Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Khi Mang Thai Nếu Rơi Vào Tình Trạng Này Rất Nguy Hiểm, Có Thể Tử Vong # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Khi Mang Thai Nếu Rơi Vào Tình Trạng Này Rất Nguy Hiểm, Có Thể Tử Vong # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Khi Mang Thai Nếu Rơi Vào Tình Trạng Này Rất Nguy Hiểm, Có Thể Tử Vong mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thai ngoài tử cung là tình trạng mang thai rất nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm. Người đã mang thai ngoài tử cung một lần có thể tái diễn ở lần tiếp theo. Vì sao mang thai ngoài tử cung có thể bị lặp đi lặp lại nhiều lần?

PGS.TS.BS Phạm Bá Nha (Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội) cho hay trường hợp bệnh nhân mang thai ngoài tử cung tới 4-5 lần không phải là hiếm gặp.

Bác sĩ đã điều trị cho trường hợp bệnh nhân M.H (Hà Nội) bệnh nhân đã phải mổ chửa ngoài tử cung tới 5 lần cùng ở một bên vòi trứng. Nguyên nhân là do vòi trứng của bệnh nhân bị tổn thương chưa hồi phục đã có thai.

Bệnh nhân M.H đã được tư vấn cắt bỏ vòi trứng để tránh nguy cơ mang thai ngoài tử cung lặp lại.

Có những trường hợp bệnh nhân buột phải cắt bỏ cả hai vòi trứng bị tổn thương viêm nặng.

Theo bác sĩ Nha không có chuyện “dớp” khi chẳng may mang thai ngoài tử cung. Theo khoa học mang thai ngoài tử cung có thể bị lặp lại thực chất là do tổn thương cũ (tổn thương sẵn có) ở vòi trứng.

Người đã mang thai ngoài tử cung một lần nghĩa là vòi trứng đã có vấn đề. Đặc biệt, nếu người mang thai ngoài tử cung ở một bên vòi đã được điều trị hoặc bảo tồn, thì tỷ lệ mang thai ngoài tử ở vòi đó lần sau có thể lên tới 50%.

Theo cơ chế sinh sản tự nhiên quá trình thụ tinh sẽ diễn ra ở 1/3 của vòi trứng (không phải trong buồng tử cung). Khi đó, tinh trùng từ buồng tử cung sẽ di chuyển ra vòi còn trứng từ buồng trứng sẽ được hút vào loa vòi.

Quá trình thụ tinh thành công sau đó sẽ diễn ra sự phân chia tế bào. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi tế bào phân chia quá nhanh có thể bị kẹt ở vòi không thể di chuyển vào buồng tử cung.

Theo bác sĩ Nha mang thai ngoài tử cung còn do vòi trứng bị rối loạn co bóp khiến cho phôi phát triển nhầm chỗ (tại vòi).

Mang thai ngoài tử cung còn do người phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, dùng dụng cụ tử cung, thuốc nội tiết, lạm dụng thuốc tránh thai… có thể gây ra rối loạn co bóp của vòi trứng khiến cho phôi di chuyển chậm và bị mắc kẹt.

Nguy cơ trụy tim mạch và tử vong xảy ra…

Bác sĩ Nha cho hay biến chứng do mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa rất nguy hiểm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Biến chứng nguy hiếm nhất của thai ngoài tử cung là chảy máu, bệnh nhân chết do trụy tim mạch.

” Đã có trường hợp bệnh nhân mang thai ngoài tử cung không phát hiện ra sớm, thai vỡ tới viện trong ổ bụng bác sĩ mổ lấy ra 3 lít máu. Rất may cho bệnh nhân này đã được mổ cấp cứu cầm máu và truyền máu nên đã không bị tử vong”, bác sĩ Nha cho biết.”

“Mang thai ngoài tử cung có thể bị lặp lại thực chất là do tổn thương cũ ở vòi trứng”, chúng tôi Phạm Bá Nha.

