Đề Xuất 3/2023 # Nhật Kí Mang Thai Của Mẹ Mít # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Nhật Kí Mang Thai Của Mẹ Mít # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhật Kí Mang Thai Của Mẹ Mít mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mẹ Mít – Lý lịch trích ngang:

Mẹ Mít là một bà mẹ trẻ, đã có hai bé một trai, một gái rất đáng yêu. Bé Mít 3 tuổi và bé Ong 15 tháng. Hai bé đều rất thông minh, khỏe mạnh, đáng yêu.

Mẹ Mít vốn là một biên tập viên truyền hình trẻ đẹp, năng động. Hiện tại, mẹ Mít dành nhiều thời gian hơn cho hai bé, và thực hiện các dự án cá nhân.

Hai em bé đáng yêu, bụ bẫm chính là động lực to lớn để mẹ Mít chia sẻ kinh nghiệm tới các bố mẹ, với mong muốn đóng góp những thông tin hữu ích cho các bố mẹ đang lên tinh thần đón thiên thần nhỏ đáng yêu chào đời.

Chào các mẹ! Mình là mẹ Mít, mình chỉ là một bà mẹ bình thường như bao bà mẹ khác. Với tất cả những trải nghiệm và những kinh nghiệm mình đã dày công học hỏi, tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin, đặc biệt là có sự hỗ trợ tuyệt vời từ bác Thủy Bi – chị gái mình, là bác sỹ chuyên khoa Sản, rất mong những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các mẹ đang mang thai, hoặc đang lên kế hoạch mang thai.

Hãy lên một chế độ ăn uống, luyện tập thật tốt khi có ý định sinh em bé

Biết được điều này là nhờ có bác Thủy Bi (tên Bi là tên từ nhỏ gia đình thường gọi) – chị ruột của mẹ Mít, bác là bác sĩ chuyên khoa Sản, nên luôn đưa ra cho mình những định hướng tốt nhất.

Trước ngày cưới, bác gọi mình sang ngủ với bác một đêm, hai chị em thủ thỉ tới gần sáng. Bác dặn dò đủ thứ, và đặc biệt nhấn mạnh, khi có kế hoạch sinh em bé, là phải có sự chuẩn bị thật cẩn thận, kỹ càng. Mẹ Mít và ba Mít có lợi thế, là cả hai cùng còn trẻ, và khỏe mạnh. Tuy vậy, chúng mình cũng giống như nhiều bạn trẻ khác, cũng hay có thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đúng giờ, thích ăn ngoài hàng quán, đồ ăn nhanh…

Chế độ ăn nói chung cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như sắt, calci, vitamin và khoáng chất,… hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, nước ngọt nhân tạo, … và tránh xa các loại cà phê, rượu bia, chất kích thích độc hại… theo khuyến cáo của Bộ Y tế: https://ncov.moh.gov.vn/-/bo-y-te-khuyen-cao-ve-dinh-duong-cho-phu-nu-mang-thai-trong-dich-covid-19

Không thể bỏ qua khám sức khỏe trước khi mang thai

Điều này là vô cùng quan trọng đấy các mẹ ạ. Thế hệ chúng ta khác thế hệ trước rất nhiều ở chỗ chúng ta có thể chủ động hơn với kế hoạch trong tương lai của mình, nhờ có sự hỗ trợ rất lớn từ khoa học, công nghệ.

Nghe nhiều người nói: “con cái là lộc trời cho”, hay “người tính không bằng trời tính”, nhưng thực tế thì mình chủ động được bao nhiêu, thì sắc xuất rủi ro càng giảm bớt bấy nhiêu các mẹ ạ. Quyết không để mình bị rơi vào trạng thái “hên xui”, “liều ăn nhiều”, mẹ Mít cần lên chi tiết kế hoạch cho thế hệ tương lai của gia đình, cũng như của đất nước.

Phải nói là mẹ Mít cũng  thật may mắn vì luôn có bác Bi đồng hành từ những  ngày đầu tiên, và ba Mít là người rất cầu thị, luôn sẵn sàng lắng nghe, hợp tác. Chúng mình cũng có nhiều bạn bè, người thân sinh sống và học tập ở nước ngoài, thì đều biết rằng, việc khám sức khỏe trước khi mang thai, hay các xét nghiệm tiền hôn nhân là điều vô cùng quan trọng.

Vì vậy, khi có kế hoạch mang thai, ba mẹ Mít đã cùng khám sức khỏe tổng quát, trong đó có khám kỹ càng với bác sĩ sản khoa để đánh giá chức năng sinh sản, thực hiện các xét nghiệm tiền hôn nhân. Để đi vào chi tiết một số phần này, mẹ Mít xin được chia sẻ ở những phần sau.

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Nếu bạn chưa từng nghe tới các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, có thể bạn sẽ thấy nó hơi phức tạp. Nhưng đây là một xét nghiệm rất quan trọng.

Xét nghiệm sàng lọc sẽ cho chúng  biết được những rủi ro tiềm ẩn trong gen di truyền của cả hai vợ chồng, để có biện pháp ngăn ngừa, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Bởi theo như mẹ Mít tìm hiểu được, không có bộ gen nào trong chúng ta là hoàn hảo cả. Đôi khi, những khiếm khuyết trong gen di truyền của cả hai vợ chồng bạn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé tương lai.

Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để có thể được tư vấn và chọn lựa xét nghiệm phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của chính mình.

