Đề Xuất 3/2023 # Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Đôi (Song Thai) # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Đôi (Song Thai) # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Đôi (Song Thai) mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai, mang thai đôi hay song thai là phổ biến nhất. Khoảng 90% là cặp song sinh, với 10% còn lại là sinh ba, tư, năm hay sinh nhiều hơn. Ngay cả khi gia đình bạn chưa có cặp song sinh, bạn vẫn có thể có bởi vì người phụ nữ nào cũng có khả năng có cặp song sinh. Có đến 5% sản phụ phát hiện mang thai đôi ở tuần 12 của thai kỳ, nhưng không phải tất cả đều có thể tồn tại và phát triển.

Việc mang thai đôi của bà mẹ này có thể khác các bà mẹ khác. Không có một tiền lệ hay công thức chung nào cho việc mang thai đôi. Ngay cả khi một người phụ nữ đã sinh đôi, lần mang thai tiếp theo có thể sẽ khác. Tuy vậy một số bà mẹ đã dự đoán trước và lo lắng cho cặp song sinh của mình. Vậy những điều cần biết khi mang thai đôi là gì và bà bầu cần phải chuẩn bị những gì khi mang thai đôi.

Những điều bà bầu cần biết khi mang thai đôi

Dấu hiệu mang song thai

Các dấu hiệu của việc mang song thai sẽ xuất hiện sớm hơn khi mang thai. Điều này là do nồng độ cao của hCG – nội tiết tố gây ra các triệu chứng thai sớm như buồn nôn và ói mửa.

Đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do trọng lượng của tử cung đè lên bàng quang. Hiện tượng này xảy ra cho đến khi tử cung được nâng cao hơn ra khỏi khung xương chậu.

Nhận biết được thai đạp sớm, sử dụng để theo dõi tim thai đập nhanh và rõ hơn nên sử dụng các loại monitor sản khoa có chức năng đo nhịp tim song thai như các dòng monitor sản khoa Advanced, thậm chí có thể nhận biết sớm hơn 15 tuần thai.

Bụng to sớm hơn bình thường. Tử cung có thể nâng lên và ra khỏi khung xương chậu trước 12 tuần.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể gặp các triệu chứng như khó thở. Điều này là do các cặp song sinh đã phát triển rất nhiều bắt đầu chiếm không gian co giãn của phổi.

Suy tĩnh mạch, trĩ, chân đau, phù lên và đi lại khó khăn.

Mang thai đôi khác nhau như thế nào?

Mang thai đôi và mang thai đơn có nhiều điểm khác nhau. Các triệu chứng mang thai đôi có thể nhiều hơn, bứt rứt, khó chịu. Khả năng gặp biến chứng cũng cao hơn. Nhưng không phải cứ mang song thai là có vấn đề, nhiều bà mẹ mang thai song sinh có một thời kỳ thật tuyệt vời và rất thoải mái. Tuy nhiên bà mẹ và song thai cần phải được theo dõi cẩn thận bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Khi siêu âm, bạn có thể không biết đang mang thai với cặp song sinh cùng trứng (giống hệt nhau) hoặc khác trứng (không giống hệt nhau). Hai trường hợp này không khác biệt nhau về triệu chứng mang thai nhưng khác nhau về nguy cơ biến chứng thai đôi.

Một trong những yếu tố làm tăng khả năng thụ thai cặp song sinh là độ tuổi của người mẹ. Nếu bạn là một người mẹ lớn tuổi đã có con thì kinh nghiệm của bạn về một kỳ mang thai sinh đôi có thể khác với một người mẹ trẻ tuổi và mang thai lần đầu tiên. Trong quá trình mang thai có thể rất mệt mỏi, đặc biệt là khi mang song thai. Bắt buộc phải nằm nghỉ ngơi trong khi bạn còn có con nhỏ cần chăm sóc.

Các biến chứng của song thai

Những rủi ro mà bà mẹ mang song thai và em bé của họ gặp phải có thể cao hơn các bà mẹ mang đơn thai và em bé của họ. Những rủi ro này có xu hướng tăng với mỗi tuần của thai kỳ khi những thai nhi lớn hơn và cơ thể người mẹ có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thời kỳ mang thai đôi.

Sẩy thai một hoặc hai thai.

