Cập nhật nội dung chi tiết về Những Bệnh Bà Bầu Dễ Mắc Phải mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghén, tiểu đường, tiền sản giật… là những bệnh mà các bà bầu rất dễ mắc phải trong suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau.Theo BS Vũ Thị Thanh Dung, Trưởng khoa 2 Khoa sản BV Hùng Vương, TP HCM, để mẹ tròn con vuông, không chỉ cần sự nỗ lực từ mẹ mà còn cần rất nhiều sự hỗ trợ và thông cảm của bố trong suốt thai kỳ .
1. Nghén
Đây là chứng bệnh xảy ra với đa số chị em trong tam cá nguyệt thứ nhất. Bà bầu không ăn được, thường xuyên nôn ọe, sợ một số mùi nhất định hoặc tự dưng thèm một món ăn nào đó. Có nhiều thai phụ trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ không thể lên cân, thậm chí còn bị sụt giảm trọng lượng.
Nếu thai phụ bị nôn ọe nhiều, mất nước, giảm trọng lượng nhiều cần phải nhập viện để bác sĩ theo dõi. Một số người mắc chứng ốm nghén nặng tới tận ngày sinh, tên tiếng Anh là Hyperemesis Gravidarum (HG) cần được bác sĩ theo dõi đặc biệt.
Khi cơ thể người mẹ không hấp thụ được dinh dưỡng, nguy cơ thai nhi suy dinh dưỡng là rất cao.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mỗi lần đi siêu âm thai, sản phụ thường được bác sĩ cho xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đạm và đường trong máu.
Đặc biệt, khi thai nhi ở tuần tuổi thứ 22, bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định test 75g đường. Trong bài test này, sản phụ sẽ lần lượt trải qua 3 lần thử máu. Lần thứ nhất: lấy máu khi đói. Tiếp đó sản phụ được uống 75gr đường trong 250ml nước (không nóng không lạnh) và lấy máu lần thứ hai sau đó một giờ. Lần lấy máu thứ ba diễn ra sau lần thứ hai một giờ.
Nếu người mẹ bị xác định là có lượng đường trong máu cao bất thường, sẽ tuyệt đối không được ăn đường tươi, kem, chè, kẹo bánh, chocolate. Thậm chí, thai phụ cũng phải kiêng một số trái cây có độ ngọt cao như hồng xiêm, nhãn, sầu riêng…, được phép ăn ổi và những loại quả chua, giàu vitamine C. Mỗi bữa, mẹ bị tiểu đường chỉ được ăn một bát cơm.
BS Thanh Dung khuyên, mỗi bữa, hay xếp ra 3 bát cơm và thức ăn cho mẹ gồm 1 bát cơm, 1 bát thịt (cá) và 1 bát rau. Người mắc bệnh tiểu đường thường rất thèm ăn nên cần phải giới hạn trước lượng thức ăn họ được phép tiêu thụ. Một số bà bầu có đường huyết cao sẽ hết khỏi bệnh sau khi sinh.
Thai phụ dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu là người bị cao huyết áp hoặc gia đình có người bị béo phì, tiểu đường. Con của những bà mẹ tiểu đường cũng dễ mắc nguy cơ rối loạn chuyển hóa đường như mẹ. Người mẹ bị tiểu đường thường khó đẻ do em bé vai to, đầu to, thời gian chuyển dạ kéo dài khiến con có nguy cơ bị suy thai. Nếu mổ lấy thai, người mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng, vết mổ lâu lành hơn bình thường. Vì thế việc điều trị đường huyết cao cần được thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Viêm âm đạo
Trong tam cá nguyệt thứ hai, khi người mẹ hết nghén, ăn uống thoải mái, vợ chồng có thể hoạt động tình dục bình thường. Tuy nhiên, sex trong giai đoạn này cũng khiến thai phụ có nguy cơ bị viêm âm đạo nhiều hơn. Nếu thai phụ thấy xuất hiện huyết trắng, hoặc vàng, xanh và ngứa nhiều cần phải nói với bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Nếu bệnh viêm âm đạo không được điều trị, có thể dẫn đến viêm màng ối, vỡ ối sớm và sinh non. Ngoài ra, nếu lúc trở dạ, mẹ vẫn còn bị viêm âm đạo, bé có nguy cơ nhiễm nấm khi đi qua.
