Đề Xuất 3/2023 # Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Ợ nóng là gì?

Ợ nóng hay còn gọi là ợ chua là một tình trạng thường gặp ở đường tiêu hóa. Đó là cảm giác nóng rát ở vùng ngực khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Ợ nóng có thể là một sự khó chịu đơn thuần do dịch vị trào ngược. Đôi khi cũng có thể là một trong những triệu chứng của một bệnh lí khác. Bất kỳ nguyên nhân nào gây áp lực lên dạ dày hoặc làm yếu cơ ở thực quản đểu có thể gây ra ợ nóng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn tham khảo bài viết sau đây:

2. Vì sao dễ xảy ra ợ nóng khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có một số thay đổi đặc thù thuận lợi cho ợ nóng xảy ra.

Yếu tố thứ hai thúc đẩy hiện tượng ợ nóng là do sự to lên của tử cung khi mang thai. Tử cung tăng kích thước và khối lượng của em bé càng lúc càng lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan trong bụng mẹ, trong đó có dạ dày. Khi em bé càng lớn, dạ dày bị chèn ép càng nhiều. Áp lực lên dạ dày tăng dần nên dịch vị dễ trào lên thực quản hơn.

3. Ai có nhiều nguy cơ ợ nóng khi mang thai?

Khoảng 50% thai phụ có sức khỏe bình thường gặp phải triệu chứng ợ nóng. Ợ nóng xảy ra dày đặc hơn với các thai phụ bước vào ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ.

Những người phụ nữ đã từng mang thai. Tần suất ợ nóng trong thai kỳ thường nhiều hơn trong những lần mang thai sau.

Những người có thói quen hút thuốc lá chủ động hoặc thường phải hút thuốc lá bị động. Hút thuốc lá bị động nghĩa là hít phải khói thuốc từ những người hút xung quanh. Vì vậy, dù thai phụ không hút nhưng sống cùng những người hay hút thuốc thì vẫn phải chịu những tác động xấu từ khói thuốc mang lại. Những chất có trong khói thuốc góp phần gây ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Đồng thời, chúng sẽ ảnh hưởng xấu lến sức khỏe thai nhi.

Nếu tình trạng ợ nóng, khó tiêu đã thường có từ trước thì sẽ có xu hướng tăng lên khi mang thai.

4. Ợ nóng khi mang thai có gì khác biệt?

Về cơ bản, triệu chứng ợ nóng ở thai phụ không khác biệt nhiều so với người bình thường. Đó thường là cảm giác nóng rát ở ngực, ngay sau xương ức. Thường kèm theo cảm giác chua hoặc đắng ở cổ họng. Ngoài ra còn có đầy hơi, khó tiêu sau mỗi bữa ăn. Khàn giọng, ho khan nhiều vào buổi sáng,… cũng là một số dấu hiệu thường gặp.

Đa phần ợ nóng là một triệu chứng hay gặp ở người bình thường nói chung cũng như thai phụ nói riêng. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi có triệu chứng này. Gần như ợ nóng và khó tiêu không gây nguy hiểm gì đặc biệt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xuất hiện trong thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh con. Vì khi đó nội tiết trở về bình thường và ổ bụng giảm đi áp lực. Biến chứng viêm loét thực quản cũng ít khi gặp.

Tuy nhiên, một số triệu chứng nguy hiểm khác có thể bị nhầm lẫn với ợ nóng. Chẳng hạn như một cơn đau ngực do vấn đề tim mạch. Hoặc khi ợ nóng không xảy ra đơn thuần mà có nguyên nhân bệnh lí khác. Những bệnh lí mạn tính hay ác tính của đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe của người mẹ. Mẹ ăn uống không đủ dưỡng chất, suy nhược không đủ sức cho cuộc chuyển dạ,…Từ đó gián tiếp tác động lên sự phát triển của thai nhi.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Về nguyên tắc, những triệu chứng bất thường khi mang thai nên được lưu tâm cẩn thận. Khi có những tình trạng sau đây kèm theo ợ nóng, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn:

Ợ nóng và các triệu chứng kèm theo xảy ra thường xuyên. Đặc biệt khi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

đau ngực không rõ nguyên nhân. Chúng khiến bạn phân vân giữa ợ nóng và vấn đề tim mạch.

