầu, không cào mạnh da đầu bằng móng tay hay vò rối thân tóc khi gội vì dễ làm da đầu bị tổn thương, trầy xước, còn mái tóc thì gãy rụng nhiều hơn.

+ Hạn chế sử dụng máy sấy tóc hay các sản phẩm làm đẹp tóc chứa nhiều hóa chất gây hại tóc và da đầu.

   Ngoài ra chị em phụ nữ nên sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên giúp chăm sóc nuôi dưỡng tóc hiệu quả, chống rụng tóc an toàn, không gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

   Phái đẹp có thể sử dụng các thảo dược để bôi ngoài hay gội đầu như: bồ kết, trà xanh, lô hội, vỏ bưởi… hay các thảo dược bằng đường uống như: hà thủ ô đỏ, cỏ nhọ nồi, cỏ roi ngựa, cỏ lúa mạch… để cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng tóc, giúp tóc chắc khỏe từ sâu bên trong.

Sau khi cai sữa, nếu tình trạng rụng tóc vẫn không cải thiện; chị em phụ nữ nên tham khảo sản phẩm viên uống thảo dược thiên nhiên BoniHair của Mỹ để nuôi dưỡng và chăm sóc mái tóc; giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng và kích thích mọc tóc mới hiệu quả.

BoniHair – Bí quyết cho tóc chắc khỏe từ gốc đến ngọn  

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến rụng tóc phải kể đến là sự thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.

  Hiểu rõ được nhu cầu thiết yếu của những người thường xuyên bị rụng tóc, các chuyên gia của tập đoàn Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu và tìm ra công thức hiệu quả nhất với tên gọi là BoniHair.

Công thức thành phần vượt trội của BoniHair

   Với các thành phần đặc biệt bao gồm cả thảo dược và nguyên tố vi lượng, BoniHair sẽ giải quyết triệt để nguyên nhân gây rụng tóc, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả:

+ Quả cọ lùn và rễ cây tầm ma giúp ngăn chặn quá trình rụng tóc nhờ cung cấp dưỡng chất phytosterol có tác dụng làm giảm sản sinh DHT trong cơ thể, ức chế sự gắn của DHT vào thụ thể, do đó ngăn chặn hoạt động của DHT.

+ Cỏ lúa mạch và cỏ roi ngựa giúp tăng tuần hoàn máu tới vùng da đầu, chống oxy hóa từ đó tăng cường sự phát triển của nang tóc, thúc đẩy tăng trưởng tóc, kích thích mọc tóc mới.

+ Các vitamin và khoáng chất vi lượng thiết yếu bao gồm: Beta sitosterol, Biotin, Acid folic, Vitamin B5, B6, đồng, kẽm… Tất cả đều có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tóc, tham gia vào quá trình hình thành nang tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh.

   Không chỉ giảm rụng tóc, BoniHair còn giúp bạn đẩy lùi tình trạng bạc tóc và giảm thiểu nguy cơ bạc tóc sớm nữa. Sự bổ sung enzyme catalase của BoniHair được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá trong việc chống lại quá trình hình thành sợi tóc bạc trong cơ thể. Mỗi phân tử catalase sẽ giúp phân hủy hàng triệu phân tử hydroperoxide (tác nhân chính gây bạc tóc), từ đó đảo ngược quá trình bạc tóc, ngăn ngừa tóc bạc và trả lại màu sắc đen tự nhiên cho mái tóc.

Cơ chế tác dụng của BoniHair

Ai đã dùng BoniHair hiệu quả? 

