Cập nhật nội dung chi tiết về Quá Tải Rác: Ngòi Nổ Cho “Cuộc Xâm Chiếm Của Rác Thải” mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Posted on 09 June 2020
Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng ô nhiễm và quá tải bãi rác đang trở nên ngày càng cấp bách, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF-Việt Nam phối hợp cùng với Sở Tài Nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng/tỉnh Phú Yên/tỉnh Kiên Giang phát động chiến dịch truyền thông Cuộc xâm chiếm của rác thải trong tháng 5 năm 2020 với thông điệp chính “Rác sẽ đổ về đâu khi các bãi rác đều đã – đang quá tải và báo động tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hãy dừng thải rác nhựa ngay hôm nay!”
Trong số 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa được thải ra trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 9% được tái chế, 12% được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, và có tới 79% nằm lại tại các bãi rác hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Khối lượng rác thải nhựa (RTN) của một người Việt Nam thải ra trung bình mỗi năm cũng đã tăng đáng kể từ 3,8kg những năm 1990 tới 41kg năm 2015, tăng hơn 11 lần Bãi rác duy nhất của Đà Nẵng báo động quá tải Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thành phố (TP) Đà Nẵng, mỗi ngày, thành phố phát sinh hơn 1.100 tấn rác thải. Dự kiến tăng lên hơn 1.800 tấn/ngày trong gia đoạn 2020 – 2025; hơn 2.400 tấn/ngày trong giai đoạn 2025 – 2030, và hơn 3.000 tấn/ngày trong giai đoạn 2030 – 2040. Bên cạnh đó, theo số liệu khảo sát năm 2019 cuả WWF, tổng lượng RTN phát sinh từ các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ ước tính là 203 tấn/ngày; trong đó 20,8 tấn là số lượng RTN thất thoát ra môi trường mỗi ngày, tương đương với 7.592 tấn/năm. Tại nhà máy xử lý rác, RTN được phân loại bởi những người nhặt rác. Số liệu từ các nhà máy cho biết, trung bình có khoảng 20% túi ni-lông/nhựa lẫn trong rác thải sinh hoạt được thu gom lại để bán. Số còn lại (80%) được đem đi chôn lấp ở bãi chôn lấp Khánh Sơn, khu xử lý chất thải duy nhất của thành phố và chỉ còn kéo dài được vài tháng. Những con số cảnh báo trên cho thấy, đô thị Đà Nẵng đang đối mặt với quá nhiều áp lực về vấn đề rác thải trong tương lai. Để giải quyết bài toán về môi trường, chính quyền địa phương tính đến phương án nâng cấp và xây dựng các khu xử lý rác thải mới. Thế nhưng, chủ trương xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa người dân xung quanh khu vực này và chính quyền địa phương. Rác thải tại 12 bãi chôn lấp ở tỉnh Kiên Giang đã và đang gây ô nhiễm môi trường Theo Báo cáo môi trường năm 2018 của tỉnh Kiên Giang, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 672 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom đạt 89,4%; tỷ lệ xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh đạt 38,43%. Lượng rác còn lại được thu gom về các bãi rác lộ thiên, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Riêng rác thải nông thôn phát sinh khoảng 440,05 tấn/ngày, trong đó chỉ có khoảng 26,85% (118,14 tấn) là được thu gom. Một phần nhỏ được tái chế, tái sử dụng để sản xuất phân bón, thu hồi năng lượng, còn lại không được thu gom, xử lý, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là làm gia tăng tình trạng ô nhiễm RTN.
