Đề Xuất 3/2023 # Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai sau tuổi 35

18 Jun 2020

Mang thai sau tuổi 35 như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Phụ nữ mang thai và sinh con sau tuổi 35 cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Người ta thường nói: “Tuổi tác chẳng là gì, nó chỉ là một con số”. Nhưng nói tới mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh thì tuổi tác có thể là một vấn đề lớn. 

Nhưng bạn hãy yên tâm, phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh mang thai sau tuổi 35 và thậm chỉ tới 40 có những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, bạn không cần sắp xếp một kế hoạch thông minh để tối ưu sức khỏe của mình và em bé trong thai kỳ.

Tôi có thể làm gì để tăng khả năng có một em bé khỏe mạnh?

1. Tầm soát và tư vấn tiền làm tổ

Khi bạn quyết định đã sẵn sàng để mang thai sau tuổi 35. Có một số vấn đề hết sức quan trọng cần làm trước khi thụ thai. Bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra rằng bạn có khỏe mạnh trước khi mang thai hay không? Bạn nên trao đổi với bác sĩ để chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị tinh thần để có thai.

2. Chăm sóc tiền sản sớm và thường xuyên

Tám tuần đầu tiên của thai kỳ là cực kì quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Chăm sóc tiền sản sớm và thường xuyên có thể tăng tỷ lệ an toàn cho thai kỳ và đảm bảo em bé khỏe mạnh. Chăm sóc tiền sản bao gồm tầm soát, xét nghiệm định kỳ, giáo dục thai kỳ và sinh đẻ, tư vấn và hỗ trợ.

3. Chăm sóc tiền sản bảo vệ những bà mẹ mang thai sau tuổi 35

Nó cho phép các bác sĩ đi trước đón đầu các bệnh lý phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi mang thai. Ví dụ như, ở độ tuổi của bạn có thể tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật (một bệnh lý gây tăng huyết áp cùng với xuất hiện protein trong nước tiểu). Khi đi khám tiền sản, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein và đường niệu, đường máu của bạn. Bằng cách này, mọi vấn đề tiềm ẩn đều có thể được phát hiện và điều trị sớm.

4. Cân nhắc các xét nghiệm tiền sản theo yêu cầu dành cho phụ nữ trên 35 tuổi

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn một số xét nghiệm tiền sản đặc biệt mà dành riêng cho những phụ nữ lớn tuổi. Các xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ dị tật của em bé. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những xét nghiệm này về các nguy cơ, lợi ích và liệu bạn nên làm gì là hợp lý.

5. Uống Vitamin

Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc những vấn đề trong thai kỳ?

1. Chăm sóc sức khỏe tốt

Khi mang thai, đặc biệt là mang thai sau tuổi 35 bạn càng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát được mọi vấn đề tồn tại và bảo vệ bạn khỏi đái tháo đường và tăng huyết áp thai kỳ. Khi bạn khỏe hơn, em bé trong bụng bạn cũng sẽ có sức khỏe tốt hơn.

2. Tiếp tục tái khám ở các bác sĩ khác

Nếu bạn có bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Hãy chắc chắn rằng bạn tái khám với bác sĩ chuyên khoa đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nha sĩ thường xuyên và làm sạch răng miệng. Răng và lợi khỏe mạnh làm giảm tỷ lệ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

3. Duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh

Ăn nhiều loại thức ăn sẽ giúp bạn hấp thu được đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Hãy ăn nhiều loại rau quả, ngũ cốc, các loại đậu, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Bạn nên ăn và uống ít nhất 4 bữa sữa và các thực phẩm giàu calci mỗi ngày. Nó giúp bạn giữ gìn sự khỏe mạnh của răng và xương và cũng giúp em bé phát triển. Cũng cần chắc chắn rằng bạn bổ sung các nguồn thực phẩm có chứa acid folic, như rau xanh, đậu khô, gan và một số loại trái cây có múi.

4. Tăng cân hợp lý

Hỏi bác sĩ để biết liệu bạn tăng cao nhiêu cân là ổn. Phụ nữ với trọng lượng bình thường nên tăng 10 – 15 kg trong thai kỳ. Nếu bạn thừa cân trước khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chỉ tăng từ 5 – 10 kg. Phụ nữ béo phì có thể chỉ cần tăng 4 tới 8 kg. Tăng cân hợp lý làm giảm nguy cơ chậm phát triển cho thai nhi và hạ thấp các nguy cơ trước sinh. Đối với bà mẹ, điều đó còn làm giảm các bệnh lý phát triển trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp thai kỳ.

5. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn luôn có cân nặng vừa phải, giúp giữ dáng và giải tỏa bớt căng thẳng. Nhưng bạn nên được bác sĩ xem qua các bài tập của bạn. Thường thì bạn sẽ có thể thể tiếp tục thói quen tập thể dục bình thường trong thai kỳ. Nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm bớt hoặc điều chỉnh thói quen tập luyện.

6. Bỏ uống rượu và hút thuốc

Giống như mọi sản phụ khác, bạn nên bỏ rượu và không hút thuốc trong thai kỳ. Uống rượu làm tăng nguy cơ nhiều bệnh lý tâm thần và khuyết tật cơ thể cho trẻ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sinh ra một em bé nhẹ cân, một vấn đề rất phổ biến ở các bà mẹ lớn tuổi. Ngoài ra, không hút thuốc cũng giúp phòng ngừa tiền sản giật.

7. Trao đổi với bác sĩ về các thuốc

Bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết những thuốc nào là an toàn trong khi mang thai và cho con bú. Những thuốc này bao gồm cả thuốc được kê đơn, thuốc không cần kê đơn, thực phẩm chức năng và cả thảo dược.

Nguồn: https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-after-3

Phụ Nữ Mang Thai, Sinh Con Sau 35 Tuổi Phải Lưu Ý Những Gì?

Xu hướng xã hội hiện nay, phụ nữ sinh con muộn ngày càng nhiều. Khi mang thai muộn (sau tuổi 35) thai phụ càng cần phải lưu ý đến các vấn đề sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Sản phụ được siêu âm tầm soát sức khỏe thai nhi khi khám thai định kỳ. ẢNH: NGUYÊN MI

Theo bác sĩ Lê Tiểu My (Khoa Phụ sản – Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Mỹ Đức, TP.HCM): Xu hướng xã hội hiện nay, phụ nữ sinh con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân: cá nhân, kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, về mặt y khoa, nếu phụ nữ từ 35 tuổi trở lên mang thai lần đầu, sẽ được lưu ý trong chẩn đoán, theo dõi thai kỳ là “con so lớn tuổi”. Các trường hợp này được xếp vào nhóm thai phụ lớn tuổi, có nhiều nguy cơ và cần được lưu ý nhiều vấn đề sức khỏe.

Tại sao lại cần lưu ý khi có thai muộn?

Có thai sau 35 tuổi sẽ nhiều nguy cơ cho thai phụ và thai nhi hơn. Thai phụ lớn tuổi trong suốt quá trình mang thai và sinh nở có tỉ lệ bệnh, nguy cơ cho sức khỏe em bé cũng nhiều hơn so với nhóm tuổi trẻ.

Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến sinh sản?

Bác sĩ My cho biết: Khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu giảm từ 32 tuổi, sau 37 tuổi thì tốc độ giảm càng nhanh. Số lượng trứng – chất lượng trứng (gọi chung là dự trữ buồng trứng) giảm. Chưa kể tuổi tác gia tăng có thể dẫn đến các nguy cơ nhân xơ, lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.

Vì vậy chuyện có thai, sinh con của phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều theo tuổi tác.

Ngoài ra, những bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường cũng là mối nguy hại cho việc mang thai, sinh nở. Cụ thể, có thể dẫn chứng, trước 30 tuổi, sức khỏe phụ nữ tốt hơn sẽ ít gặp các vấn đề trong thai kỳ hơn. Sau 35 tuổi, nếu mang thai là đánh dấu cột mốc “tăng huyết áp thai kỳ” ngay. Cao huyết áp và tiểu đường là những bệnh lý tác động trực tiếp đến bánh nhau, sự phát triển của thai nhi.

Mẹ lớn tuổi còn kéo theo nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh. Có thể ví dụ các nghiên cứu cho thấy ở người mẹ 20 tuổi thì nguy cơ này ở thai nhi là 1/525; thai phụ 30 tuổi thì nguy cơ dị tật ở thai nhi là 1/385; trên 35 tuổi là 1/200 và trên 40 tuổi là 1/65.