Sinh non: điều này là phổ biến nhiều trong khi mang thai đôi. Người ta ước tính rằng ít hơn 50% các ca mang thai đôi được sinh khi hơn 38 tuần.

Sự bất thường trong cặp song sinh. Hiện tượng này phổ biến hơn ở cặp song sinh cùng trứng.

Cặp song sinh dính liền nhau. Bà mẹ sẽ được thông báo về điều này khi có một chẩn đoán bằng máy siêu âm màu 4d trong thời kỳ mang thai.

Nhỏ so với tuổi thai hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung. Cặp song sinh thường nhỏ hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với những bé sinh đơn có tuổi thai tương ứng.

Nguy cơ mổ lấy thai hoặc sử dụng các hỗ trợ khác như dùng kẹp hoặc giác hút tăng cao. Bà mẹ có hiện tượng sinh ngả âm đạo với cặp song sinh cần phải gây tê ngoài màng cứng và cắt tầng sinh môn. Điều này giúp cho các bác sĩ và nữ hộ sinh kiểm soát chủ động sự ra đời của các em bé, giảm thiểu các biến chứng. Sinh ngả âm đạo chỉ được xem xét nếu em bé đầu tiên là ngôi đầu (đi xuống) và em bé thứ 2 nặng hơn bé đầu tiên 500gr.

Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS). Hiện tượng này xảy ra khi một thai nhi trở nên lớn hơn khác thường do có một chia sẻ không đồng đều của dòng máu giữa chúng. Khả năng là khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng sẽ có gặp TTTS.

Cái chết của một trong hai song thai. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng giai đoạn nguy cơ cao nhất là trong quí 1 và quí 3.

Gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và cao huyết áp do mang thai gây ra (PIH), polyhydramnios – đầy ối (quá nhiều dich ối), thiếu máu và thiếu sắt

Sa dây và cuốn dây. Hiện tượng này khiến nhau thai cuốn cổ thai nhi và làm nghẽn mạch máu dẫn tới một hoặc 2 em bé.

Cẩn thận trong khi mang thai sinh đôi

Khi mang thai sinh đôi, bạn cần phải kiểm tra và siêu âm thai nhiều hơn. Rất khó khăn để sàng lọc thai nhi vào tuần thứ 18, đặc biệt là khi thai song sinh không nằm ở những vị trí tốt nhất để có thể nhìn thấy rõ ràng. Bạn cũng cần phải có kiểm tra Doppler để xem xét lưu lượng máu truyền qua dây rốn của mỗi thai nhi.

Phải theo dõi khối lượng nước ối để đảm bảo thận của các bé đang làm việc có hiệu quả.

Cặp song sinh thường phát triển ở mức tương tự như em bé đơn cho đến giữa 32 và 35 tuần. Sau giai đoạn này của thai kỳ, không gian trở thành một vấn đề không đơn giản cho sự phát triển. Ở giai đoạn này, các bà mẹ đang mang thai với cặp song sinh có thể bắt đầu trở nên rất khó chịu và cảm thấy khó có thể hoạt động dễ dàng. Vết rạn da cũng rất phổ biến trong quí thứ 3 khi các sợi collagen trong da không giãn ra được nữa.

Bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà hoặc nhập viện để theo dõi. Đây là một cách để có thể theo dõi huyết áp thường xuyên và cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Nếu bạn có nhóm máu âm tính, bạn có thể cần phải có sự đề phòng hình thành kháng thể Anti-D trong quí thứ hai và thứ ba khoảng 28 và 34 tuần. Bạn cần được bác sĩ sản khoa hướng dẫn cụ thể về điều này vì không có một phương pháp nào phù hợp để áp dụng cho tất cả các bà mẹ.

Nếu bạn có nguy cơ sinh sớm, bạn cần ít nhất một liều corticosteroid. Thuốc sẽ giúp phát triển phổi của thai nhi để chúng không phải hỗ trợ thở khi sinh non.

Bạn cần làm gì trong thời gian mang song thai?

Tầm quan trọng của việc mang thai song sinh làm cho các bà bầu nhiều lúc cảm thấy mình không được quan tâm trong thời gian mang thai mặc dù các nhân viên sản khoa luôn cố gắng không để xảy ra việc đó. Chính vì vậy, các bà bầu phải có ý thức cho việc chăm sóc cho bản thân mình.