90% bãi rác ở Phú Yên chưa chôn lấp hợp vệ sinh và đang đe dọa quá tải Cũng như nhiều tỉnh thành ven biển khác, tình trạng ô nhiễm rác thải ở tỉnh Phú Yên rất đáng báo động. Sự phát triển kinh tế xã hội làm tăng nhu cầu về hàng hóa, nguyên liệu thô và năng lượng trong những năm gần đây. Lượng chất thải rắn thu gom tăng trung bình 10-16% mỗi năm, trong đó lượng chất thải rắn của thành phố chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn (theo Lê Hoàng Anh và cộng sự, 2018). Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP. Tuy Hòa là khoảng 132 tấn/ngày, thị xã Sông cầu khoảng 84 tấn/ngày, các huyện còn lại khoảng 308 tấn/ngày. Theo khảo sát của WWF ở Tuy Hoà 2019, RTN chiếm 18,31% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và có xu hướng ngày càng tăng. RTN chủ yếu gồm bao bì nhựa, cốc nhựa đựng nước, thực phẩm, vỏ bánh kẹo và ống hút nhựa. Nhiều nhất là túi nhựa và ly nhựa, ống hút nhựa chiếm đến 60% lượng RTN. Hầu hết túi nhựa có chất lượng kém và không thể tái chế như túi nhựa màu, vỏ bánh kẹo, ống hút chiếm khoảng 80% và rất ít rác thải nhựa bằng chất liệu có thể tái chế như HDPE, PET PVC. Toàn tỉnh Phú Yên hiện chỉ có 02 bãi chôn lấp hợp vệ sinh đang hoạt động là bãi rác Thọ Vức tại TP. Tuy Hòa và bãi rác trung tâm Thị xã Sông Cầu. Tuy nhiên, hai bãi rác này đều đang gặp phải vấn đề không xử lý được nước rỉ rác, khiến các hộ dân sống trong vùng ô nhiễm nơm nớp lo sợ vì mùi hôi và nguy cơ nguồn nước thải từ bãi rác thẩm thấu vào nguồn nước sinh hoạt.
Thói quen nhỏ tạo ra những thay đổi to lớn Chúng ta vốn nghĩ rất đơn giản rằng vứt rác vào thùng là xong. Nhưng thực tế thì không phải vậy! Một khi các bãi rác đã quá tải thì chính chúng ta sẽ gánh chịu trực tiếp những ảnh hưởng tiêu cực hàng ngày, hàng giờ. Chiến dịch Cuộc xâm chiếm của rác thải được phát động từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 và nằm trong khuôn khổ dự án Đô thị giảm nhựa của WWF. Với sự phối hợp hành động Sở TN&MT của 3 tỉnh/thành Đà Nẵng, Rạch Giá và Phú Yên, chiến dịch mong muốn đẩy mạnh hơn nữa ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường thông qua những thông tin đáng tin cậy về nguy cơ và thực trạng rác thải, các bài chia sẻ, những câu chuyện truyền cảm hứng và lời kêu gọi cam kết hành động. Bên cạnh đó, đồng hành cùng chiến dịch còn có sự tham gia của các văn nghệ sĩ có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng như MC Phan Anh, MC Quang Bảo, ca sĩ Văn Mai Hương, ca sĩ Only C, Fashionista Châu Bùi… giúp truyền tải thông điệp của chiến dịch thông qua trang Facebook nhằm truyềng cảm hứng đến những người theo dõi các văn nghệ sĩ và gắn kết rộng rãi sự tham gia của cộng đồng mạng. Đã đến lúc, chúng ta cần nghiêm túc giảm sử dụng nhựa dùng một lần cũng như thực hiện các biện pháp Từ chối – Tiết giảm – Tái sử dụng để giảm tải cho bãi rác của thành phố nơi chúng ta sinh sống. Chính những thói quen nhỏ nhưng ý nghĩa này sẽ tạo ra tác động lớn, lan tỏa tinh thần hành động đến những người xung quanh, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu và góp phần xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội.
Nhật Ký Mang Thai Của Mẹ Phát Hiện Có Con Từ Sọt Rác (P.1)
Nhân dịp sinh nhật 1 tuổi của con trai đầu lòng, mẹ Thùy Vân đã ghi lại toàn bộ nhật ký 1 năm 9 tháng 10 ngày bé Johnny đến với cuộc sống này.
