Cập nhật nội dung chi tiết về Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh viện Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đây là cơ sở y tế thứ 3 tại TP.Hồ Chí Minh và là cơ sở y tế thứ 5 trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Trung ương Huế.
Những trường hợp nào được mang thai hộ?
Mang thai hộ được áp dụng trong các trường hợp hiếm muộn vì người phụ nữ có bệnh lý, dị tật nào đó khiến không thể tự mang đứa bé trong bụng ví dụ như tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết nặng, không có tử cung vì những bệnh lý bẩm sinh hoặc tử cung hoàn toàn không có khả năng mang thai, bị cắt tử cung do ung thư hay dị dạng bất thường…
Theo quy định, trứng và tinh trùng dùng trong bước thụ tinh trong ống nghiệm phải là của chính cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ phải là chị em họ cùng hàng của người nhờ mang thai hộ.
Theo các chuyên gia việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ giúp một số bệnh nhân có hoàn cảnh tưởng chừng như không thể thực hiện thiên chức làm mẹ có thể thực hiện được ước mơ của mình
Theo quy định của Bộ Y tế, đối tượng nhờ mang thai hộ là các cặp vợ chồng vô sinh. Trong đó, người vợ không có tử cung (do bẩm sinh hay sau phẫu thuật), có bất thường tử cung (đa u xơ tử cung, lạc tuyến trong cơ tử cung, dính buồng tử cung) và thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều chu kỳ hay có chống chỉ định mang thai hay sinh con vì các bệnh lý nội khoa.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng từ 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng đối với các ca khó; ca bình thường thì chi phí khoảng từ 40-45 triệu đồng.
Những loại giầy tờ nào cần thiết để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?
Để được xét duyệt thực hiện mang thai hộ, cặp vợ chồng mong con cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được quy định theo nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015. Hồ sơ nộp về sẽ được Hội đồng thẩm định hồ sơ mang thai hộ Bệnh viện Mỹ Đức, gồm các bác sĩ cố vấn cấp cao về chuyên môn Sản phụ khoa, Hỗ trợ sinh sản và Nội khoa xét duyệt.
Theo đó, để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, các cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ cần phải chuẩn bị đầy đủ 12 loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu.
– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu.
– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.
– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.
– Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.
Các mẫu đơn được ban hành kèm theo trong Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Dự Luật Về Mang Thai Hộ Gây Tranh Cãi Ở Ấn Độ
Dự thảo luật mới về việc cấm mang thai hộ với mục đích thương mại tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng tại Ấn Độ.
Đây là lần thứ hai trong ba năm, Meena cho thuê tử cung của mình. Người phụ nữ 35 tuổi đến từ bang Gujarat, miền Tây của Ấn Độ đã bỏ học từ năm 12 tuổi và đi làm. Gần nhất, cô làm việc tại một nhà máy sản xuất các sản phẩm đá vôi – nơi cô kiếm được 50-60 rupes, ít hơn 1 USD/ngày.
Chồng Meena để cô một mình nuôi hai đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Năm 2017, Meena đăng ký làm người mang thai hộ tại Bệnh viện & Viện nghiên cứu Akanksha – một phòng khám phụ sản ở Anand, thị trấn nhỏ cách thủ phủ bang Gandhinagar khoảng 2 giờ đồng hồ chạy xe.
Nghề mang thai hộ ở Ấn Độ
Mang thai hộ với mức giá khoảng 5.300 USD đã trở thành một con đường thoát khỏi đói nghèo đối với nhiều phụ nữ ở vùng nông thôn Ấn Độ.
Những người phụ nữ trả lời với tạp chí Nikkei Asian Review ở Anand rằng số tiền “khổng lồ” đó có thể làm thay đổi cuộc đời.
Meena chia sẻ: “Tôi trở thành người đẻ thuê để có thể trả tiền học và đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của các con tôi. Tôi không hối hận vì mình đang làm tất cả vì chúng”.
Mặc dù đã được thực hiện một cách không chính thức từ lâu, mang thai hộ thương mại đã được hợp pháp hoá ở Ấn Độ vào năm 2002, thúc đẩy sự ra đời của một ngành công nghiệp trị giá 2 tỷ USD.
Tại bệnh viện Akanksha, khoảng 1.500 trẻ em đã được sinh ra nhờ mang thai hộ từ khi phòng khám bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2004.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp như vậy đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa.
Chính phủ của Thủ tưởng Narendra Modi ngày càng thúc đẩy quan điểm bảo thủ về “các giá trị gia đình”, đồng thời cho rằng ngành công nghiệp này đi ngược lại với các giá trị trên.