Chị Lê Thị Lái, 48 tuổi, ở 73/31H, ô 3, khu A, thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Long An, điện thoại: 038.633.0400

Chị Lê Thị Lái

“Trước đây tóc chị bị rụng với bạc nhiều lắm! Thế mà chỉ sau khoảng 3 tháng dùng BoniHair, tóc chị đã chắc khỏe hơn nhiều. Dù chị có vuốt hay gội đầu nhiều, tóc có rụng nhưng ít hơn hẳn, nhổ sợi tóc thì phải nhăn cả mặt vì tóc cắm rễ sâu chắc quá, nhổ rất đau. Mà tốc độ bạc tóc chậm hẳn em ạ, tóc vẫn nhanh dài nhưng cả 2,3 tháng chị không nhuộm mà cũng không nhìn thấy tóc bạc lộ ra. Đến nay chị dùng BoniHair được 8 tháng rồi, nếu trước kia đầu chị bạc 10 phần giờ chỉ còn lại 2 phần. Phần tóc phía trong và trước mái, chân tóc mới mọc lên đã chuyển từ trắng sang hung hung và giờ là màu đen rồi.”

Chị Tô Thúy Nga (ở số 290 ngõ Quỳnh, Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Chị Tô Thúy Nga

“Trước đây tóc chị rụng như trút nước, mỗi lần gội đầu càng rụng nhiều hơn. Vậy mà từ ngày có BoniHair mọi chuyện khác hẳn. Chị uống đều đặn BoniHair ngày 4 viên chia 2 lần, tóc chị đỡ hẳn rụng vì sợi tóc khỏe và chắc hơn nhiều. Sau 3 tháng, vạch da đầu ra xem thì toàn thấy những sợi tóc con lún phún như cỏ mọc đầy đầu ấy. Mà BoniHair hay lắm nha, trước chị cứ phải ngày gội đầu 1 lần, cùng lắm 2 ngày/lần vì tóc bẩn chỉ cần chị vuốt một cái thì rụng không đếm được, nhất mùa hanh khô, thế mà uống BoniHair có khi 1 tuần chỉ cần 2 lần gội đầu; 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, chị chẳng sợ mùa nào”.

Chị Nguyễn Ngọc Bích (ở số 14/5 Nguyễn Văn Tỏ, phường Long Điền, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai)

Chị Nguyễn Ngọc Bích

“Mái tóc của chị được như bây giờ đều là nhờ BoniHair cả đấy. Từ lúc bước sang tuổi mãn kinh tóc chị bị bạc với rụng nhiều lắm. Mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau rồi mà đâu vẫn hoàn đó. Chỉ đến khi chị  biết tới BoniHair thì mọi thứ mới thay đổi. Sau 3 tháng dùng BoniHair, những chỗ tóc rụng trước đây đã mọc lên tóc con rất nhiều, mới dài tầm 1 cm nhưng mà toàn tóc đen. Cuối cùng sau 8 tháng, tóc chị đã được như ý, mái tóc rất dày dặn, chắc khỏe và đen bóng như tuổi thanh niên vậy”.

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thế nào là huyết áp thấp?

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, tức là chỉ số huyết áp tâm thu (số trên) nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Huyết áp tâm thu là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu, huyết áp tâm trương là áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mắc.

Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?

Khi mang thai, huyết áp là biểu hiện sức khỏe của cả mẹ và bé, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.Các bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số huyết áp này để chẩn đoán bất kỳ vấn đề tiềm ẩn hoặc các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80 mmHg, dưới mức này có thể được coi là huyết áp thấp. Huyết áp thấp khi mang thai được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg.

Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy huyết áp giảm, tình trạng này sẽ duy trì trong suốt 2 tháng đầu thai kỳ và tăng trở lại bình thường vào tháng thứ 3. Ngoài ra các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng huyết áp sau khi sinh để xem xét các biến chứng sau khi mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khi mang thai

Khi mang thai cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều nhằm thích nghi với viêc tạo ra em bé. Đặc biệt khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây chính là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Ngoài ra mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Chính vì vậy các mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong tất cả giai đoạn của thai kỳ để theo dõi những bất thường của huyết áp.