Một tình trạngkhông rõ nguyên nhân. Chúng khiến bạn phân vân giữa ợ nóng và vấn đề tim mạch.

Khó nuốt vì đau, nghẹn xảy ra thường xuyên.

Tình trạng nghén xảy ra quá nhiều, nôn ói quá thường xuyên khiến thai phụ mệt mỏi. Đặc biệt nếu so với lần mang thai trước đây của bản thân thai phụ. Nôn ói, kén ăn khi nghén là tình trạng bình thường trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên khi nghén nặng và kéo dài, thậm chí khiến bạn không thể ăn uống được gì, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lí ác tính khác.

Tăng cân chậm chạp, không đủ. Bình thường, trong cả thai kỳ người phụ nữ sẽ tăng khoảng 12-13kg khi mang đơn thai. Thai phụ và người nhà nên thường xuyên theo dõi thể trọng của người mẹ. Kết hợp với nghén và tình trạng ăn uống như đã đề cập, hãy đi khám ngay khi phát hiện bất thường.

Ói ra máu, đi ngoài ra máu hoặc thấy phân chuyển thành màu đen, có mùi hôi. Tình trạng này báo hiệu đường tiêu hóa có tình trạng viêm loét nghiêm trọng. 

6. Điều trị ợ nóng cho thai phụ:

Nguyên tắc điều trị ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản nói chung là kết hợp cả biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó, không dùng thuốc tức điều chỉnh chế độ ăn và lối sống được cân nhắc đầu tiên và mang lại nhiều hiệu quả về lâu dài, không ảnh hưởng đến thai nhi.

6.1 Điều trị không dùng thuốc:

khó tiêu, trào ngược dễ xảy ra hơn.

Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ăn quá no khiến tình trạng đầy bụng,, trào ngược dễ xảy ra hơn.

Ăn chậm, nhai kỹ.

Uống ít nước trong lúc ăn.

Tránh khói thuốc và hạn chế rượu bia.

Ngồi thẳng khi ăn. Đặc biệt không nằm ngay sau ăn. Nên ăn tối trước khi đi ngủ trên 3 tiếng đồng hồ.

Kê đầu cao khi nằm bằng cách đặt gối dưới vai. Khoảng cách tốt nhất giữa đầu và giường là 15-30cm.

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Quần áo bó sát tạo áp lực lên ổ bụng là điều kiện cho trào ngược dễ xảy ra hơn.

táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

Tránhbằng cách ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

Hạn chế thực phẩm chua cay hay quá nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, chocolate, soda,…

6.2 Điều trị dùng thuốc:

Bất kỳ liệu pháp dùng thuốc nào trong thai kỳ đều nên được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích cho mẹ và tác hại lên thai. Vì vậy, hãy đến cơ sở y tế để nhận được điều trị chính xác, không tự ý dùng thuốc. Quan trọng nhất là tuân thủ đúng và đều đặn đơn thuốc. Vì đây là một tình trạng mạn tính dễ dàng tái đi tái lại.

Tình trạng trào ngược nói chung ở mức độ nhẹ sẽ được điều chỉnh trước với phương pháp điều chỉnh lối sống. Nhóm thuốc antacid và alginate có thể được cân nhắc sử dụng.

Nhóm thuốc PPIs đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra khi dùng lâu dài, trẻ sinh ra có nguy cơ phát triển bệnh hen về sau. Vì vậy chỉ nên được xem xét sử dụng với các trường hợp nặng.

Một số thuốc khác dùng điều trị ợ nóng, khó tiêu, trào ngược cho người bình thường có thể gây ảnh hưởng xấu lên mẹ và thai nhi. Trong quá trình sử dụng, nên tuân thủ điều trị. Khám thai định kỳ đầy đủ để được kiểm tra sức khỏe mẹ và thai thường xuyên. Không nên tự ý sử dụng thuốc lâu dài.

