Đề Xuất 3/2023 # Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén # Top 3 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiễm độc thai nghén (NĐTN) là tình trạng bệnh lý của phụ nữ chỉ xảy ra khi có thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Bệnh gây ra do rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại vi và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não…làm cho thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và rau thai. NĐTN xảy ra trong 3 tháng cuối có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật, sản giật gây tử vong cho mẹ và con. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị NĐTN thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và dễ bị ngạt sau sinh. Tỷ lệ mắc NĐTN ở Việt Nam 4 – 5% so với tổng số người có thai.

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Ốm nghén là dấu hiệu chính báo hiệu phụ nữ có thai và hầu như ai cũng trải qua thời kỳ ốm nghén đầy khó chịu và mệt mỏi trong 3 tháng đầu có thai với các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, khó thở…Khi các biểu hiện ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của mẹ và em bé thì người ta gọi là NĐTN.

Biểu hiện của nhiễm độc thai nghén

Tùy vào từng thời điểm bị bệnh mà NĐTN có những biểu hiện khác nhau.

NĐTN 3 tháng đầu:  Người mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể gầy, xanh xao…Tình trạng này thường xuất hiện khi thai được 4 tuần tuổi và sẽ giảm dần và biến mất sau khi thai 12 tuần. Trong trường hợp NĐTN nặng, người mẹ ngoài có các biểu hiện trên còn kèm theo các biếu hiện khác như nôn mửa nhiều có trường hợp nôn ra mật xanh, mật vàng, mất cảm giác ngon miệng, không ăn được gì và khi ăn vào thì sẽ nôn ra hết, mẹ thường giảm cân và gầy yếu. Sức khỏe của mẹ kém sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Triệu chứng NĐTN 3 tháng cuối: Ở giai đoạn này, các biểu hiện rõ ràng hơn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.

– Phù: Những tháng cuối thai kỳ, phù chân, phù trắng, mềm. Với những trường hợp nặng, người mẹ có thể bị phù ở cả mặt và hai tay.

– Protein niệu: Xét nghiệm nước tiểu, kết quả protein niệu cao hơn 0,3g/l.

– Tăng huyết áp: Huyết áp của người mẹ thường tăng cao. Huyết áp tăng từ 140/90 mmHg trở lên.

Ngoài 3 dấu hiệu chính ra, còn có thể gặp các dấu hiệu khác như: Nhức đầu ở vùng chẩm trán giống như đội mũ chật, uống thuốc giảm đau không đỡ. Rối loạn cảm giác kiểu ruồi bay. Lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, tiểu ít.

NĐTN nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.

Nguyên nhân nhiễm độc thai nghén

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được nguyên nhân chính gây NĐTN. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ sau:

Thai phụ trẻ, con so, chửa sinh đôi, những trường hợp đa ối là đối tượng dễ mắc NĐTN. Tỷ lệ bị NĐTN ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi con rạ chỉ khoảng từ 1,4 – 4%. Mang thai con trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dù chênh lệch không nhiều.

Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa, về mùa rét, ẩm ướt, cao hơn so với mùa nóng ẩm.

Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai. Thần kinh, tâm lý sợ thai nghén hoặc mong muốn có con.

Khi mang thai, mẹ ăn đồ ăn lạ, dễ gây dị ứng, sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.

Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường, viêm loét dạ dày, lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.

Tiền sử mắc NĐTN ở lần mang thai trước, tiền sản giật, sản giật, rau bong non.