Mặt khác, phụ nữ lớn tuổi khi muốn có thai có thể được thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và có thể mang đa thai. Khi mang đa thai lại tăng nguy cơ sinh non, cao huyết áp – tiền sản giật,…

Khả năng mổ lấy thai ở thai phụ lớn tuổi cũng nhiều hơn, đi kèm theo các nguy cơ, tai biến phẫu thuật tăng hơn.

Thai phụ trên 35 tuổi cần lưu ý gì?

Bác sĩ My khuyến cáo phụ nữ mang thai muộn cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi khỏe mạnh.

Phụ nữ nên khám sức khỏe trước khi dự định mang thai.

Cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh.

Uống 0,4 mg acid folic mỗi ngày, ít nhất một tháng trước khi có thai và trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Tập thể dục đều đặn và phù hợp với sức khỏe thai kỳ.

Giảm cân nếu dư cân, béo phì.

Đặc biệt, không hút thuốc, uống rượu. Tìm hiểu về hóa chất độc hại trong môi trường sống và làm việc để hạn chế khả năng tiếp xúc.

Khám thai định kỳ. Trong đó, ngoài việc làm các xét nghiệm thường quy (như các thai phụ nguy cơ thấp, dưới 30 tuổi) thì thai phụ lớn tuổi cần nghiêm túc thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ về tầm soát dị tật, tầm soát bất thường ở thai nhi. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Có thể, thai phụ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như: sinh thiết gai nhau, chọc ối, NIPT (xét nghiệm gien sàng lọc trước sinh),…

“Đối với phụ nữ, tùy người, tùy hoàn cảnh mà có thể sinh con sớm hoặc muộn. Không ai có quyền lên án, chê trách phụ nữ có con muộn, mọi người chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ họ mà thôi”, bác sĩ My chia sẻ.

Theo Nguyên Mi (Thanh Niên)

Những Biến Chứng Khi Phụ Nữ Mang Thai Sau 35 Tuổi

Sức khỏe cộng đồng cho biết, những phụ nữ quyết định sinh con sau tuổi 35 thường phải đối diện với những biến chứng thai kỳ cao như chứng tiểu đường thai nghén, huyết áp, những căn bệnh này có thể khiến phụ nữ sinh non, hoặc chuyển dạ sớm.

Nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm sắc thể

Ở những phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các hội chứng như down, turner cao.

Tuy rằng chưa có bằng chứng khoa học nào lý giải lý do vì sao nhưng người mẹ khi mang thai tuổi càng cao thì thì tỷ lệ rối loại di truyền càng cao. Do vậy các chuyên gia y tế khuyên bạn những thai phụ trên 35 tuổi nên làm các xét nghiệm ở tuần thứ 9-12 của thai kỳ để phát hiện khả năng trẻ có thể mắc các bệnh về nhiễm sắc thể.

Đối diện với nguy cơ sẩy thai

Những phụ nữ lớn tuổi khi mang thai thường phải đối diện với nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn phụ nữ trẻ tuổi, vậy nên khi quyết định mang thai phụ nữ trên 35 tuổi cần lưu ý cẩn trọng khi đi lại, cũng như chế độ ăn uống.

Có khả năng mang thai đôi cao

Dù chưa có câu trả lời chắc chắn 100% nhưng các chuyên gia y học gần đây đã đưa ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sinh đôi phổ biến hơn ở những thai phụ cao tuổi, bao gồm: thay đổi nội tiết tố và việc tăng sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Chất lượng trứng giảm

Chất lượng trứng bắt đầu bị suy giảm khi phụ nữ bước sang độ tuổi từ 30 tới 40, với các khiếm khuyết di truyền trứng cao hơn và khả năng thụ thai thấp hơn. Ngoài ra, số lượng trứng giảm đi theo độ tuổi cũng khiến khả năng thụ thai đi xuống.

Mất nhiều thời gian để thụ thai

Ngoài việc khả năng sinh sản giảm sau tuổi 35, phụ nữ ở độ tuổi này thường cũng mất nhiều thời gian hơn để thụ thai. Ví dụ, một đôi vợ chồng ở độ tuổi 20 có thể chỉ mất vài tháng để mang thai thì ở độ tuổi ngoài 35 có thể mất vài năm. Dinh dưỡng, trọng lượng, lối sống, cũng như tần suất quan hệ tình dục giảm là các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này.

Một số biện pháp có thể ngăn ngừa các biến chứng

Trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, lượng protein trong nước tiểu, lượng đường trong máu của bạn. Bằng cách đó, bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cũng có thể được xử lý kịp thời.

