Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Máu Ở Bà Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cập nhật vào 11/09
Trong thời gian mang thai bà bầu cảm thất uể oải, mệt mỏi, chân tay rã rời, tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.. đó chính là một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Vậy bà bầu nên làm gì để cung cấp lượng máu cần thiết khi mang thai.
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai
– Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
– Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.
– Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
– Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra với bé, mẹ bầu tham khảo Dấu hiệu sảy thai và những điều cần biết để phòng tránh
– Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.
– Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.
Triệu chứng thiếu sắt khi mang thai bà bầu cần biết
– Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
– Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
– Cảm thấy khó chịu, dể bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
– Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
– Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
– Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác
Loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe bà bầu
Sắt có nhiều trong bí ngô
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Thịt bò, thịt nạc chứa nhiều sắt cho bà bầu
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Trái cây chứa sắt tốt cho bà bầu
Mía: Được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.
Nho: Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Các loại hạt: Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Quả chà là: Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam, là thực phẩm chứa nhiều sắt.
Dấu Hiệu Thiếu Máu Ở Bà Bầu Và Những Thực Phẩm Khắc Phục
Theo Người đưa tin, nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé. Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vìnồng độ huyết sắc tố giảm do bịpha loãng so với bình thường.
Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.
Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác
Những cách bổ sung dưỡng chất cho bà bầu thiếu máu
Quả mận khô, nho đen
Sức khỏe cộng đồng cho biết, quả mận khô rất tốt cho bà bầu thiếu sắtQuả mận khô rất tốt cho bà bầu thiếu sắtMận khô và đen được cho là nguồn chất sắt phong phú giúp tăng cường haemoglobin trong máu. Phụ nữ khi mang thai thiếu máu nên tăng cường uống nước ngâm mận khô hay nho khô. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng để tăng tác dụng của loại quả này.
Gan động vật
Bà bầu nên ăn các món ăn được chế biến từ gan động vật để bổ sung sắtBà bầu nên ăn các món ăn được chế biến từ gan động vật để bổ sung sắtGan động vật là nguồn cung cấp chất sắt rất tốt cho phụ nữa trong thời kỳ mang thai nhằm phòng tránh việc thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ mang thai nên ăn gan động vật 3- 4 lần/tuần.
Rau bina
Rau bina hay còn gọi là chân vịtRau bina hay còn gọi là chân vịtRau bina được khuyên dùng đối với phụ nữ mang thai vì khả năng cung cấp chất sắt tuyệt vời của nó. Chị em có thể ép rau bina để uống nước hoặc ăn rau bina xào.
Khoai tây còn vỏ
Một số nghiên cứu cho rằng, trong khoai tây có các loại carbohydrate, rất tốt cho việc bổ sung sắt đối với phụ nữ thời kỳ mang thai.
Ngũ cốc và yến mạch được cho là thực phẩm chứa sắt tốt cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Các loại rau lá xanh như cải ngọt, bông cải xanh,…đều là những loại rau rất tốt trong việc bổ sung sự thiếu hụt máu của thời kỳ mang bầu. Chị em chú ý, không nên dùng sắt cùng với sữa vì điều này sẽ hạn chế tác dụng của cả hai.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9
Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.
Tú Liên
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục Tình Trạng Khó Thở
Khi bị khó thở kèm đau ngực, hoa mắt… bà bầu nên đi khám ngay
Tiến sỹ Elana Pearl Ben-Joseph – Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Nemours, trả lời:
Khó thở là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: Sự gia tăng của hormone progesterone, sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên cơ hoành.
Nên đọc
Khi mang thai, hormone progesterone bắt đầu tăng lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của tử cung để thích nghi được với sự phát triển của thai nhi cũng khiến bạn bị khó thở. Khi tử cung càng lớn, nó sẽ chèn ép ngược lại phía bên dưới cơ hoành của người mẹ. Cơ hoành là một cơ quan giúp đưa không khí vào trong phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy thì khả năng mở rộng của cơ hoành cũng sẽ bị hạn chế, gây nên tình trạng khó thở ở mẹ bầu .