Một số biến chứng lâu dài nếu có mang thai ngoài tử cung được nhắc tới nhiều nhất là gây giảm khả năng sinh sản (tổn thương vòi) về sau là hiếm muộn vô sinh.

Có những trường hợp mang thai ngoài tử cung phát hiện ra muộn hoặc không phát hiện ra do biến thể, khối thai rỉ máu tạo thành khối huyết tụ nang bệnh nhân sẽ rất đau đớn.

Tránh bị lặp lại mang thai ngoài tử cung

Bác sĩ Nha cho biết hiện nay điều trị mang ngoài tử cung đa phần là điều trị ngoại khoa mổ ( mổ mở và mổ nội soi). Đa phần bệnh nhân được mổ nội soi để gỡ dính lấy được khối thai và bảo tồn vòi.

Khi mổ nếu vòi trứng được đánh giá còn khá, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân bảo tồn. Kỹ thuật viên sẽ rạch vòi và lấy khối thai ra sau đó cầm máu mép cho vòi tự liền lại.

Tổn thương vòi trứng được đánh giá là xấu bệnh nhân sẽ được khuyên cắt bỏ vòi trứng. Khi được khuyến cáo cắt bỏ vòi trứng bệnh nhân cố giữ có thể gây ra rỉ nước tạo thành túi mủ bên trong ứ nước hay còn gọi dịch viêm.

Trường hợp mổ mở thai ngoài từ cung được thực hiện khi thai bị vỡ chảy nhiều máu ảnh hưởng tới huyết áp bệnh nhân thường khuyến cáo mổ mở để cầm máu.

Theo bác sĩ Nha điều trị nội khoa mang thai ngoài tử cung sẽ được thực hiện trong trường hợp thai chưa vỡ, kích thước nhỏ, ít dịch trong ổ bụng, siêu âm không có tim thai…

Khối thai sẽ được tiêm thuốc độc hóa chất một loại thuốc dùng trong điều trị ung thư nhau thai. Loại thuốc này sẽ hủy hoại rau thai chết, teo dần và bong ra. Rau thai sẽ được đẩy vào trong tử cung hoặc ổ bụng các tế bào trong cơ thể sẽ tới ăn đi.

” Với người mang ngoài tử cung sau khi điều trị bác sĩ luôn khuyến cáo sau 3 tháng cần phải kiểm tra lại để đánh giá có tổn thương vùng vòi, tử cung hay không. Nếu bệnh nhân có thai ngay sau điều trị khả năng có mang thai ngoài tử cung là rất cao. Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung lặp lại trước khi có thai nên có sự đồng ý của bác sĩ“, bác sĩ Nha khuyên.

Nguồn: http://soha.vn

Nguyên Nhân Tháng Thứ 9 Thai Nhi Ít Đạp? Tình Trạng Này Có Nguy Hiểm Không?

Thai nhi ở tháng thứ 9 đạp ít có nguy hiểm không?

Hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ luôn là điều khiến cho mẹ thấy phấn khích. Lúc này mẹ có thể cảm nhận được sự hiện diện của con yêu đang tồn tại rõ rệt. Ở tháng thứ 9, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh, kích thước của bé cũng lớn hơn. Vì thế bụng mẹ lúc này không còn đủ chỗ cho bé máy nữa. Bên cạnh đó, thai nhi ở tháng thứ 9 đã xoay ngôi thai và tụt dần xuống vùng xương chậu của mẹ. Lúc này thai nhi không còn nằm ở phần tử cung của mẹ.

Chính vì không gian hạn hẹp trong bụng mẹ cũng như kích thước lớn hơn làm hạn chế các hành động máy của bé. Vì thế mẹ có thể yên tâm khi thai ở tháng thứ 9 ít đạp. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp thai nhi ở tháng thứ 9 đều sẽ ít đạp. Mỗi bé sẽ có cách hoạt động khác nhau trong bụng mẹ. Với những mẹ bầu đã từng sinh con trước đó, vùng xương chậu của mẹ sẽ nở ra ở một mức nhất định nên vẫn có đủ chỗ cho bé cử động.