Những dòng nhật ký của mẹ Lê Thị Thùy Vân (Thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu từ câu chuyện vợ chồng cô phát hiện que thử thai hiện lên 2 vạch từ trong sọt rác. Trước đó, bà mẹ này cũng đã trải qua nhiều lần buồn tủi khi nhìn thấy “1 vạch đáng ghét” nên đến lần chồng nói que thử thai 2 vạch, chị đã nổi giận vì tưởng chồng đùa. Cũng kể từ đó, cuộc sống gia đình chị thêm nhiều niềm vui, khoảnh khắc hạnh phúc nhưng cũng không ít khó khăn khi thời gian đầu chị bị ốm nghén hành hạ, những cơn đau nhức xương chậu rồi ca sinh mổ đầy khó khăn… Tuy nhiên cuối cùng mọi thứ đều đi qua chỉ còn lại niềm hạnh phúc vỡ òa khi con trai Johnny đã nằm trong vòng tay bố mẹ.
Và nhân dịp sinh nhật 1 tuổi của bé Johnny, mẹ Thùy Vân đã kỳ công ghi lại toàn bộ nhật ký 1 năm 9 tháng 10 ngày bé đến với cuộc sống này, như một món quà nhỏ dành tặng cho con yêu.
Hình ảnh mẹ Thùy Vân khi mang thai con trai đầu lòng.
“Johnny ơi! Johnny ơi! Johnnyyyyy! Mẹ thích gọi tên con cả ngày, nhìn ngắm con ngủ cả tiếng đồng hồ cũng không thấy chán. Nhiều đêm nhìn con say sưa ngủ bên vòng tay mẹ mà mẹ vui sướng rờ nắn tay chân con mãi. Mẹ hạnh phúc vô cùng! 13/5/2014 ngày mẹ biết con đã đến bên mẹ! Mẹ nhớ như in ngày đầu mẹ và ba phát hiện ra sự có mặt của con trên cuộc đời này! Đó là buổi sáng khi ba mẹ chuẩn bị đi làm, trước đó mẹ có thử quick test. Lần này là lần thứ 6 liên tục mẹ nhìn thấy 1 vạch đáng ghét. Mẹ mệt mỏi dẹp hết vào sọt rác rồi ra khóc rức rức với ba, ba lúc đó an ủi mẹ rồi ba đi ra nhà bếp để ăn sáng còn mẹ thì đi ủi đồ chuẩn bị đi làm. Ba của con vừa ăn sáng vừa suy nghĩ sao đó mà ăn xong ba vô lục thùng rác. Ba lôi cái que ra và vào nói với mẹ: “Bà xã ơi, 2 vạch nè!” lúc đó mẹ còn nổi giận vì tưởng ba nói xạo để chọc mẹ nữa chứ! Thế đó, Johnny của mẹ được phát hiện từ sọt rác, cũng khá là ý nghĩa đó chứ, ba nói khởi đầu từ sọt rác thì sau này kiểu gì cũng không tệ hơn sọt rác được. Đêm đó mẹ mất ngủ, mẹ thức trắng đêm, biết bao nhiêu suy nghĩ cứ hiện lên trong đầu mẹ. Trước tiên đó là hạnh phúc, hạnh phúc vì điều mong mỏi bây lâu đã được Chúa nghe thấy và đem con đến với ba mẹ. Kế đến là lo lắng, mẹ lo lắng không biết mẹ có đem được Con khoẻ mạnh, lành lặn đến với thế giới này không? Rồi mẹ lại lo không biết mình có biết cách làm mẹ không? Mình có nuôi được con không?… Kế đến nữa là mẹ thấy nuối tiếc (cái này là mẹ hư, mẹ ích kỷ), mẹ thấy tiếc những tháng ngày son rỗi, tiếc những ngày nghỉ được ngủ trưa trật mới dậy, tiếc những lúc rảnh rỗi ba mẹ đi chơi, hẹn hò bạn bè, tiếc sự quan tâm chiều chuộng của ba… vì mẹ biết khi có con rồi mẹ sẽ ít đi hoặc là không còn có được những lúc như vậy nữa… Nhưng mẹ nghĩ đây là tâm lý chung của những người phụ nữ lần đầu làm mẹ thôi, mẹ rất mau mà quên đi mất những lo lắng và ích kỷ đó, mẹ hạnh phúc nhiều hơn mỗi ngày từ khi có con. Những ngày đầu mẹ thường không ngủ được và dậy lúc 6 giờ sáng để bắt ba dẫn đi ăn sáng vì sợ con đói (haha lúc đó chắc con chỉ bé bằng hạt đậu thôi).