Ợ nóng nói riêng và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nói chung là một phiền toái thường gặp trong thai kỳ. Đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Sự thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ và sự tăng trưởng trong thai nhi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Thông thường, chúng sẽ tự lui sau khi sinh và không để lại biến chứng nguy hiểm. Thận trọng với thói quen ăn uống là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa cũng như điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Bà Bầu Bị Ợ Nóng Phải Làm Sao? Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết

Ợ nóng còn gọi là chứng khó tiêu acid hay trào ngược acid. Đó là cảm giác nóng rát lan từ vùng dưới xương ức đến hông. Ợ nóng xuất hiện khi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng hoặc khoang miệng, để lại vị đắng và chua. Một số bà bầu bị ợ nóng còn có cảm giác đau và nóng rát vùng trung tâm ngực. Bên cạnh đó, bà bầu bị ợ nóng còn bị đầy hơi, khó tiêu, ho khan vào buổi sáng,…

Trên thế giới, cứ 10 phụ nữ mang thai lại có khoảng 8 người mắc chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng khi mang thai xuất hiện dày đặc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất ợ nóng ở lần mang thai sau thường cao hơn lần mang thai trước. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhưng có thói quen hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc lá bị động có nguy cơ cao bị ợ nóng.

Nguyên nhân bà bầu bị ợ nóng

Bà bầu bị ợ nóng do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, kích thước tử cung tăng và một số nguyên nhân khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về 2 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ợ nóng.

Hormone thai kỳ – Progesterone có vai trò kiểm soát sự co cơ tử cung và nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang thai, Progesterone tăng lên để cơ tử cung giãn ra và thai nhi phát triển bình thường. Điều này khiến cho cơ vòng dưới thực quản giãn theo, acid dạ dày trào ngược gây nóng rát cổ. Progesterone còn làm giảm nhu động dạ dày, theo đó, quá trình tiêu hóa bị chậm lại.

Chứng ợ nóng ở bà bầu còn do kích thước tử cung tăng. Khối lượng của em bé và kích thước tử cung tăng làm cho các cơ quan trong bụng người mẹ bị chèn ép, trong đó có dạ dày. Em bé càng lớn thì dạ dày bị chèn ép càng nhiều. Áp lực lên dạ dày tăng khiến dịch vị trào lên thực quản nhiều hơn bình thường.

Cách trị ợ nóng khi mang thai thường kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc. Không dùng thuốc hay chính là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt mang đến kết quả khả quan, lâu dài.

Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý khi sử dụng thuốc, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như hệ thống thần kinh trung ương, tim, tay, chân,… Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này có thể gây dị tật thai nhi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị chứng ợ nóng khi mang thai. Một số loại thuốc giảm triệu chứng ợ nóng cho bà bầu và an toàn cho thai nhi thường được bác sĩ chỉ định là:

Thuốc đối kháng thụ thể H2 : Thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm Cimetidine, Famotidine, Ranitidine, được sử dụng cho trường hợp bị ợ nóng khi mang thai bởi nó khá an toàn. Thuốc có tác dụng giảm lượng acid dịch vị và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Thuốc ức chế bơm proton – PPIs : Thuốc Pantoprazole, Lansoprazole là những loại thuốc ức chế bơm proton an toàn với bà bầu bị ợ nóng. Những loại thuốc này giúp giảm tiết acid dịch vị và trị chứng ợ nóng hiệu quả.

Canxi Carbonate – Tums : Thường được sử dụng cho bà bầu bị ợ nóng. Canxi Carbonate có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm ợ nóng, ợ chua và phòng ngừa hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Để kiểm soát và ngăn ngừa chứng ợ nóng, bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý:

Tránh xa đồ ăn cay, nóng hay có vị chua như kim chi, dưa muối, cam, quýt, me, xoài xanh, sấu,…

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn giàu mỡ, đường vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa: khoai tây/khoai lang chiên, bánh ngọt, socola,…

Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, không hút thuốc lá,…

Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, tránh gây áp lực cho dạ dày

Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ngồi thẳng khi ăn để tránh tình trạng ợ nóng, ợ chua

Bà bầu không nên ăn quá no hoặc mặc đồ bó sát khi đi ngủ

Nhai kẹo cao su sau khi ăn kích thích tăng tiết nước bọt để trung hòa acid dịch vị

Bà bầu nên nâng cao phần thân trên (khoảng 15cm) bằng nệm, gối nhỏ hoặc nằm nghiêng sang trái khi ngủ