– Không thay đổi đột ngột chế độ ăn uống hoặc thời gian tập luyện thể dục, nhưng bạn nên cố gắng ăn đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu mới cho thấy lượng calo của phụ nữ mang thai giảm sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp và tiền sản giật cũng như bệnh tiểu đường thai kì khi sinh em bé.

– Trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng cho một thai kì khỏe mạnh. Trạng thái cảm xúc tiêu cực khi mang thai có thể tạo ra một số hormone có hại cho sức khỏe của bạn. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga trong quá trình mang thai có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng như công việc.

Bạn hãy nhớ rằng luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt, ăn uống đầy đủ và thường xuyên tập thể dục đúng cách sẽ làm giảm đáng kể những rủi ro khi mang thai sau 35 tuổi. Ngày nay, mang thai sau 35 tuổi ngày càng được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn bởi khi đó họ đã hoàn thành được tham vọng nghề nghiệp và có điều kiện tài chính vững chắc.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Chữa lãnh cảm bằng y học cổ truyền

10 lí do bạn nên ăn mướp đắng

Điều trị bệnh lãnh cảm

Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh lãnh cảm

Theo GDVN

Mang Thai Sau Tuổi 40 Phụ Nữ Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Mang thai ở tuổi 40 không phải là lựa chọn của số đông phụ nữ bởi đây không còn là độ tuổi lý tưởng để mang bầu. Tuy nhiên nếu “món quà vô giá” xuất hiện hơi muộn thì bạn và gia đình cũng không cần phải quá lo lắng hay băn khoăn.

Những lợi ích và bất cập khi mang thai ở tuổi 40

Nếu đã quyết định trở thành mẹ bỉm sau tuổi 40 bạn nhất định phải biết những lợi ích và rủi ro khi mang thai vào thời điểm này.

Tuổi thọ cao hơn: Theo nghiên cứu của The North American Menopause Society năm 2015 cho thấy, phụ nữ sinh con cuối cùng vào tuổi 33 sẽ sống đến 95 tuổi, trong khi đó phụ nữ sinh con ở tuổi 29 chỉ có tuổi tho bằng một nửa.

Việc mang bầu ở độ tuổi sau 40 chính là bằng chứng cho thấy hệ thống sinh sản lão hóa chậm hơn so với những phụ nữ khác.

Giàu vốn sống và kinh nghiệm chăm sóc: Tuổi 40 người mẹ đã đủ kinh nghiệm sống, đã vừa đủ với một tuổi trẻ nồng nhiệt, không còn cảm thấy quá say mê với những cuộc vui quên thời gian. Lúc này đây mẹ có thể bỏ qua cái tôi, dành toàn tâm toàn ý cho việc chăm sóc con trẻ, vun vén hạnh phúc gia đình.

Ổn định về mặt tài chính: Phần lớn phụ nữ ở tuổi này đều đã có sự nghiệp ổn định, không phải quá chật vật về vấ đề công việc hay thu nhập. Chính bởi vậy nên họ có thể tập trung nhiều thời gian cho việc chăm em bé. Hơn nữa, ổn định về tài chính cũng chính là yếu tố quan trọng để giúp phụ nữ giảm bớt những căng thẳng trong quá trình chăm sóc và nuôi con trẻ.

Có nhiều biến chứng thai kỳ: Mang thai ở độ tuổi này mẹ sẽ phải đối mặt với một loạt iến chứng như: huyết áp tăng, đái tháo đường thai kỳ,… thậm chí là nguy cơ thai nhi dị tật, đột biến nhiễm sắc thể hoặc sảy thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình sinh con mẹ có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm như: sinh con nhẹ cân, lưu thai, bé sinh ra có nhiều bệnh lý bẩm sinh,…

Rối loạn di truyền: Tỷ lệ bé sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down khi mẹ mang thai ở tuổi 40 là 1/100.

Nguy cơ bị loãng xương cao hơn: Theo tạp chí Health, phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao gấp đôi so với những người sinh sớm.

Những lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh khi mẹ đã ở tuổi 40

Để có thai nhi phát triển mạnh khỏe, mẹ yên tâm, tinh thần thoải khi mang bầu ở tuổi 40, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý

Thường xuyên vận động, tập thể dục đúng cách.

Tránh lối sống không lành mạnh

Bố sung axit folic khi muốn mang thai ở tuổi 40

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!