Chắc chắn bạn đã từng nghe ở đâu đó nói rằng, axit folic là một loại dinh dưỡng rất cần thiết với trẻ em. Nhưng nó cần thiết như thế nào? ở giai đoạn nào cần đặc biệt chú ý bổ sung? Thì không nhiều người biết.

Vì sao trước khi có ý định mang thai khoảng 1-3 tháng, bạn cần bổ sung axit folic cũng như các loại vitamin ngay? Bởi vì những tuần đầu tiên của thai kỳ, là thời điểm mà thai nhi đã bắt đầu hình thành các cơ quan của cơ thể: tim, phổi, gan, thận, xương sống, não… bạn sẽ không thể biết được chắc rằng, khi nào bạn bắt đầu đậu thai, do vậy, nếu không bổ sung ngay từ trước, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ mất khoảng thời gian vô cùng quý báu này.

Việc bổ sung axit folic đầy đủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ giúp bạn ngăn ngừa dị tật đốt sống, một loại dị tật khá phổ biến ở thai nhi, như tật nứt đốt sống gây liệt chi dưới, đại tiểu tiện không kiểm soát, mất cảm giác chi dưới v.v.. hoặc nặng nề hơn như dị dạng thai vô sọ v.v… Nghe thật đáng sợ phải không ạ?

Uống thuốc một cách cẩn thận

Ở giai đoạn vô cùng nhạy cảm này, các mẹ cần thật cẩn thận khi dùng thuốc. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe: cảm cúm, ho, nhức đầu, đau bụng, … mẹ cũng cần đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để đề phòng việc ảnh hưởng của các loại thuốc đến thai nhi.

Nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc điều trị nào từ trước đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhằm đảm bảo các thuốc này an toàn để sử dụng trước và trong thời kỳ mang thai. Nếu có thể, bạn nên tránh uống thuốc trong giai đoạn này, tuyệt đối không uống thuốc bừa bãi, không theo đơn của bác sĩ.

Trong thời gian mẹ Mít đang “thả” để chờ đậu thai, có một hôm đi gió về bị ho, mẹ Mít định uống thuốc mà cứ đắn đo mãi, cuối cùng quyết tâm chỉ ngậm siro chanh đào mật ong. May quá, tháng sau đi khám thì đã có Mít rồi.

Tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai

Việc tiêm phòng vắc xin tiền sản này đã được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rồi đó các mẹ à. Nên chúng ta cần lưu ý. Trước hết là tiêm phòng các mũi vắc xin phòng cúm, sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,…

Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể phụ nữ trở nên yếu hơn, dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối.

Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc xin trong thai kỳ cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.

Vậy là mẹ Mít cũng đưa ra những việc cần làm trước khi mang thai cho các mẹ. Mẹ Mít đã thực hiện các bước này một cách khá là nghiêm túc, và bây giờ nghĩ lại vẫn không hề hối tiếc một chút nào. Con cái là tài sản quý giá nhất. Vì vậy, đầu tư một chút để ngay từ đầu con đã có điều kiện tốt nhất để phát triển, từ khi còn là một mầm sống, thì tại sao lại không các bố mẹ thân yêu nhỉ?

(Theo lời kể của mẹ Mít)

0/5

(0 Reviews)

Nhật Kí Mang Thai Song Sinh

Chúc các Mẹ và các nghé luôn mạnh khỏe nha.Thương mến Mẹ Bi!.:Rose:

Đã lâu rồi mình quên mất trang Nhật kí của con và gia đình….hiện tại trong mình đang rất yếu đuối,mình cảm thấy cuộc sống rất chán nản và mình rất dễ khóc.Mình chẳng biết sao nữa?không biết quyết định làm Mẹ lần hai này đối với mình có đúng không hay chỉ là một sai lầm…?

Có lẽ anh đã quen rồi với cuộc sống như vậy?em cần một người Chồng một người Cha thật sự hiểu em và các con,anh àh.Một kí ức có quá nhiều nỗi buồn mà trong em lưu giữ,em cần có sự quan tâm của anh nhiều hơn chứ không phải bằng một sự quan tâm như thế mà anh dành cho chúng tôi thật chán khi bản thân cứ im lặng chẳng biết nên xử sự như thế nào với anh?.Anh có hiểu tâm trạng của người Mẹ khi đang mang trong mình những sinh linh bé bỏng không?,có bao giờ anh thật sự hiểu không?em đã rất chật vật và khó chịu lẫn đau khổ với những lúc như thế anh đã nói ra những lời như thế với em.Đã gần 4 năm chung sống với nhau,em thấy mình thật ngu xuẩn,thật ngốc khi đã và đang cố gắng từng ngày,từng tháng hiểu Chồng mình.Bởi vì bản thân em không sao hiểu rõ được anh?càng cố em càng mệt mỏi và càng hi vọng,ước ao về anh thì lại càng nhiều lần nước mắt em lặng lẽ rơi trong sự ghẻ lạnh của chính mình khi đã hiểu ra mọi chuyện?.