Lưu ý rằng huyết áp sẽ thay đổi một chút tùy thuộc vào thể trạng, sự hồi hộp, căng thẳng và lối sống của các mẹ bầu. Ngoài ra huyết áp cũng có thể tăng giảm tùy theo thời gian trong ngày, vì vậy để xác định xem mình có bị huyết áp thấp khi mang thai hay không, mẹ bầu cần đo huyết áp thường xuyên.

Huyết áp của các mẹ bầu có thể thấp hơn trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, điều này được gây nên bởi hệ thống tuần hoàn vì khi đó các mạch máu sẽ mở rộng để cho máu chảy đến tử cung.

Ngoài ra một số yếu tố được coi là góp phần gây nên huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai bao gồm:

Phản ứng dị ứng

Nhiễm trùng

Nghỉ ngơi quá dài

Cơ thể mất nước hoặc suy dinh dưỡng

Cháy máu trong

Thiếu máu

Mắc bệnh tim

Bị rối loạn nội tiết

Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm giảm huyết áp vì vậy các mẹ khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc nào đó.

Huyết áp thấp cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ sớm, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung…

Triệu chứng huyết áp thấp khi mang thai

Huyết áp thấp khi mang thai không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng lại mang đến những phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống của các mẹ bầu. Khi bị huyết áp thấp, các mẹ bầu sẽ có các triệu chứng như:

Chóng mặt, buồn nôn

Chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt là sau khi đứng dậy nhanh chóng

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày

Cảm thấy khó thở, thở gấp, hơi thở nóng

Luôn cảm thấy khát nước ngay cả khi vừa uống xong

Da lạnh, nhợt nhạt

Gặp các vấn đề về thị lực như hoa mắt, mờ mắt

Lúc nào cũng có cảm giác phiền muộn, lo lắng

Khi gặp phải các triệu chứng như trên thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm đảm bảo ràng các triệu chứng này là do huyết áp thấp chứ không phải là do những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây nên.

Điều trị huyết áp thấp khi mang thai

Thường thì không có điều trị y tế nào cho những mẹ bầu bị huyết áp thấp trong thai kỳ, tuy nhiên các mẹ có thể thử một số phương pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà chứng bệnh này mang lại. Huyết áp sẽ trở lại bình thường vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ.

Mặc dù vậy cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu trải qua các đợt huyết áp thấp bất thường và phải dùng đến thuốc. Việc dùng thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và những điều kiện gây ra huyết áp thấp như thiếu máu, mất cân bằng nội tiết sẽ được điều trị trước tiên.

Ngoài ra nếu các bác sĩ nghi ngờ rằng một loại thuốc nào đó mà mẹ bầu đang sử dụng gây ra tình trạng huyết áp thấp thì họ sẽ cung cấp một loại khác thay thế.

Các biện pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà

Thay vì điều trị y tế, đa số các mẹ bầu chọn giải pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà, những phương pháp này giúp họ giảm bớt được những phiền toái mà chứng bệnh này gây ra:

Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học

Để đối phó với huyết áp thấp khi mang thai, điều quan trọng là phải thực hiện mọi thứ một cách từ từ. Không nên vận động cơ thể một cách nhanh chóng, đột ngột, đặc biệt là mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, cũng cần hạn chế đứng một chỗ trong một thời gian dài vì dễ khiến máu tụ xuống chân, gây chóng mặt, tụt huyết áp

Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi thường xuyên, khi ngủ nghỉ nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim, giúp huyết áp ổn định, và tránh các hoạt động nặng, hoạt động quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến tụt huyết áp. Ngoài ra nên mặc quần áo rộng, thoải mái, tránh các loại quần áo bó chật làm máu khó lưu thông.

Khi mang thai bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng hoặc chọn những môn thể thao như bơi lội. đi bộ, yoga… để duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Khi mang thai, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ phụ nữ thường có triệu chứng ốm nghén, nôn mửa, điều này làm cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Vì vậy trong thời gian này mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước sôi để nguội hoặc các loại sinh tố, trà thảo mộc…

Có chế độ ăn khoa học, hợp lý

Các mẹ bầu bị huyết áp thấp có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì các bữa lớn, như vậy sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến hạn chế tụt huyết áp.

Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng như những loại rau củ quả giàu xơ, sắt, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe…tránh xa các loại đồ uống có caffein và thức uống có cồn, chất kích thích trong suốt thai kỳ để cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng mà huyết áp thấp gây ra.

Lời khuyên là luôn mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột, có thể gây nguy hiểm đến thai nhi và mẹ bầu

Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung thêm muối cho các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên lượng muối thêm như thế nào thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì thể trạng của mỗi người khác nhau thì lượng thêm cũng khác nhau.

Những mẹ bầu bị huyết áp thấp thì tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen hnày làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp.

Đo huyết áp thường xuyên:

Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý do huyết áp gây ra, đặc biệt những bà bầu có tiền sử cao huyết áp hay huyết áp thấp nên có một máy đo huyết áp trong nhà để theo dõi huyết áp và nhịp tim hàng ngày, nếu có bất thường cần nhanh chóng đến thăm khám tại các trung tâm y tế uy tín.

Khi đến các trung tâm y tế hay các bệnh viện lớn bạn sẽ rất dễ bắt gặp những chiếc máy đo huyết áp OMRON. Đây là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao, an toàn và tiện dùng khi sử dụng nên đang được rất nhiều cá nhân tin dùng.

Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron còn rất dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên phù hợp để kiểm tra thông số huyết áp tại nhà.

Trường hợp nào bị huyết áp thấp khi mang thai cần đến gặp bác sĩ

Huyết áp thấp là bình thường trong những tháng đầu khi mang thai, tuy nhiên khi gặp những trường hợp sau thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp nhất:

Mẹ bầu thường xuyên bị chóng mặt, ngất xỉu

Bị chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội, hoa mắt và khó thở

Đau ngực hoặc cảm giác tê yếu một bên cơ thể

Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp

Tình trạng huyết áp thấp vẫn diễn ra đến tháng thứ 3 của thai kỳ

Những rủi ro có thể gặp phải nếu bị huyết áp thấp khi mang thai

Một trong số những rủi ro chính mà mẹ bầu gặp phải khi bị huyết áp thấp đó là ngã do ngất. Chẳng hạn đứng dậy đột ngột sau khi ngồi sẽ gây tụt huyết áp dẫn đến ngất và ngã, điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng

Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng, nó khiến máu không lưu thông được đến thai nhi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé

Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng trong một số ít các trường hợp, huyết áp thấp liên tục khi mang thai có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai kỳ trong đó bao gồm cả trường hợp thai chết lưu.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320303.php

https://www.medicalnewstoday.com/articles/159609.php

Táo Bón Khi Mang Thai Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bệnh táo bón khi mang thai đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Song ăn gì chế độ dinh dưỡng ra sao để hạn chế bị táo bón thì không phải ai cũng biết. Cùng EMVAME tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vì sao bà bầu hay bị táo bón

Theo các bác sĩ sản khoa, chứng táo bón trong thai kỳ rất phổ biến. Không chỉ tác động đến sức khỏe mẹ bầu, nó còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi và giai đoạn hậu sản của người mẹ. Táo bón khi mang thai liên quan đến sự lưu chuyển của những chất thải rắn và nhỏ trong đường ruột. Nó liên quan đến sự thống nhất chứ không phải là sự đều đặn của các chuyển động trong ruột. Càng nằm lâu trong ruột, nước có trong chất thải bị tái hấp thu vào trong cơ thể càng nhiều hơn.

Do hormon thai kỳ là progesterone gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.

