Cập nhật nội dung chi tiết về Phòng Tránh Thế Nào Khi Trẻ Vị Thành Niên Có Thai Ngoài Ý Muốn ? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực trạng vấn đề nạo phá thai vị thành niên
Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc, ước tính số ca phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 là 3,2 triệu ca. Tại Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm cả nước vẫn còn gần 6.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên.
Tuy nhiên, đây là những con số được thống kê từ hệ thống y tế công, chưa kể con số ở các cơ sở y tế tư nhân bởi nhiều trẻ vị thành niên với tâm lý e ngại nên không dám đến các cơ sở y tế công. Vì thế, thực tế con số mang thai và nạo phá thai ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều.
Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của trẻ vị thành niên như tỷ lệ quan hệ tình dục tăng cao nhưng sự hiểu biết về các phương pháp tránh thai lại không đầy đủ, trẻ vị thành niên chưa có nhận thức đầy đủ về tác hại nguy hiểm của mang thai ngoài ý muốn…
Ngoài ra, do đa số trẻ có chu kỳ kinh không đều và trẻ vị thành niên chưa có ý thức đi khám thai sớm nên có thể phát hiện thai trễ, điều này sẽ làm tăng tai biến và biến chứng khi hút nạo thai.
Tai biến và biến chứng của nạo hút thai có thể xảy ra rất nhiều tình huống. Những biến chứng có thể phát hiện xử lý ngay như chảy máu, đau, dị ứng với thuốc, thủng tử cung… Những biến chứng âm thầm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản sau này của trẻ vị thành niên như hở eo tử cung, dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng.
Việc mang thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực lên tâm lý của của trẻ vị thành niên. Trước và sau khi hút – nạo thai trẻ vị thành niên luôn luôn có mặc cảm tội lỗi, tâm lý sợ hãi và sẽ ít tiếp xúc với những người xung quanh.
Trong giai đoạn này vai trò của những người thân xung quanh trẻ (đặc biệt là cha, mẹ) rất là quan trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp mọi người lại có thái độ khinh miệt và chỉ trích nặng nề làm trẻ bị tổn thương nhiều hơn có thể dẫn đến tự kỷ đôi khi dẫn đến mắc bệnh tâm thần.
Vậy cách phòng tránh như thế nào để hạn chế việc trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn? Ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố (phim ảnh bạn bè…) trẻ có xu hướng dễ dàng trong quan hệ tình dục. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai và sinh con ngoài ý muốn ngày càng tăng. Cho nên điều cần làm là giáo dục giới tính và cho trẻ biết những nguy cơ có thể xảy ra nếu có thai và phá thai có thể hạn chế được tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phương pháp tránh thai là giải pháp khá tốt. Phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho lứa tuổi này là bao cao su, viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp.
– Việc tư vấn nên dễ nghe, dễ hiểu
Ngoài việc đưa vào chương trình giáo dục, có thể thành lập phòng tư vấn và các nơi này sẽ bảo đảm bí mật và an toàn cho trẻ.
Để ứng phó khi trẻ có thai ngoài ý muốn, nếu khi các biện pháp phòng, tránh thai nêu trên có một tỷ lệ thất bại, tức là vẫn có hiện tượng xảy ra có thai ngoài ý muốn. Cho nên vấn đề kế tiếp sau vấn đề ngừa thai là giúp trẻ phát hiện sớm nếu có thai. Khi thai còn nhỏ chúng ta có nhiều phương pháp phá thai. Phá thai khi thai còn nhỏ sẽ ít gây tai biến và biến chứng cũng như tác động tâm lý lên trẻ cũng ít hơn.
Vì thế, ngoài vấn đề tư vấn các phương pháp tránh thai, chúng ta cần tư vấn cho trẻ cách phát hiện sớm khi mang thai (các dấu hiệu như: Trễ kinh, những thay đổi trong cơ thể…).