Anh,anh có thật sự yêu em không?.Em biết anh không bao giờ bỏ bê Mẹ con em ngược lại anh rất biết chăm lo cho gia đình nhỏ của mình,anh rất đỗi yêu thương Vợ,con.Nhưng chắc có lẽ sự đòi hỏi của em quá nhỏ,dễ làm nhưng ít khi em nhận thấy anh làm vì mong ước của chúng tôi là thế mà,rất đỗi là ngưới đàn ông điểm mười trong mắt bao người con gái khác mong muốn có được nhưng với em anh cũng thế nhưng chỉ có người sống trong chăn mới biết chăn có rận anh àh.Anh cũng là người đàn ông 100 điểm trong em và các con.Nhưng có lẽ do bản thân em quá nhạy cảm nên nhiều lần em cảm thấy anh như vô tình bỏ rơi những cảm xúc,suy nghĩ của Vợ..lắm lúc anh lại như rất vô tâm,mặc em và con miễn anh có thể là người chăm lao động,mưu tính,cố gắng làm ra tiền chăm lo cho hai Mẹ con em là được.

Người ta vẫn hay thường bảo khi mang thai tâm trạng phải vui thì sau này sinh con ra đứa trẻ nó mới vui vẻ,hoạt bát.Mẹ biết vậy mà sao khó quá. Mẹ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, trong lòng mẹ trĩu nặng quá nhiều nỗi ưu tư.Tình cảm gia đình mình quá ư lạnh nhạt.

Hôm nào cũng vậy, cơm nước xong, mẹ lại một mình với cái tivi lạnh lùng và đơn lẻ với con,không thì co ro một mình chơi với con,thui thủi nằm một mình trong phòng mệt mỏi,còn Ba con thì khi nào xong tất cả công việc quan trọng với cái máy tính thì mới lại tìm đến Mẹ con mình,không thì Mẹ lại dọn cơm nước cho cả nhà xong Ba lại tiếp tục với những việc làm quan trọng của Ba mà Mẹ hiểu Ba chẳng có công việc nào quan trọng trong lúc này cả….Đêm đến mẹ không ngủ được, nếu ngủ thì rất nhiều mộng mị. Mỗi sáng thức dậy là lại một lần mẹ suy nghĩ nhiều hơn, buồn hơn và thật sự không biết phải chia sẻ cùng ai. Mỗi khi như thế mẹ lại nhìn xuống bụng, nơi có em của con, mẹ chợt cảm thấy thương các con nhiều lắm.

Chắc có lẽ Ba sẽ không bao giờ hiểu được những điều giản đơn,bé nhỏ trong gia đình mình mà bao người đàn ông khác cầu mong có được? chắc Ba gấu sẽ không giờ hiểu được những suy nghĩ của Mẹ và có lẽ Mẹ cũng không cần nói gì với Ba con cả.Cứ coi như đó là hạnh phúc mà ba mang lại cho mẹ con mình. Viết những dòng này, mẹ nghẹn ngào muốn khóc.

Thích Thú Với Bộ Ảnh Nhật Kí Mang Thai Của Ông Bố Trẻ

Kỳ công ghi lại nhật ký từng tuần mang thai của vợ qua ảnh, anh Thành Trung (nickname Pag Chun), Hà Nội đã khiến người xem vô cùng ngưỡng mộ. Không chỉ ghi lại nhật ký thai kỳ qua những thước ảnh, ông bố trẻ còn ghi lại tất cả những điều đặc biệt diễn ra trong mỗi tuần thai và chú thích kèm với mỗi bức ảnh.

Chia sẻ về bộ ảnh, anh Trung cho biết vợ chồng anh đã có dự định chụp Nhật ký mang thai từ trước nhưng cũng phải đến khi chị Huyền Ngọc mang bầu tuần thứ 8 anh chị mới biết và bắt đầu chụp ảnh, ghi nhật ký luôn. “Trước mình, cũng đã rất nhiều ông bố, bà mẹ làm nhật ký cho con như thế này, mình chỉ muốn lưu lại những tháng ngày vợ bầu bí theo cách riêng của mình, một cách đơn giản gần gũi nhất để sau này có “chút ít” tư liệu cho các con. Mình rất hiểu những vất vả, khó khăn mà vợ phải trải qua trong thời gian mang thai nên mình trân trọng từng khoảnh khắc này.”, anh Trung nói.

Những thước ảnh nằm trong “Nhật ký ỏng ẻo” của anh Thành Trung hầu hết có gam màu đen – trắng, tạo sự gần gũi nhưng lại khiến người xem xúc động đến “tan chảy” bởi sự chân thành mà anh dành cho vợ con.

11.12.2013, Tuần thứ 8 – Sự khởi đầu. Kế hoạch ngoài dự đoán.

Đó là lần đầu tiên bố mẹ biết đến sự có mặt của con trên cuộc đời này. Đầy bất ngờ như chính câu chuyện của bố mẹ vậy (mặc dù chúng ta đã có kế hoạch cụ thể cho chuyện này): không que thử, không dấu hiệu, không chủ định. Đó đơn giản là một ngày bình thường như bao ngày khác, bố đón mẹ từ cơ quan và đưa mẹ đi siêu âm ổ bụng do đợt đó mẹ kém ăn, mất ngủ vì nghĩ rằng rối loạn một cơ số thứ-kiểu-phụ-nữ. Bố vẫn ngồi ngoài phòng khám hí hoáy điện thoại, mẹ con nằm bên trong xem kết quả. Rồi khi bác sĩ nói mẹ đã có thai – chính là con, bố mẹ ngỡ ngàng không nói thành lời.