Tự chăm sóc bản thân, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang song thai.

Hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Đảm bảo cơ thể bạn có đủ axit folic, protein, sắt và chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe cho thai nhi.

Dành thời gian để thư giãn. Cơ thể bạn đang làm việc 24 giờ mỗi ngày để phát triển và giúp hai bé trưởng thành. Điều đó có nghĩa sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi bạn không làm việc nhiều.

Cần hoàn thành công việc tại Công ty của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thai nhi được hơn 6 tháng. Xem xét ngày nghỉ phép của bạn với phòng nhân sự. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy lấy giấy chứng nhận từ bác sĩ. Lên kế hoạch và thông báo cho sếp của bạn khi bạn cần nghỉ sớm.

Tham gia các cuộc họp và trò chuyện với các bậc cha mẹ khác trước khi bạn sinh. Họ sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quí báu. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn cách thức sinh của bạn. Đọc những gì bạn có thể và hỏi rất nhiều câu hỏi. Các thông tin hữu ích đó sẽ giúp bạn vượt qua được sự lo lắng một cách dễ dàng.

Nếu bạn đã có con lớn, hãy gửi chúng đến nơi tin cậy để chúng được chăm sóc tốt hơn. Hai vợ chồng bạn cần có khoảng thời gian riêng tư trước khi sinh để chuẩn bị cho khoảnh khắc mừng đón cặp song sinh chào đời.

11 Điều Cần Biết Biết Khi Mang Thai Đôi

Út Em chào các mẹ.

Nếu các mẹ mang thai đôi và đang lúng túng không biết phải làm gì thì các mẹ sẽ không phải đối mặt việc này một mình đâu.

Phụ nữ mang thai đôi được cho là nhận được sự may mắn gấp đôi nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn so với mang thai đơn.

Ở Mỹ, theo tổ chức y tế phi chính phủ Mayo Clinic tại Rochester, Minn, cứ khoảng 3 trong số 100 phụ nữ có thai sẽ mang thai đôi hoặc thai ba. Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ mang thai đôi đang ngày càng gia tăng.

Để có sự chuẩn bị tốt, các mẹ hãy làm quen với 11 vấn đề mà các mẹ không biết về mang thai đôi từ khi thụ thai đến khi vượt cạn sinh nở.

Điều 1: Các mẹ có khả năng mang thai đôi tự nhiên khi đã ở độ tuổi 30-40

Theo tiến sỹ Abdulla Al-Khan, giám đốc điều hành y khoa và phẫu thuật cho mẹ và bé của Trung tâm y tế đại học Hackensack ở New Jersey:

Chúng ta thường cho rằng khi phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng thụ thai càng khó nhưng tuổi ngày càng cao lại càng làm tăng khả năng mang thai đôi. Khi phụ nữ ở độ tuổi 25 hay khi 30-40 tuổi, chu kỳ rụng trứng không bình thường nữa. Nếu phụ nữ rụng trứng không theo chu kỳ, họ có thể rụng hai nang trứng cùng một lúc.

Do vậy, việc mang thai đôi hoàn toàn có thể xảy ra mà không có sự can thiệp của công nghệ y tế hỗ trợ sinh sản.

Điều số 2: Nếu mang thai đôi, các mẹ cần phải bổ sung nhiều axit folic hơn

Theo tiến sĩ Manju Monga, giáo sư Berel Held đồng trưởng khoa y học nghiên cứu bào thai ở Viện đại học khoa học sức khỏe Texas tại Houston thì phụ nữ mang thai đôi cần nhiều axit folic để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật bẩm sinh đối với thai nhi.

Tiến sĩ Monga – người cũng từng mang thai đôi cho biết thêm:

Chúng tôi khuyến nghị những mẹ bầu mang thai đôi cần bổ sung 1mg axit folic mỗi ngày còn các mẹ chỉ mang thai 1 bé thì cần 0.4mg. Axit folic được biết đến là có thể làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, ví dụ như tật nứt đốt sống.

