Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Chịu Áp Lực Hôn Nhân Khắc Nghiệt Đến Thế Nào Mà Phải Thuê Chồng, Mướn Con? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai giả rồi đi xin con, tình tiết ngỡ chỉ thấy ở trong những bộ phim nhưng lại xảy đến ngay giữa hiện thực cuộc đời. Người phụ nữ ở Bắc Ninh, sau khi gia đình trình báo mất tích đã bất ngờ sinh con tận… Gia Lai.
Nhưng ‘plot twist’ sau đó mới khiến tất cả ngỡ ngàng. Cô không hề bị bắt cóc, cũng không hề âm thầm sinh con. Cô đã bị sảy thai từ tháng thứ 5, từ đó đến nay cô mang một cái bụng bầu giả và xin con từ một phụ nữ mới sinh ở Gia Lai.
Bí mật này tưởng như chỉ mình cô biết nhưng bây giờ cả chồng, cả hai bên nội ngoại và cả nước đã biết.
Người phụ nữ ở Bắc Ninh đi vào tận Gia Lai xin con.
Dư luận đương nhiên không khỏi xì xầm, bàn tán. Còn trẻ thế, cơ hội có những đứa con khác đâu phải không có mà lại tự mình làm chuyện động trời.
Giấy đâu có gói được lửa, nhất là khi màn kịch này lại có quá nhiều sơ hở, diễn viên thì quá vụng về. Người phụ nữ ấy đáng thương mà cũng đáng trách. Cái đáng trách lớn nhất là đã lừa mình, dối người, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng mấy ai hiểu được áp lực chồng con đối với phụ nữ khắc nghiệt đến nhường nào. Chỉ cần bạn bước chân ra khỏi cổng trường đại học là đã bắt đầu những lời thúc giục.
Sau 25 tuổi, những lời giục giã càng trở nên cấp bách hơn, cứ như thể nếu bạn bỏ qua độ tuổi vàng để kết hôn thì bạn sẽ bị rớt giá. Sau 30 tuổi thì thôi, người nhà cũng chán chẳng buồn nói nữa, bạn đã bị gắn lên mình cái mác ‘gái ế’ mất rồi.
Có lẽ cô ấy đã trái qua những cuộc tranh đấu vô cùng khó khăn.
Lại một năm nữa sắp qua, cái tuổi nó đuổi xuân đi, nhiều cô gái lại phải tìm cách chống chế với gia đình mỗi khi Tết đến. Tết này vẫn giống Tết xưa, vẫn chưa có ai dắt về ra mắt, thế nên nhiều cô gái đã phải nhờ người làm bạn trai hờ cho yên lòng bố mẹ. Những dịch vụ đóng giả bạn trai, bạn gái cũng vì thế mà xuất hiện.
Nhưng lấy được chồng rồi vẫn chưa phải là xong. Người ta sẽ tiếp tục quan tâm, hỏi han bạn bao giờ sinh con. Có con rồi thì lại được hỏi bao giờ định đẻ thêm đứa nữa.
Cứ như vậy, người ta mặc định cuộc đời người phụ nữ gắn chặt với nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Những ai muộn chồng hoặc không lấy chồng sẽ mang tiếng là ‘gái ế’, là ‘bà cô già’. Những ai không có con cái sẽ chịu điều tiếng là ‘gái độc không con’.
Ngày xưa, việc ăn cơm trước kẻng được cho là không hợp phong tục, lễ nghi, những người không chồng mà chửa còn bị làng phạt vạ, thậm chí bị cạo đầu bôi vôi. Còn bây giờ, cưới là phải có ‘cả trâu lẫn nghé’ mới chắc cú. Việc có bầu, thậm chí sinh con trước khi kết hôn trở thành chuyện hết sức bình thường. Thế mới thấy người ta xem trọng việc có con nối dõi như thế nào.
Thế nên, phải chịu áp lực thế nào mà nhiều người phụ nữ phải thuê chồng, mướn con? Có lẽ họ đã vạn bất đắc dĩ rồi.
Chẳng có ai cuộc đời suôn sẻ, hạnh phúc mà lại làm ra những chuyện như thế cả. Đâu ai biết được người phụ nữ đi xin con kia đã phải chịu áp lực gì từ hai bên nội ngoại. Đâu ai biết chính bản thân cô ấy cũng khát khao, mong mỏi có một đứa con như thế nào. Đâu ai biết tình trạng sức khỏe của cô ấy ra sao, biết đâu cô ấy khó có con nên mới không thể giữ được đứa bé.
Cô ấy mất con từ tháng thứ 5 nhưng từ đó đến nay ròng rã mấy tháng mà người nhà cô ấy không ai phát hiện cô ấy mang thai giả, vậy họ đã đủ quan tâm đến cô ấy hay chưa?
Tanasili lừa dối mọi người nhưng tình yêu dành cho con là thật.
Từng nhớ trong bộ phim Hoàng hậu Ki có nhân vật Hoàng hậu Tanasili bị thái hậu hãm hại nên vô sinh. Cô ấy mong con đến nỗi xuất hiện dấu hiệu mang thai giả cũng buồn nôn, ốm nghén y như thật. Chính cô ấy cũng bị nhầm lẫn rồi biến giả thành thật luôn.