Nếu dự luật mới về việc mang thai hộ được thông qua, chỉ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được cho phép và tất cả trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại đều bị cấm tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, nhiều người trong ngành và trong các nhóm bảo vệ quyền phụ nữ lại cho rằng dự luật mới đang tìm cách kiểm soát quyền của phụ nữ Ấn Độ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không cho phép họ lên tiếng trong những cuộc tranh luận về quyền của chính mình.
Du lịch chữa bệnh
Chính phủ BJP của ông Atal Bihari Vajayee đã hợp pháp hoá việc mang thai hộ với mục đích thương mại gần 2 thập kỷ trước như một phần trong nỗ lực mở rộng lĩnh vực du lịch y tế của Ấn Độ.
Các chính quyền kế nhiệm đã cố gắng thúc đẩy ngành công nghiệp này bằng cách tích cực tiếp thị các bệnh viện tư nhân của Ấn Độ như một điểm đến chất lượng cao, chi phí thấp cho khách quốc tế và nới lỏng các yêu cầu về thị thực cho khách du lịch đến điều trị.
Quy trình “Công nghệ hỗ trợ sinh sản”, bao gồm một phôi thai được thụ thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm và cấy vào tử cung của người mang thai hộ, có thể tốn tới 100.000 USD ở Mỹ. Tuy nhiên, các phòng khám Ấn Độ có thể cung cấp dịch vụ tương tự với giá bằng 1/3.
Nhiều người nước ngoài đã nắm lấy cơ hội này. Một nửa trong số 25.000 trẻ em được sinh ra nhờ mang thai hộ mỗi năm là do các khách phương Tây.
Archana Jyoti, một nhà báo chuyên mục sức khỏe tại New Delhi, cho biết: “Sự nổi tiếng đi kèm với những lời chỉ trích, bao gồm việc một đứa trẻ bị biến thành hàng hoá và những phụ nữ đẻ thuê bị bóc lột”.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để điều chỉnh ngành. Năm 2015, chính phủ ngừng cấp thị thực mang thai hộ cho người nước ngoài.
Tuy nhiên, thị trường trong nước vẫn tiếp tục phát triển mạnh do áp lực của xã hội đối với phụ nữ trong việc sinh con và sự kỳ thị khi nhận con nuôi.
Vấn đề pháp lý
Dự luật gần đây nhất dự kiến được giới thiệu tại quốc hội khi đất nước mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa do Covid-19.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ cấm tất cả việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, và có các tiêu chuẩn chặt chẽ đối với những người đủ điều kiện.
Theo dự luật ban đầu, chỉ những cặp vợ chồng dị tính đã kết hôn mới có thể đăng ký. Họ phải không có con, ngoại trừ những người có con tàn tật nặng. Người mang thai hộ phải đã có con riêng và từ 25 đến 35 tuổi.
Chính phủ mô tả dự luật như một cách để bảo vệ phụ nữ: “Nó sẽ ngăn chặn việc bóc lột những bà mẹ mang thai hộ và những đứa trẻ được sinh ra nhờ biện pháp này”, Bộ trưởng Bộ Y tế Harsh Vardhan cho biết.
R.S Sharma, người đứng đầu bộ phận Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em của Hội đồng nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, chia sẻ với Nikkei rằng dự luật này là cần thiết, đồng thời trích dẫn các báo cáo về việc bóc lột đối với những người mang thai hộ và cho rằng cần đóng cửa các phòng khám chui.
Manasi Mishra, trưởng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội chia sẻ rằng những người phụ nữ này ít có khả năng thương lượng khi trở thành người đẻ thuê: “Hầu hết họ không biết chữ, nên cũng không biết thực sự hợp đồng thế nào”.
Những người phản đối dự luật thì cho rằng nếu mục đích là ngăn chặn bóc lột, thì dự luật cũng nên tập trung vào việc đảm bảo sự đồng ý và các phụ nữ mang thai hộ.
Các nhà phê bình cũng cảnh báo rằng dự luật là một cách áp đặt cứng nhắc định nghĩa về gia đình theo chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo.
“Khi nói rằng chỉ đàn ông và phụ nữ đã kết hôn [mới có thể mang thai hộ nhân đạo] thì về cơ bản cha mẹ đơn thân, vợ chồng đồng tính và cặp đôi chưa kết hôn khác giới không được cho là một gia đình hợp pháp”, Banerjee chia sẻ.
Hoạt động ngầm
Không có gì ngạc nhiên khi chính ngành công nghiệp này cũng phản đối lệnh cấm.
