Cập nhật nội dung chi tiết về Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BS. Trần Thị Minh Châu. Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.
1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì?
Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.
2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không?
Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.
3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam?
Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur chúng tôi (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.
4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?
Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.
Không nên băng kín vết thương.
Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.
Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).
Bà Bầu Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị chó cắn phải làm sao?
Bị chó cắn trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Chó là một loài động vật nuôi phổ biến của mọi nhà. Chó được coi là vật nuôi tương đối an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo mọi người không nên chủ quan, nghĩ rằng một số giống chó có thể ít nguy hiểm hơn. Trên thực tế, bất kỳ giống chó nào, dù kích thước lớn hay nhỏ vẫn có thể cắn người. Vậy bà bầu bị chó cắn phải làm sao?
Bà bầu bị chó cắn là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng và sát khuẩn bằng cồn. Cần được nhanh chóng đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị tiêm phòng càng sớm càng tốt.
1. Làm sạch vết thương
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng xử lý vết thương khi bị chó cắn. Vết thương phải được rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ được hết những mầm bệnh. Chú ý rửa vết thương nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh.
2. Dùng thuốc sát trùng
Để giúp loại bỏ tận gốc mầm mống bệnh, các mẹ có thể dùng những loại nước sát trùng như oxy già, cồn. Những loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở mức nhất định. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ chất trên lên vết thương và thổi nhẹ bởi nó rất xót. Đồng thời không được băng bó vết thương hoặc dùng thuốc đắp kín vết thương khiến nó lâu khỏi hơn.
3. Với trường hợp bị chó cắn chảy máu
Ngoài những cách xử lý vết thương như trên, mẹ bầu bị chó cắn chảy máu cần phải thực hiện thêm những thao tác sau:
Nâng cao vùng vết thương
Khi bị chó cắn ở tay hoặc chân thì cần phải giơ cao vùng bị thương lên. Đây là việc làm cần thiết giúp cầm máu rất tốt.
Cầm máu
Sau khi bị chó cắn mà chảy máu từ 10 – 15 phút thì người bệnh tiến hành rửa vết thương và cầm máu. Cách thực hiện: Đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút rồi đặt thêm miếng gạc khác. Các mẹ nên giữ miếng gạc đó cho đến khi máu ngừng chảy.
Trường hợp vết thương sâu và bị phun nhiều máu, máu bị chảy thành tia thì bạn cần phải dùng dây thun và garo xung quanh vết thương. Sau đó hãy đưa bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
Bà bầu có tiêm phòng dại được không?
Nếu như bà bầu bị chó, mèo chưa được tiêm phòng cắn thì cả mẹ và con đều có nguy cơ tử vong do bệnh. Việc tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là biện pháp duy nhất để cứu chữa cho mọi trường hợp nhiễm virus bệnh dại cho đến hiện nay. Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại khi nhận được chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa sau khi tiêm vắc – xin phòng bệnh dại đặc hiệu.
Trong những năm gần đây, vắc – xin ngừa bệnh dại đã được điều chế dạng đặc biệt chỉ định cho phụ nữ có thai. Vẫn chưa có trường hợp nào ghi nhận về hiện tượng kháng thuốc sau khi tiêm.
Bà bầu bị chó cắn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường thì bị chó cắn không gây nhiều nguy hiểm nhưng nếu con chó mang trong mình mầm bệnh dại thì những vết cắn đấy rất nguy hiểm. Chỉ cần những tổn thương ngoài da cũng có thể khiến bà bầu bị chó dại cắn bị lây bệnh dại. Điều này sẽ gây nên nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Sau khi rửa chỗ cắn đúng quy cách và tiêm phòng vắc-xin. Bà bầu bị chó cắn và nghi dại cắn cần đến khám bác sĩ ngay. Bên cạnh đó cần được xử lý vết thương (nếu vết cắn rộng, sâu, hay ở vị trí gần thần kinh trung ương như mặt, cổ, hay vết thương gần mạch máu).
Tùy theo bà bầu ở thai kì nào, tình trạng và vị trí vết thương để bác sỹ có xử trí thích đáng: Cầm máu, khâu vết rách, kháng sinh chống nhiễm trùng, phòng bệnh uốn ván, tình hình thai nhi… để mang lại an toàn nhất có thể cho mẹ và con.