Vai trò của các bậc phụ huynh cũng rất quan trọng. Cha mẹ cũng nên hiểu biết các vấn đề này để có thể tư vấn cho con mình, vì trẻ sẽ dễ trao đổi những thắc mắc của mình với cha mẹ hơn.
Ngoài ra, bậc phụ huynh cũng phải tạo cho trẻ có tâm lý coi mình là “bạn” để có thể tâm sự với mình khi có vấn đề. Nếu có “sự cố” người lớn nên bình tĩnh để xử lý, tránh gây tổn thương tâm lý cho các trẻ.
Nguyệt Anh (TH)
Có Thai Ngoài Ý Muốn Ở Trẻ Vị Thành Niên: Phòng Tránh Như Thế Nào?
Ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố (phim ảnh bạn bè…) trẻ có xu hướng dễ dàng trong quan hệ tình dục. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai và sinh con ngoài ý muốn ngày càng tăng.
Yêu đương hồn nhiên
Tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản T.Ư) hầu như ngày nào cũng gặp 2-3 sản phụ tuổi vị thành niên (VTN).
Tại Phòng tư vấn VTN (Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản T.Ư), một bà mẹ mang vẻ mặt rầu rĩ đã đưa con gái của mình chưa đầy 16 tuổi đến để “bỏ” cái thai 8 tuần tuổi. Người mẹ cho biết, đây là hậu quả của mối tình tự nguyện với cậu bạn lớn hơn cô bé 1 tuổi. Cô bé quan hệ tình dục với bạn trai mà không hề có ý thức gì về việc mang thai, chỉ khi thấy cơ thể quá khác lạ, bụng to lên mới “mách mẹ”. Hốt hoảng, người mẹ mua que thử thai về kiểm tra thì sự đã rồi.
Lại có bé gái khác tuần thai còn lớn hơn tuổi đời, mới 15 nhưng cũng mang thai đến tuần thứ 25. Em chia sẻ mình: “Dù cũng không muốn “chuyện ấy” nhưng vì sợ không chiều người yêu thì anh ấy sẽ bỏ em nên em cũng mặc kệ anh ấy làm gì thì làm. Em nghĩ, mình bé nên chưa thể có thai. Em chỉ nghĩ, mình béo lên, chỉ đến khi thấy bụng “ngọ nguậy” mới sợ hãi cho bố mẹ biết”.
Theo bác sĩ sĩ Đào Văn Thụ (Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản T.Ư), gần như ngày nào cũng có trường hợp sản phụ là VTN dưới 18 tuổi đến Trung tâm xin tư vấn, khám thai hoặc xin xử lý cái thai. Có cô gái đã lập gia đình, có người chưa lấy chồng, có không ít học sinh trung học. Nhiều cháu bé mới 14-15 tuổi nhưng thai nhi đã 19-20 tuần. Đối với các trường hợp này, việc xử lý thai không hề đơn giản, phải chuyển sang các khoa điều trị để làm thủ thuật. “Có sản phụ mới 16 tuổi, nhưng đã mang thai 2 lần. Lần mang thai thứ 2, thai nhi đã 22 tuần tuổi nên các bác sĩ buộc phải cho bệnh nhân ra thai bằng con đường tự nhiên”.
Nghiên cứu về tình hình sinh đẻ của sản phụ tuổi VTN tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư vừa công bố cho thấy, tổng số sản phụ đẻ tại bệnh viện năm 2017 là 21.722 sản phụ, năm 2018 là 22.346 sản phụ. Trong đó, tỷ lệ VTN mang thai trong cả 2 năm là 0,5%.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương (thành viên nghiên cứu, Bệnh viện Phụ sản T.Ư), trong số 227 sản phụ độ tuổi VTN (tuổi từ 10 đến dưới 18 tuổi), có 178 trường hợp đã lập gia đình; số sản phụ 17-18 tuổi chiếm đại đa số (83,5%); số sản phụ từ 14-16 tuổi là 34 trường hợp, trong đó đáng lưu tâm là có 4 cháu bé mới 10-13 tuổi. Trong số 227 sản phụ nhí, có đến 27 sản phụ “nhí” còn đang là học sinh sinh viên (chiếm 11,9%), 83,3% làm nghề tự do và 21,6% chưa có chồng. Không ít VTN đã có tiền sử phá thai hoặc sinh con lần 2.