Gần đến ngày sinh, cô mang một đứa bé từ ngoài vào cung, dựng lên vở kịch đau đẻ rồi sinh hạ hoàng tử. Hai thị nữ thân tín đều biết cô ấy mang thai giả và nhận con nuôi nhưng chính cô ấy lại rất mực yêu thương đứa trẻ và luôn coi đó là con ruột của mình, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì con. Sự cố chấp của cô ấy khiến hai người thị nữ cũng phải sửng sốt.
Cuộc đời Tanasili đã làm đủ chuyện ác, chuyện sai trái, nhưng tình mẫu tử của cô ấy vẫn khiến người ta cảm động. Đối với người phụ nữ không thể sinh con thì đứa con ‘trời cho’ chính là báu vật vô giá của họ.
Là phụ nữ, ai cũng có bản năng làm mẹ. Để mất con hay không thể có con thì chính phụ nữ mới là người đau đớn nhất. Trách móc rồi xong rồi, chỉ trích xong rồi thì hãy chừa lại một con đường để họ sửa sai và làm lại. Đâu ai muốn cuộc đời mình trở thành bi kịch chỉ vì áp lực chồng con.
【Cần Biết】Bệnh Tiểu Đường Ở Phụ Nữ Từ Khi Kết Hôn Đến Mang Thai, Sinh Con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai kỳ là hai loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai trước đây và hiện tại
Mặc dù bây giờ nhiều người có thể không tin, nhưng cho đến khoảng những năm 1960, người ta cho rằng “Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường khó kết hôn, mang thai và sinh con”. Bởi việc điều trị bệnh tiểu đường vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nhiều vấn đề đã xảy ra với phụ nữ bị bệnh tiểu đường khi mang thai và sinh con. Tuy nhiên với nền y học ngày càng tiến bộ, vấn đề bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai có thể được giải quyết.
1. Mang thai khi bị bệnh tiểu đường
1.1 Phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 kết hôn và mang thai
Như đã đề cập ở phần đầu, trước đây (khoảng những năm 1960) có một rào cản lớn về việc kết hôn và mang thai ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Hiện nay, miễn là phụ nữ bị bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết tốt, các vấn đề kết hôn, mang thai và sinh con gần như không còn khó khăn nữa. Tuy nhiên, dường như không ít phụ nữ trẻ bị tiểu đường tuýp 1 do dự kết hôn vì cảm thấy lo lắng về tương lai khi bị bệnh tiểu đường.
Nếu phụ nữ bị bệnh tiểu đường tiếp tục kiểm soát đường huyết tốt thì họ sẽ có cuộc sống không khác gì những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường và không cần cảm thấy quá lo lắng. Ngay cả với những phụ nữ không bị bệnh tiểu đường, cuộc sống hôn nhân đôi khi cũng không tránh khỏi những vấn đề khó khăn khác.
Kết hôn là dựa trên tình yêu và sự thấu hiểu giữa hai người. Nếu phụ nữ chia sẻ chân thành với bạn đời của mình về bệnh tiểu đường thì sẽ nhận được sự thấu hiểu, hỗ trợ khi mang thai, sinh con và cùng nhau nuôi dưỡng hạnh phúc mới. Cặp đôi nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể nhận những tư vấn và hướng dẫn phù hợp. Gia đình, người thân cũng nên động viên, hỗ trợ cho tương lai của hai người.
Điểm cần chú ý là kiểm soát đường huyết và lập kế hoạch mang thai
Điều quan trọng nhất để phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể mang thai và sinh con an toàn là duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn so với bình thường và “mang thai có kế hoạch”. Mang thai có kế hoạch là có thai sau khi đã được kiểm tra bệnh tại thời điểm muốn mang thai và được bác sĩ đánh giá là tốt.
Những điểm cần lưu ý này không giới hạn ở tiểu đường tuýp 1 mà còn ở tiểu đường tuýp 2.
Vấn đề xảy ra khi kiểm soát đường huyết không tốtVấn đề với thai nhi
Dị dạng, thai phát triển to quá mức, thai chết lưu trong tử cung, trẻ sinh non, hạ đường huyết, rối loạn hô hấp, vàng da, hạ canxi máu,…
Vấn đề với cơ thể người mẹ
Bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận chuyển biến xấu, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, quá nhiều nước ối, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Vì bệnh tiểu đường tuýp 2 thường tiến triển mà gần như không có triệu chứng trong thời gian dài kể từ khi khởi phát nên đôi khi bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh tiểu đường sau khi đã mang thai. Bên cạnh đó, vấn đề lớn là đến khi phát hiện bệnh, bệnh đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Không giống như bệnh tiểu đường tuýp 1, trong bệnh tiểu đường tuýp 2, việc điều trị là không thể thiếu để duy trì sự sống, tuy nhiên có không ít bệnh nhân không được điều trị đúng cách và không nhận ra bệnh tiểu đường. Do đó, có nhiều trường hợp phụ nữ kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài, mang thai mà không có kế hoạch nên những vấn đề như biến chứng và dị tật thai nhi thường xảy ra.