Nayana Patel, người điều hành Viện Nghiên cứu & Bệnh viện Akanksha ở Anand, đồng ý rằng quy định có thể là cần thiết, nhưng lệnh cấm phiến diện có thể khiến mang thai hộ ngầm phát triển: “Khi có cầu mà không có cung thì sẽ xuất hiện chợ đen, đẻ thuê ngầm”.
Wankhede, hiện điều hành đại lý của mình từ Kenya, Nga, California ở Mỹ và Mexico, cho rằng người Ấn Độ sẽ tìm kiếm dịch vụ mang thai hộ ở nước ngoài sau khi lệnh cấm được đưa ra. “Có một đứa con của riêng mình là ước mơ cuối cùng của bất kỳ cặp vợ chồng nào”, ông nói.
“Giải pháp không phải là cấm mọi thứ”, ông nói thêm. “Giải pháp là phải có các quy định tốt và thực thi rất nghiêm ngặt”.
Những người mang thai hộ đã nói chuyện với Nikkei – những người phụ nữ mà đáng ra lệnh cấm phải bảo vệ – cũng thắc mắc về dự luật.
Nhiều người nói rằng họ đã phải vật lộn về tài chính trước khi trở thành người đẻ thuê và mặc dù phải chịu sự kỳ thị do quyết định của mình, số tiền họ kiếm được từ công việc này cho phép họ làm chủ cuộc sống của mình.
Tại một quốc gia được xếp hạng là tồi tệ nhất trên thế giới về bình đẳng giới, các yếu tố kinh tế và xã hội khiến phụ nữ lựa chọn trở thành người mang thai hộ rất phức tạp.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng lệnh cấm mang thai hộ thương mại có thể đã không tính đến những khó khăn mà phụ nữ trong các cộng đồng thu nhập thấp ở Ấn Độ phải đối mặt.
Duru Arun Kumar, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Công nghệ Netaji Subhas, nhận định: “Mặc dù ngành công nghiệp này cần được quản lý, nhưng chính phụ nữ mới là người quyết định [liệu cô ấy có muốn trở thành người mang thai hộ hay không]”.
Theo Banerjee, toàn bộ cuộc tranh luận là hậu quả của sự kỳ thị và cấm đoán đối với phụ nữ trong xã hội Ấn Độ. “Tại sao xã hội của chúng ta không chấp nhận phụ nữ vì chính họ? Tại sai chúng ta phải liên kết sự kính trọng đến họ với khả năng sinh sản?”.
Mang Thai Bé Trai Có Những Biểu Hiện Gì, Thèm Ăn Gì?
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ có các biểu hiện như: bụng bầu thấp, nước tiểu vàng sáng, thèm ăn chua,…là những dấu hiệu cho thấy mẹ mang thai bé trai đấy.
1. Bụng bầu thấp có khả năng mang thai bé trai nhiều hơn
2. Nước tiểu có màu vàng sáng
Nếu bạn để ý 1 chút nước tiểu của mình bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sáng thì khả năng rất cao bạn đang mang cầu 1 thằng cu đó nghe. Ngược lại nếu nươc tiểu của bạn màu đục thì có nghĩa là bạn đang mang bầu 1 nàng công chúa xinh đẹp. Tuy nhiên lưu ý nếu nước tiểu của bạn đậm màu thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu nước và cần bổ sung nước ngay cứ không phải là dấu hiệu phát hiện mang thai con trai hay con gái.
Ốm nghén là một triệu chứng bình thường của thai kỳ, nhưng nếu bạn ốm nghén nghiêm trọng vào buổi sáng và những triệu chứng ốm nghén này lại kéo dài toàn bộ thời kỳ mang thai của bạn, đặt bạn vào nguy cơ không nhận được đủ chất dinh dưỡng hàng ngày thì bạn có thể đang mang bầu một bé gái.
Ngược lại nếu triệu chứng ốm nghén ngắn hơn và bạn không bị ốm nghén nghiêm trọng vào mỗi sáng thì có thể bạn mang bầu một bé trai.
4. Da mặt của mẹ bầu trở nên xấu đi
Bạn có nghe nói nếu mẹ mang bầu bé trai da mặt sẽ xấu đi không? Nếu da mặt bạn trở nên xấu xí với mụn nổi thật nhiều, mũi to, gần như không nhận ra vẻ đẹp xưa kia của bạn nữa, thì rất có thể em bé trong bụng bạn đang là một bé trai đấy.
5. Kích thước bộ ngực không đồng đều
6. Mẹ bầu thèm đồ chua
Nhịp tim của bạn
8. Tuổi mẹ khi mang thai
Theo như kinh nghiệm của các cụ thì việc quyết định giới tính của thai nhi bằng cách xem độ tuổi của mẹ khi thụ thai và năm thụ thai
Nếu cả 2 đều chẵn hoặc đều lẻ thì là con gái. Còn 1 chắn 1 lẻ thì là thằng cu rồi.