Những nguy hại của việc nạo hút thai
Tai biến và biến chứng của nạo hút thai rất nhiều. Những biến chứng có thể phát hiện xử lý ngay như chảy máu, đau, dị ứng với thuốc, thủng tử cung… Những biến chứng âm thầm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản sau này của trẻ vị thành niên như hở eo tử cung, dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng.
Hở eo tử cung làm tăng nguy cơ sinh non, trong khi đó dính buồng tử cung và tắc ống dẫn trứng sẽ làm cho bệnh nhân vô sinh. Nhiễm trùng tử cung là một biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Nhiễm trùng ống dẫn trứng có thể dẫn đến thai ngoài tử cung ở những lần mang thai sau.
Một vấn đề cũng khá nghiêm trọng cần được đề cập đến đó là mang thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực lên tâm lý của của trẻ vị thành niên. Trước và sau khi hút – nạo thai trẻ vị thành niên luôn luôn có mặc cảm tội lỗi, tâm lý sợ hãi và sẽ ít tiếp xúc với những người xung quanh.
Trong giai đoạn này vai trò của những người thân xung quanh trẻ (đặc biệt là cha, mẹ) rất là quan trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp mọi người lại có thái độ khinh miệt và chỉ trích nặng nề làm trẻ bị tổn thương nhiều hơn có thể dẫn đến tự kỷ đôi khi dẫn đến mắc bệnh tâm thần.
Thậm chí, nhiều bạn gái khi đến tuổi trưởng thành bị ám ảnh về vấn đề nạo phá thai trước đây đã trở nên sợ hãi sex. Điều này hưởng không nhỏ tới cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Phòng tránh như thế nào?
Ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố (phim ảnh bạn bè…) trẻ có xu hướng dễ dàng trong quan hệ tình dục. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai và sinh con ngoài ý muốn ngày càng tăng.
Giải pháp cấm đoán trẻ không được quan hệ tình dục ở độ tuổi này rất khó khả thi vì gia đình khó kiểm soát trẻ một cách hoàn toàn. Cho nên điều cần làm là giáo dục giới tính và cho trẻ biết những nguy cơ có thể xảy ra nếu có thai và phá thai có thể hạn chế được tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phương pháp tránh thai là giải pháp khá tốt. Phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho lứa tuổi này là bao cao su, viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp.
Bao cao su là phương pháp ngừa thai được chọn đầu tiên vì dễ sử dụng, hiệu quả cao nếu dùng đúng và quan trọng nhất là ngăn ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, đôi khi trẻ vị thành niên ngại dùng bao cao su vì nó không mang tính bí mật.
Hơn nữa, trẻ vị thành niên nữ sẽ khó thuyết phục “đối tác” của mình dùng bao cao su. Viên thuốc tránh thai loại phối hợp có hiệu quả ngừa thai khá cao và có thể điều trị những bất thường khác nếu có của trẻ vị thành niên như: chu kỳ kinh không đều, thống kinh, lạc nội mạc tử cung…
Tuy nhiên, cách dùng hơi phức tạp nên trẻ có thể bỏ thuốc. Thuốc ngừa thai khẩn cấp hiện nay được sử dụng rất nhiều và cách sử dụng cũng khá đơn giản hơn so với 2 phương pháp ngừa thai trên nên có thể được xem như là một phương pháp có thể dùng cho trẻ vị thành niên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp không thể ngăn chặn bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện nay. Và thuốc ngừa thai khẩn cấp không nên được dùng quá 2 lần trong 1 tháng vì nếu dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới sau này.