1.3 Bình thường hóa đường huyết từ trước khi mang thai đến khi sinh
Bất kể loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, để cả mẹ và con sinh ra đều khỏe mạnh, việc bình thường hóa đường huyết từ trước khi mang thai đến khi sinh con (duy trì chỉ số đường huyết như những người không mắc bệnh tiểu đường) là điều đầu tiên cần làm. Việc thứ hai cần làm là ngăn chặn biến chứng tiểu đường xảy ra và ngay cả khi có biến chứng thì nên cố gắng điều trị để duy trì tình trạng ổn định.
Nếu phụ nữ tiểu đường mang thai không thực hiện tốt điều trên, nhiều vấn đề có khả năng xảy ra như em bé (thai nhi) bị dị tật, chết lưu trong tử cung hay thai phụ bị suy giảm thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển nhanh, bệnh thận chuyển biến xấu, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ,…
Điểm phụ nữ cần lưu ý ở đây không phải là bắt đầu kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt từ “khi mang thai” mà là bắt đầu từ “trước khi mang thai”, nghĩa là khi phụ nữ muốn mang thai. Lý do là thường có một vài tuần trễ giữa khoảng thời gian bắt đầu có thai và lúc thai phụ nhận ra bản thân có thai.
Thay đổi sang điều trị bằng insulin từ trước khi mang thai
Phần cơ bản của cơ thể thai nhi được hình thành trong vài tuần sau khi mang thai. Nếu việc kiểm soát đường huyết trong thời gian này không tốt, dị tật thai nhi có khả năng xảy ra cao hơn. Ngoài ra, nếu người mẹ đang dùng thuốc để điều trị các biến chứng, xác suất ảnh hưởng đến thai nhi cũng sẽ cao hơn.
Việc tự đo đường huyết là không thể thiếu
Khi phụ nữ bị tiểu đường được bác sĩ đánh giá là “có thể mang thai” và bắt đầu mang thai theo kế hoạch, bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc uống hoặc chất đồng vận thụ thể GLP-1 cũng nên chuyển sang điều trị bằng insulin. Có hai lý do, một là liệu pháp insulin dễ quản lý chỉ số đường huyết theo mục tiêu và phù hợp để kiểm soát chặt chẽ đường huyết, thứ hai là do thành phần của thuốc uống sẽ đi qua nhau thai và làm hạ đường huyết của thai nhi.
Khi thai nhi phát triển, tình trạng kháng insulin cũng phát triển và lượng đường trong máu tăng lên. Theo đó, lượng tiêm insulin cần thiết cũng tăng 1,5 đến 2 lần bình thường.
Ngược lại, vì khi mang thai, thai phụ thường bị ốm nghén nên lượng ăn uống giảm, tình trạng hạ đường huyết có khả năng xảy ra do ảnh hưởng của việc sử dụng đường trong máu của thai nhi được ưu tiên hơn. Ngoài ra, việc thai phụ giảm lượng ăn uống quá mức “để tránh tăng đường huyết” sẽ có thể gây hạ đường huyết, thể ketone trong cơ thể nhiều hơn. Thể ketone có tác động tiêu cực đến thai nhi thông qua nhau thai. Để ngăn chặn những hiện tượng này, thai phụ bị tiểu đường cần bổ sung ăn uống đủ lượng cần thiết và phải tiêm insulin đầy đủ.
Mục tiêu là glycoalbumin nhỏ hơn 15,8%
Để đối phó với những biến đổi phức tạp như vậy, thai phụ cần phải thường xuyên thực hiện tự đo đường huyết. Thai phụ cần nhớ cách điều chỉnh lượng tiêm insulin trong khi quan sát kết quả đo đường huyết. “Bình thường hóa đường huyết” có nghĩa là giảm thiểu tình trạng tăng đường huyết cũng như hạ đường huyết càng nhiều càng tốt. Gần đây, có những dụng cụ có thể tự động tiêm insulin liên tục mà rất nhiều phụ nữ bị tiểu đường sử dụng trong thai kỳ.
Tiêu chuẩn về chỉ số đường huyết
Trước khi mang thai
+ Đường huyết trước khi ăn: < 100mg/dL
+ Đường huyết 2 giờ sau khi ăn: < 120mg/dL
+ HbA1c < 7%Trong thai kỳ
+ Đường huyết trước khi ăn: < 100mg/dL
+ Đường huyết 2 giờ sau khi ăn: < 120mg/dL
+ Glycoalbumin < 15,8%+ HbA1c: phạm vi bình thường (4,6~6,2%)
Chế độ tập luyện
+ Kích hoạt hoạt động của insulin bằng cách tập luyện vừa phải.
+ Duy trì tập luyện trong khoảng 15~30 phút từ trước khi mang thai (nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện khi mang thai).
+ Đi bộ 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ bắp cho việc sinh con.
Chế độ ăn uống
+ Chú ý việc ăn quá nhiều gây béo và dẫn đến khó khăn khi sinh con + Tăng cân khi mang thai từ 6~8kg
+ Cân nặng tăng lý tưởng giai đoạn sau của thai kỳ là trong khoảng 300g/ tuần
+ Sử dụng bảng trao đổi thực phẩm để tự tính toán lượng năng lượng cần thiết và tạo thực đơn hạn chế lượng calo
+ Bổ sung năng lượng 150kcal/ ngày trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ và 350kcal/ ngày trong giai đoạn nửa sau thai kỳ. Lượng calo cơ bản là 30kcal ứng với mỗi 1kg cân nặng tiêu chuẩn
+ Để ngăn ngừa hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, hấp thụ dưới 10g muối/ ngày
+ Bổ sung đầy đủ sắt, canxi,…tốt cho sự phát triển của trẻ
+ Bổ sung các loại protein tốt, khoáng chất và vitamin
1.4 Phòng ngừa và điều trị các vấn đề trong thai kỳ
Sự chuyển biến xấu của các biến chứng tiểu đường
Đối với người mang thai khi bị bệnh tiểu đường, việc duy trì kiểm soát đường huyết tốt là cần thiết, nhưng ngoài ra cần chú ý đến một vài vấn đề khác nữa.