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc thai nghén

– Tiền sản giật: NĐTN có thể dẫn đến tiền sản giật với các biểu hiện choáng váng, buồn nôn, mắt mờ, protein trong nước tiểu tăng đến 0,5g/l, phù toàn thân…

– Sản giật: Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh. Đây là biến chứng nặng nhất của NĐTN tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và con. Thai phụ có những cơn co giật toàn thân mạnh rồi co cứng toàn thân, đầu ưỡn cong ra sau, mắt đảo rồi nhìn ngược lên trên, sau đó chuyển sang trạng thái giật rung nhanh, co giật ở mặt, tay chân, sùi bọt mép, ngừng thở sau đó co giật giảm dần và chuyển sang hôn mê, trong con giật có thể cắn phải lưỡi gây chảy máu hoặc gặp phải chấn thương do ngã từ giường xuống đất. Giai đoạn co cơ và thư giãn cơ xảy ra xen kẽ, và có thể kéo dài trong một vài phút. Tử vong do suy tim, phù phổi, nhồi máu não.

Sản giật trước sinh: Thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, sau 30 tuần. Thai nhi thường chết, nếu may mắn được sinh ra, thai nhi thường non tháng.

Sản giật trong khi chuyển dạ: Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.

Sản giật sau sinh: Thường xảy ra vài giờ sau sinh. Cần chuyển sản phụ đến những cơ sở y tế để điều trị.

Tác hại của nhiễm độc thai nghén

– Đối với thai: NĐTN ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó, thai nhi dễ bị nhẹ cân, thậm chí nếu không đủ dinh dưỡng có thể khiến thai nhi chết lưu, sảy thai.

– Đối với người mẹ: NĐTN nặng có thể khiến mẹ bị hôn mê, co giật, cắn phải lưỡi, khó thở. Thậm chí, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Một số lưu ý dành cho người mẹ bị nhiễm độc thai nghén

– Hạn chế nằm ngửa, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng trái để giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp đủ máu cho nhu cầu của thai nhi

– Khẩu phần ăn hằng ngày cần giảm bớt lượng muối

– Uống đủ nước, mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước

– Nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, đầy đủ 

– Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cần cân bằng giữa các nhóm chất

– Nếu từng có tiền sử NĐTN thì nên thông báo cho bác sỹ để đưa ra phương pháp hỗ trợ kịp thời

Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

– Nếu mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận…nên điều trị trước khi có ý định mang thai để ngăn ngừa các biến chứng.

– Nên khám tiền sản trước khi có ý định mang thai.

– Khi có thai cần ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm, vitamin, chất vi lượng, uống bổ sung axit folic, viên sắt…

– Trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.

Khi có thai, thai phụ cần đăng ký, khám thai định kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập xanh tại địa chỉ số 33, đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam từ Liêm, Hà Nội là cơ sở quản lý thai nghén toàn diện với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm sẽ khám, phát hiện sớm những bất thường để điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm độc thai nghén gây ra.

Bà Bầu Ăn Mặn Có Thể Gây Nhiễm Độc Thai Nghén

Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Tuy nhiên, thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri… là những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn. Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.

Nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn

“Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên” – Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ. Do vậy, nếu lượng muối ăn vào cơ thể quá nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi

– Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tìn tạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn… Thậm chí, ăn mặn dẫn đến nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén.

– Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi.

– Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.

Thói quen ăn mặn khiến bà bầu dễ mắc chứng viêm họng

– Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Ngoài ra, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.

Giảm thiểu tình trạng ăn mặn

Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần.

Hạn chế tối đa các món ăn mặn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớn

Tăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn. Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn

Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.

Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.

Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.

Nhiễm Độc Thai Nghén, Có Thể Không Nguy Hiểm Nhưng Cũng Không Thể Coi Thường

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là Rối loạn tăng huyết áp do thai nghén thường xảy ra với 4-5% phụ nữ mang thai, gồm 3 triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp, protein niệu.

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân, hoặc thậm chí gây sảy thai, thai chế lưu.

Với mẹ bầu, nhiễm độ thai nghén có thể dẫn đến hôn mê, co giật, viêm tiết niệu, khó thở. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu nhiễm độc thai nghén thường gặp

Phù nề

Phù nề là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, được chia làm 2 trường hợp:

Bà bầu bị phù do kích thước thai ngày càng lớn, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch. Với những trường hợp phù do chèn ép, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ, kê cao chân, tình trạng phù nề sẽ giảm nhanh chóng. Thông thường, những trường hợp phù này chỉ xảy ra vào buổi tối, và biến mất ngay vào sáng hôm sau.