Điều số 3: Phụ nữ mang thai đôi thường phải dành nhiều thời gian đến chỗ bác sĩ sản khoa để thăm khám

Theo tiến sĩ Monga:

Phụ nữ mang thai đôi cần phải kiểm soát cẩn thận hơn so với mang thai một em bé. Chúng tôi thường thực hiện nhiều siêu âm thường xuyên hơn theo quá trình phát triển của 2 thai nhi trong bụng so với việc mang thai đơn chỉ thực hiện một siêu âm hình thái học và một siêu âm đánh giá sự phát triển thai nhi

Tiến sĩ Al-Khan cho rằng bên cạnh những xét nghiệm bổ sung đó là những mối nguy hại cho thai kỳ. Ví dụ như khả năng sảy thai sau khi chọc ối sẽ cao hơn khi mang thai đôi. Nếu các mẹ đã mang thai đôi, khả năng sảy thai lên đến 1/500 so với 1/1000 khi mang thai đơn.

Điều số 4: Cơn ốm nghén buổi sáng có thể sẽ tồi tệ hơn khi mang thai đôi

Tiến sĩ Al-Khan cho biết:

Một trong những giả định cho rằng nguyên nhân gây ra cơn ốm nghén buổi sáng là do nồng độ hooc-môn thai kỳ hCG cao và chúng ta biết rằng mức độ hooc-môn này sẽ cao hơn đối với các mẹ mang thai đôi vì vậy các mẹ sẽ gặp phải những cơn buồn nôn hoặc nôn mửa nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Tin tốt cho các mẹ là phần lớn những cơn ốm nghén buổi sáng sẽ chấm dứt trong khoảng 12-14 tuần ngay cả khi mang thai đôi.

Tiến sĩ Monga chia sẻ rằng những điều đó không phải là tất cả. Những mẹ mang thai đôi còn hay phàn nàn vì gặp phải những cơn đau lưng, khó ngủ hoặc bị ợ hơi nhiều hơn các mẹ chỉ mang thai một bé. Những mẹ mang thai đôi cũng có nguy cơ thiếu máu và xuất huyết (chảy máu) cao hơn sau khi sinh.

Điều 5: Xuất hiện đốm máu dễ xảy ra hơn trong quá trình mang thai đôi

Theo tiến sĩ Al-Khan:

Khi các mẹ thấy xuất hiện đốm máu trong tam cá nguyệt thứ nhất, các mẹ có nguy cơ bị sảy thai và tình trạng sảy thai cũng dễ xảy ra khi mang thai đôi, tam thai hoặc mang thai 4 em bé. Vì vậy, phụ nữ thường bị ra đốm máu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất khi mang đa thai.

Nhưng nếu chỉ xuất hiện một chút đốm máu thì đó chưa chắc đã là dấu hiệu nguy hiểm ngay cả khi mang thai đôi. Khi ra một ít đốm máu nhưng không kèm theo tình trạng bị chuột rút thì mọi chuyện sẽ vẫn ổn nhưng nếu có hiện tượng chuột rút, chảy máu nhiều và vón cục thì đó mới là dấu hiệu của tình trạng xấu có thể sẽ xảy ra nên cần tìm đến bác sĩ.

Điều 6: Các mẹ không cảm thấy những cú đạp của thai nhi sớm hơn khi mang thai đôi

Theo tiến sĩ Al-Khan:

Nhìn chung khi mang thai đôi, những chuyển động của thai nhi thường được nhận biết khi được 18 tuần đến 20 tuần thai và hiện tượng này cũng tương tự đối với các mẹ chỉ mang bầu 1 em bé.

Thời điểm các mẹ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của thai nhi gần như phụ thuộc vào lần mang thai trước đó. Nếu các mẹ đã có con, các mẹ sẽ biết chuyển động của thai nhi là như thế nào nhưng nếu đây là lần đầu mang thai, các mẹ có thể sẽ không phân biệt được chuyển động của thai nhi với tình trạng co bóp của dạ dày.

Điều số 7: Phụ nữ mang thai đôi tăng cân nhiều hơn những mẹ mang thai đơn

Tiến sĩ Al-Khan cho rằng:

Khi mang thai đôi, các mẹ sẽ tăng cân nhiều hơn vì phải mang cùng lúc 2 thai nhi, 2 nhau thai và nhiều nước ối hơn. Ngoài ra, lúc này các mẹ cũng phải bổ sung nhiều năng lượng hơn

Bên cạnh đó, theo tiến sĩ Monga cho biết cũng không có công thức tăng cân nào trong suốt thời gian mang thai đôi.