Bệnh võng mạc và bệnh thận tiểu đường là những biến chứng dễ bị chuyển biến xấu đi do mang thai. Điều quan trọng là nên kiểm tra xem có bệnh võng mạc tiểu đường trước khi mang thai không hoặc nếu đã có bệnh võng mạc tiểu đường thì nên có phương pháp như thế nào để có thể duy trì sức khỏe của mẹ và bé.
Cách tốt nhất là phụ nữ bị tiểu đường nên duy trì kiểm soát đường huyết tốt trước khi mang thai, tuy nhiên với những phụ nữ mang thai đã bị bệnh võng mạc tiểu đường thì nên tiếp nhận kiểm tra đáy mắt ít nhất một lần một tháng. Hiện nay đã có phương pháp điều trị để ngăn chặn chảy máu đáy mắt do bệnh võng mạc tiểu đường được gọi là laser quang đông và nếu bệnh nhân nhận điều trị phương pháp này vào một thời điểm thích hợp thì cũng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh võng mạc.
Hội chứng tăng huyết áp thai kỳ
Ngay cả trong trường hợp bệnh thận tiểu đường, các triệu chứng cơ năng không xuất hiện cho đến khi chức năng thận suy giảm đáng kể. Do đó, điều quan trọng là phải tiếp nhận kiểm tra chức năng thận một cách thường xuyên.
Tăng huyết áp và protein niệu,…là những tình trạng sẽ xuất hiện trong thai kỳ. Tình trạng nhau bong non dẫn đến thai nhi chết lưu trong tử cung cũng thường có xu hướng dễ xảy ra. Trước đây hội chứng này được gọi là “nhiễm độc thai nghén”, nhưng sau khi làm sáng tỏ các triệu chứng chính chủ yếu là huyết áp cao do mang thai nên được gọi là “hội chứng tăng huyết áp thai kỳ”.
Quá nhiều nước ối
Phương pháp phòng ngừa là thực hiện chế độ ăn ít muối, ít calo, giàu protein. Đặc biệt nên hạn chế lượng muối dưới 10g mỗi ngày (7~8 g hoặc ít hơn khi điều trị). Hãy chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng, hấp thụ các loại vitamin chất lượng tốt và khoáng chất giúp cải thiện sự hấp thụ protein.
Các bệnh truyền nhiễm như viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm âm đạo
Nước ối sẽ giảm dần từ nửa sau thai kỳ đến tháng cuối cùng, nhưng tình trạng lượng nước ối cao bất thường được gọi là tình trạng quá nhiều nước ối. Tình trạng này có khả năng xảy ra khi lượng đường trong máu của người mẹ cao và nếu thai phụ được chẩn đoán là quá nhiều nước ối thì nên nhập viện để ngăn ngừa sinh non.
Khi mang thai, thai phụ có khả năng dễ bị viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm âm đạo, viêm âm đạo do nấm Candida, viêm âm đạo do Trichomonas, nhưng ở phụ nữ mang thai khi bị bệnh tiểu đường có xu hướng bị các bệnh này cao hơn so với phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra có một cuộc khảo sát chỉ ra rằng viêm bàng quang dễ phát triển ở phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường gấp sáu lần. Nếu cảm thấy đau sau khi đi tiểu hoặc cảm thấy vẫn buồn tiểu dù đã đi tiểu, hãy đi khám bệnh sớm. Viêm bể thận sẽ dẫn đến viêm thận và làm chức năng thận suy giảm.
2. Bệnh tiểu đường thai kỳ
2.1 Bất thường chuyển hóa đường nhẹ do mang thai
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong thai kỳ, tình trạng này khác biệt với bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Bà bầu luôn ở tình trạng mức đường huyết tăng cao trong thai kỳ.
Như đã đề cập ở phần trên, vì tình trạng kháng insulin xuất hiện khi mang thai, lượng insulin cần thiết sẽ tăng cao hơn bình thường. Ở người khỏe mạnh, insulin sẽ được bài tiết từ tuyến tụy chỉ với lượng cần thiết nên lượng đường trong máu không thay đổi. Tuy nhiên, với những người có thể trạng dễ bị tiểu đường không thể tăng bài tiết insulin đầy đủ, chỉ số đường huyết tăng cao hơn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳTrường hợp thỏa mãn 1 trong số các mục bên phải bằng thử nghiệm dung nạp glucose 75g (ngoại trừ trường hợp đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường) sẽ được chẩn đoán là bệnh tiểu đường thai kỳ.
Giá trị khi đói: ≥ 92mg/dL
Ngoài ra cần lưu ý rằng trường hợp thai phụ đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường trước khi mang thai, trường hợp thai phụ không biết bản thân đã bị bệnh tiểu đường từ trước và trường hợp lượng đường trong máu cao đúng với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thì không phải là tiểu đường thai kỳ mà là tiểu đường trước khi mang thai.
