Đề Xuất 6/2023 # Quốc Hội Cho Phép Mang Thai Hộ # Top 13 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Quốc Hội Cho Phép Mang Thai Hộ # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quốc Hội Cho Phép Mang Thai Hộ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thứ năm – 19/06/2014 23:40

Chiều 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân Gia đình sửa đổi, theo đó chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi được thông qua với tỷ lệ tán thành gần 60% dù trước đó nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn về những hậu quả khó lường nếu cho phép.

Bên nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện như: Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Tương tự điều kiện với người được nhờ mang thai phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc chồng; từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có hôn nhân thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai. Đồng thời vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Người nhờ mang thai phải có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

Vấn đề hôn nhân đồng tính được đưa vào phần quy định về điều kiện kết hôn trong luật. Cụ thể, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính thay vì cấm kết hôn như trước đây.

So với dự thảo để xuất ban đầu, Luật được thông qua đã bỏ đi điều 16 quy định về việc chung sống giữa người cùng giới tính. Lý do, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là vì còn nhiều ý kiến khác nhau với vấn đề này.

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng, với việc bỏ quy định này, Luật Hôn nhân và Gia đình tiếp tục duy trì sự phân biệt đối xử với người đồng tính và gia đình họ, không bảo vệ được những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong các gia đình có hai người mẹ hoặc hai người bố. Hàng triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới tiếp tục phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành.

Dự kiến, từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) chính thức có hiệu lực.

Tác giả bài viết: Nam Phương

Nguồn tin: vnexpress.net

Nên Cho Phép Mang Thai Hộ

Nên cho phép mang thai hộ

Gần 1 tuổi, bé O. mới có được giấy khai sinh. Quê và hộ khẩu thường trú của ba bé ở Quảng Ninh, mẹ ở Hải Phòng, hiện bé và ba đang sống ở chúng tôi nhưng giấy khai sinh của bé lại được làm ở một tỉnh… miền Trung. Sở dĩ có chuyện rắc rối như trên là vì bé O. là con của một người cha đồng tính và mẹ bé được coi là người mang thai hộ.

Gian nan đường tìm con

Vì mục đích nhân đạo

“Có những chị rất xinh đẹp, nữ tính, họ khao khát có con mà không thể, nên chúng tôi vẫn tư vấn các chị có thể nhờ em gái, chị gái, cháu gái mang thai hộ nếu muốn sinh con. Em gái, chị gái họ cũng rất sẵn sàng. Trong những trường hợp đặc biệt như dị dạng đường sinh dục, bị cắt bỏ tử cung do bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… khi chưa có con hoặc chưa đủ con, bị bệnh lý không thể mang thai… thì pháp luật nên có điều khoản cho phép họ. Đó cũng là quy định nhân văn và tránh việc mua bán, gian lận và các mục đích không nhân đạo”- TS Vũ Bá Quyết đề nghị.

Vẻ mặt hạnh phúc của một người được làm cha ở tuổi 35, nhưng ba bé O. nói “chỉ nghĩ cũng thấy hoảng về con đường đã đi”. Là một người đồng tính sống cùng bạn trai tại chúng tôi đã nhiều năm nay anh day dứt vì tội bất hiếu “không có người nối dõi”.

“Ba tôi bỏ đi để lại mẹ và hai anh em tôi, nhưng em tôi không may mắc bạo bệnh đã qua đời, mẹ tôi tuyệt vọng vì có hai thằng con trai mà không có cháu. Vì thế mẹ cứ lủi thủi ở Quảng Ninh, nói khi nào tôi có con sẽ vào sống cùng. Mà hoàn cảnh tôi vậy thì làm sao có con? Chính tôi cũng tìm cách, rồi bạn bè mách nước, gần hai năm trước tôi tìm được mẹ bé O. để thỏa thuận nhờ mang thai giùm” – ba bé O. tâm sự.

Nói nghe thì đơn giản, nhưng để “làm” được việc như ba bé O. đã làm hoàn toàn không dễ dàng. Mẹ bé O. vốn đã có gia đình êm ấm và hai đứa con ngoan, chẳng may vỡ nợ, chị quyết định cho trứng và mang thai bé O. theo phương pháp bơm tinh trùng để nhận 200 triệu đồng tiền “công”, chưa kể chi phí chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng, phí ăn ở… trong suốt quá trình mang thai.