Vừa mừng mà cũng vừa lo không hết vì bố mẹ đều đi những chuyến đi dài cả nước ngoài lẫn lên núi cho công việc của bố, vậy mà vượt lên cả những trở ngại vất vả đó, con vẫn khỏe mạnh để chào đón chúng ta. Điều đó thật tuyệt vời!

Và cái ngày bình thường ấy mãi mãi trở nên đặc biệt như thế đó.

24.12.2013, Tuần thứ 10.

Bụng của mẹ con đã có một xiu xíu rồi đấy, nhưng vì mùa đông mặc đồ dày cộp nên mọi người cũng chưa để ý lắm.

Bố cũng dần làm quen với việc đi xe với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 20km/h, học thuộc từng cái ổ gà trên đường để tránh (cơ mà vẫn bị mẹ con nạt mấy phát vì lơ đãng đi nhầm). Bây giờ thì bố có thể tự tin khẳng định thương hiệu Người-đàn-ông-lái-xe-an-toàn-êm-ái-nhất-gia-đình rồi.

Và bố mẹ cũng bắt đầu tính toán những kế hoạch dài hơi cho con…

…như quần chíp mầu gì chẳng hạn!

Con ở đây này!

21.03.2014, Tuần 19 – Masterchef.

Cho dù bố có thể giúp đỡ mẹ nhiều chuyện nhưng trong bếp mẹ con vẫn là người quyền lực nhất. Tin bố đi.

29.03.2014, Tuần thứ 22 – Chuyện ở phòng khám.

Trong lúc bố mẹ ngồi chờ kết quả siêu âm.

Hôm nào chịu khó đến sớm lấy chỗ thì ok, chứ đến muộn một cái là đông nườm nượp, chỗ cho các mẹ bầu còn ít nữa là các ông bố (chỉ béo mấy quán trà đá xung quanh). Mà cái thói đời không khác gì đưa con đi thi, tức là người ở ngoài còn lo hơn người ở trong, chả biết tình hình thế nào. Cái cảm giác chờ mẹ con ra khỏi phòng siêu âm, chỉ chờ mỗi nụ cười nhẹ với gật đầu một cái thì bố mới thở phào nhẹ nhõm và yên tâm được. Thế này thì đến ngày đẻ đúng là ngồi trên đống lửa.

Đúng là có con mới thấy, cả đời mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con hết. Trong bụng cũng lo, đẻ ra là lo, ốm đau cũng lo, đi học cũng lo, đi làm cũng lo, dựng vợ gả chồng cũng lo rồi đến khi có cháu lại…lo tiếp. Các ông bố thì có vẻ nhẹ nhàng tưng tửng lo theo một kiểu khác, hình như thế.

Bố tranh thủ đưa mẹ đi chơi và mua đồ cho con (tất nhiên là nguyên đai nguyên kiện để sau tháng thứ 7 bố mới lôi ra giặt giũ một mẻ). Đây là giai đoạn mẹ con đỡ mệt hơn những tháng đầu và cũng là lúc mẹ con… ăn khỏe dần.

Cơ bản là mọi lúc mọi nơi. Kể cả khi đang bay.

Mẹ của con đấy con gái, vẫn nhỏ nhắn ngây ngô giữa dòng người như những ngày đầu bố gặp mẹ, hay đúng hơn là “tìm thấy” mẹ.

Mọi người cứ bảo trông mẹ khác, rồi thì “xấu xấu như bầu con trai” blah blah… Bố chỉ mỉm cười. Thật tiếc vì họ không thấy được lúc mẹ vất vả trở mình mỗi sáng sớm, cắn răng chịu những lúc lưng như gãy làm đôi còn chân thì sưng tấy. Họ cũng không thấy những vết rạn ngày một nhiều như nít chặt đám dây chun trên đùi hay bụng của mẹ. Họ chỉ thấy một cái bụng lớn dần trên dáng đi lặc lè mà không biết được vẻ mặt rạng rỡ của mẹ mỗi khi con cựa quậy hưởng ứng, rằng con gái của mẹ vẫn đang trưởng thành từng ngày, từng giờ…

Bố chẳng biết nịnh đâu ngoài ngắm nhìn mẹ rồi viết lại một phần nghìn trong số đó. Nhưng nếu có gì đó gọi là ĐẸP thì đó là mẹ con lúc này, trước kia và cả mãi về sau.

15.04.2014, Tuần thứ 24 – Chuyện buổi tối.

Buổi tối của hai vợ chồng ít hơn những buổi lê la hàng quán hay rong ruổi hóng mát trên phố như hồi mới cưới. Bố làm việc nhà quen như đánh răng rửa mặt mỗi sáng, từ giặt giũ, phơi phóng, rửa chén bát, gọt hoa quả, đổ rác, cọ sàn, pha sữa, bóp chân… (tranh thủ đoạn này PR trá hình), chỉ mong mẹ đỡ đau với con gái trộm vía ngoan ngoãn trong bụng mẹ là mừng.

Tháng thứ 6, con còn bé xíu mà đã đạp mẹ bùm bụp rồi. Điệu này chưa ra đã biết đứa nào về sau làm trùm trong nhà rồi, chỉ có mình bố nó là bét thôi. Hẳn vậy!

Con lớn từng ngày, mẹ cảm nhận được hết. Cùng với đó là những cơn đau lưng, nhức khớp chân tay khiến mẹ khó ngủ.