Phù do nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện cả ngày, và không có dấu hiệu giảm bớt khi kê chân cao. Triệu chứng phù thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ chân lên mặt, hoặc phù cả người. Dùng ngón tay ấn vào mắt cá chân, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của ngón tay.

Ngoài phù, mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh, khoảng 500 gram/ tuần. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị ngay.

Tăng huyết áp

Hơn 80% mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén có dấu hiệu tăng huyết áp. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sớm nhất. Với những mẹ chưa từng đo huyết áp, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tăng đến 140/90mmHg. Hoặc khi phát hiện huyết áp tăng từ 15 đến 30mmHg so với trước khi mang thai.

Protein niệu

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ protein tăng cao, vượt quá 0,3g/l. Bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, cần được theo dõi và điều trị ngay.

Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường sau:

Tình trạng thiếu máu: Bà bầu có biểu hiện mệt mỏi quá độ, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.

Tim đập nhẹ, đôi khi có hiện tượng khó thở.

Mắt mờ do phù võng mạc.

Những nguyên nhân thường gặp

Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh:

Thời tiết: Tỷ lệ phát bệnh vào mùa lạnh thường có xu hướng cao hơn so với mùa nóng.

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ gặp phải nhiễm độc thai nghén cao gấp đôi so với những mẹ bầu 20 tuổi.

Mang đa thai, song thai.

Những mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng nghèn nàn, thiếu axit folic cũng như các khoáng chất vi lượng.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

Hầu hết phụ nữ sau khi thụ thai sẽ tăng tiết nước bọt, buồn nôn để báo hiệu những thay đổi của cơ thể. Dân gian vẫn gọi đây là hiện tượng ốm nghén. Nếu nghén ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày được gọi là nhiễm độc thai nghén.

Bệnh được chia làm 2 mức độ với các dấu hiệu cụ thể như sau:

Bệnh nôn nhẹ: Thai phụ cảm thấy nhạt miệng, khó chịu và muốn ăn một loại thức ăn nào đó. Đồng thời sợ cơm, thèm chua hay bất kỳ một loại thức ăn bất thường nào đó.

Bệnh nôn nặng: Giai đoạn nôn và suy kiệt – Rối loạn chuyển hóa – Bất thường thần kinh

Về cơ bản, nhiễm độc thai nghén nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ tự khỏi khi mẹ bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ cũng không nên quá lo lắng về tình trạng này.

Điều trị và phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường: tăng huyết áp đi kèm phù nề, tăng cân nhanh, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Trong trường hợp phát hiện nhiễm độc thai nghén, bác sĩ sẽ giữ mẹ bầu lại bệnh viện để theo dõi và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như bảo đảm sự phát triển của thai nhi diễn ra bình thường.

Lưu ý dành cho mẹ:

Hạn chế nằm ngửa, nằm ngiêng bên trái sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tốt hơn cho thai nhi.

Giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.

Bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 1,5-2 lít/ ngày, không uống nước muối.

Chưa có phương pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén. Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ, duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm chất.

Những mẹ bầu có tiền sử nhiễm độc thai nghén nên thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi kỹ hơn.

Nhiễm độc thai nghén có những biểu hiện ban đầu giống như ốm nghén thông thường nên bầu rất dễ nhầm lẫn. Nếu cảm giác cơ thể mệt mỏi quá mức chịu đựng hoặc nghén không thể ăn được thức ăn nào mẹ cần sớm đến thăm khác tại các cơ sở chuyên khoa.

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Gan Ở Phụ Nữ Mang Thai

Cần cảnh giác với bệnh gan ở phụ nữ mang thai

  Các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phongcho biết, lá gan là bộ phận quan trọng của cơ thể con người nhưng lại có nguy cơ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố. Những bệnh gan có từ trước khi mang thai và bệnh gan mắc trong quá trình mang thai có thể tác động xấu tới sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi.