Chồng chị cũng đồng ý. “Hợp đồng” ghi rõ chị không có tên trong giấy khai sinh và hoàn toàn không được liên lạc với bé sau này. Thế nhưng khi bé O. ra đời, việc khai sinh lại không dễ dàng như thỏa thuận của hai người.

“Tôi đã mất đúng 11 tháng để lo giấy khai sinh cho con. Cán bộ tư pháp nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú nói phải có tên mẹ và có giấy chứng sinh, giấy đăng ký kết hôn mới làm khai sinh được. Không thực hiện được phương án 1, quay về quê mẹ bé để làm khai sinh, chấp nhận để mẹ bé O. đi khai sinh thì cũng bị đòi giấy chứng nhận kết hôn. Có người bày cho tôi cách để bé ngoài cổng nhà rồi hô lên là nhặt được trẻ bỏ rơi, nhưng tôi nghĩ con mình thật sự, làm sao lại phải diễn?”. Ba bé O. cho biết việc làm giấy cho bé thật khổ sở.

Pháp luật vị con người

Mẹ bé O. không phải là trường hợp mang thai hộ hiếm hoi trên thực tế ở VN. Ba bé O. cho hay trong giới đồng tính có rất nhiều người có nhu cầu làm cha hoặc làm mẹ, có người đã có đủ tinh trùng và trứng, đã chờ đợi hơn một năm nay tìm người mang thai hộ.

TS Vũ Bá Quyết, phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, cho hay hầu như tháng nào bệnh viện ông cũng nhận điều trị vài trường hợp dị dạng đường sinh dục, không có âm đạo, nhưng xét nghiệm nhiễm sắc thể thì rõ ràng đây là nữ, soi ổ bụng thấy buồng trứng đẹp và rất đều. TS Quyết và các đồng sự đã thực hiện phẫu thuật tạo hình âm đạo để các chị có thể lập gia đình, nhưng cái khó là không thể sinh con.

Theo TS Vũ Bá Quyết, trước đây ung thư tử cung hay gặp ở người già, nhưng gần đây có cả những người bị ung thư tử cung khi mới 20 tuổi. Khi bệnh ổn định rồi thì họ, như những phụ nữ bình thường khác, có khao khát được làm mẹ.

“Về luật pháp thì quy định hiện nay chưa cho phép mang thai hộ, nhưng xã hội có khá nhiều trường hợp phải nhờ mang thai hộ. Họ chẳng may rơi vào hoàn cảnh không thể mang thai được và buộc phải đi nhờ vì họ thật sự mong muốn một đứa con đẻ, là máu thịt của mình, trong nước không được thì ra nước ngoài để thuê mang thai hộ” – TS Quyết cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Hải (Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Bộ Tư pháp, thành viên tổ biên tập dự án sửa đổi một số điều Luật hôn nhân gia đình năm 2000) cho biết vấn đề cho phép hay không cho phép mang thai hộ đang được xem xét nghiên cứu.

Luật sư Võ Thị Lài (Đoàn luật sư TP.HCM): Có thể điều chỉnh luật

Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về việc mang thai hộ, vì thế nên có nhiều cách hiểu và cách nghĩ khác nhau. Cách nghĩ thông thường nhất mang thai hộ có nghĩa là tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ mong con đã được cho thụ tinh thành phôi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và được đưa vào cơ thể người phụ nữ khác để nhờ mang thai. Còn trong trường hợp tinh trùng của người chồng nhưng trứng của người mang thai thì không thể gọi là mang thai hộ.

Theo tôi, pháp luật nên cho phép mang thai hộ, vì nhiều phụ nữ không có khả năng mang thai, điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Nhưng cần quy định chặt chẽ để việc mang thai hộ không biến tướng thành kinh doanh và sẽ kéo theo nhiều hệ quả pháp lý khác. Nên quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, nhất là quyền của đứa bé như các quyền nhân thân, quyền thừa kế của trẻ đối với người nhờ mang thai và người mang thai hộ.

Cũng cần chú ý chuyện có thể phát sinh tranh chấp quyền nuôi đứa bé giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai, và không loại trừ khả năng muốn vòi vĩnh tiền của người nhờ mang thai hộ. Thế nên cần phải có những quy định pháp luật cụ thể.