Thời gian đầu mang bầu, cô bị ốm nghén hành hạ dữ dội.
Là những ngày mẹ bị ốm nghén, ôi thôi mẹ ói đều đặn ngày 2 cữ sáng và tối, lâu lâu con còn khuyến mãi thêm 1 vài cữ buổi trưa và buổi xế! Mẹ không ngửi được mùi nấu nướng chiên xào, vì vậy bà ngoại phải lên ở với mẹ cho đến hết 3 tháng đầu để nấu nướng và dọn dẹp giúp mẹ. Tiếp đến là ba con, ba rất tội nghiệp và chịu nhiều thiệt thòi khi mẹ bị nghén mùi xà bông gội đầu của ma, chỉ cần nhìn thấy ma đi tắm là bẹ bắt đầu buồn nôn, ba tắm xong là mẹ ói sạch sẽ ruột gan, nhiều hôm có mẹ là ba không dám tắm, nếu có tắm thì chỉ tắm chay chứ không được dùng xà bông luôn, còn không mẹ phải đi ra khỏi nhà để cho ba tắm, tắm xong ba phải mở cửa và bật quạt để cho bay hết mùi thì mẹ mới dám vào nhà. Những món mẹ thèm trưóc đây nhưng nếu chỉ cần đọc thấy ở đâu đó nói là không tốt cho thai nhi thì tuyêt nhiên mẹ sẽ nhịn. Còn những món dù trước đây mẹ không thích nhưng nghe nguời khác bảo ăn vào sẽ tốt cho con thì mẹ cũng ráng ăn, không ăn nhiều thì ăn chút chút với hy vọng con của mẹ sẽ khoẻ mạnh và thông minh hơn. Thời gian mẹ mang bầu con mẹ cũng khá khó chiều, ăn gì cũng không thấy ngon miệng, nhiều hôm ba cứ chở mẹ chạy lòng vòng ngoài đường từ quận này sang quận khác mà mẹ vẫn chưa chọn được món nào để ăn hết, cái này không biết là mẹ khó chiều hay là Johnny của mẹ khó chiều đây? Thời gian này mẹ cũng không ăn được những món làm từ bột nếp, cứ ăn vào là nôn thốc nôn tháo mặc dù trưóc đây mẹ rất thích những món từ nếp. Có hôm lại thèm chua khủng khiếp, mẹ có nhớ hôm đó leo lên giuờng đi ngủ rồi, hơn 10 giờ đêm rồi mà mẹ thèm chua quá không ngủ được. Siêu thị đóng cửa, chợ không còn bán thế là ba ra bếp cắt chanh mang vào vắt vô miệng mẹ cho đỡ thèm rồi mẹ mới ngủ được. Rồi có lúc mẹ lại thèm bia, mẹ thèm dữ dội lắm, năn nỉ mãi m mới cho mẹ uống 1/2 lon thôi. Cũng may con không bắt mẹ uống bia hoài chứ mẹ uống cực dở chỉ mấy miếng là lên đuờng mất tiêu rồi. Từ lúc có bầu con thì mẹ không được chạy xe máy một mình nữa, ba thì đi làm xa lại ngược đường với mẹ, thế là hàng ngày mẹ vác bụng bầu đi xe bus, thời gian đầu mẹ chưa có bụng, cứ lên xe là mẹ lại phải ưỡn bụng ra hết cỡ và phải nói là mình đang có thai để được nhường ghế cho ngồi, mà cũng nhờ vậy mà bây giờ mỗi lần con lên xe là mặt hớn hở, tỉnh rụi và phá như giặc luôn.