Mẹ lại cuộn tròn trong ổ, xem cố phim cho cơn buồn ngủ kéo đến rồi mệt nhoài thiếp đi. Đêm nào cũng vậy. Bố lặng lẽ kéo chăn, tắt màn hình cho mẹ.

Rồi bố cũng khò.

26.04.2014, Tuần thứ 26 – Chuyến công tác xa nhà.

Dịp nghỉ lễ, khi nhiều gia đình đi du lịch thì cũng là lúc bố bận rộn. Còn mẹ thì bắt đầu vào giai đoạn khó khăn và cần nhiều sự cố gắng nhất. Dù mẹ không thể đi cùng bố như trước nhưng mẹ vẫn là người chuẩn bị và lo lắng cho bố đầy đủ trước mỗi chuyến đi. Lần này là 10 ngày cơ đấy!

12.05.2014, Tuần thứ 28

Con lớn gần như mỗi ngày, cùng với đó là những bước di chuyển ngày một khó nhọc của mẹ. Các vết rạn cũng có nhưng việc bôi dầu từ sớm có vẻ hiệu quả rõ rệt: Da dẻ vẫn căng mịn mềm mại chứ không quá khô cứng (chả bù với làn da của bố…).

Con cũng thích lắng nghe nhiều hơn như giọng mẹ, giọng bố cơ mà phải nịnh nọt thì mới chịu. Nhạc cũng tùy hứng tùy loại nhưng cứ xập xình bay lắc là…hưởng ứng. Con có vẻ trộm vía ham vui từ trong bụng mẹ.

15.05.2014, Tuần thứ 28 + 4 ngày – V.I.P Home Massage.

Vấn đề lớn với mẹ đợt này: Chứng phù chân. Nếu bỏ qua sự mệt mỏi tê nhức và khó nhọc trong việc đi lại của mẹ thì nó khá là…thú vị và ngộ nghĩnh. Dáng đi kiểu chim cánh cụt kết hợp lật đật khiến bố luôn bật cười mỗi khi đi sau mẹ con (haha).

Và bố đã quyết định mở tiệm massage tại gia cho mẹ. Mặc dù tay nghề không được như mấy bạn bên Bangkok nhưng cũng khiến mẹ đỡ được phần nào (lại còn phục vụ nước dừa nữa chứ!).

Cơ mà… về sau mày nhớ đấm lưng bóp vai bù cho bố nhớ!

24.05.2014, Tuần thứ 30.

Đây là bức ảnh đầu tiên trong cuốn nhật ký này bố để nguyên màu sắc. Vì đơn giản đó là màu của Nắng!

Năm con sinh Hà Nội chuyển mình thật nóng bỏng, đến nỗi chỉ mới những ngày đầu hè mà tiền điện đã hứa hẹn tăng vùn vụt rồi. Mẹ con lại mệt mỏi khó khăn như khoảng thời gian đầu mới mang bầu. Bố vẫn cố gắng duy trì đều đặn công việc để chăm lo cho hai mẹ con.

Ngày hôm nay bố mẹ tranh thủ đi pose hình ngoài trời cho thay đổi không khí, có cả bà ngoại và cậu An hộ tống, còn chú Fox là người chụp bức hình này đấy – khi hoàng hôn vừa buông xuống.

01.06.2014, Hết tuần 30 – Ngày quốc tế “lao động”

Thêm một ngày cuối tuần đẹp trời còn bố thì được nghỉ làm, mẹ và bố quyết định tổng vệ sinh dọn dẹp nhà cửa, đập hộp và giặt giũ đống quần áo phụ kiện hầm bà lằng của con mà mẹ cất công tha lôi, order bấy lâu.

Trời nắng đẹp nên phơi đồ rất sướng. Mỗi tội bố nhận ra một điều đó là công cuộc phơi lại cực mất thời gian. Vì đồ của con cái gì cũng nhỏ tí xíu, mong manh, từng cặp từng đôi đủ màu mè hoa lá. Bố lóng ngóng mãi mới xong, cơ mà trông cũng thích mắt lắm.

Ba tháng cuối của mẹ là sự lặp lại ở mức độ khó khăn hơn giai đoạn đầu. Con trộm vía lớn nhanh, bụng mẹ ngày một nặng, lưng rất mỏi nên cũng chẳng ngồi được lâu. Đèo mẹ ngồi sau xe, bụng mẹ chạm sát lưng bố, thi thoảng con lại ngọ nguậy rồi đạp cả vào bố, ra điều: “Ông đi cẩn thận đấy nhá, trong này chật chội cũng hơi khó chịu phết”…

Các bà thì đang bàn nhau kế hoạch sinh, mẹ con nửa háo hức nửa hồi hộp, bố thì vẫn mông lung thi thoảng mơ thấy con, có vẻ thấy hớn lắm. Thời gian dường như nhanh dần…

03.06.2014, Tuần thứ 31.

Giai đoạn khó khăn vẫn tiếp diễn. Mặc dù các xét nghiệm hay chỉ số của hai mẹ con đều ổn định nhưng dấu hiệu bên ngoài vẫn khá vất vả. Mẹ con tăng gần 12kg so với trước khi bầu. Bàn chân múp míp tùy theo tư thế chèn của con (bố trông rất ngộ nhưng có vẻ mẹ con không thấy thế…).