Cân nặng tăng trung bình đối với trường hợp mang thai đơn khoảng 11,34kg còn mang thai đôi khoảng 13,6kg-15,9kg. Chúng tôi không mong muốn những mẹ mang thai đôi tăng hơn 18,1kg hoặc ít hơn 6,8kg

Theo định hướng tăng cân tạm thời của Bộ y tế với phụ nữ dự định mang thai đôi:

Phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng thêm 16,8kg đến 24,5kg

Phụ nữ thừa cân nên tăng thêm khoảng 14-22,7kg

Phụ nữ béo phì chỉ nên tăng thêm khoảng 11,3-19kg

Vậy cân nặng chính xác các mẹ cần đạt được là bao nhiêu? Bộ y tế khuyến cáo rằng các mẹ nên trao đổi với bác sĩ về điều này bởi vì mỗi thai phụ cần có chế độ riêng cho mình.

Điều số 8: Khi mang thai đôi, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn

Tiến sĩ Monga cho biết:

Tiểu đường thai kỳ sẽ dễ xảy ra hơn khi các mẹ mang thai đôi. Điều đó có nghĩa là nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ càng cao nếu thai nhi càng to và cần phải mổ.

Dù cho tình trạng tiểu đường dễ xảy ra hơn nhưng các biến chứng của nó cũng ít hơn bởi vì kích thước của thai nhi song sinh không quá to.

Ngoài ra, tiến sĩ cũng cho rằng những mẹ bị tiểu đường khi mang thai có thể sau này sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2.

Điều số 9: Nguy cơ bị tiền sản giật cũng cao hơn khi mang thai đôi

Mọi người không hề biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền sản giật nhưng chúng ta biết rằng nó thường xảy ra với phụ nữ mang thai đôi nhiều hơn.

Tình trạng tiền sản giật có thể được phát hiện bằng tình trạng huyết áp cao, lượng protein trong nước tiểu hoặc đôi khi là dấu hiệu sưng ngón chân, bàn chân và tay. Đây là tiền thân của tình trạng tiền sản giật nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Điều số 10: Chuyển dạ sinh nở có thể sớm hơn khi mang thai đôi

Theo Al-Khan:

Phần lớn các mẹ mang song thai thường chuyển dạ khi được 36-37 tuần, thậm chí một số mẹ còn chuyển dạ sớm hơn thay vì dự kiến khoảng 40 tuần như mang thai một em bé.

Nhìn chung trường hợp sinh đôi sau 34 tuần thì không đáng lo ngại nhưng như vậy thì các bé vẫn là trẻ sinh non.

Mang thai đôi thường có quá trình chuyển dạ và sinh nở sớm và các bé sinh ra cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về phổi hơn.

Như vậy do sinh non nên các bé sinh đôi thường có cân nặng thấp và có xu hướng mắc phải những vấn đề về sức khỏe hơn so với các bé sinh ra đạt được cân nặng trên 2,5kg.

Thật không may, không có cơ sở nào chứng minh việc nghỉ ngơi trên giường một mình có thể hạn chế tình trạng chuyển dạ sớm hay sinh non khi mang thai đôi và việc cố gắng sử dụng những tác nhân ngăn chặn quá trình chuyển dạ sớm cũng chưa có cách nào hiệu quả. Việc ngăn chặn tình trạng sinh non luôn là thử thách đối với những trường hợp mang thai nhiều hơn 1 bé.

Điều 11: Mang thai đôi thường phải sinh mổ

Các chuyên gia cho rằng

Việc sinh mổ là hoàn toàn có khả năng cao hơn khi mang thai đôi.

Mang thai đôi cũng có nguy cơ bị thai ngôi mông cao hơn so với mang thai đơn. Khi xảy ra hiện tượng thai ngôi mông, sinh mổ là điều cần thiết.

Siêu Âm Thai Đôi: Những Điều Cần Biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Sinh đôi hay đa thai là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng có hơn một thai nhi trong tử cung. Thai kỳ đa thai thường được chẩn đoán bằng siêu âm thai, phổ biến nhất là hình ảnh siêu âm thai đôi. Siêu âm thai đôi là một phương tiện cận lâm sàng được sử dụng nhiều và bản thân tình trạng đa thai có nhiều biến chứng, vì thế thai phụ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để hiểu hơn về các hình ảnh siêu âm thai đôi.

