Đề Xuất 6/2023 # Núm Vú Khi Mang Thai Có Biểu Hiện “Kỳ Lạ” Như Thế Nào? # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Núm Vú Khi Mang Thai Có Biểu Hiện “Kỳ Lạ” Như Thế Nào? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Núm Vú Khi Mang Thai Có Biểu Hiện “Kỳ Lạ” Như Thế Nào? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Núm vú khi mang thai sẽ bớt nhạy cảm sau 3 tháng đầu thai kỳ – Ảnh Internet

1. Đầu ngực nhạy cảm bất thường

Triệu chứng này thường gây khó chịu cho bà bầu vì mẹ có thể cảm thấy nhạy cảm khi chạm vào đầu ngực hoặc đau tức khi mặc áo ngực. Nhiều phụ nữ thường lầm tưởng đây là dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt nên không để ý đến. Đây được xem là dấu hiệu có thai phổ biến bởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, phần lớn chị em sẽ trải qua triệu chứng này.

Thai phụ không cần lo lắng vì hiện tượng này chỉ là do sự tăng hormone estrogen và progesterone, khiến lưu thông máu gia tăng làm đầu ngực nhạy cảm bất thường. Triệu chứng này sẽ bớt khó chịu từ sau tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, sự nhạy cảm bất thường ở núm vú khi mang thai lại là lý do một số chị em thường tránh gần gũi chồng trong những tháng đầu thai kỳ.

Khi mang thai đầu ngực của các mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn – Ảnh Internet

2. “Nhũ hoa” trở nên sẫm màu hơn

Bước vào tuần thai thứ 4, mẹ sẽ thấy núm vú khi mang thai sẽ trở nên to hơn và sậm màu hơn so với lúc trước, do tăng lượng sắc tố da. Một số mẹ bầu còn thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da của bầu ngực. Không chỉ vậy, trong vài tháng đầu thì quầng vú bao quanh đầu vú cũng sẽ lớn và sậm màu hơn. Nhiều mẹ bầu còn nhận thấy nhũ hoa bị bóng nhờn do tuyến bã dầu hoạt động mạnh.

Tất cả những thay đổi này là nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của người mẹ về sau. Và sang giai đoạn cho con bú thì mẹ có thể yên tâm vì đầu ngực sẽ sáng màu trở lại.

“Nhũ hoa” lớn hơn và sậm màu hơn khi mang thai – Ảnh Internet

3. Xuất hiện hiện tượng rò rỉ sữa non

Từ tuần thứ 16 trở đi, ngực của mẹ có thể bắt đầu sản xuất sữa non và mẹ sẽ cảm nhận thấy có dòng chảy đang hoạt động bên trong ngực của mình. Vào cuối thai kỳ, một số mẹ bầu có thể nhận thấy đầu ngực tiết ra chất lỏng có màu vàng nhạt, đó là sữa non.

Đây là sữa đầu tiên mà cơ thể bà bầu sản xuất ra, chứa rất nhiều kháng thể có lợi cho trẻ sơ sinh. Ngoài tiết ra sữa non ở dạng chất lỏng, thì nhiều mẹ bầu khác lại thấy, núm vú khi mang thai ở những tháng cuối tiết sữa non ở dạng một lớp màng hoặc chất đóng cục.

4. Nốt nhỏ li ti quanh đầu ngực

Một sự thay đổi mà hầu hết phụ nữ đều nhận thấy ở núm vú khi mang thai đó là sự xuất hiện của những nốt sần nhỏ li ti. Đây là hiện tượng rất bình thường bởi những nốt sần này là một dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu, còn được gọi là các hạt Montgomery, chúng hoạt động mạnh mẽ và nở lớn hơn khi mang thai.

Núm vú khi mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi, nhằm chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thay đổi ở đầu ngực khi mang thai là những hiện tượng bình thường và phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp phải. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, khác lạ kèm theo cảm giác đau đớn hay chảy máu thì mẹ cần đến gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ánh Ngọc tổng hợp

Mang Thai 4 Tuần Có Biểu Hiện Gì?

Ngực to và nhạy cảm hơn

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi mang thai 4 tuần có biểu hiện gì chính là ngực to căng và nhạy cảm hơn. Lúc này chị em sẽ thấy bầu ngực trở nên căng tròn và rất nhạy cảm. Chỉ cần tác động nhẹ lên bầu ngực là chị em đã cảm thấy đau và tưng tức rồi. Đặc biệt nếu để ý kỹ chị em sẽ thấy núm vú sẽ sẫm màu hơn, cùng với đó các tĩnh mạch xung quanh bầu ngực cũng nổi rõ hơn.