Nên uống từng ngụm nhỏ nước lọc khi có dấu hiệu ợ nóng

Bà bầu bị ợ nóng, khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau tức ngực

Nghẹn, khó nuốt

Nôn mửa, có thể nôn ra máu

mệt mỏi thường xuyên, thậm chí không ăn uống được gì

Tăng cân chậm và không đủ

Phân lẫn máu hoặc có màu đen, mùi hôi

Mang Thai Và Những Điều Cần Biết

Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông. Cơ thể bé bắt đầu tích mỡ, làn da dần căng ra và bé bắt đầu giống trẻ sơ sinh hơn mà chúng ta thường thấy. Quá tuyệt vời phải không nào?

Thông qua nhau thai, bé có thể nhận được oxy, nhưng khi được sinh ra, phổi của bé sẽ bắt đầu sử dụng oxy cho riêng mình. Surfactant là một chất giữ cho túi khí trong phổi gắn bó với nhau khi chúng ta thở ra và hít thở đúng cách. Các mí mắt của bé không còn dính vào nhau nữa, sẽ dần dần được tách ra 1 cách riêng biệt.

Một số mẹ bầu có thể nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.

Trí não của bé đang phát triển nhanh chóng tại thời điểm này. Vị giác cũng đang phát triển và trở nên phức tạp hơn.

Những thay đổi của mẹ mang thai tuần thứ 24

Những thay đổi của mẹ mang thai tuần thứ 24

Vòng bụng cồng kềnh, thật khó khăn để di chuyển phải không nào? Bụng của mẹ mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ mẹ khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng.

Mẹ sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày. Là do tổng lượng máu tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai.

Có khá nhiều mẹ sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn trong tuần thai này. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con co cứng lại vào những lúc bất chợt.

Chứng táo bón có thể hành hạ bạn nhiều hơn trong tuần thai này, thời gian cho việc đi đại tiện của các mẹ cũng tăng lên đáng kể, nhiều hơn mức mong muốn.

Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên.

Lời khuyên cho tuần thai thứ 24 của mẹ

Hãy tham khảo các thử nghiệm đường huyết để kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Nếu bà mẹ bị tiểu đường trong khi mang thai, nó có thể gây ra vấn đề ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như lượng đường trong máu thấp. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn uống bổ sung sắt.

Để vượt qua các cơn táo bón, mẹ nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.

Để ngăn ngừa các chứng phù tay chân hay các cơn co thắt hãy tiếp tục tập thể dục. Sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.

Không nằm ngửa, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài tập nào khiến bạn dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.

Nếu mẹ thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại.

Ốm Nghén Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào?

Thực tế, không có một thời gian chuẩn cho tất cả các mẹ. Có mẹ bị ốm nghén từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng cũng có mẹ bắt đầu nghén từ tháng thứ 3. Theo các chuyên gia, phổ biến nhất vẫn là sau khi chu kỳ kinh nguyệt “mất tích”, và nguyên nhân chính là hormone thai kỳ. Cũng vì vậy, ốm nghén luôn được xem là dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất.

Triệu chứng buồn nôn, nôn ói, sợ mùi thức ăn, mệt mỏi… có thể trở nên nặng nề hơn vào tuần thai thứ 8-9 và sẽ giảm dần khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ốm nghén kéo dài đến 9 tháng 10 ngày.

Nguyên nhân bị ốm nghén khi mang thai

Nhắc đến nguyên nhân ốm nghén, mọi người sẽ nghĩ ngay đến sự thay đổi nội tiết tố. Nồng độ hormone tăng cao làm giãn cơ hệ tiêu hóa, làm thức ăn bị đẩy ngược lên gây buồn nôn.

Tuy nhiên, hormone thai kỳ không phải “thủ phạm” duy nhất. Theo các chuyên gia, bà bầu ốm nghén cũng có thể do thói quen ăn uống thất thường, do thần kinh của bà bầu đặc biệt nhạy cảm với một số mùi vị hoặc do yếu tố di truyền.