Tuần này bố mẹ bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viện, hồ sơ sinh. Trời nắng nóng khiến cả nhà đều mệt. Con lớn hơi chậm chút xíu nhưng trộm vía vẫn xoay, gồng khỏe lắm, bố động viên mẹ chịu khó ăn nhiều và tẩm bổ hơn.

Cả nhà cùng cố gắng, còn khoảng 2 tháng nữa thôi.

05.06.2014, Tuần 31, ngày thứ 5 – Bệnh viện C!

Mẹ xin nghỉ ở cơ quan để bố đưa đến bệnh viện làm các xét nghiệm cơ bản cùng hồ sơ sinh cho con. Đông kinh khủng! Người kín dọc các dãy hành lang, ngoài sân hay trong phòng với đủ mọi sắc thái, biểu cảm, bụng to hay bụng nhỏ. Ai cũng hớt hải và mệt nhoài.

Để làm xét nghiệm máu sáng nay, hai mẹ con cùng không được ăn sáng. Đến 11h thì hoàn thành công việc nhưng mẹ con gần như sắp ngất (và cả nhiều mẹ khác nữa). Thật sự vất vả.

Bố ngồi đó chờ, lặng lẽ quan sát. Có những nụ cười và cả những giọt nước mắt lăn trên má, không rõ vì điều gì. Nhưng thấm thía nhiều điều. Về cơ bản, sinh được con quá đỗi thiêng liêng, may mắn và tuyệt vời!

10.06.2014, Tuần thứ 32. Phòng siêu âm.

Các bà bảo, ngày xưa chúng tao làm gì được như bây giờ: nào sữa ngoại, nào ăn kiểu Nhật kiểu Pháp, rồi thì cả siêu âm. Sinh nở hay chăm sóc đa phần là kinh nghiệm của các cụ, là bản năng và cả…thiên nhiên. Ngày nay, nói thật là siêu âm nhiều cũng không tốt mà không đi lại cũng không yên tâm. Cơ mà các tuần quan trọng thì bố mẹ vẫn lọc cọc đi đều, dù nắng hay mưa, đông hay vắng.

Nhìn ảnh mới thấy nhanh, mới đó tuần 22 mẹ vẫn còn gọn gàng lắm thế mà vèo cái đã tuần 32 rồi đấy, hai mẹ con đã gần bằng cân của bố. Bác sĩ bảo mọi chỉ số vẫn bình thường, con chỉ “bị” hơi bé một xíu xịu xìu xiu thôi, dặn mẹ không cần uống nhiều đồ ngọt, ăn nhiều đạm lên tí là được, với cả bổ sung thêm sữa.

Những tháng cuối cùng, bố và cả nhà phải chịu khó động viên mẹ để mẹ đỡ căng thẳng lo lắng đấy.

Mọi người cứ nhìn ảnh của con trong bụng mẹ rồi bảo trông giống bố. Bố thì…chẳng biết thế nào, nhưng mà con cứ trộm vía xinh xắn trắng trẻo là được.

Tháng 6 sắp qua được một nửa. Và bố tưng tửng là thế nhưng cũng bắt đầu biết hồi hộp…

18.06.2014, Tuần thứ 33. Mama insomnia!

Thời tiết dễ chịu cũng là lúc bố…dễ ngủ. Còn mẹ thì, con biết đấy, vẫn đầy trăn trở về cuộc đời thành ra đêm trắng.

…Bố đùa thôi!

Càng những tháng cuối, con trộm vía vẫn lớn đều khiến không gian bên trong dường như càng chật chội. Con khó cử động, rồi ngọ nguậy, chèn vào mẹ nên mẹ càng khó ngủ.

Mẹ bảo, cứ đà này sau này con ra đời chắc bố phải di cư ra sofa để không ảnh hưởng tới hai mẹ con. Bố thì thấy bảo, cho con nghe nhạc từ trong bụng là nó sẽ quen với những giai điệu ấy và thích thú lắm.

Nhỡ con gái lại mê tiếng ngáy du dương của bố nó. Biết đâu đấy.

Vậy là mùa World Cup năm nay mẹ con thành khán giả bất đắc dĩ rồi.

21.06.2014, 33 tuần 5 ngày. Week-end.

Vèo một cái đã gần hết tháng 6, giai đoạn trực chiến đã cận kề. Bố mẹ đón nhận nhiều thông tin tốt.

Bố kí thêm được hợp đồng chụp để gánh bớt nỗi lo tài chính. Chân tay mẹ đỡ phù hẳn, đi lại cũng thoải mái hơn. Lần siêu âm gần nhất con gái đã xấp xỉ 2,1kg, không quá to nhưng thực đơn và chế độ ăn uống của mẹ đã có tác dụng.

Ngày cuối tuần, bố mẹ lại tranh thủ dọn dẹp, sắp xếp đồ của con. Mẹ giặt nốt số quần áo còn lại, cùng cơ man chăn, tã, bikini, gấu bông. Bố thì đang loay hoay lắp ráp cái xe đẩy đợt trước “cắp nách” từ Bangkok về.

01.07.2014, Tuần thứ 35. Happy B’day!

Chuyến công tác dài hơn dự định, thật may là bố vẫn về kịp để tổ chức sinh nhật cho mẹ con.