Cảm giác mệt lả đột ngột

Dù không làm gì quá sức cũng như chế độ ăn uống không thay đổi nhưng đôi lúc chị em có cảm giác mệt mỏi vô cùng. Nhiều khi cảm thấy như bị lả đột ngột vậy. Đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể thai phụ khiến chị em chưa thích nghi kịp.

Nhạy cảm với mùi

Mang thai 4 tuần có biểu hiện gì? Đó chính là sự nhạy cảm với mùi một cách rõ nét hơn. Nếu như các món trước đây từng là sở thích của chị em thì đến bây giờ chỉ cần ngửi hoặc nhìn thấy là chị em đã rất sợ rồi. Cảm giác nôn và buồn nôn luôn thường trực bất cứ khi nào?

Đi tiểu thường xuyên hơn

Do việc mang thai khiến sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang ngày càng gia tăng. Cùng với đó lượng máu lưu thông tới khu vực tử cung ngày càng nhiều. Từ đó chị em sẽ thường xuyên đi tiểu hơn ngay sau thời gian ngắn mang thai. Thậm chí mỗi lần đi chỉ rất ít nhưng chị em không dễ dàng gì để nhịn được việc đi tiểu như lúc chưa mang thai.

Đau lưng

Trong giai đoạn 4 tháng mang thai này, chị em sẽ cảm thấy bị đau lưng hoặc đau bẹn hay vùng dưới xương chậu. Đó là dấu hiệu bình thường của việc mang thai. Thậm chí triệu chứng này còn kéo dài suốt thời kỳ mang thai.

Biểu Hiện Tiểu Đường Thai Kỳ Hầu Như Không Có Biểu Hiện Rõ Ràng

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ hầu như không có biểu hiện rõ ràng nên thai phụ thường không biết mình bị bệnh. Việc theo dõi, tầm soát bệnh để phát hiện sớm và điều trị tiểu đường thai kỳ kịp thời là hết sức quan trong.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ là một thể bệnh tiểu đường, chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian mang thai và chấm dứt khi thai phụ đã sinh em bé. Nếu sản phụ sau sinh 6 tuần vẫn bị tiểu đường thai kỳ chưa khỏi thì lúc nào bệnh không được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ nữa mà chuyển thành bệnh tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường do dinh dưỡng hoặc tiểu đường triệu chứng.

2. Ai là người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?

Bất cứ phụ nữ nào khi mang thai cũng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm:

Người đã từng mắc tiểu đường

Người đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở 1 hoặc nhiều lần mang thai trước đó

Người thừa cân, béo phì

Người đã từng sảy thai hoặc bị tiền sản giật

Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi

Người có bệnh huyết áp cao

Người có người thân (cha, mẹ, anh, chị em ruột) từng phải tiêm insulin bổ sung.

3. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

4. Phải làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ ?

Tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng nên nếu không làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nghiệm pháp dung nạp glucose thì rất khó phát hiện bệnh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai đều phải làm xét nghiệm khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ.

Trước đây, việc chẩn đoán tiểu đường thai kỳ chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, chỉ phụ thuộc vào kết quả này thì sẽ không chính xác vì thực tế vẫn có nhiều trường hợp không bị tiểu đường thai kỳ nhưng trong nước tiểu vẫn phát hiện đường. Ngoài ra, những người bị tiểu đường thai kỳ cũng có lúc âm tính và dương tính với đường niệu.

Phụ nữ mang thai sẽ phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi làm xét nghiệm. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện vào buổi sáng và lưu ý trước với thai phụ là nhịn ăn sáng. Y tá sẽ lấy mẫu máu của thai phụ, gọi là mẫu máu đầu tiên để đo mức đường huyết trong máu khi đói. Sau đó, thai phụ sẽ được cho uống một cốc nước đường với lượng đường đã được quy định trước. Khi đường ngấm vào máu, thai phụ sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết trong máu và so sánh với mức đường huyết thu được ở mẫu máu đầu tiên.

Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người không mang thai thì người bị tiểu đường thai kỳ cần phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem nhất định. Tùy theo nhu cầu năng lượng của người mẹ, trọng lượng trước khi có thai, trọng lượng hiện tại, tuần thai của em bé… để xác định rõ nhu cầu cần thiết của thai phụ.

Ngoài ra, thai phụ cần có chế độ luyện tập phù hợp. Nếu trong quá trình tập luyện, thai phụ cảm thấy mệt thì cần phải ngừng tập và nghỉ ngơi. Hình thức tập luyện, thời gian tập luyện cần có sự tư vấn của bác sĩ. Nên tập luyện ở mức trung bình, nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thai phụ cần giữ nhịp tim không vượt qua 140 lần/phút trong tập luyện. Không nên để tim đập nhanh kéo dài. Có thể đi bộ hoặc bơi lội để tăng cường sức khỏe, giảm áp lực các khớp, lại không gây chấn thương cho các khớp xương ở bàn chân và cẳng chân.

Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện mà vẫn không kiểm soát được lượng đường trong máu thì thai phụ bắt buộc phải dùng thuốc insulin theo liều lượng nhất định mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị, tránh hạ đường huyết hoặc các tai biến nguy hiểm khác.

5. Ý nghĩa xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Có thể khẳng định, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng. Vì nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm đường huyết thì tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trong đến cả mẹ và con, không những là ảnh hưởng trong thời gian mang thai, sinh nở mà còn cả cuộc sống sau này.

Tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi phát triển quá to, dẫn đến khó sinh, tăng nguy cơ sinh khó và những biến chứng nguy hiểm khi sinh con. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đẻ non, sảy thai. Thai nhi nếu sinh non sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Tiểu đường thai kỳ cũng có thể đe dọa sức khỏe người mẹ với nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật, tăng nồng độ xê – tôn máu của cả mẹ và thai nhi – ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi.

Vì thế, phụ nữ mang thai không được chủ quan, cần kiểm tra, tầm soát và phát hiện bệnh sớm đẻ có hình thức can thiệp kịp thời.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, bao gồm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh – trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ. Hiện Vinmec đang có những gói Thai sản trọn gói bao gồm:

Mọi thông tin về dịch vụ thai sản và sinh đẻ tại Bệnh viện Vinmec, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Biểu Hiện Khi Mang Thai: Những Cách Phát Hiện Thai Kì Sớm Và Chuẩn Xác

Bạn có biết những biểu hiện khi mang thai? Đây là tất cả những triệu chứng phổ biến đến ít gặp mà bạn nên biết để phát hiện thai kì sớm.

Các biểu hiện khi mang thai phổ biến

Không có kinh nguyệt

Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh nở, và đã trễ kinh hơn một tuần, có thể bạn đã có thai. Triệu chứng này thường bị hiểu lầm là kinh nguyệt không đều.

Sưng vú

Thay đổi nội tiết tố thai kỳ có thể làm cho ngực của bạn nhạy cảm và đau. Sự khó chịu có thể sẽ giảm sau một vài tuần khi cơ thể bạn điều chỉnh theo sự thay đổi nội tiết tố.

Buồn nôn, nôn khan

Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khoảng một tháng sau khi có thai. Có thể bạn sẽ buồn nôn vào ngày hoặc đêm. Có người có thể cảm thấy buồn nôn sớm hơn. Nhưng cũng có người không bao giờ bị buồn nôn. Nguyên nhân gây buồn nôn không rõ ràng, có thể do hormone thai kì.

Đi tiểu nhiều

Bạn có thể thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên trong thai kỳ, khiến thận của bạn phải xử lý thêm nhiều chất lỏng. Do đó, lượng nước tiểu cũng tăng lên.

Mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng thai kì vô cùng phổ biến. Trong thời kỳ đầu mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng vọt. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.

Các biểu hiện khi mang thai có thể gặp trong ba tháng đầu tiên

Tâm trạng buồn bã khi mang thai

Hormone trong cơ thể bạn trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn xúc động và khóc lóc bất thường. Sự thay đổi tâm trạng cũng rất phổ biến.

Đầy hơi

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi. Biểu hiện này khá giống khi bạn bắt đầu kinh nguyệt.

Chảy máu

Đôi khi chảy một lượng máu nhỏ là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kì. Khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai, trứng thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Điều này khiến một ít máu rỉ ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng gặp biểu hiện này.

Biểu hiện khi mang thai thường gặp là chuột rút

Một số phụ nữ sẽ thường gặp tình trạng chuột rút trong thời kỳ đầu mang thai.

Táo bón

Thay đổi nội tiết tố khiến hệ thống tiêu hóa của bạn chậm lại, có thể dẫn đến táo bón.

Nhạy cảm với mùi thực phẩm

Khi bạn mang thai, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi nhất định. Khẩu vị của bạn có thể thay đổi. Điều này cũng có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Nghẹt mũi

Tăng nồng độ hormone và sản xuất máu có thể khiến màng nhầy trong mũi của bạn sưng lên, khô và chảy máu dễ dàng. Điều này có thể khiến bạn bị nghẹt hoặc chảy nước mũi.

Tăng nhịp tim là một biểu hiện khi mang thai

Ngược lại, cũng có những người mang thai nhưng không hề gặp những triệu chứng này. Vì thé, nếu bạn đã mất kinh và thấy những triệu chứng mang thai, hãy đến khám bác sĩ để phát hiện nếu có thai kì. Càng phát hiện mang thai sớm, bạn càng có thể chăm sóc thai nhi tốt hơn.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Núm Vú Khi Mang Thai Có Biểu Hiện “Kỳ Lạ” Như Thế Nào? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!