Khi thai máy ít ở những tuần cuối cùng, mẹ nên chuẩn bị tinh thần cũng như vật chất để có thể đón bé chào đời bất kỳ lúc nào. Lúc này thai nhi sẽ thôi đạp mà có những hành động như trườn để tìm được một tư thế thích hợp cho những sự kiện sắp diễn ra.

Thai nhi ở tháng thứ 9 ít đạp, mẹ có cần đi bệnh viện?

Thai nhi ở tuần thứ 9 ít đạp không đồng nghĩa với việc mọi hoạt động của bé sẽ biến mất hoàn toàn. Lúc này mẹ nên để ý và đếm tần suất hoạt động của bé. Khi mẹ cảm thấy bụng tụt, bé sẽ hoạt động ít lại khoảng 2 – cử động trong giờ.

Nếu như một ngày mẹ đếm được số lần hoạt động của bé không quá 50 lần thì lúc này mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bé có thể bị thiếu oxy hoặc bị dây rốn quấn quanh cổ. Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy thai nhi ở tháng thứ 9 ít đạp, mẹ cần lưu ý để phòng vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ.

Một số dấu hiệu bất thường khi thai nhi ít đạp có thể báo hiệu chứng tiền sản giật, suy thai:

Dịch nhầy âm đạo ra nhiều, mẹ cần đề phòng trường hợp sinh non.

Mẹ buồn nôn, đau đầu và kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục.

Mẹ mang thai ở tháng thứ 9 bị đau bụng dưới dữ dội và âm đạo ra máu.

Cảm giác thai nhi không ngừng thúc xuống bụng mẹ.

Bị chuột rút và các cơn co thắt tử cung thường xuyên xuất hiện.

Mắt bị giảm thị lực, đôi khi mẹ thấy mọi thứ có bóng trắng.

Tay chân và mặt bị phù.

Hô hấp khó khăn, tức ngực và tim đập nhanh hơn bình thường.

Có thể gặp phải triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy do cơ quan tiêu hoá bị ảnh hưởng từ thai nhi.

Mẹ nên làm gì khi thai 9 tháng ít đạp?

Thai nhi 9 tháng tuổi ít đạp là một hiện tượng bình thường mà mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ có thể yên tâm khi thai ít đạp mà không xuất hiện các triệu chứng khác. Thay vào đó, mẹ hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân cũng như nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong thời gian này. Sức khoẻ của mẹ ở những tháng cuối cùng của thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hài hoà giữa các chất. Bạn hãy tránh việc ăn uống một cách thoải mái không kiểm soát. Ở tháng cuối của thai kỳ, mẹ và bé rất dễ bị thừa cân. Thế nên, mẹ cần lên danh sách thực đơn một cách hợp lý và khoa học.

Lúc này mẹ sẽ bị cảm giác thèm ăn đeo bám nhiều hơn. Mẹ tránh ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Chúng sẽ làm mẹ khó tiêu. Bà bầu nên ăn các loại hạt khô, ngũ cốc và trái cây để đảm bảo dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ cũng cần uống nhiều nước. Mục đích là để tránh tình trạng thai tháng thứ 9 bị thiếu ối hoặc bị xơ hoá sớm.

Kết

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển lớn hơn. Bụng mẹ cũng không còn đủ không gian để cho bé “vùng vẫy”. Vì thế hiện tượng thai nhi tháng thứ 9 ít đạp là một điều rất bình thường. Tuy nhiên nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ cần phải đi đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Tình Trạng Ra Khí Hư Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Tình trạng ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, sợ hiện tượng này là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, không tốt cho thai nhi.

Khi nào cần lưu ý tình trạng ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu?

Khí hư của phụ nữ cũng giống như chiếc đồng hồ thời tiết, đo lường sự ổn định của môi trường âm đạo. Sự biến đổi của khí hư sẽ phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Hiện tượng khí hư ra nhiều là một biểu hiện phản ánh sự thay đổi lớn của cơ thể chị em, một trong số đó là dấu hiệu chị em đã được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu, nội tiết tố nữ estrogen và hoocmon thai nghén luôn duy trì ở mức độ cao từ đó dịch âm đạo tăng nhiều hơn. Đồng thời giai đoạn mang thai thì khung xương chậu, thành âm đạo sẽ mềm mại hơn, vì thế khí hư tăng lên ngăn cản các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.

Khí hư sinh lý bình thường ở giai đoạn bầu bí sẽ có màu trắng trong dính như lòng trắng trứng hoặc hơi ngà vàng, không mùi hoặc mùi hăng nhẹ. Nếu gặp phải tình trạng khí hư ra nhiều trong các trường hợp sau đây, mẹ bầu cần lưu ý:

Khí hư có màu sắc bất thường : vàng, xanh, nâu, trắng đục tính chất đặc quánh hoặc như bã đậu kèm hôi ngứa… Đây là những biểu hiện của viêm nhiễm chị em cần thăm khám ngay tránh để gây hậu quả xấu cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như: viêm màng ối, sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi…

Vùng kín ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu và ngứa ngáy là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu.

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ luôn phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm rất cao, do mất cân bằng pH vùng kín, tạo cơ hôi cho Nấm men chủ yếu là Nấm candida xâm nhập, phát triển gây ra bệnh phổ biến là Nấm Âm đạo.

Ngoài ra, tình trạng ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu kết hợp mồ hôi cơ thể khiến mẹ bầu chỉ cần lơ là một chút trong việc giữ gìn vệ sinh vùng kín, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh tấn công, khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Việc điều trị viêm ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc Tây, đặc biệt không thể sử dụng thuốc uống hay thuốc đặt, nhất là kháng sinh. Hơn nữa, việc dùng thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ bầu nhất định phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Do đó để không bị mắc các bệnh phụ khoa khi khí hư ra nhiều, nhất là 3 tháng đầu tiên thì cần ngăn ngừa viêm nhiễm tốt từ những ngày đầu mang thai và một trong những biện pháp quan trọng cần ưu tiên chính là vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt.

Cách chọn dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp cho mẹ bầu

Việc lựa chọn một dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp cho mẹ bầu cần quan tâm tới các tiêu chí như sau:

– Dung dịch đó phải được nhà sản xuất chủ đích sản xuất sản phẩm chuyên biệt cho phụ nữ mang thai để nồng độ pH phù hợp với vùng kín vốn nhạy cảm, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, tiện lợi, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Sản phẩm đó nên chứa thành phần thiên nhiên giúp vùng kín được làm sạch nhẹ nhàng, mang lại cảm giác khô thoáng kéo dài khi khí hư ra nhiều, để ngăn ngừa và khắc phục tốt viêm nhiễm vùng kín như:

Acid lactic: duy trì pH tự nhiên cho vùng kín, tăng cường khả năng tự bảo vệ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt loại bỏ nhiễm Candida – tác nhân chính gây ra các vấn đề viêm nhiễm vùng kín, an toàn khi sử dụng hàng ngày.

Bisabolol: Là một chiết xuất từ tinh dầu hoa Cúc, có tác dụng chống viêm, không gây nhạy cảm hoặc dị ứng.

Dầu Bơ: Nuôi dưỡng, chống viêm hiệu quả.

D-panthenol: Dưỡng ẩm, làm lành tái tạo da, làm dịu kích ứng.

Mẹ bầu lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh sẽ góp phần giảm tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai 3 tháng đầu.

Vùng kín khỏe mạnh sẽ mang lại một thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc chào đón các thiên thần nhỏ luôn an toàn, hoàn hảo.