2.2 Nên đi khám tổng thể trước khi mang thai
Nếu phụ nữ thực hiện khám bệnh tổng thể, hơn 10% phụ nữ mang thai có thể được phát hiện nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, với những phụ nữ có người thân trong gia đình bị bệnh tiểu đường tuýp 2, phụ nữ béo phì, thừa cân, người đã từng sinh trẻ lớn hơn bình thường và người đã từng sinh non, sảy thai,…càng cần phải chú ý. Nếu phụ nữ nhận thức được việc đã có thai, hãy đi khám chi tiết càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, nếu có thể, phụ nữ nên đi khám trước khi mang thai để kiểm tra xem có bất kỳ sự bất thường nào không. Việc khám bệnh trước khi mang thai có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường tiềm ẩn, ngoài ra việc mang thai có kế hoạch là cần thiết để thai phụ có thể sinh con một cách an toàn.
2.3 Những lưu ý khi mang thai và sau khi sinh con
Ở bệnh tiểu đường thai kỳ, mặc dù tình trạng tăng đường huyết sẽ không nghiêm trọng như bệnh tiểu đường trước khi mang thai, nhưng việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt là cần thiết trong thai kỳ. Nếu thai phụ kiểm soát đường huyết không tốt khi mang thai thì sẽ gây những ảnh hưởng như sinh con quá lớn, khó sinh, suy thai,…Tuy nhiên, vì lượng đường trong máu trong thời kỳ đầu mang thai thường ở mức bình thường nên không có nhiều lo lắng về dị tật thai nhi. Việc bình thường hóa đường huyết cũng tương đối dễ dàng hơn so với phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường.
Trong phần lớn các trường hợp, lượng đường trong máu tự nhiên trở lại bình thường sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, vì nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường có khả năng khởi phát trong tương lai, do đó phụ nữ sau khi sinh nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, tập luyện để ngăn ngừa béo phì và không quên khám bệnh thường xuyên.
3.1 Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Mọi người thường nói rằng thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thường chỉ nên sinh mổ. Tuy nhiên nếu thai phụ không có biến chứng tiểu đường và kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi mang thai, thai phụ hoàn toàn có thể sinh thường. Nhưng đối với phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường, việc sinh con luôn đầy rủi ro. Phụ nữ mang thai nên lựa chọn sinh con tại một bệnh viện với bác sĩ, y tá, cơ sở vật chất có thể đối phó với bệnh tiểu đường cũng như các vấn đề sau khi sinh.
Nếu có các biến chứng tiến triển hoặc có một số nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ hoặc em bé, thai phụ nên nhập viện sớm để nhận sự chăm sóc của bác sĩ và sinh con an toàn.
3.2 Chăm sóc sau sinh
Những thai phụ mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Trong trường hợp đó, những phụ nữ sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường trước khi mang thai nên chuyển sang duy trì điều trị bằng insulin trong thời kỳ mang thai và trong thời kỳ cho con bú. Nếu sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường, một số thành phần của thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và đi vào cơ thể của em bé, gây hạ đường huyết cho em bé.
Xử Trí Như Thế Nào Đối Với Phụ Nữ Mang Thai Bị Tăng Huyết Áp?
Xử trí như thế nào đối với phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, chiếm khoảng 10% tổng số thai kỳ, là 1 trong 3 nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới.
Tăng huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, chiếm khoảng 10% tổng số thai kỳ, là 1 trong 3 nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới.
Xử trí như thế nào đối với phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp
Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp cần được xử trí như thế nào?
Khi gặp trường hợp phụ nữ mang thai tăng huyết áp, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên theo dõi sát HA cho đến 72 giờ sau sinh cho tất cả trường hợp tăng HA trong thai kỳ và theo dõi HA 7-10 ngày sau sinh tại địa phương.
Tiền sản giật không dấu hiệu nặng
Có thể theo dõi, điều trị ngoại trú.
Nhập viện, CDTK khi thai ≥ 37 tuần, hoặc nghi ngờ nhau bong non, hoặc thai ≥ 34 tuần và có bất kỳ triệu chứng sau: Chuyển dạ hoặc vỡ ối, siêu âm ước lượng trọng lượng thai nhỏ hơn bách phân vị thứ 5, thiểu ối AFI < 5 cm ở 2 lần siêu âm liên tiếp cách nhau 24 giờ.
Nếu chưa có chỉ định CDTK, có thể theo dõi ngoại trú hoặc nội trú:
Thai: Đếm cử động thai. Siêu âm Doppler xác định có thai chậm tăng trưởng 2 tuần/lần và đánh giá lượng ối 1 tuần/lần. NST 1 lần/tuần nếu tăng HA thai kỳ, 2 lần/tuần nếu tiền sản giật.
Mẹ: Theo dõi HA 2 lần/tuần, đạm niệu mỗi lần khám thai. XN tiểu cầu, chức năng gan – thận mỗi tuần. Chế độ ăn hợp lý (nhiều đạm, rau xanh, trái cây). Tư vấn các dấu hiệu trở nặng như nhức đầu nhiều, nhìn mờ, đau thượng vị, thở nhanh.