Đường Dây Mang Thai Hộ Người Trung Quốc Hoạt Động Trái Phép Ra Sao?

Ngày 2-1, lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM, cho biết đã bóc gỡ đường dây tổ chức mang thai hộ trái phép với tính chất xuyên quốc gia và đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Cai GuoLin (37 tuổi), Cai GuoFang (54 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), Hoàng Thị Thu Trang (27 tuổi, ngụ tỉnh Hưng Yên), Triệu Thị Hằng (41 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) và Nguyễn Thị Mai Anh (24 tuổi, ngụ tỉnh Bắc Ninh) để điều tra tội “tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.

Sinh con thành công mới nhận đủ tiền

Theo hồ sơ vụ án, Cai GuoLin và Cai GuoFang cùng làm thuê cho Cai GuoYong, quốc tịch Trung Quốc. Trong thời gian làm thuê, GuoYong chỉ đạo GuoLin và GuFang sang Việt Nam tìm người mang thai hộ và đến phòng khám Thiên Hòa (của người Trung Quốc) trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tìm người phiên dịch.

Đầu tháng 9-2018, GuoLin sang Việt Nam và thuê khách sạn ở Hà Nội lưu trú để tổ chức hoạt động đường dây mang thai hộ. Sau đó, GuoLin đến phòng khám Thiên Hòa gặp bác sĩ Apo (quốc tịch Trung Quốc) và được bác sĩ này giới thiệu Trang (y tá phòng khám) làm người phiên dịch.

GuoLin cho Trang biết mục đích sang Việt Nam là tìm người mang thai hộ cho người Trung Quốc bằng biện pháp cấy phôi thai từ tinh trùng và trứng của người khác vào tử cung người mang thai hộ. GuoLin thuê Trang tìm người mang thai hộ, làm phiên dịch trong quá trình thỏa thuận giá và thời gian đi Campuchia cấy phôi. Mỗi chuyến đi Campuchia, Trang được lo chi phí đi lại, sinh hoạt và được trả công 5 triệu đồng/người.

Nhận lời, Trang đến cổng Bệnh viện phụ sản Trung ương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) dò hỏi những người bán nước giải khát và được giới thiệu gặp Hằng là người bán báo dạo. Trang nói tìm người mang thai hộ, nếu thành công, phía Trang đưa cho Hằng 300 triệu đồng, còn Hằng tự thỏa thuận giá cả với người mang thai hộ.

Khi Hằng đồng ý tham gia, Trang đã giới thiệu cho GuoLin gặp Hằng. GuoLin nói trong trường hợp cấy phôi thai không thành công, GuoLin cũng đưa Hằng 15 triệu đồng tiền môi giới và đưa người mang thai hộ 10 triệu đồng.

GuoLin giải thích thủ tục mang thai hộ phải thông qua khám sức khỏe, nếu đạt sẽ sang Campuchia cấy phôi thai rồi trở về Việt Nam dưỡng thai, những tháng gần sinh nở thì bắt buộc sang Trung Quốc. Trong thời gian mang thai, người phụ nữ mang thai hộ chỉ nhận được 20 triệu đồng/tháng, cho đến khi sinh con thành công mới được nhận đủ tiền.

“Bay tới bay lui” sinh con cho người Trung Quốc

Tiếp đó, tháng 9-2018, Hằng giới thiệu chị N.T.T. cho đường dây. Sau đó đường dây tổ chức cho chị T. khám sức khỏe, mua vé máy bay đưa sang một bệnh viện phụ sản tại Phnom Penh (Campuchia) để cấy phôi thai. Sau đó đưa chị T. về lại Việt Nam dưỡng thai. Hiện chị T. được đưa sang Trung Quốc tiếp tục dưỡng thai chờ sinh con và chưa rõ cụ thể thông tin.

Thấy dễ dàng môi giới mang thai hộ, GuoLin kêu Hằng tìm thêm người mang thai hộ cho đường dây. Tháng 11-2018, Hằng tiếp tục móc nối với nhiều người và gặp được Mai Anh. Qua trao đổi, Mai Anh nhận mang thai hộ với giá 280 triệu đồng (Hằng “ăn bớt” 20 triệu đồng so với giá 300 triệu đồng).