Sử dụng viên sắt bổ sung

Mệt mỏi, hạn chế vận động

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em bầu mà bệnh táo bón khi mang thai còn khiến thai phụ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn. Từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Làm gì để điều trị táo bón khi mang thai

Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan. Sợi hòa tan sẽ tan ra trong môi trường nước của ruột. Cuối cùng, nó có dạng như một gel mềm nên sẽ dễ dàng ra khỏi cơ thể. Ví dụ về các sợi hòa tan được tìm thấy trong khoai tây và bí ngô. Chất xơ không hòa tan được bài tiết ra khỏi cơ thể với cách tương tự như khi nó đi vào, ví dụ như hạt ngô, cà rốt.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Đây là lựa chọn tốt nhất nếu mẹ chưa biết trái cây nào tốt cho bà bầu bị táo bón.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?

Mẹ bầu hãy bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.

Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào.

Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loại quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.

Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Mẹ bầu nên nhớ chỉ nên ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tránh ăn chuối xanh nhé.

Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.

Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol.

Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.

Với lượng đường thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ, măng tây cũng được coi là thực phẩm có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.

Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân gây khó thở khi có thai

Thông thường, mẹ bầu thường bị khó thở khi mang thai tháng đầu, điều này khiến mẹ không ngừng lo lắng. Vì khi bắt đầu mang thai, cơ hoành – dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên 4cm trong 3 tháng đầu, để cơ thể mẹ thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Sự thay đổi này làm thay đổi quá trình hít thở của mẹ bầu, vì vậy một số mẹ sẽ nhận thấy khó thở sâu như lúc trước.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng là nguyên nhân gây khó thở cho mẹ bầu. Đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, đồng thời nó cũng là 1 chất kích thích hô hấp, khiến bà bầu phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi, do đó, khiến mẹ bầu bị khó thở.

2. Khi mang thai ba tháng giữa

Mẹ bầu bắt đầu cảm thấy khó thở rõ rệt hơn trong khoảng thời gian này. Có thể do giai đoạn này tử cung phát triển nhanh để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế. Cùng với đó là sự tăng mức độ hoạt động của tim sẽ gây nên tình trạng khó thở khi mang thai cho mẹ bầu.

Trong thời kỳ mang thai, lượng máu tăng lên khoảng 50%, buộc tim phải làm việc nhiều hơn trước để bơm máu đến nhau thai. Điều đó khiến bà bầu phải thở nhiều hơn dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi, nên khiến bà bầu bị khó thở, cảm thấy mệt khi hít thở.

3. Khi mang thai ba tháng cuối

Trong 3 tháng cuối này, việc hít thở của mẹ trở nên dễ dàng hay khó khăn phụ thuộc vào đầu em bé đang ở vị trí nào. Đây là giai đoạn “xoay đầu” của thai nhi xuống vùng xương chậu. Khi thai nhi chưa xoay đầu, đầu của bé có thể nằm ở dưới xương sườn. Vị trí này gây áp lực lên cơ hoành, từ đó gây khó thở cho mẹ bầu. Tình trạng bà bầu bị khó thở có thể kéo dài từ tuần 31 đến tuần 34 của thai kỳ.

4. Các nguyên nhân khác khiến bà bầu khó thở

Khó thở khi mang thai chủ yếu là do những thay đổi của cơ thể để thích nghi với sự phát triển của em bé, tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng có bầu khó thở, đó là:

Bệnh hen suyễn: Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự biến đổi. Nếu bị hen suyễn khi mang thai có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu mẹ bầu bị hen suyễn thì cần chú ý hơn khi có biểu hiện tức ngực, khó thở. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn và các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

Bệnh cơ tim chu sản: Bệnh có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, là một loại của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh như cơ thể mệt mỏi, sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến bà bầu bị khó thở. Những triệu chứng này khiến nhiều phụ nữ lầm tưởng đây là các dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên các mẹ không được chủ quan, bệnh cơ tim chu sản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên, khi phát hiện mình bị những dấu hiệu khác ngoài khó thở, các mẹ nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Bệnh thuyên tắc phổi: Thường xảy ra khi huyết khối (cục máu đông) bị tắc nghẽn trong động mạch phổi. Thuyên tắc phổi ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống hô hấp. Nó có thể ảnh hưởng đến quá trình hít thở và khiến mẹ bầu bị khó thở, ho và đau ngực.