Chấm dứt thai kỳ khi tiền sản giật nặng xuất hiện sớm trước 25 tuần
Tiền sản giật nặng
Chấm dứt thai kỳ khi tiền sản giật nặng xuất hiện sớm trước 25 tuần hoặc bất cứ tuổi thai nào khi có: Phù phổi, suy thận, nhau bong non, giảm tiểu cầu nặng, đông máu nội mạch lan tỏa, các triệu chứng não dai dẳng, NST không đáp ứng (2 lần liên tiếp cách 4-6 giờ ở tuổi thai 28-32 tuần), siêu âm Doppler ĐM rốn thấy mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương, thai lưu.
Điều trị mong đợi: Thai < 34 tuần với tình trạng bà mẹ và thai nhi ổn định, tiếp tục theo dõi thai được tiến hành tại các cơ sở có nguồn lực chăm sóc đặc biệt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đầy đủ.
Chích thuốc hỗ trợ phổi thai nhi khi thai ≤ 34 tuần. Tuy nhiên không chờ đợi đủ thời gian hỗ trợ phổi mà phải chấm dứt thai kỳ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu sau: tăng HA không kiểm soát được, sản giật, phù phổi, nhau bong non, đông máu nội mạch lan tỏa, NST không đáp ứng, thai lưu.
Nếu tình trạng mẹ – thai ổn định, trong vòng 48 giờ sẽ chấm dứt thai kỳ khi có bất kỳ dấu hiệu sau: Vỡ ối, chuyển dạ, tiểu cầu < 100.000/mm3, men gan tăng kéo dài ( ≥ 2 lần giá trị bình thường), thai chậm tăng trưởng (ước lượng cân nặng nhỏ hơn bách phân vị thứ 5), thiểu ối (AFI < 5 cm) (siêu âm 2 lần cách nhau 24 giờ, bắt đầu suy thận hoặc nặng thêm tình trạng suy thận.
Một số lưu ý từ các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn:
Quyết định chấm dứt thai kỳ không dựa vào yếu tố đạm niệu.
Chỉ định dùng thuốc hạ áp khi HA tâm thu ≥ 150 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 100 mmHg.
Theo dõi:
Mẹ: Sinh hiệu mỗi giờ/lần. Bilan dịch vào và ra mỗi 8 giờ/lần. Dấu hiệu chuyển dạ. Xét nghiệm bilan tiền sản giật mỗi 1-2 ngày.
Thai: Đếm cử động thai, NST mỗi ngày. Theo dõi biểu đồ cân nặng thai và doppler ĐM rốn mỗi tuần. Phương pháp chấm dứt thai kỳ tùy tuổi thai, ngôi thai, cổ tử cung, tình trạng mẹ – thai.
Sản giật: Liều tấn công 3-4,5g tiêm TM, sau đó duy trì truyền TM 1-2g/giờ ít nhất trong 24 giờ sau sinh. Chấm dứt thai kỳ khi tình trạng nội khoa ổn định, không chờ đợi đủ thời gian tác dụng của thuốc hỗ trợ phổi thai nhi.
Hội chứng HELLP
Chấm dứt thai kỳ ngay khi có chẩn đoán xác định là hội chứng HELLP đối với thai ≥ 34 tuần, hoặc thai < 34 tuần có dấu hiệu nặng lên: đông máu nội mạch lan tỏa, nhồi máu hay xuất huyết trong gan, phù phổi, suy thận, nhau bong non, NST không đáp ứng. Không chờ đợi đủ thời gian tác dụng của thuốc corticoid hỗ trợ phổi thai nhi. Thai < 34 tuần, tình trạng mẹ – thai ổn định, có thể theo dõi 24 – 48 giờ để chờ đợi đủ thời gian sử dụng corticoid hỗ trợ phổi.
Những loại thuốc sử dụng khi bà bầu tăng huyết áp
Có những thuốc nào được dùng để điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ mang thai? Và bệnh nhân cần được theo dõi như thế nào?
Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tư vấn một số thuốc thường dùng trong điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai:
Magnesium sulfate
Thuốc hạ HA: Labetalol, Hydralazine, Nicardipin, Nifedipine, Methyldopa, thuốc lợi tiểu.
Theo dõi HA 12 tuần sau sinh, tư vấn nguy cơ tiền sản giật cho các lần có thai sau, cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai. Tăng HA tồn tại càng lâu sau sinh, nguy cơ tăng HA mạn càng cao.
Cần làm gì để phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai?
Phòng ngừa tiền sản giật sớm và phải CDTK trước 34 tuần, hoặc tiền sản giật nhiều thai kỳ uống Acid acetylsalicylic (Aspirin) liều thấp ≤ 81mg/ngày từ cuối tam cá nguyệt đầu. Đồng thời bổ sung canxi vì canxi làm giảm mức độ nặng của tiền sản giật.
Phụ Nữ Cho Con Bú Nên Uống Nước Như Thế Nào?
Thành phần chính của sữa là nước, nhờ có nước mà các thành phần như protein, acid amin, các chất béo, các chất điện giải,… được hòa tan và giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.
Tác dụng của việc uống nhiều nước
1. Tăng tiết sữa mẹ
Thành phần chính của sữa là nước, nhờ có nước mà các thành phần như protein, acid amin, các chất béo, các chất điện giải,… được hòa tan và giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.