Thùy Vân và con trai trong lễ thôi nôi mới đây.
Tuần thứ 22 thai kỳ Con đã biết máy, mẹ đã có thể cảm nhận thấy con rồi! Vào một hôm đẹp trời, mẹ đang ngồi làm việc tự nhiên mẹ cảm thấy có cái gì truờn qua bụng mẹ rồi mẹ nghe ọt ọt, mẹ chột dạ không biết sáng nay ăn gì lại mà giờ nghe sôi bụng. Mẹ để tay lên bụng 1 lúc thì thấy bụng nhô lên 1 cái rồi lại trở lại bình thuờng. Đó là cú đá đầu tiên của con dành cho mẹ. Đêm về ba luôn dành thời giãn để đọc truyện cho con nghe, nói chuyện với con thông qua lớp mỡ trên bụng mẹ. Ba cứ ganh tỵ với mẹ vì mẹ được ôm con, mang theo con bên mình cả ngày còn ba thì chỉ tối đi làm về mới được gặp mẹ con mình. Tội nghiệp ba ha! Giai đoạn này mẹ nhạy cảm hơn, dễ xúc động hơn nữa, chỉ cần xem phim có đoạn nào cảm động xíu là mẹ lại nước mắt ngắn nuớc mắt dài, những lúc mẹ khóc, mẹ buồn, mẹ stress thì con quẫy đạp thiệt mạnh trọng bụng mẹ, như nhắc mẹ nhớ rằng “còn có con đây, mẹ đừng buồn nữa”. Trước đây có thể mẹ cũng thuộc tuýp nguời ích kỷ. Chỉ cần đó là điều mẹ thích thì mẹ sẽ làm, mẹ chẳng cần quan tâm ai nghĩ gì, đôi lúc mẹ còn chẳng quan tâm ba con có vui hay không nữa. Nhưng khi có con rồi thì mẹ thay đổi nhiều lắm. Mẹ sẽ luôn nghĩ 2 lần, 1 lần là cho con rồi sau đó mới là nghĩ cho bản thân, điều này nó như bản năng, nó đến 1 cách hoàn toàn tự nhiên khi mẹ có con. 5 tháng đầu thai kỳ mẹ tăng cân rất ít và bụng khá nhỏ, nhưng bước sang tháng thứ 6 thì mẹ lên cân nhanh và chân mẹ bị phù sớm, ai nhìn vào cũng nói mẹ cẩn thận không là sinh non làm mẹ sợ vô cùng. Rồi đến tháng thứ 7 đột nhiên một hôm đi làm về mẹ cảm thấy đau xương chậu (hôm đó lại trúng hôm ba đi công tác xa, chỉ có một mình mẹ ở nhà) mẹ sợ lắm, mẹ cứ nghĩ là con đòi ra, càng về khuya thì mẹ càng đau và không bước xuống giường được, không tự đứng lên được và đi rất khó khăn. Mẹ gọi điện cho các bà cô bà dì của con, gọi cho bạn của mẹ là y tá và không ai biết triệu chứng này là bị gì? Vì theo Mẹ mô tả thì mẹ chưa có dấu hiệu sinh. Mẹ lại lên mạng tìm đọc các tài liệu thì biết đây là “Hội chứng đau khung xương chậu” và chỉ có 20% bà bầu bị hội chứng này và quả thực mẹ rất “may mắn”. Kể từ đó cho đến lúc sinh con mọi chuyển động của mẹ đều rất đau nhức, buổi tối và sáng muốn trèo lên hay bước khỏi giường thì đều phải có ba con đỡ mới làm được (chỉ có mẹ bầu nào bị hội chứng này mới hiểu được sự đau của nó chứ những mẹ bầu không bị sẽ nghĩ là mình nhõng nhẽo mất). Tuy nhiên khi đẻ xong thì những đau đớn này cũng biến mất luôn. Vì những tháng cuối mẹ tăng cân nhanh, bụng lại bự và di chuyển rất đau nên tháng thứ 8 là mẹ phải xin nghỉ làm để ở nhà chờ sinh con rồi, 1 tháng ở nhà chờ đợi thiệt là dài, mỗi ngày mẹ đều cố gắng đi bộ quanh khuôn viên chung cư, ăn những món giúp dễ đẻ, rồi tranh thủ làm những món đồ be bé xinh xinh cho con. Kể từ thời điểm này là mẹ bắt đầu thấy nóng ruột trông ngóng ngày con ra, mẹ nghe người ta mách ăn nhiều lá tía tô và thơm là sẽ đẻ dễ. Thế là từ lúc này một ngày mẹ ăn hết 1 quả thơm, rồi ăn thịt luộc cuốn tía tô chấm mắm nêm trường kỳ từ bữa này qua bữa khác luôn. Buổi tối khi ăn cơm xong dù đau đớn khi di chuyển nhưng mẹ vẫn cùng ba đi xuống dưới sân chung cư để đi bộ. Mấy ngày đầu ba mẹ còn đi thang máy, càng về sau càng nóng ruột là ba mẹ leo thang bộ luôn, leo lên leo xuống mấy tầng lầu nên sáng ra muốn leo xuống giường là mẹ phải rên rỉ hết nửa tiếng đồng hồ vì đau. Từ đây là mẹ bị mất ngủ buổi đêm hoàn toàn, con gò rất mạnh và đạp nhiều làm mẹ không ngủ được, nhiều đêm đã 2 giờ sáng mà con cứ như đang đá banh trong bụng mẹ làm mẹ phải dậy đi lòng vòng trong nhà để cho dễ thở. Mẹ nghĩ chắc con đã cảm thấy trong bụng quá chật chội và muốn ra với mẹ lắm rồi nhưng lỗi là do mẹ nên mãi mà con vẫn chưa ra được. Đến tuần thứ 41 thì bác sĩ vẫn báo là chưa có dấu hiệu sinh nên bác cho mẹ đi chụp x-quang thì phát hiện ra mẹ bị “khung xương chậu giới hạn” nghĩa là xương chậu mẹ không nở, nên không có cách nào để sinh con bằng phương pháp tự nhiên được, sau khi nghe bác sĩ thông báo “3 giờ sáng ngày mai nhập viện để mổ gấp” mà mẹ bủn rủn tay chân và khóc nức nở tại phòng khám luôn. Mẹ vừa sợ con có chuyện lại vừa sợ mổ, lại vừa cảm thấy tủi thân vì nghĩ con không phải phải không muốn ra mà vì lỗi của mẹ mà con không ra được…”
Mời các mẹ đón đọc tiếp Phần 2: Quá trình sinh mổ và một năm đầu lên chức mẹ của mẹ Thùy Vân vào 08h00 ngày 24/1 trên chuyên mục Bà bầu.
Theo Minh Phương (Khám Phá)
Vụ Bố Đẻ Thừa Nhận Xâm Hại Con Gái Đến Mang Thai: Cuộc Đời Bất Hạnh Khi Lấy Phải Người Chồng Nát Rượu Và Nỗi Đau Đớn, Tự Trách Của Người Vợ
Những ngày này, chị N.T.T. (SN 1967, trú xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) không dám ra đường gặp ai, thế nhưng cứ ở trong nhà thì lại nhìn người con gái 14 tuổi đang mang bầu thì ruột gan chị như bị xát muối.