Mẹ bảo mọi năm cứ đến ngày sinh nhật là trời nắng tưng bừng, chỉ duy có năm nay trời lại mưa tầm tã. Bố thì đoán chắc vì bao nhiêu nắng vào hết trong bụng mẹ rồi còn đâu (^^). Một ngày đơn giản như mọi ngày, vẫn những quán quen bên gia đình và bạn bè thân thiết, những món quà ý nghĩa, những lời chúc tốt đẹp. Năm nay, con chính là món quà lớn nhất mà mẹ hằng mong đợi.

Bố con ta cùng chúc mừng sinh nhật mẹ nào!

Nắng chiều rực rỡ quá!

09.07.2014, 36 tuần 2 ngày. False alarm!

Kết thúc buổi tập cầu lông buổi tối, bố tá hỏa thấy cuộc gọi nhỡ của mẹ. Gọi lại thì: “Báo động nhầm!”. Mẹ có cơn đau, cứ tưởng là con đòi ra, sau một hồi nhờ bác sĩ tư vấn và theo dõi thì mọi thứ vẫn bình thường. Làm bố cứ tưởng…

Kiểu này từ giờ bố phải lăm lăm điện thoại trong tay mất thôi.

Con trộm vía vẫn tăng cân và mẹ cũng đỡ lo hơn một tí. Nhưng giờ thì mẹ gần như mất ngủ hoàn toàn. Mẹ vẫn cố gắng đi làm nốt một tuần nữa mới chịu nghỉ.

Mọi thứ cũng đã sẵn sàng.

12.07.2014, Tuần thứ 37.

Thêm một cuối tuần thảnh thơi bố không phải đi làm. Trời mát dịu sau cơn mưa rào từ sáng sớm. Tinh thần mẹ có vẻ khá hơn sau hai đêm ngủ đủ giấc (dù bố vẫn ngáy to như thường lệ).

Con đã được 2 cân rưỡi, trộm vía vẫn đạp khỏe khi đêm về và thường tỏ vẻ hào hứng bên trong mỗi khi mẹ mắng bố một điều gì đó. Đúng là đồ…con gái!

Bụng mẹ nặng trĩu như…sắp rụng, dù vậy bác sĩ bảo yên tâm còn lâu con mới đòi ra. Ít nhiều bố cũng yên tâm cho chuyến đi tuần sau.

Bố mẹ cũng bàn nhiều hơn về những chuyến đi của cả gia đình sau khi con ra đời. Bắt đầu bằng việc con sẽ có riêng một chiếc vali kéo màu hường để tự lập khi ra sân bay. Kiểu thế.

Tháng 7 năm nay dường như đẹp hơn những năm trước. Trong veo và dịu ngọt.

15.07.2014, Tuần thứ 38.

Bố đưa mẹ lên cơ quan gửi đơn nghỉ thai sản. Con vừa hết tuần 37, còn cách ngày dự sinh gần 3 tuần nữa.

Bụng mẹ cũng khá to rồi đấy.

22.07.2014. Tuần thứ 39.

Viện C. 16h30′. Vỡ ối, mở 2cm. Mẹ làm thủ tục nhập viện.

Cả nhà nín thở và chờ đợi…

Vậy là hành trình 6 tiếng trong bệnh viện và 9 tháng trong bụng mẹ đã kết thúc trọn vẹn. Mẹ con (và có lẽ tất cả phụ nữ trên thế giới này) bằng một sức lực phi thường, đã vượt cạn thành công.

Khoảnh khắc bố được đón con gái bé bỏng từ tay bác sĩ, rồi lại ngắm nhìn hai mẹ con bên cạnh nhau chính là giây phút hạnh phúc và may mắn nhất của bố. Cảm ơn con đã đến với bố mẹ trong cuộc đời này.

Chào mừng con đến với thế giới của chúng ta!

Bão đã tan. Đó là một ngày cuối tháng 7 ngập tràn Nắng.

Rực rỡ.

Giây phút bình yên của con. (…và cũng là của cả nhà ^^)

Mặc dù “đích thân” bố đón tay con nhưng con trộm vía vẫn giống mẹ về khoản khó chiều, thậm chí có phần lợi hại hơn. Bé hạt tiêu nhất phòng nhưng tiếng khóc thì chả ai bằng. Mỗi lần như thế bố lại cuống cuồng tìm hiểu nguyên nhân. Khi thì con đói, lúc con giật mình và thi thoảng lại ị ra vài phát làm quà. Vui lắm. Bao nhiêu lời chúc, cuộc gọi, tin nhắn của mọi người, bố chỉ kịp ghi nhận chứ chưa thể cảm ơn hết vì xoay quanh con. Mẹ đẻ thường, trơn tru ngoài dự kiến nên chỉ sau 2 ngày hai mẹ con đều đã được về nhà. Ông bà nội ngoại, chú và cậu đều có mặt để chào mừng con. Mong cho con an nhiên mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn.

Bố chính thức bị chiếm giường và tự nguyện chuyển địa bàn ra ngoài sofa.

Yêu con!

Theo Yan News

Nhật Kí Mang Thai Hộ Ở Tuổi 51: Khi Mẹ Bầu Đã Là Bà Ngoại

Ở độ tuổi 51, đã lên chức bà ngoại, Sue đã rất mong muốn được mang thai hộ một cặp đôi nào đó. Thế nhưng, khác với việc làm mẹ và mang bầu rất dễ dàng trước đó, hành trình mang thai hộ của cô rất gian nan.