Khi cảm thấy khó thở, bạn nên thay đổi tư thế của mình. Nếu đang ngồi, bạn nên ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Nếu bị khó thở trong lúc đang ngủ, bạn có thể kê thêm vài chiếc gối nhỏ ở phần trên để hạn chế bớt áp lực của tử cung lên phổi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa và kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập giúp bạn cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn.
Thông thường, tình trạng khó thở khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, ho liên tục, ho sốt thì bạn cần đi khám ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Thế nào là huyết áp thấp?
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, tức là chỉ số huyết áp tâm thu (số trên) nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Huyết áp tâm thu là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu, huyết áp tâm trương là áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mắc.
Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Khi mang thai, huyết áp là biểu hiện sức khỏe của cả mẹ và bé, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.Các bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số huyết áp này để chẩn đoán bất kỳ vấn đề tiềm ẩn hoặc các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80 mmHg, dưới mức này có thể được coi là huyết áp thấp. Huyết áp thấp khi mang thai được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg.
Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy huyết áp giảm, tình trạng này sẽ duy trì trong suốt 2 tháng đầu thai kỳ và tăng trở lại bình thường vào tháng thứ 3. Ngoài ra các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng huyết áp sau khi sinh để xem xét các biến chứng sau khi mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khi mang thai
Khi mang thai cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều nhằm thích nghi với viêc tạo ra em bé. Đặc biệt khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây chính là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Ngoài ra mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Chính vì vậy các mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong tất cả giai đoạn của thai kỳ để theo dõi những bất thường của huyết áp.
Lưu ý rằng huyết áp sẽ thay đổi một chút tùy thuộc vào thể trạng, sự hồi hộp, căng thẳng và lối sống của các mẹ bầu. Ngoài ra huyết áp cũng có thể tăng giảm tùy theo thời gian trong ngày, vì vậy để xác định xem mình có bị huyết áp thấp khi mang thai hay không, mẹ bầu cần đo huyết áp thường xuyên.
Huyết áp của các mẹ bầu có thể thấp hơn trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, điều này được gây nên bởi hệ thống tuần hoàn vì khi đó các mạch máu sẽ mở rộng để cho máu chảy đến tử cung.
Ngoài ra một số yếu tố được coi là góp phần gây nên huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai bao gồm:
Phản ứng dị ứng
Nhiễm trùng
Nghỉ ngơi quá dài
Cơ thể mất nước hoặc suy dinh dưỡng
Cháy máu trong
Thiếu máu
Mắc bệnh tim
Bị rối loạn nội tiết
Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm giảm huyết áp vì vậy các mẹ khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc nào đó.
Huyết áp thấp cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ sớm, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung…
Triệu chứng huyết áp thấp khi mang thai
Huyết áp thấp khi mang thai không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng lại mang đến những phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống của các mẹ bầu. Khi bị huyết áp thấp, các mẹ bầu sẽ có các triệu chứng như:
Chóng mặt, buồn nôn
Chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt là sau khi đứng dậy nhanh chóng
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày
Cảm thấy khó thở, thở gấp, hơi thở nóng
Luôn cảm thấy khát nước ngay cả khi vừa uống xong
Da lạnh, nhợt nhạt
Gặp các vấn đề về thị lực như hoa mắt, mờ mắt
Lúc nào cũng có cảm giác phiền muộn, lo lắng
Khi gặp phải các triệu chứng như trên thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm đảm bảo ràng các triệu chứng này là do huyết áp thấp chứ không phải là do những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây nên.
Điều trị huyết áp thấp khi mang thai
Thường thì không có điều trị y tế nào cho những mẹ bầu bị huyết áp thấp trong thai kỳ, tuy nhiên các mẹ có thể thử một số phương pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà chứng bệnh này mang lại. Huyết áp sẽ trở lại bình thường vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ.
Mặc dù vậy cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu trải qua các đợt huyết áp thấp bất thường và phải dùng đến thuốc. Việc dùng thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và những điều kiện gây ra huyết áp thấp như thiếu máu, mất cân bằng nội tiết sẽ được điều trị trước tiên.
Ngoài ra nếu các bác sĩ nghi ngờ rằng một loại thuốc nào đó mà mẹ bầu đang sử dụng gây ra tình trạng huyết áp thấp thì họ sẽ cung cấp một loại khác thay thế.