Mỗi ngày, mẹ cho con bú nên uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày (tương đương khoảng 2 lít nước). Mẹ nên uống nhiều nước ấm sẽ giúp tăng tiết sữa tốt hơn và phân bổ lượng nước đều đặn trong ngày đảm bảo không để cơ thể rơi vào trạng thái khát khô cổ.
2. Giảm cân sau sinh
Việc lấy lại vóc dáng sau sinh luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Một trong những cách giảm cân đơn giản và rẻ tiền đó là uống nhiều nước. Trong nước không chứa calo và uống nước giúp đốt cháy calo. Khi uống nước, dạ dày sẽ được lấp trống một phần và giúp tạo cảm giả no và bạn sẽ ăn ít đi.
Theo các nghiên cứu, việc uống 1-2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể, từ đó hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên nhiều nước lúc đói vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
3. Tăng tuần hoàn và đào thải độc tố
Nước cũng là thành phần chính của các máu và các loại dịch trong cơ thể. Uống nước cũng giúp lượng máu trong cơ thể luôn được tuần hoàn tốt, hệ thống tiết niệu làm việc hiệu quả hơn và tăng cường đào thải các chất độc trong cơ thể.
4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nước giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giúp hòa tan và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
5. Ngăn ngừa sỏi thận.
Uống nhiều nước khiến hệ bài tiết hoạt động liên tục, muối và khoáng chất trong nước tiểu bị hòa tan khiến chúng không thể kết tinh được. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận và sỏi bàng quang.
6. Làm đẹp da.
Nước có vai trò quan trọng trong cấu trúc da. Việc uống nước đầy đủ sẽ giúp các tế bào da luôn có được độ ẩm phù hợp, làn da của các mẹ sẽ luôn căng mịn và hồng hào thay vì sần sùi, khô ráp. Tác dụng hydrat hóa của nước từ bên ngoài giúp hạn chế các vết chàm, mẩn đỏ trên da, giúp da luôn giữ được sự đàn hồi và hạn chế các vết nhăn trên da.
Các chị em nên uống nước như thế nào?
Với cơ thể người bình thường thì mỗi ngày nên cung cấp khoảng từ 2-3l nước là đủ. Các chị em đang trong thời gian cho con bú thì lượng nước cần thiết có thể cần nhiều hơn từ 4-5l, tùy vào điều kiện thời tiết mà lượng nước này có thể thay đổi. Quan trọng là vẫn phải duy trì lượng nước điều đặn vì lượng sữa tiết ra sẽ ảnh hưởng bởi nước lượng mà mẹ hấp thụ vào cơ thể. Nước ở đây là nước ấm, nước lọc, nước lợi sữa và cả thực phẩm có lượng nước nhiều như các món canh, rau xanh và trái cây mọng nước.
Với nước lọc, mẹ nên bổ sung theo thời gian cụ thể trọng ngày như sau: Khi thức dậy, các chị em nên uống khoảng 200ml để làm sạch dạ dày. Nước sẽ làm giúp tạo một tinh thần sảng khoái trong suốt cả ngày. Khoảng từ 9-10h sáng: uống nước sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng và giảm cơn đói. Sau mỗi lần đi vệ sinh: sau khi đi vệ sinh, cơ thể sẽ mất một lượng nước nhất đinh, việc uống nước là điều rất cần thiết để bổ sung lượng nước vừa mất đi trong cơ thể. Uống trước hoặc sau khi ăn khoảng 30′: uống nước vào thời điểm này rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nước sẽ khiến cho việc nhào trộn thức ăn của dạ dày trơn tru hơn và khiến cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non trở nên dễ dàng hơn. Việc uống nước trước khi ăn cũng giúp mẹ tạo cảm giác no cũng như ăn ít hơn. Các mẹ biết được mình đã uống đủ nước hay chưa bằng cách kiểm tra màu của nước tiểu. Nếu mẹ uống ít nước, khi đi tiểu sẽ có màu vàng đậm. Khi đó mẹ cần phải tăng cường lượng nước uống cho bản thân.
Ngoài nước lọc ra mẹ nên uống thêm gì?
Bên cạnh việc uống đủ nước hàng ngày thì mẹ cũng có thể uống thêm một số loại thức uống sau để tăng cường lượng nước trong cơ thể cũng như tăng lượng sữa về cho bé bú:
1. Sữa nóng.
Với thành phần chủ yếu là protein, một cốc sữa nóng mỗi ngày sẽ giúp cho các chị em không những bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn có tác dụng tăng lượng sữa về dồi dào và thơm ngon hơn.
Mẹ bầu nên uống sữa nóng trước khi con bú khoảng 15-20 phút
2. Nước gạo tẻ + gạo nếp + hạt sen
Để có thứ nước này, mẹ bầu cần chuẩn bị một hỗn hợp gồm gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một chút đậu (có thể là đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…). Mẹ lưu ý là trong thành phần hỗn hợp thì gạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Sau đó, mẹ nấu nhừ và đem lấy nước uống sẽ rất tốt cho sữa mẹ
3. Nước chè vằng.
Theo các nghiên cứu thì trong chè vằng có các chất kháng khuẩn, giúp nhanh chóng lành vết thương, làm nhanh liền các tổ chức bị tổn thương.