Mặt khác, một vấn đề nữa cần quan tâm khi tư vấn các phương pháp ngừa thai cho trẻ vị thành niên là nên viết cho trẻ dễ hiểu (ngôn ngữ viết và nói phải dễ hiểu đối với trẻ có trình độ cấp 2 và cấp 3). Nếu viết khó hiểu trẻ sẽ không áp dụng hoặc áp dụng không đúng.
Ngoài việc đưa vào chương trình giáo dục, có thể thành lập phòng tư vấn và các nơi này sẽ bảo đảm bí mật và an toàn cho trẻ.
Và ứng phó khi trẻ có thai ngoài ý muốn
Phương pháp ngừa thai dù hiện đại đến đâu thì cũng có một tỷ lệ thất bại (ở trẻ vị thành niên tỷ lệ thất bại có thể cao hơn do hiểu biết không đầy đủ). Vì thế trẻ vẫn có nguy cơ mang thai cho dù đã áp dụng các phương pháp này.
Cho nên vấn đề kế tiếp sau vấn đề ngừa thai là giúp trẻ phát hiện sớm nếu có thai. Khi thai còn nhỏ chúng ta có nhiều phương pháp phá thai. Phá thai khi thai còn nhỏ sẽ ít gây tai biến và biến chứng cũng như tác động tâm lý lên trẻ cũng ít hơn.
Vì thế, ngoài vấn đề tư vấn các phương pháp tránh thai, chúng ta cần tư vấn cho trẻ cách phát hiện sớm khi mang thai (các dấu hiệu như: Trễ kinh, những thay đổi trong cơ thể…).
Vai trò của các bậc phụ huynh cũng rất quan trọng. Cha mẹ cũng nên hiểu biết các vấn đề này để có thể tư vấn cho con mình, vì trẻ sẽ dễ trao đổi những thắc mắc của mình với cha mẹ hơn.
Ngoài ra, bậc phụ huynh cũng phải tạo cho trẻ có tâm lý coi mình là “bạn” để có thể tâm sự với mình khi có vấn đề. Nếu có “sự cố” người lớn nên bình tĩnh để xử lý, tránh gây tổn thương tâm lý cho các trẻ.
Tỷ Lệ Trẻ Vị Thành Niên Nhật Mang Thai Ngoài Ý Muốn Tăng Vọt
Những người mang thai ngoài ý muốn đa số ở tuổi vị thành niên và nhiều khả năng là nạn nhân của vấn nạn lạm dụng tình dục đang gia tăng trong đại dịch.
Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn tăng rõ rệt kể từ tháng 4 khi đại dịch Covid-19 buộc mọi người phải dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Bộ Y tế Nhật Bản phải khởi động một nghiên cứu trên toàn quốc nhằm đưa ra các chính sách hiệu quả hơn để hỗ trợ phụ nữ.
Nhóm nghiên cứu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi sẽ xem xét lý do phụ nữ phá thai trong năm nay và hy vọng sẽ đưa ra một phân tích chi tiết vào tháng 3 năm sau dựa trên khu vực, nhóm tuổi.
Các nhóm hỗ trợ phụ nữ cho rằng sự gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn đặc biệt rõ rệt ở các cô gái vị thành niên và phụ nữ ở độ tuổi 20. Họ cho rằng lạm dụng tình dục cũng đang gia tăng do hậu quả gián tiếp của đại dịch.
Theo nhóm phi lợi nhuận Mikkumie ở tỉnh Mie, miền Trung Nhật Bản, việc đóng cửa các trường học vào mùa xuân trong làn sóng dịch bệnh đầu tiền dường như đã đẩy tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tăng cao.