Tình trạng tích nước trong cơ thể: Đa số các bà bầu thường bị phù nề khi mang thai do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề, việc tích nước trong cơ thể bà bầu sẽ ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, gây khó khăn khi thở.

Bị thiếu máu: Khi mang thai, cơ thể cần lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất các tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Việc thiếu sắt cũng có nghĩa là thiếu máu sẽ khiến cơ thể làm việc nhiều hơn so với mức bình thường để tạo oxy, dẫn đến tình trạng khó thở khi mang thai.

Cách khắc phục khó thở khi mang thai

1. Nghỉ ngơi

Trước tiên, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy khó thở, bởi khi mang thai, phụ nữ không thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường như mang vác đồ đạc, leo cầu thang nhiều.

2. Thay đổi tư thế

Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai có thể điều chỉnh tư thế để có thể hít thở dễ dàng hơn. Giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng sẽ giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng.

Nếu mẹ bầu khó thở về đêm thì có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên để tránh việc thai nhi gây áp lực lên phổi. Mẹ bầu cũng nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ – động mạch chính dẫn máu chứa oxy cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể, giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

3. Vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu nên tập luyện các bài tập thở thường được áp dụng trong lúc sinh để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa vè kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập nhẹ nhàng, giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ trước khi thực hành. Mẹ cũng có thể bỏ ra 10 phút mỗi ngày để thử các bài tập hít thở, giúp mở rộng phổi:

Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên

Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Nhớ nâng đầu cao khi thở

Thở ra và hạ tay xuống

Mẹ bầu có thể tập động tác này mỗi ngày, hoặc những khi cảm thấy khó thở.

4. Bồi bổ đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi

Dinh dưỡng thai kỳ luôn là vấn đề đau đầu của các bà bầu. Bởi các mẹ luôn mong muốn mình và thai nhi có 1 sức khỏe tốt nhưng không bị quá tăng cân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ. Thiếu máu cũng khiến bà bầu bị khó thở . Do đó, ngoài vitamin tổng hợp, canxi cho bà bầu thì các mẹ nên bổ sung thêm thuốc sắt để dự phòng thiếu máu thiếu sắt.

Khi nào bà bầu nên đi khám bác sĩ?

Bị hen suyễn nghiêm trọng.

Thở gấp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng cao kéo dài.

Thấy đau ngực hoặc bị đau khi hít thở sâu.

Ho liên tục và kéo dài, kèm theo sốt, ớn lạnh, thở khò khè.

Các ngón tay, chân và môi chuyển sang màu tím, xanh.

Mẹ bầu mắc bệnh mạn tính.

Mẹ bầu bị khó thở trong thai kỳ là tình trạng phổ biến không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu gặp khó thở và có các triệu chứng đi kèm kể trên sẽ trở nên đáng ngại, mẹ bầu cần đi khám sớm tại bệnh viện.

Bài viết trên chia sẻ một số kiến thức, giúp các mẹ bầu có được cái nhìn tổng quát về hiện tượng khó thở khi mang thai. Nguyên nhân đến từ sự thích ứng của cơ thể trong quá trình mang thai nên không có cách khắc phục triệt để. Cách tốt nhất để phòng ngừa là nâng cao sức khỏe của bản thân.

Why Does Breathlessness Occur in Early Pregnancy? – https://www.healthline.com/health/shortness-of-breath-early-pregnancy

Causes of shortness of breath during pregnancy – https://www.medicalnewstoday.com/articles/322316

Blood Volume Changes in Normal Pregnancy – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/4075604/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Rụng Tóc Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!