Phụ Nữ Mang Thai Mắc Quai Bị: Có Thể Nguy Hiểm Cả Mẹ Lẫn Con Nếu Phòng Tránh Không Đúng Cách

Phụ nữ mang thai mắc quai bị: Có thể nguy hiểm cả mẹ lẫn con nếu phòng tránh không đúng cách

Bà bầu mắc bệnh vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

Hốt hoảng khi mang thai mắc quai bị

Những tháng cuối thai kỳ, chị Trần Thị Thoa (ở Hưng Yên) phát hiện mình bị quai bị. Trước đó một tuần, chị thấy đau và sưng ở vùng gần mang tai, kèm theo sốt và ho. Nghe mọi người nói mắc quai bị khi đang mang thai có nguy cơ phải bỏ thai, chị đã rất hốt hoảng bởi đây cũng là đứa con đầu lòng của anh chị. Ngay lập tức chị đi viện khám, các bác sỹ kết luận chị mắc bệnh quai bị.

Vui mừng khi có thai chưa lâu, chị Đỗ Thị Hiền (ở Phú Xuyên, Hà Nội) lại vô cùng hoang mang khi mắc quai bị. Sau khi tiếp xúc với một người họ hàng bị quai bị, mấy ngày sau chị có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai bên phải sưng to dần. Vùng sưng nhanh chóng lan đến má, dưới hàm kèm theo cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng. Gia đình vội đưa chị vào viện, các bác sỹ thăm khám và cho làm các xét nghiệm rồi kết luận chị mắc quai bị. Vì chị đang ở những tháng đầu thai kỳ, bác sỹ cảnh báo chị có nguy cơ sẩy thai do bệnh này. Nghe vậy, vợ chồng chị đã rất lo lắng. Để theo dõi sát sao, chị đã nằm viện và tiến hành hội chẩn sản khoa để kịp thời phát hiện bất thường nếu có.

ThS.BS Nguyễn Danh Đức, chuyên Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, thời điểm này cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân vào viện khám do bị quai bị. Nhiều trường hợp phát hiện và điều trị muộn vì không nghĩ mình mắc bệnh quai bị mà nhầm lẫn cho rằng bị viêm tuyến nước bọt, mọc “răng khôn”. Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng việc không được phát hiện và điều trị kịp thời, quai bị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là có thể gây vô sinh.

Trên thực tế, không ít chị em khi mang thai mắc quai bị đã vội vàng

nghĩ đến chuyện phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật.

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hướng lớn đến thai nhi. Những thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng; 3 tháng cuối thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu.

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường kém hơn so với người bình thường, nên khi mắc bệnh quai bị, các triệu chứng thường phát triển nhanh hơn người bình thường. Sau khi mắc virus, thai phụ có triệu chứng ban đầu là sốt cao từ 39 – 40 độ, nhức đầu, cơ thể trở nên mệt mỏi, đau cổ họng, amidan bị sưng to. Đặc biệt, khó nhai nuốt thức ăn, một hoặc hai bên má (tuyến mang tai) sưng to rồi bắt đầu lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới.

Cách phòng tránh quai bị khi mang thai

ThS.BS Nguyễn Danh Đức cho biết, khi có những triệu chứng sốt kèm sưng viêm quai hàm, mẹ bầu cần đi khám ngay để xác định xem chính xác có bị quai bị hay không. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như sốt, ho và sưng hàm. Để an toàn cho cả mẹ và con, sau khi triệu chứng thuyên giảm, mẹ nên đi khám định kỳ vào các tuần thai 12, 22, 32… để tầm soát bệnh và các biến chứng có thể của bệnh để lại.

Trên thực tế, không ít chị em khi mang thai mắc quai bị đã vội vàng nghĩ đến chuyện phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Bị quai bị không có chỉ định phải đình chỉ thai nghén. Dù vậy, những bà bầu mắc bệnh quai bị, nhất là ở trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh quai bị, thai phụ cũng cần thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện những nguy cơ không tốt với thai nhi. Nếu được theo dõi điều trị tốt, bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh như bình thường, chị em không nên quá lo lắng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Khi Mang Thai Nếu Rơi Vào Tình Trạng Này Rất Nguy Hiểm, Có Thể Tử Vong trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!