Đối với các sản phụ, nước chè vằng có tác dụng hỗ trợ phục hồi cơ thể sau sinh, kích thích tiêu hóa và vị giác, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và chất lượng sữa. Mỗi ngày các mẹ có thể dùng 1-2 nắm chè vằng khô, rửa sạch và đun lấy nước uống vàng ngày. Nên uống lúc còn ấm vì vậy các mẹ có thể chứa trong bình thủy tinh để dùng dần.
4. Nước 5 loại đậu pha
Hỗn hợp 5 loại bột đậu bao gồm đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng có thể mua sẵn tại các của hàng. Các mẹ cũng có thể tự chuẩn bị bằng cách rang và nghiền nhỏ chúng và cho và lọ kín dùng dần.
Mỗi lần sử dụng, mẹ có thể lấy từ 1-2 nắm đậu thêm với 1,5l nước sôi, chứa trong bình thủy tinh giữ nhiệt vào tối hôm trước. Hôm sau mẹ đã có thể dùng cả ngày rồi.
5. Nước lá rau ngót
Nếu như lá rau ngót tuyệt đối không được sử dụng cho sản phụ thai kì 3 tháng đầu và những tháng cuối thì sau khi sinh loại rau này lại cực kì tốt với các chị em.
Trong lá rau ngót có chứa nhiều protein, canxi, photpho, sắt,…và đặc biệt là các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen, chất này có tác dụng kích thích tăng tiết sữa, giúp sữa về nhiều hơn và đặc hơn. Ăn canh rau ngót hàng ngày cũng là một cách để cải thiện lượng sữa đáng kể.
6. Nước lá đinh lăng
Mẹ có thể cải thiện lượng sữa của mình bằng cách uống nước lá đinh lăng. Sau khi mua lá đinh lăng về, mẹ rửa sạch, sau đó đổ nước ngập và lá và đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống. Mẹ nên uống nước khi còn ấm, nếu đã nguội lành thì cần hâm lại.
7. Nước gạo lứt rang
Gạo lứt cũng là một lại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong vỏ gạo nứt có nhiều thành phần như vitamin B1, B2, B3,B5,B6, các khoáng chất canxi, nguyên tố vi lượng, kali và natri, cực kì tốt cho sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt, nước gạo lứt còn có tác dụng làm sữa mẹ dồi dào và thơm hơn, Mẹ uống nước gạo lứt hàng ngày sẽ giúp bé có nhiều sữa để bú hơn.
9. Nước rau má
Rau má có tác dụng thanh nhiệt, dải độc, có nhiều khoáng chất và chống oxy hóa. Uống nước rau má hàng ngày sẽ giúp mẹ lợi sữa cũng như cải thiện sức khỏe.
Rau má giúp cơ thể lưu thong khí huyết, mát và làm đẹp da. Ngoài việc uống nước ép, các mẹ cũng có thể nấu nước uống hàng ngày cũng như nấu canh với các loại thì bò, thịt gà,..để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày
9. Nước nụ hoặc lá vối
Loại lá này khá phổ biến ở miền Bắc nước ta, uống lá vối có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, đặc biêt phù hợp trong những ngày thời tiết nắng nóng. Lá vối có tác dụng kích thích tiết sữa, mẹ có thể uống nụ hoặc lá vối còn tươi hoặc đã phơi khô
10. Nước lá thì là
Thì là ngoài việc làm gia vị trong một số loại thức ăn còn có tác dung giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào hơn. Các mẹ có thể mua hạt hoặc hạt về rửa sạch và hãm trong 10 phút sau đó uống khi nước còn ấm.
Thoạt đầu loại nước này có mùi rất đặc trưng của thì là và rất khó uống. tuy nhiên, nếu mẹ chịu khó uống trong khoảng 10 phút trước khi cho bé bú thì hiệu quả sẽ rất tốt, sữa về dồi dào hơn trông thấy.
11. Nước lá mít
Để sử dụng, mẹ dùng lá mít tươi (30-40g.ngày) và nấu nước uống. Việc uống lá mít mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra một cách đáng kể.
Ngoài ra, quả mít non có thể dùng mít non, gọt vỏ gai, thái lát và đem xem với thị lợn nạc để dùng với cơm. Bài thuốc sẽ có tác dụng bổ tỳ hòa can, tăng số lượng sữa và thong tắc tia sữa, rất phù hợp với phụ nữ sau sinh bị ốm yếu và ít sữa, Mỗi liệu trình từ 3-5 ngày.
12. Nước mè đen
Ngoài việc dùng mè đen làm muối để ăn, mẹ cũng có thể nấu nước uống. Mè đen với lá tằm khô đem xay nhuyễn, sau đó trộn thêm ít đường và hòa tan với nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút là có thể dùng được. Chỉ cần sử dụng 4 ngày là lượng sữa sẽ ra tăng đáng kể.
Ngoài việc uống đầy đủ nước, mẹ cũng nên chú ý thay đổ và bổ sung thêm cho chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cũng như luộn có một tâm lý thoải mái nhất trong thời gian nuôi con.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Chịu Áp Lực Hôn Nhân Khắc Nghiệt Đến Thế Nào Mà Phải Thuê Chồng, Mướn Con? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!