4. Bệnh lý tim trở lại
Khi mang thai, một nhát bóp của trái tim người mẹ dùng để cung cấp ô-xi cho cả mẹ và con, vì thế những người có tiền sử bệnh tim dễ bị suy tim trở lại và phù phổi cấp tính. Nếu việc mang thai khiến người mẹ không ăn được, con cũng dễ dàng bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ suy thai. Vì thế, khi mang thai, người mẹ nếu có tiền sử bệnh tim cần phải nói với bác sĩ để được theo dõi và can thiệp kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
5. Tiền sản giật (sản giật)
Bệnh lý này thường xuất hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, đôi khi cũng có thể xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Khi người mẹ bị phù, tiểu ra đạm và cao huyết áp, hãy nghĩ ngay tới tiền sản giật. Tiền sản giật nếu làm co thắt các tiểu động mạnh ở não, bà bầu sẽ nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác; nếu làm co thắt các tiểu động mạnh ở gan, mẹ sẽ đau thượng vị; nếu ở thận, mẹ sẽ tiểu ít, tiểu ra đạm (màu xanh), tiểu ra sắt (màu nâu đỏ).
Tiền sản giật nếu không được điều trị, thai phụ sẽ lên cơn co giật, xuất huyết não, phù não, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.
6. Nhau tiền đạo
Chứng bệnh này thường được phát hiện thông qua siêu âm, khi nhau thai nằm ở vị trí thấp, chặn đường ra của thai nhi. Khi bong nhau, người mẹ thường bị xuất huyết âm đạo, có thể chảy máu nhiều lần. Nếu xuất huyết diễn ra quá nhiều, mẹ bị mất máu, sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, thai bắt đầu xoay một cách tự nhiên để đưa đầu xuống. Nếu người mẹ bị nhau tiền đạo, khi thai xoay cũng gây ra hiện tượng xuất huyết.
7. Băng huyết, bí tiểu và tá bón sau sinh
Bạn đã trải qua 9 tháng đeo ba lô ngược đầy khó nhọc, nhưng khi em bé được bác sĩ đón ra rồi, bạn cũng chưa hoàn toàn thở phào.24 giờ đầu sau sinh là ngày hậu sản rất quan trọng. Khi nhau thoát ra ngoài cùng em bé, mẹ bị hở nhiều mạch máu, nguy cơ chảy máu, băng huyết rất cao. Sau sinh, sản phụ cần được giữ lại 1-2 tiếng trong phòng hậu sản, thậm chí có người cần được giữ lại tới 6 tiếng.
Vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó nhọc, thai phụ cần được ăn ngay sau sinh, nên ăn những thức ăn lỏng như sữa nóng, cháo nóng và cần được ngủ để hồi sức.Sản phụ không cần phải kiêng khem khi ăn uống, chế độ dinh dưỡng nên đảm bảo đầy đủ đường, đạm, béo, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (tính cả nước ở trong canh, sữa, hoa quả), nên ăn nhiều rau xanh để tránh bị táo bón sau sinh.
Sản phụ nên thay băng vệ sinh 2 giờ đồng hồ mỗi lần, bởi máu là môi trường nuôi dưỡng vi trùng cực tốt. Vết may tầng sinh môn sẽ nhanh chóng ổn định khi xung quanh khô ráo.
(Theo VnExpress)
Bài viết Những bệnh bà bầu dễ mắc phải ( https://www.meo.vn/nhung-benh-ba-bau-de-mac-phai.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.
Nguồn sưu tầm từ: news.bacsi.com
Nam Dễ Vô Sinh, Nữ Dễ Sẩy Thai Khi Mắc Bệnh Quai Bị
Nếu nam giới hoặc phụ nữ mang thai dưới 3 tháng mắc bệnh quai bị, đặc biệt là để xảy ra các biến chứng thì rất nguy hiểm.
Theo thông tin từ khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian qua bệnh viện có tiếp nhận một số ca mắc bệnh quai bị, đặc biệt là có sự xuất hiện của các ca bệnh người lớn.
Điều đáng nói là những bệnh nhân khi đến viện khám đều không nghĩ mình mắc bệnh quai bị, mà chủ quan cho rằng mình bị viêm tuyến nước bọt hoặc mọc “răng khôn”. Theo các bác sĩ, việc nhầm lẫn này là rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang – khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh quai bị rất dễ lây lan, đặc biệt trong thời gian ủ bệnh cũng có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
Bệnh quai bị tuy ít gặp ở người lớn, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Đặc biệt là biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới. Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường.
Bệnh quai bị mắc ở người lớn dễ xảy ra biến chứng.
Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Ngoài ra, bệnh quai bị còn gây viêm buồng trứng ở phụ nữ, nhưng ít dẫn đến vô sinh.
Một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh quai bị đó là các tổn thương thần kinh, như viêm não thường có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Ngoài những biến chứng trên, một số biến chứng khác cũng đã được ghi nhận như: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Khi mắc bệnh quai bị cần phải cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
Trong cộng đồng, cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Theo đó, nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.
Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.
Trong trường hợp không có chống chỉ định, vắc xin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân. Ngoài ra, có thể phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vắc xin trước đó.
(Theo Khám phá)
Nam Giới Dễ Vô Sinh, Phụ Nữ Dễ Sảy Thai Khi Mắc Bệnh Quai Bị
Nếu nam giới hoặc phụ nữ mang thai dưới 3 tháng mắc bệnh quai bị, đặc biệt là để xảy ra các biến chứng thì rất nguy hiểm.
Theo thông tin từ khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian qua bệnh viện có tiếp nhận một số ca mắc bệnh quai bị, đặc biệt là có sự xuất hiện của các ca bệnh người lớn.
Điều đáng nói là những bệnh nhân khi đến viện khám đều không nghĩ mình mắc bệnh quai bị, mà chủ quan cho rằng mình bị viêm tuyến nước bọt hoặc mọc “răng khôn”. Theo các bác sĩ, việc nhầm lẫn này là rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang – khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh quai bị rất dễ lây lan, đặc biệt trong thời gian ủ bệnh cũng có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
Bệnh quai bị tuy ít gặp ở người lớn, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Đặc biệt là biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới. Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường.
Bệnh quai bị mắc ở người lớn dễ xảy ra biến chứng.
Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Ngoài ra, bệnh quai bị còn gây viêm buồng trứng ở phụ nữ, nhưng ít dẫn đến vô sinh.
Một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh quai bị đó là các tổn thương thần kinh, như viêm não thường có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Ngoải những biến chứng trên, một số biến chứng khác cũng đã được ghi nhận như: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Khi mắc bệnh quai bị cần phải cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
Trong cộng đồng, cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Theo đó, nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.
Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.
Trong trường hợp không có chống chỉ định, vắc xin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân. Ngoài ra, có thể phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vắc xin trước đó.
Theo Lê Phương (Khám phá)
Bị Sởi Khi Mang Thai Phải Làm Sao? Nguy Hiểm Của Bà Bầu Mắc Bệnh Sởi
Sởi tưởng chừng là căn bệnh của trẻ em nhưng người lớn không phải là sẽ không bị mắc bệnh, nhất là đối với phụ nữ mang thai – những người có hệ miễn dịch suy yếu dễ nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện bệnh kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
Bệnh sởi khi mang thai
Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Khi bị sởi, mẹ bầu có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ gây ra các bệnh như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu,..
Những nguy hiểm khi bà bầu bị sởi
Nếu trẻ em khi mắc sởi thường có biến chứng bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn thường là biến chứng viêm não. Phụ nữ mang thai khi mắc sởi không những ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn tác động nghiêm trọng tới thai nhi trong bụng.
Khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi kẽ, viêm phổi phối, viêm đường tiết niệu… Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Một điều đáng lo ngại nữa khi bà bầu mắc sởi là sốt cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt tức là virus sởi đã nhiễm vào cơ thể có thể làm suy giảm miễn dịch. Sốt cao như vậy có thể khiến sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi.
Tuy vậy, sức ảnh hưởng của bệnh sởi còn tùy thuộc vào tuổi thai. Trong 3 tháng đầu mang thai: mẹ mắc sởi, thai nhi có nguy cơ dị dạng hoặc sảy thai rất cao, sinh con nhẹ cân, dị tật. Trong 3 tháng giữa: nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu hoặc sảy thai. Trong 3 tháng cuối: nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến mẹ bầu phải hoặc thai chết lưu.
Bà bầu cần làm gì để bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi bệnh sởi?
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm nên các bà bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sởi, , rubella… Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sởi ở bà bầu không cao nhưng việc phòng ngừa cũng vô cùng cần thiết. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ.
– Chị em nên tiêm phòng sởi ít nhất là 3 tháng trước khi có bầu để có kháng thể chống virus sởi trong người.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tăng khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn như Lifebuoy là tốt nhất. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm nguy cơ lây mắc các bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như Tả, SARS…
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, virus gây bệnh.
– Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.
– Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
– Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.
– Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa lây. Mặt khác, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai khi bị nhiễm sởi.
– Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Lưu ý:
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm nên các bà bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella… Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sởi ở bà bầu không cao nhưng việc phòng ngừa cũng vô cùng cần thiết. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ.
– Chị em nên tiêm phòng sởi ít nhất là 3 tháng trước khi có bầu để có kháng thể chống virus sởi trong người.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tăng khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn như Lifebuoy là tốt nhất. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm nguy cơ lây mắc các bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như Tả, SARS…
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, virus gây bệnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Bệnh Bà Bầu Dễ Mắc Phải trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!