Phá đi thì có tội, giữ lại thì không được, bởi người gây ra “sản phẩm” kia chính là… chồng của chị.
“Có ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Thực sự tôi cũng không biết phải làm sao nữa. Tuần trước tôi đưa cháu đi khám, thai nhi đã được hơn 5 tháng, nên các bác sĩ khuyên đừng nên phá vì có thể ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của cháu”, chị N. thở dài.
Cả cuộc đời chị vốn đã khổ cực, không ngờ rằng người con gái chị càng thê thảm hơn. Từ lúc xảy ra sự việc cho đến nay, chị không ngừng tự trách mình, vì đã không chăm sóc con chu đáo, đến khi biết thì đã quá muộn màng.
Chị vốn không phải người gốc huyện miền núi Quỳ Hợp, mà từ dưới xuôi lên đây lập nghiệp. Tự ti mình xấu xí, tính tình không được khôn ngoan như người khác, lại nghèo khổ nên chị không dám để ý chàng trai nào. Đến khi nhìn lại thì đã bước sang tuổi 35.
Trong một lần đi gặt lúa thuê, chị gặp Vi Văn Mùi (SN 1982), người gốc ở huyện Quỳ Hợp. Nghĩ rằng gia đình Mùi khó khăn nên không lấy được vợ, chị đồng ý về chung sống làm nơi nương tựa lúc tuổi già.
Thế nhưng chị không ngờ rằng Mùi vốn là kẻ nát rượu, suốt ngày say xỉn, làm được bao nhiêu tiền đều dùng để đi uống rượu. Khi say về thì Mùi lôi chị ra đánh làm trò vui. Biết mình chẳng hơn ai, nên chị nhẫn nhục cố gắng chịu đựng.
Đến năm 2004, chị sinh được một người con gái. Lúc này, chị chỉ nghĩ vì con mà cố gắng níu kéo gia đình này.
Thế nhưng chị không ngờ rằng, vì sự cam chịu của mình mà khiến con gái bị xâm hại. Người gây ra việc này chính là Mùi.
“Trong một lần đi làm về, nghe một người chạy đến hỏi người con gái của tôi có phải đang mang thai không, thì tôi ngớ người ra ngạc nhiên. Nửa tin nửa ngờ, tôi chạy về nhà hỏi con thì choáng váng biết rằng đó là sự thật”, chị kể.
Đưa con đi kiểm tra, bác sĩ cho hay, thai nhi đã được hơn 3 tháng tuổi. Đúng thời điểm này, công an tới dẫn Vi Văn Mùi lên trụ sở để xác minh và sau đó thực hiện lệnh tạm giữ, chị cũng không gặp được chồng lần nào nữa.
Kể đến đây, chị N. cúi đầu xuống nền nhà, hai bàn tay mân mê chiếc cốc nước, khuôn mặt như muốn trực khóc nhưng cố gắng kìm nén. Đây là quãng thời gian cực kỳ khó khăn đối với chị và người con gái.
“Thời điểm đó, người dân xôn xao việc cháu bé 14 tuổi có thai. Đơn vị xác định dù là người nào khiến bé gái mang thai cũng đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, Ban công an xã đã trực tiếp xuống nhà để lập biên bản sự việc.
Lúc đó, người mẹ đang đưa cháu đến cơ sở y tế để kiểm tra thai nhi”, ông Nguyễn Đình Phú, Trưởng Công an xã Châu Lý cho biết.