“Tôi đã quan hệ tình dục với bạn trai của mình mỗi ngày khi trường đóng cửa. Bây giờ tôi đang lo lắng về việc mang thai”, một học sinh gọi điện và kể với nhóm, theo đại diện Noriko Matsuoka.
Bà Matsuoka cho biết chỉ trong vòng 2 tháng (tháng 4 và 5) trung tâm đã nhận được gần 100 cuộc gọi yêu cầu tư vấn tương tự như vậy, xấp xỉ số cuộc gọi của cả năm 2019.
“Đã có sự gia tăng rõ ràng các cuộc tư vấn kiểu này, đó dường như là hệ quả của Covid-19”.
Nhà chung cho phụ nữ mang thai ngoài ý muốn
Gần một nửa số cuộc gọi là từ thanh thiếu niên, trong đó có nhiều cô gái trẻ. Matsuoka cho biết, không có trường học hay câu lạc bộ nào để tham gia, một số người đã sử dụng mạng xã hội để bắt đầu “gặp gỡ những đối tượng mà họ không biết”.
Trong khi đó, Hatsumi Sato, giám đốc SOS Shinjuku-Kids & Family, một nhóm phi lợi nhuận có trụ sở tại Tokyo hỗ trợ các bà mẹ và phụ nữ mang thai ở độ tuổi dưới 30, cho biết ngày càng có nhiều lo ngại rằng phụ nữ trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục do phải ở nhà quá nhiều trong mùa dịch.
“Các trường hợp nổi bật là bị tấn công tình dục từ các thành viên trong gia đình, chẳng hạn như anh em trai hoặc bố dượng, trong khi những cô gái này ở nhà trong thời gian trường đóng cửa. Nhiều người nhờ đến tư vấn như là biện pháp cuối cùng vì họ cảm thấy không thể nói chuyện với mẹ mình hoặc cảnh sát”, Sato cho biết.
Tháng trước, Seiko Hashimoto, Bộ trưởng phụ trách bình đẳng giới, thông báo rằng có hơn 23.050 trường hợp tham vấn tại các trung tâm hỗ trợ nạn nhân bạo lực tình dục từ tháng 4 đến tháng 9, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại dịch là một yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng này.
“Chúng ta cần giúp nhiều người hiểu rằng đại dịch có thể gây ra tổn thương tình dục cho phụ nữ nhiều đến mức nào và chính phủ phải kiên quyết hỗ trợ họ”, ông Hashimoto nói.
Tháng 10, một ngôi nhà chung đã được mở tại Funabashi, tỉnh Chiba, để tiếp nhận những phụ nữ mang thai, chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên, đang phải đối mặt với sự lạm dụng thể chất hoặc gặp khó khăn vì mang thai ngoài ý muốn.
Ngôi nhà được thành lập bởi tổ chức phi lợi nhuận Baby Bridge của thành phố – tổ chức tham gia vào các dịch vụ tư vấn và nhận con nuôi đặc biệt – và mở cửa cho phụ nữ từ bất kỳ tỉnh thành nào trên cả nước.
Ngôi nhà chung với 14 phòng được thành lập sau khi Baby Bridge biết được số lượng nữ sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đến khám thai cao kỷ lục tại Bệnh viện Jikei ở thành phố Kumamoto.
Tomoko Adachi, đại diện của nhóm nghiên cứu và giám đốc điều hành của Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi không biết khi nào mọi người sẽ được yêu cầu (chính thức) ở nhà một lần nữa. Vì vậy, chúng tôi cần nghiên cứu sâu hơn về nỗ lực giảm thiểu tình trạng mang thai và nạo phá thai ngoài ý muốn, đồng thời tạo ra các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và phụ nữ”.