Sue muốn trở thành người mang thai hộ vì thương các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Tuy nhiên, rõ ràng, tuổi tác là một rào cản rất lớn với Sue. Tổ chức mang thai hộ Surrogacy UK đã nói rằng, họ chưa bao giờ hỗ trợ cho trường hợp mang thai hộ nào ở độ tuổi của cô. Vì thế, cô chỉ có thể tìm đến các phòng khám tư nhân đồng ý làm việc với cô.

Ở độ tuổi 50, Sue đã mãn kinh. Do đó, thay vì cấy tinh trùng trực tiếp vào trứng như các trường hợp khác, Sue sẽ phải cấy trực tiếp bào thai vào tử cung của mình. Tuy nhiên, để được chấp nhận làm người mang thai hộ, Sue đã phải rất vất vả. Cô đã gửi thư tới 42 phòng khám tư nhân, gần như tất cả trong số đó đều từ chối vì cô đã vượt quá giới hạn quy định về độ tuổi của họ, May mắn rằng, một phòng khám tại Birmingham đã đồng ý hỗ trợ cô.

Việc tiếp theo Sue cần làm đó là tìm kiếm các cặp đôi đang cần mang thai hộ. Cùng với con gái của mình, cô đến các sự kiện cộng đồng để gặp gỡ những người mang thai hộ khác, và các gia đình hiếm muộn. Tại đó, cô đã trò chuyện với một người đàn ông có tên là Gary, và Andy, bạn trai của anh. Cả 3 người đã trò chuyện rất vui vẻ và dần trở nên thân thiết hơn. Đến Giáng sinh năm đó, Sue đã rất mong muốn có thể giúp đỡ cặp đôi này. Ngày 31 tháng 12 năm 2012, cả 3 đã nhận được thông tin đồng ý chính thức từ phòng khám.

Trong 3 tháng tiếp theo, cả 3 đã cùng lập nên một thỏa thuận về những quyết định trong suốt quá trình mang thai, sinh con và sau đó. Cặp đôi đồng tính rất mong muốn Sue có thể tham gia vào cuộc sống gia đình của họ, để những đứa trẻ biết được cách chúng đã đến với thế giới này, và đó cũng chính là điều mà Sue mong muốn.

Tuy nhiên, họ vẫn cần tìm một người hiến trứng. Trong khi danh sách chờ trứng hiến tặng tại phòng khám của Sue kéo dài đến tận 12 tháng, tình cờ, cô đã nhận được một cuộc gọi bất ngờ từ một người bạn cũ, đồng ý hiến trứng cho cô. Người bạn này của Sue đã 29 tuổi, có hai đứa con và mong muốn giúp đỡ 3 người. Sau khi trải qua 2 vòng kiểm tra, người bạn này đã hiến tặng 3 trứng chất lượng tốt, và 3 ngày sau, trứng đầu tiên đã được cấy vào tử cung của Sue.

Không may mắn, lần đầu tiên đã thất bại, và cặp đôi cực kì buồn bã. Họ quyết định “nghỉ ngơi” vài tháng, trước khi cấy tiếp 2 trứng còn lại để tăng cơ hội thành công. Sáu ngày sau, Sue đã bị ợ nóng, giống hệt như biểu hiện mang thai từ hơn 3 thập kỉ trước, và cô biết rằng, mình đã mang thai. Cô đã sắp xếp một món quà sinh nhật sớm đầy bất ngờ cho Gary. Cô mời cặp đôi đến nhà, và tặng cho họ một món quà đặt trong chiếc hộp được thắt nơ đẹp đẽ. Khi mở hộp, và nhìn thấy que thử thai hai vạch, cả hai đã bật khóc vì hạnh phúc.

Sau đó, cả 3 đã nhận được một tin còn hạnh phúc hơn, đó là Sue đang mang thai đôi. Dù hạnh phúc, Sue hiểu rõ rằng, hai bé sẽ không bao giờ là “của” cô và cô sẽ chỉ có thể chăm sóc chúng giống như các cháu của mình. Thế nhưng, Gary và Andy vẫn luôn để Sue tham dự vào những buổi gặp bác sĩ, với tư cách giống như “bố mẹ” của các bé.

Ngày 19 tháng 3 năm 2014, sớm hơn 1 tháng so với ngày dự sinh, Sue đã trải qua một ca sinh mổ cùng với Gary và con gái ở cạnh bên, thành công đưa hai bé chào đời khỏe mạnh, Marnie nặng 1,7kg và Dexter nặng 1,9kg. Do sinh non, hai bé đã được chuyển đến phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt và ở bệnh viện 3 tuần. Sue phải nằm viện 6 ngày, sau đó trở về nhà và chuyển sữa tới cho các bé.

Khi đã có thể bế các bé, Gary và Andy đã cương quyết đòi y tá để Sue bế các bé trước rồi mới chuyển đến tay họ. Đối với Sue, đó là khoảnh khắc cực kì hạnh phúc. Giờ đây, khi các bé đã gần 4 tuổi, cô vẫn gặp các bé hàng tuần. Cô rất thích ngắm nhìn các bé chơi đùa với các cháu của mình. Mỗi khi Marnie hỏi ” Chúng cháu chui ra từ bụng dì phải không dì Sue?”, cô cảm thấy trái tim mình tràn ngập tình yêu thương và sự tự hào.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Theo Nam Phương (Dịch từ The Guardian) (Khám Phá)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhật Kí Mang Thai Của Mẹ Mít trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!