1. Thai kỳ đa thai hình thành như thế nào?

Một thai phụ có nhiều hơn một phôi thai được gọi là chu kỳ đa thai. Trong một chu kỳ kinh, nếu rụng nhiều hơn một trứng và tất cả số đó đều được thụ tinh bởi tinh trùng, nhiều hơn một phôi thai sẽ được tạo thành và làm tổ trong buồng tử cung, có thể thai đôi hoặc sinh ba. Đây là cơ chế của sinh đôi khác trứng, khi một trứng được thụ tinh và phân chia thành nhiều phôi khác nhau cũng có thể dẫn đến sự hình thành thai đôi hoặc các tình trạng đa thai khác, được gọi là sinh đôi cùng trứng, sinh đôi cùng trứng ít gặp hơn so với thai đôi khác trứng.

2. Nguyên nhân hình thành thai đôi

Quá trình điều trị vô sinh sử dụng các loại thuốc kích trứng khiến nhiều trứng rụng trong một chu kỳ kinh, từ đó số lượng hợp tử hình thành nhiều hơn và có thể dẫn đến thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn. Thụ tinh trong ống nghiệm có thể dẫn đến tình trạng đa thai nếu nhiều hơn một phôi thai được chuyển vào buồng tử cung. Những thai đôi cùng trứng xuất hiện việc phân chia một trứng đã được thụ tinh trước đó. Phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang thai đôi cao hơn vì thường rụng ít nhất 2 trứng trong mỗi lần hành kinh.

3. Dấu hiệu nhận biết thai đôi

Phụ nữ mang thai đôi thường có triệu chứng ốm nghén nặng nề hơn hoặc cảm giác căng tức vú nhiều hơn những thai phụ đơn thai bình thường khác. Họ cũng có thể tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp mang thai đôi đều được xác định nhờ vào siêu âm thai.

Theo nhiều khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai đôi nên được bổ sung dinh dưỡng để được tăng cân nhiều hơn so với những người phụ nữ mang đơn thai. Nhu cầu năng lượng trung bình cần đạt là 300 calories/ ngày cho một phôi thai. Điều này có nghĩa nhu cầu năng lượng ở thai phụ mang song thai là 600 calories/ ngày.

4. Có nên luyện tập thể dục thể thao khi đang mang thai đôi ?

Hoạt động thể lực đều đặn khi có thai đôi là điều quan trọng với sức khỏe của thai phụ nhưng cần tránh những hoạt động gắng sức. Một số bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai là bơi lội, yoga và đi bộ nhẹ nhàng. Thời gian tập luyện trung bình nên khoảng 30 phút mỗi ngày.

5. Nguy cơ biến chứng cao hơn khi mang thai đôi ?

Phụ nữ mang thai đôi có khả năng gặp nhiều biến chứng sản khoa hơn. Những thai phụ này cần được chăm sóc tiền sản cẩn thận hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa sản. Khi bắt đầu vào 3 tháng giữa thai kỳ, siêu âm thai đôi cần được lặp lại mỗi 4-6 tuần (Đối với song thai 2 bánh nhau thì 3 tháng giữa nên siêu âm 4 tuần/lần còn song thai 1 bánh nhau thì là 2 tuần)

Nếu nghi ngờ có bất thường, một số test khác có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng thai nhi, và siêu âm thai đôi sẽ được tiến hành thường xuyên hơn.

6. Biến chứng phổ biến nhất của thai đôi là gì ?

7. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiền sản giật không?

Tiền sản giật là một bất thường mạch máu xuất hiện sau 20 tuần của thai kỳ hoặc sau sinh. Tiền sản giật xuất hiện thường xuyên hơn ở những thai kỳ đa thai, thậm chí xuất hiện ở thời điểm sớm hơn và biểu hiện nặng nề hơn. Tiền sản giật có thể phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là thận, gan, não và mắt. Bệnh có thể tiến triển nặng nề hơn và đưa đến sản giật. Ở những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật, thai nhi có thể cần được sinh ngay, thậm chí khi chưa đủ tháng.

8. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không ?

9. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến việc sinh nở không?

Khả năng sinh mổ ở những thai kỳ có thai đôi thường cao hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai đôi có thể được theo dõi sinh theo đường âm đạo. Việc quyết định lựa chọn phương pháp sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Các đặc điểm của thai: tư thế thai, cân nặng và tình trạng sức khỏe

Các đặc điểm về mẹ: tổng trạng sức khỏe của mẹ và đặc điểm của quá trình chuyển dạ.

Kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên y tế.

10. Hình ảnh siêu âm thai đôi

Siêu âm đóng một vai trò quan trọng cho phép chẩn đoán thai đôi, theo dõi thai kỳ và lên kế hoạch cho việc sinh nở. Số lượng thai và số lượng buồng ối, tình trạng nước ối bắt được phải được thể hiện trên hình ảnh siêu âm thai đôi, cũng như khảo sát các bất thường hình thái và các biến chứng khác. Xác định vị trí bám của bánh nhau, vị trí cắm dây rốn vào bánh nhau cũng là những hình ảnh siêu âm thai đôi quan trọng vì một tình trạng dây rốn bám màng làm tăng nguy cơ cho một thai kỳ. Siêu âm thai đôi cũng rất cần thiết để phân độ và điều trị hội chứng truyền máu trong song thai, phát hiện các bất thường về sự phát triển của thai. Siêu âm doppler dòng chảy đã được chứng minh có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong sau sinh.

Trong ba tháng đầu thai kỳ, siêu âm thai đôi tập trung vào việc xác định số lượng phôi thai, số lượng buồng ối và bánh nhau, đánh giá độ mờ da gáy, các dị tật nặng. Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, cơ hội để đánh giá chiều dài cổ tử cung không nên bỏ qua để đánh giá nguy cơ sinh non, một biến chứng thường gặp khi có thai đôi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?

Mang Thai Đôi Khác Trứng Và Những Điều Mẹ Cần Biết

Mang thai song sinh có 2 dạng: cùng trứng và khác trứng. Vậy mang thai đôi khác trứng là gì? Mẹ bầu cần phải chuẩn bị những gì?

Thế nào là mang thai đôi khác trứng?

Mang thai đôi khác trứng hay song thai khác trứng là trường hợp khi có 2 quả trứng cùng được phóng thích vào một đợt. Và cùng lúc đó, tinh trùng gặp trứng, tạo thành song thai. Chính vì thế, thay vì sinh ra 2 bé giống hệt nhau, cặp song sinh trong trường hợp này chỉ giống nhau hơn các anh chị em khác.

Vì kết hợp từ 2 tinh trùng và 2 trứng khác nhau, các cặp sinh đôi khác trứng này có thể cùng hoặc khác giới tính. Trong một số trường hợp, có nhiều hơn 2 trứng được phóng thích và được thụ tinh, mẹ có thể sinh 3 hoặc nhiều hơn thế.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

Mang thai đôi khác trứng cũng như mang thai song sinh bình thường, mẹ bầu cần phải chuẩn bị cả về tâm lý lẫn sức khoẻ. Bên cạnh đó, nguy cơ sinh non khá cao nên mẹ cần phải hết sức cẩn thận để có một thai kì an toàn và bé yêu sinh ra được khoẻ mạnh.

Để làm được như vậy, điều đầu tiên mẹ phải tuân thủ chính là không được hoạt động mạnh, không tập thể dục quá mức. Bên cạnh đó, mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung đầy đủ axit folic.

Theo các bác sĩ, để đảm bảo cho thai song sinh phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần phải tăng từ 16-20kg trong suốt thai kì. Điều đó có nghĩa, mỗi ngày, mẹ phải bổ sung gấp đôi lượng calo cần thiết của các mẹ mang thai đơn là 500calo/ngày.

Hơn thế nữa, việc thăm khám thai định kì là điều nhất thiết phải làm, kể cả mẹ mang bầu đơn hay mang thai đôi khác trứng. Mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đồng thời cần phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy bất cứ biểu hiện gì không ổn bởi mẹ mang thai đôi có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cao hơn nhiều so với các mẹ bầu khác.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Đôi (Song Thai) trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!