Biểu hiện ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên

Mỗi bà bầu khác nhau sẽ có những biểu hiện ốm nghén khác nhau. Tuy nhiên, điển hình nhất vẫn là những biểu hiện sau:

Buồn nôn, nôn khan

Thường xuyên nôn ói

Mệt mỏi, khó chịu

Không ăn uống được, sợ mùi thức ăn

Thay đổi khẩu vị

Ốm nghén nặng phải làm sao?

Ốm nghén là triệu chứng thai kỳ phổ biến và không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị ốm nghén nặng, không thể ăn uống gì, bạn cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp tăng cường dinh dưỡng. Bà bầu không đủ chất, thai nhi trong bụng cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, cân nặng thai nhi dưới chuẩn.

Không quá phổ biến nhưng có khoảng 10-15% bà bầu bị ốm nghén nặng và phải nhờ đến sự trợ giúp của các loại thuốc chống nôn, hoặc được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin B6, truyền nước biển… Bà bầu nên cẩn thận nếu nhận thấy những dấu hiệu sau đây:

Nôn ói liên tục không kiểm soát

Không ăn được trong một thời gian dài

Xuất hiện triệu chứng cơ thể mất nước, sút cân liên tục

Mệt mỏi, không có sức

Lưu ý: Khi mang thai, việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào, dù là vitamin cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bổ sung vitamin quá liều có thể tác động xấu đến sự phát triển của bé cưng, thậm chí gây di tật.

Điều “thú vị” về giai đoạn thai nghén

Nhờ ốm nghén mà mẹ có thề “lờ mờ” đoán giới tính của bé cưng cũng như trí thông minh trong tương lai. Hiện tượng này cũng giúp ngăn ngừa biến chứng thai kỳ.

Đoán giới tính thai nhi nhờ ốm nghén?

Một thông tin thú vị dành cho các mẹ: Bà bầu ốm nghén có tỷ lệ sinh con gái nhiều hơn con trai. Đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Thụy Sỹ.

Theo đó, 55% bà bầu ốm nghén sẽ cho ra đời 1 nàng công chúa. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo, bởi trong nghiên cứu chỉ tập trung vào những bà bầu nghén nặng. Với những mẹ chỉ nghén thông thường, rất khó có thể xác định.

Ốm nghén – Yếu tố ảnh hưởng trí thông minh của bé

Nghiên cứu của các chuyên gia tại Canada tiến hành trên hơn 800.000 phụ nữ mang thai đến từ nhiều quốc gia cho thấy, những bé có mẹ bị ốm nghén trong thai kỳ không chỉ có chỉ số IQ cao mà còn có khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

Ốm nghén giúp ngăn ngừa biến chứng thai kỳ

Ngoài trí thông minh, nghiên cứu cũng cho thấy ốm nghén có thể giúp ngăn ngừa biến chứng sảy thai và sinh non, đồng thời cũng giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh. So với tỷ lệ sảy thai ở những mẹ không ốm nghén (9,5%), bà bầu ốm nghén có tỷ lệ sảy thai thấp hơn hẳn, khoảng 6,4%.

Không chỉ vợ bầu, chồng cũng có thể ốm nghén

Có thể bạn không tin, nhưng tình trạng chồng ốm nghén thay vợ khá phổ biến. Thậm chí, các chuyên gia còn đặt tên cho tình trạng này, gọi là Hội chứng couvade. Khi bị ốm nghén, anh xã cũng có thể cảm thấy buồn nôn, cảm giác đau nhức, thay đổi khẩu vị…

Ốm nghén có thể chữa trị

Với những bà bầu bị ốm nghén nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ăn uống. Chẳng hạn, chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, “lấp đầy” dạ dày với bánh quy khi vừa thức giấc, hoặc giữa những bữa ăn. Lưu ý không để cơ thể quá đói hoặc quá no. Ngoài ra, bạn cũng có thể “kết thân” với gừng – một trong những cách trị ốm nghén hiệu quả với nhiều bà bầu.

Tóm lại, ốm nghén khi mang thai không phải là triệu chứng nguy hiểm nên bà bầu có thể yên tâm. Hơn nữa, với những lợi ích tuyệt vời của ốm nghén, thay vì khó chịu vì chúng, sao bầu không vui vẻ hơn một chút?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!