  Thông thường thai kỳ gây dung nạp miễn dịch do đó thai phụ dễ bị viêm gan siêu vi B mạn tính. Viêm gan siêu vi B không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người mẹ mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang cho trẻ khi sinh.

  Thai phụ đều nên tầm soát định kỳ HbsAg, kể cả đã tiêm phòng hay chưa. Bởi triệu chứng viêm gan B thường mờ nhạt, khó nhận biết nên vô trình lây nhiễm cho người khác và thai nhi.

  Trường hợp phụ nữ mắc viêm gan B thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa và bác sĩ gan mật để đánh giá khả năng lây nhiễm sang em bé, trước khi quyết định có thai.

  Tỉ lệ lây bệnh viêm gan B từ mẹ sang con tùy thuộc tình trạng bệnh. Nếu người mẹ có kết quả HBeAg dương tính và nồng độ HBV-DNA cao thì khả năng lây bệnh cho con cũng cao hơn.

  Nếu virus đang phát triển và sinh sôi mạnh thì tỷ lệ lây bệnh lên đến 50 – 90%. Ngược lại nếu virus phát triển và sinh sôi kém thì tỷ lệ còn khoảng 30%. Nếu virus ở dạng không hoạt động thì tỷ lệ chỉ còn dưới 10%.

  Đa số lây nhiễm xảy ra trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh đẻ do thai nhi tiếp xúc với máu và dịch tiết đường sinh dục của mẹ. Hiện nay sử dụng vacxin và huyết thanh cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh là cách để giảm lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Sau đó, tiếp tục tiêm liều thứ 2 khi bé được 1 – 2 tháng tuổi và liều thứ 3 khi bé được 6 tháng tuổi. Khi trẻ được 6 tháng tuổi nếu xét nghiệm HBsAg dương tính nghĩa là thất bại với việc điều trị kháng thể, trẻ đã bị nhiễm HBV từ mẹ.

  Về tình trạng bệnh của thai phụ: Theo nhiều nghiên cứu, thai phụ bị viêm gan C thì có nồng độ HCV-RNA tăng và mô học gan có thể xấu hơn trong thai kỳ.

  Về tình trạng lây nhiễm từ mẹ sang con: Mức độ lây nhiễm siêu vi viêm gan C từ mẹ sang con thấp hơn lây nhiễm siêu vi viêm gan B. Lây nhiễm HCV chỉ xảy ra khi nồng độ HCV-RNA cao. Mổ để lấy em bé không ngăn ngừa được hiện tượng lây nhiễm này.

  Để ngăn chặn lây nhiễm HCV từ mẹ sang con tốt nhất là điều trị hiệu quả viêm gan C trước khi mang thai.

  Muốn xác định chính xác trẻ sơ sinh có bị lây nhiễm siêu vi viêm gan C từ mẹ hay không thì nên làm xét nghiệm anti-HCV lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

  Hiện vẫn chưa có thuốc chích ngừa siêu vi viêm gan C. Do đó, tốt nhất cần nắm rõ con đường lây nhiễm bệnh, từ đó có biện pháp chủ động phòng tránh.

  Nghiện rượu thường khiến cho phụ nữ rất khó mang thai. Trong trường hợp một phụ nữ nghiện rượu mang thai có thể gây ra một số bất thường cho thai nhi như: dị dạng, chậm phát triển, hoặc tăng nguy cơ sinh non.

  ► Vì gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng của cơ thể, khi gan bệnh sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ, đặc biệt là bệnh gan ở phụ nữ mang thai có thể nguy hiểm tính mạng. Do vậy, khi mang thai chị em cần thăm khám thai thường xuyên; đặc biệt khi có những biểu hiện bất thường cần thận trọng và đi khám ngay tại các địa chỉ điều trị bệnh gan uy tín.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!