Triển Khai Các Giải Pháp Phòng Tránh Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 nghìn ca phá thai ở độ tuổi 15-49 được báo cáo chính thức, trong đó học sinh, sinh viên chiểm tỷ lệ khá lớn. Còn theo Tổng cục Dân số và KHHGĐ, tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN/TN còn cao; tình trạng phá thai lặp lại ở lứa tuổi này còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng. Ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông & Giáo dục, Tổng cục Dân số và KHHGĐ cho biết: “Hiện chưa có điều tra nào về nạo phá thai ở tuổi VTN/TN trên quy mô cả nước để biết con số thực tế, nhưng thông tin chúng tôi nắm được ở các cơ sở y tế là rất đáng quan ngại”.
Đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức pháp luật và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó có 2,4% là VTN…Đây là con số thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ phòng khám tư, bệnh viện tư thì chưa thống kê được…
Mang thai ở lứa tuổi vị thanh niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mà còn làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo. Đây là cảnh báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA. Theo UNFPA, đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn trên thế giới, cứ 8 phút lại có 1 ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Hằng năm, có khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai; 20-22 triệu ca phá thai không an toàn, có tới 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn (chiếm 13%).
Giải pháp nào để phòng ngừa
Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát. Không chỉ yêu và quan hệ tình dục sớm, một số em gái còn là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục, khi gia đình phát hiện thai đã to, lại sợ điều tiếng, phải đưa đến cơ sở y tế tư nhân để phá thai.
Theo ông Đinh Huy Dương, lứa tuổi vị thành niên, sinh viên có thai ngoài ý muốn, chắc chắn nhiều em nghĩ đến phá thai. Các em rất ngại ra cơ sở y tế công mà thường ra cơ sở y tế tư nhân, nhiều nơi điều kiện cung cấp các dịch vụ phá thai không đảm bảo an toàn; kỹ thuật, tay nghề cán bộ y tế kém, dẫn đến tai biến và vô sinh. “Chúng tôi nhận rõ đây là vấn đề hết sức quan ngại, phải đẩy mạnh tuyên truyền để người sử dụng dịch vụ phải đến cơ sở y tế công, hoặc những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép cung cấp dịch vụ phá thai. Đồng thời Bộ Y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ phá thai không đảm bảo, không được đăng ký” – ông Đinh Huy Dương kiến nghị.
Một mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của các em vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Ông Đinh Huy Dương còn cho biết thêm, có nhiều VTN/TN nhận thức phòng tránh thai kém, tiếp cận các dịch vụ không đầy đủ, biết nhưng vẫn còn e ngại không ra nơi bán thuốc mua, dẫn tới mang thai ngoài ý muốn. Nhiều em có nhận thức hết sức sai lầm, sau khi quan hệ lại mua thuốc tránh thai khẩn cấp về uống mà lầm tưởng đó là biện pháp kế hoạch hóa gia đình. “Đây là điều rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các em. Đặc biệt, trên thị trường bán rất nhiều loại thuốc phá thai, qua tìm hiểu của chúng tôi, có em sau khi có thai đã mua thuốc phá thai về uống, cực kỳ nguy hiểm khi tai biến xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của cán bộ truyền thông và dân số là phải tuyên truyền cho các bạn trẻ để tự bảo vệ mình”- ông Dương cho biết.
Theo Vụ Truyền thông & Giáo dục, Tổng cục Dân số KHHGĐ, để làm giảm tình trạng mang thai sớm trong lứa tuổi VTN, Nhà nước cần đầu tư sớm một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái, đồng thời bảo vệ quyền con người cho các em. Việc này sẽ tạo ra vô số các tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN.
Thực hiện chương trình giáo dục giới tính toán diện kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV cho VTN. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này phải được cung cấp tới VTN một cách tế nhị, bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử…
Ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bằng rằng các em gái được học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học. Tạo ra các chương trình có mô hình không gian an toàn cho các em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn, đồng thời đây là nơi thực hiện nội dung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, nơi học tập, chăm sóc sức khỏe trẻ em và là nơi các em có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phòng Tránh Thế Nào Khi Trẻ Vị Thành Niên Có Thai Ngoài Ý Muốn ? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!