Vẫn còn rất nhiều cách để xác định giới tính của thai nhi. Tuy nhiên tất cả chỉ đều là dự đoán theo kinh nghiệm của người xưa. Bạn cũng không tin tưởng vào các dấu hiệu này 1 cách tuyệt đối.
Mang thai con trai thèm ăn gì có những biểu hiện nào chắc hẳn các mẹ đã biết rõ qua bài viết trên rồi phải không nào. Những biểu hiện nhận biết này dựa theo những kinh nghiệm dân gian để lại. Nếu bạn giống với những biểu hiện trên thì chắc chắn bạn đang mang trong mình bé trai rồi đấy.
xem dấu hiệu mang thai con trai
dau hieu mang thai be trai chinh xac nhat
mệt mỏi vì mang thai con trai
mang thai con trai mệt hơn con gái
dau hieu mang thai be trai theo khoa hoc
mang thai con trai co bieu hien gi
Những Điều Các Bà Mẹ Cần Lưu Ý Khi Bản Thân Mình Mang Thai Ở Tháng Thứ 7
Có thai tháng thứ 7 là lúc mẹ bầu bước vào thời kì cuối của thai kỳ. Thời gian này bạn bắt đầu phải làm nhiều siêu âm và xét nghiệm hơn , tâm lý cũng trở nên lo lắng hơn. Do đó , những điều nên tránh khi có thai tháng thứ 7 lại càng cần mẹ bầu phải thận trọng.
Có thai tháng thứ 7 là thời kì mà thai nhi phát triển khá toàn diện. Nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé ở thời kì này cũng khá cao. Ở tháng thứ 7 , bé đã hình thành mắt. Lỗ mũi bé đã khai thông , khuôn mặt đã có thể nhìn rõ , nhưng lớp mỡ dưới da vẫn chưa đủ , da vẫn màu hồng đậm và nhiều nếp nhăn; phần ngực bắt đầu phát triển và có thể tự khống chế tác động của bản thân. Trong thời kỳ này , bà bầu cần để ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển và bên cạnh đó tuân thủ những điều nên tránh khi có thai tháng thứ 7.
Dinh dưỡng khi có thai tháng thứ 7
Tại thời gian này , cơ thể bạn đã gia tăng từ 7-9 kg. Trong khi đó , bé đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài. Những điều nên tránh khi có thai tháng thứ 7 đó là tránh ăn thực phẩm sống và mặn.
Thai phụ cần tuyệt đối không ăn các thực phẩm tái chín , gỏi sống sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh và ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Có thai tháng thứ 7 hay có thai bất cứ tháng nào cũng cần “ăn chín uống sôi” để bảo vệ cho bản thân và cả thai nhi. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lượng muối trong khẩu phần vì ăn nhiều muối dễ gây tăng huyết áp. Hạn chế các món chứa nhiều muối như xúc xích , lạp xưởng , thịt hun khói…
Đặc biệt , mẹ bầu cần tránh xa các chất kích thích. Hút thuốc/ngửi khói thuốc , uống rượu/uống cafe quá nhiều đều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Hút thuốc lá hoặc hít thở không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân , ảnh hưởng đến phổi , hệ hô hấp . Rượu có thể gây ngộ độc thai nhi. Uống café quá liều lượng cho phép cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ. Bên cạnh đó , có thai tháng thứ 7 bạn nên tránh uống nước có gas hay các loại nước giải khát có đường quá nhiều để không bị tiểu đường thai kỳ.
Hoạt động khi có thai tháng thứ 7
Những điều nên tránh khi có thai tháng thứ 7 là mẹ bầu không nên mang vác những vật nặng. Việc nhấc vật nặng lên cao , mang vác , hoặc kiễng chân với đồ trên cao hoặc cúi thấp bê vật nặng có thể gây sẩy thai. Với những việc này , bạn nên nhờ chồng hoặc người thân làm giúp để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Mẹ bầu sức khỏe tốt vẫn có thể đi làm bình thường. Tránh tiếp xúc với máy tính quá lâu. Ngồi hoặc đứng quá nhiều . Bạn vẫn có thể tập thể dục hay leo thang bộ nếu không cảm thấy quá sức. Có thai tháng thứ 7 cần để ý những gì giúp thư giãn tinh thần. Không nên thức khuya và coi phim kinh dị. Tránh đọc những chuyện không vui , cần suy nghĩ tích cực và giữ tinh thần thoải mái cho bé khỏe mạnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!