Mai Anh chịu mang thai hộ và “kiêm” môi giới cho nhiều phụ nữ mang thai hộ. Mai Anh tạo tài khoản trên mạng xã hội, kết nối nhu cầu và chọn được 6 phụ nữ ở nhiều tỉnh thành. Tất cả 6 phụ nữ đều được khám sức khỏe và chuẩn bị quá trình mang thai hộ. Thời điểm này, GuoFang cũng có mặt ở Việt Nam để hỗ trợ GuoLin, giám sát và điều hành đường dây.

Công an thu giữ tang vật trong đường dây mang thai hộ trái phép – Ảnh: A.X

Đến ngày 11-12, GuoLin, GuoFang, Trang, Hằng, Mai Anh tổ chức đưa 6 phụ nữ chịu mang thai hộ sang Campuchia cấy phôi thai. Tuy nhiên, do chưa kịp làm hộ chiếu nên cả nhóm vào TP.HCM rồi dự định đi theo đường tiểu ngạch sang Campuchia.

Khi tới TPHCM, nhóm thuê phòng ở khách sạn Kiều Hương trên đường Bà Huyện Thanh Quan (phường 6, quận 3) “hội quân” chuẩn bị đi sang Campuchia. Thời điểm này, một phụ nữ mang thai hộ trong nhóm sợ bị lừa đảo bán sang nước ngoài nên âm thầm cầu cứu gia đình và gia đình báo công an.

Nhận tin báo, ngày 13-12, lực lượng Công an quận 3 phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM ập vào khách sạn, đưa tất cả những người liên quan về làm việc. Qua nhiều ngày đấu tranh khai thác, những người tổ chức hoạt động trong đường dây đã khai nhận hành vi phạm tội.

Tội phạm mới Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM, Luật Hôn nhân và gia đình cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Sau đó, Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung tội “tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Đây được xem là loại tội phạm mới và lực lượng Công an TP.HCM đã lần tìm và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để củng cố chứng cứ phá vụ án đầu tiên về được đường dây mang thai hộ trái phép xuyên quốc gia, liên quan nhiều tỉnh thành.

Xem nội dung gốc tại: https://tuoitre.vn/duong-day-mang-thai-ho-nguoi-trung-quoc-hoat-dong-trai-phep-ra-sao-20190102185211183.htm

Chính Thức Cho Phép Mang Thai Hộ

Nội dung “gai” nhất trong dự thảo luật Hôn nhân & gia đình sửa đổi về việc cho phép mang thai hộ đã đủ số phiếu quá bán khi Quốc hội biểu quyết thông qua luật này chiều 19/6. Vấn đề hôn nhân đồng giới được đưa ra ngoài phạm vi điều chỉnh của luật.

Trước khi Quốc hội biểu quyết về dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Trương Thị Mai được dành thời gian trình bày bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật. Bà Mai cho biết, do vấn đề cho phép mang thai hộ vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều nên UB Thường vụ Quốc hội đã tổ chức xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu.

Kết quả xin ý kiến trước khi dự thảo luật được đưa ra Quốc hội biểu quyết thể hiện, có 59,1% đại biểu tán thành việc cho phép mang thai hộ. Căn cứ trên đa số ý kiến đại biểu, đại diện cơ quan thẩm tra luật cho biết, UB Thường vụ Quốc hội quyết định đưa nội dung này vào dự thảo luật.

Bà Mai nhấn mạnh, việc cho phép mang thai hộ là biện pháp nhân đạo giúp cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con được ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có cơ hội làm cha mẹ. Các quy định để đảm bảo việc mang thai hộ đúng với mục đích nhân đạo, không bị thương mại hoá, quy định về hợp đồng, về xử lý các tranh chấp phát sinh… được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Vấn đề gây nhiều tranh luận khác là việc không cấm hôn nhân đồng giới, báo cáo giải trình tiếp thu nêu nhận định, việc chung sống giữa 2 người cùng giới tính không gọi là hôn nhân. Vì vậy, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật.

Toàn văn dự thảo luật gồm 10 chương, 133 Điều được biểu quyết sau đó cho kết quả, 396/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 79,52%). Còn 30 đại biểu không tán thành và 11 đại biểu không biểu quyết. Quốc hội chính thức thông qua luật Hôn nhân & gia đình sửa đổi.

( Theo Dân Trí)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quốc Hội Cho Phép Mang Thai Hộ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!