Bà bầu bị chó cắn cần đến ngay bác sĩ nếu:
Bị chó cắn khi mang thai cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau:
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị chó cắn phải làm sao? Bà bầu bị chó cắn có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị chó cắn.
Nguồn: Tổng hợp
Mẹ Bầu Bị Chó Nghi Dại Cắn Tiêm Phòng Có Sao Không?
Vừa qua, chị Nguyễn Thị T., ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang mang thai ở tuần thứ 32, phải nhập viện cấp cứu. Sau 1 ngày nhập viện, chị T. lên cơn dại với nhiều triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, chảy nhiều dãi, không nuốt được nước bọt, triệu chứng sợ nước, sợ gió, xuất hiện cơn co thắt hầu họng… Thai phụ được mổ để cứu em bé trong bụng. Hiện bé khá yếu, đang được chăm sóc đặc biệt. Còn chị T. đã tử vong.
Trước đó, khi mang thai được gần 3 tháng, chị T. đang trông lán trại thì bỗng nhiên có một con chó hoang nhảy vào cắn đàn dê, chị T. ra đuổi và bị chó cắn. Bị chó lạ cắn, chị T. hơi lo nhưng vì vết thương khô và lành ngay nên chị chủ quan nghĩ không vấn đề gì. Mấy ngày sau, chị T. ốm, được người nhà đưa đi viện khám. Tại đây, các bác sĩ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy chị T. có virus bệnh dại và các triệu chứng bệnh đã phát tác giai đoạn cuối.
Không có chống chị định tiêm vaccine phòng dại với thai phụ
Trường hợp, chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1985, ở Thanh Hóa, đang mang thai, bị chó của gia đình cắn nhưng không đi tiêm phòng dại nên đã tử vong. Trước đó, con chó đã có biểu hiện bất thường khi đuổi cắn 7 người. Ngay sau khi bị chó cắn, 6 người đã đi tiêm phòng nên đã khỏi bệnh. Chị H. là chủ nhà nên chủ quan không đi tiêm, vì cho rằng chó nhà mới đẻ nên hung dữ. Sau đó, chị H. có biểu hiện co giật, sùi bọt mép và tử vong.
Chưa có nghiên cứu vaccine dại tác động xấu đến thai nhi
Y học đã khẳng định, bệnh nhân mắc bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong. Đó là lý do vì sao khi đã bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với virus dại, người bị cắn phải tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả.
TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho biết, với thai phụ bị bệnh dại, cả mẹ và con đều có nguy cơ tử vong. Do đó, khi bị súc vật hay chó dại cắn, người trong cuộc phải tiêm phòng, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Vaccine dại thế hệ mới hiện chưa có nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng đến thai nhi.
“Trước đây, nhiều người lo lắng tiêm vaccine ngừa dại có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Nhưng hiện nay, vaccine phòng dại được sản xuất theo công nghệ hiện đại, an toàn. Ngay tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đang sử dụng 2 loại vaccine dại của Pháp và Ấn Độ, đều là vaccine dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào.Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccine này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng.
Khi phụ nữ có thai bị chó cắn, không có chống chỉ định tiêm vaccine phòng dại. Nếu phụ nữ mang thai mà phải tiêm vaccine phòng dại thì không ảnh hưởng đến thai nhi”, TS Cảm cho hay.
TS Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo, tất cả người không may bị súc vật nói chung, chó nói riêng cắn đều phải đến các cơ sở y tế khám, tư vấn và điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng ở đây là vết cắn có thể nhiễm trùng, uốn ván, bị dại… Không kể vật cắn mình nghi dại hay không đều phải đến cơ sơ y tế để khám, cán bộ y tế kiểm tra xem vùng dịch tễ nơi nạn nhân sinh sống có dịch hay không, súc vật đã tiêm phòng hay chưa, vết cắn sâu hay nông… thì mới có hướng điều trị.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh dại như: Tiêm phòng cho chó, mèo đầy đủ; chó nuôi phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. Khi bị chó, mèo cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước ngay lập tức với xà phòng, rửa sạch vết thương với cồn 70%, hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương. Sau đó, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Đặc biệt, tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa khi bị chó dại cắn.