Các biện pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà
Thay vì điều trị y tế, đa số các mẹ bầu chọn giải pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà, những phương pháp này giúp họ giảm bớt được những phiền toái mà chứng bệnh này gây ra:
Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học
Để đối phó với huyết áp thấp khi mang thai, điều quan trọng là phải thực hiện mọi thứ một cách từ từ. Không nên vận động cơ thể một cách nhanh chóng, đột ngột, đặc biệt là mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, cũng cần hạn chế đứng một chỗ trong một thời gian dài vì dễ khiến máu tụ xuống chân, gây chóng mặt, tụt huyết áp
Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi thường xuyên, khi ngủ nghỉ nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim, giúp huyết áp ổn định, và tránh các hoạt động nặng, hoạt động quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến tụt huyết áp. Ngoài ra nên mặc quần áo rộng, thoải mái, tránh các loại quần áo bó chật làm máu khó lưu thông.
Khi mang thai bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng hoặc chọn những môn thể thao như bơi lội. đi bộ, yoga… để duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Khi mang thai, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ phụ nữ thường có triệu chứng ốm nghén, nôn mửa, điều này làm cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Vì vậy trong thời gian này mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước sôi để nguội hoặc các loại sinh tố, trà thảo mộc…
Có chế độ ăn khoa học, hợp lý
Các mẹ bầu bị huyết áp thấp có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì các bữa lớn, như vậy sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến hạn chế tụt huyết áp.
Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng như những loại rau củ quả giàu xơ, sắt, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe…tránh xa các loại đồ uống có caffein và thức uống có cồn, chất kích thích trong suốt thai kỳ để cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng mà huyết áp thấp gây ra.
Lời khuyên là luôn mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột, có thể gây nguy hiểm đến thai nhi và mẹ bầu
Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung thêm muối cho các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên lượng muối thêm như thế nào thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì thể trạng của mỗi người khác nhau thì lượng thêm cũng khác nhau.
Những mẹ bầu bị huyết áp thấp thì tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen hnày làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp.
Đo huyết áp thường xuyên:
Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý do huyết áp gây ra, đặc biệt những bà bầu có tiền sử cao huyết áp hay huyết áp thấp nên có một máy đo huyết áp trong nhà để theo dõi huyết áp và nhịp tim hàng ngày, nếu có bất thường cần nhanh chóng đến thăm khám tại các trung tâm y tế uy tín.
Khi đến các trung tâm y tế hay các bệnh viện lớn bạn sẽ rất dễ bắt gặp những chiếc máy đo huyết áp OMRON. Đây là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao, an toàn và tiện dùng khi sử dụng nên đang được rất nhiều cá nhân tin dùng.
Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron còn rất dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên phù hợp để kiểm tra thông số huyết áp tại nhà.
Trường hợp nào bị huyết áp thấp khi mang thai cần đến gặp bác sĩ
Huyết áp thấp là bình thường trong những tháng đầu khi mang thai, tuy nhiên khi gặp những trường hợp sau thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp nhất:
Mẹ bầu thường xuyên bị chóng mặt, ngất xỉu
Bị chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội, hoa mắt và khó thở
Đau ngực hoặc cảm giác tê yếu một bên cơ thể
Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp
Tình trạng huyết áp thấp vẫn diễn ra đến tháng thứ 3 của thai kỳ
Những rủi ro có thể gặp phải nếu bị huyết áp thấp khi mang thai
Một trong số những rủi ro chính mà mẹ bầu gặp phải khi bị huyết áp thấp đó là ngã do ngất. Chẳng hạn đứng dậy đột ngột sau khi ngồi sẽ gây tụt huyết áp dẫn đến ngất và ngã, điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng
Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng, nó khiến máu không lưu thông được đến thai nhi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé
Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng trong một số ít các trường hợp, huyết áp thấp liên tục khi mang thai có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai kỳ trong đó bao gồm cả trường hợp thai chết lưu.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/320303.php
https://www.medicalnewstoday.com/articles/159609.php
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Máu Ở Bà Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!