Về tương lai của cháu bé, Trưởng Công an xã Châu Lý cũng lắc đầu không biết phải giải quyết việc này như thế nào. Sau khi biết sự việc, chính quyền cũng đã tới thăm hỏi, động viên gia đình. Còn thai nhi thì phụ thuộc vào quyết định của gia đình.
theo Tổ Quốc
10 Thói Quen Của Bà Bầu Gây Hại Cho Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi
1. Căng thẳng
Do ít hoặc nhiều yếu tố áp lực khiến người mẹ căng thẳng, nhưng mẹ có biết tâm trạng của mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách, trí não của bé. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên căng thẳng, chán nản, buồn bã hay lo lắng thì khi bé sinh ra có khả năng rất ít khi cười. Thậm chí những trường hợp nặng hơn có thể sẽ làm cho bé mắc chứng trầm cảm rất nguye hiểm
2. Mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là thành tố quan trọng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho hệ xương, cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, phốt pho. Nếu người mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của thai nhi, có thể làm cho bé khi sinh ra yếu ớt, loãng xương, nhuyễn xương hay bị co giật do hạ canxi huyết.
3. Tắm nước nóng
Khi tắm nước quá nóng hay quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thân nhiệt và biến động huyết áp của người mẹ. Khi tiếp xúc nước nóng, do phản xạ, nhịp tim tăng, làm tăng huyết áp. Sau đó, thân nhiệt của người mẹ tăng lên sẽ làm giãn mạch toàn thân khiến thân nhiệt và huyết áp của mẹ bầu sẽ biến động bất thường. Điều này hoàn toàn không tốt cho sự tăng trưởng, phát triển của bé.
4. “Nấu cháo” điện thoại di dộng
Khi sử dụng điện thoại, sóng điện từ của điện thoại sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, ví dụ như não bộ dễ mắc những rối loạn nhận thức hoặc giảm sự tập trung ở trẻ. Hơn nữa, ánh sáng phát ra từ điện thoại làm cản trở tiết hóc môn melatonin làm cho giấc ngủ của mẹ bị rối loạn, mất ngủ, căng thẳng.
5. Ăn, uống đồ lạnh
Khi bà bầu uống hoặc ăn đồ lạnh sẽ làm cho những mạch máu ở vùng bụng và cổ tử cung co thắt, cản trở sự tuần hoàn máu đến thai nhi. Không những thế, nước lạnh còn có thể là thủ phạm gây nên các bệnh về đường hô hấp của các bà bầu như đau rát cổ họng, đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới viêm đường hô hấp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
6. Ăn cay
Có nhiều mẹ bầu có sở thích ăn cay, nhưng sở thích này không hề tốt vì khi ăn cay khả năng bị ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác rất cao khi bạn mang thai ví dụ như mẹ bầu sẽ bị táo bón, kích ứng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa…
7. Nằm ngửa
Những mẹ bầu từ tháng thứ 3 trở đi không được nằm ngửa khi ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc mẹ bầu nằm ngửa sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu khó lưu thông đến tim.Nếu kéo dài tư thế ấy khi ngủ, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị chóng mặt. Nằm ngửa khi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên nằm ngửa quá nhiều khi ngủ để đảm bảo sức khỏe cho cả mình và bé.
8. Thói quen xoa bụng
Bác sĩ cho biết nếu mẹ có thói quen xoa bụng sẽ làm co thắt tử cung làm xáo trộn thai nhi, tăng nguy cơ sẩy thai. Đặc biệt trong những tháng cuối, nếu xoa bụng thường xuyên sẽ làm cho cơn co thắt tử cung tăng lên có thể gây ra chuyển dạ bất thường .
9. Thói quen trang điểm
Đối với những mỹ phẩm kém chất lượng sau khi sử dụng sẽ thẩm thấu qua niêm mạc và da, khuếch tán vào máu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngay cả sau khi sinh, những chất độc hại đó vẫn còn trong máu theo sữa mẹ gây hại cho bé.
10. Uống đồ uống có chứa chất kích thích
Ngoài những thức uống như rượu, bia thì những đồ uống có chứa thành phần cafein như chè, cà phê… mẹ bầu cũng không nên sử dụng. Vì khi sử dụng những chất có chứa thành phần cafein sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của mẹ và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quá Tải Rác: Ngòi Nổ Cho “Cuộc Xâm Chiếm Của Rác Thải” trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!