Bệnh dại có nguy cơ bùng phát trong mùa hè, vì nắng nóng, khiến chó và mèo dễ mắc dại và tấn công người. Vaccine dại được dùng phổ biến là vaccine Verorab của Pháp với hai đường tiêm (tiêm bắp 140.000 – 150.000 đồng/mũi x 5 mũi và tiêm trong da 35.000 đồng/mũi x 8).
Bị Nhiễm Giun Đũa Chó Khi Mang Thai Phải Làm Sao?
Bị nhiễm giun đũa chó khi mang thai khiến nhiều thai phụ lo lắng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết nhiễm giun đũa chó và ảnh hưởng của nhiễm giun đũa chó là vấn đề được quan tâm, đặc biệt với những gia đình có nuôi thú cưng trong nhà.
Giun đũa chó là căn bệnh lây từ động vật, đặc biệt là chó sang cho người. Đây là một loại ký sinh trùng có tên là Toxocara canis thường sinh sống ở bên trong ruột của loài chó.
Trường hợp phát hiện giun đũa chó đầu tiên được Wilder mô tả năm 1950 khi phát hiện ra ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc. Sau này bệnh giun đũa chó được xem là bệnh ít gặp tuy nhiên nhờ sự phát triển của kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán người ta nhận thấy tỷ lệ mắc giun đũa chó ở phương Tây khá cao.
Trên thực tế, giun đũa chó lây sang người qua các con đường như sau:
Sau khi giun đẻ trứng và sẽ theo phân đi ra ngoài môi trường sống, nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải trứng giun có trong thực phẩm
Không vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc ăn rau, rau sống không được rửa sạch sẽ cũng có nguy cơ nuốt phải trứng giun
Ăn thịt chó chưa được chế biến kỹ có chứa ấu trùng hoặc trứng giun
Gia đình có người bị giun đũa chó thì cần xét nghiệm để biết có bị nhiễm bệnh không vì sử dụng chung nguồn thức ăn chứa trứng giun.
Tiếp xúc trực tiếp với chó bị bệnh mà không rửa tay sạch sẽ
Bệnh giun đũa chó không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt, sau đây là một số triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân nhiễm bệnh:
Bị nhiễm giun đũa chó có sao không là câu hỏi chung đối với nhiều người và đặc biệt là thai phụ được chẩn đoán nhiễm loại ký sinh trùng này. Giun đũa chó là bệnh không lây nhiễm từ người sang người, vì vậy thai phụ yên tâm bệnh sẽ không lây truyền được sang thai nhi.
Hiện nay chưa có ghi nhận nào việc thai phụ bị nhiễm giun đũa chó khi mang thai sẽ gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên thai phụ nên chú ý việc nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ này sẽ làm tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy nếu bị nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ mang thai, người mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thường xuyên thăm khám để điều trị và theo dõi tình hình sức khỏe.
Để điều trị giun đũa chó, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc như sau:
Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, sử dụng 2 lần/ngày trong 21 ngày.
Dietylcarbamazine 3mg/kg cân nặng, 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trong trường hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine,…
Trong một số trường hợp có thể phải dùng phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật (Trường hợp nhiễm giun đũa chó ở mắt).
Tuy nhiên, phụ nữ bị nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ mang thai không được sử dụng thuốc điều trị để tránh các ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn cũng không nên quá lo lắng, nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình và sử dụng thuốc bôi ngoài da để tránh ảnh hưởng đến em bé.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống nhất là vào thời kỳ mang thai
Tẩy giun và tắm cho chó thường xuyên
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Hạn chế nuôi chó trong thời gian mang thai hoặc nếu có nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc trong khoảng thời gian này.
Với mong muốn mang đến cho những bà mẹ tương sự chăm sóc toàn diện, an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt quá trình trước – trong – sau sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai các dịch vụ thai sản trọn gói với tích hợp toàn bộ quá trình thăm khám và xét nghiệm cần thiết trong suốt thai kỳ. Các gói Thai sản trọn gói Vinmec được phát triển trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, các thai phụ có thể lựa chọn cho mình gói thai sản phù hợp:
Để được tư vấn chi tiết các gói thai sản tại Vinmec, Quý Khách vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!