Đề Xuất 6/2023 # Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối Và Cách Xử Lý # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối Và Cách Xử Lý # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối Và Cách Xử Lý mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đây chính là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc tiêu chảy nhất. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng có phần suy giảm nên nếu không cẩn trọng trong vấn đề ăn uống thì rất dễ mắc phải. Đặc biệt là thói quen ăn vặt, ăn những hàng quán vỉa hè hay ăn những thực phẩm chưa được nấu chín. Những đồ ăn này rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sán, … khi vào trong cơ thể sẽ tích tụ và gây bệnh.

Vì muốn con sau này ra đời phát triển khỏe mạnh nên nhiều bà mẹ liên tục thay đổi chế độ ăn uống nhằm có thể cung cấp đầy đủ những chất thiết yếu nhất cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết rằng việc thay đổi liên tục như vậy sẽ khích bộ máy tiêu hóa không thích nghi kịp có thể khiến đau bụng hoặc tiêu chảy. Đặc biệt là những thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo, đồ ngọt.

Không loại trừ khả năng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối là do ngộ độc thực phẩm. Dạng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm ở bà bầu là do vi khuẩn Listeria, chúng tôi và Salmonella gây ra. Đây là một nguyên nhân nguy hiểm có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.

Sự gia tăng lượng hoormone như Strogen, Progesterone và Gonadotropin trong thai kì có thể gây rối loạn hoạt động co bóp của các cơ trơn trong đường ống tiêu hóa. Chúng có thể gây buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, chỉ một số ít mới có hiện tượng này.

Trong thời gian mang thai thì khả năng mẹ bầu có thể mắc một số căn bệnh lặt vặt. Thay vì đi khám thì mẹ lại tự mua thuốc về uống. Kết quả là bị đau bụng tiêu chảy và nhiều tác dụng phụ khác. Theo các bác sĩ thì những loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc chứa magiê có khả năng gây tiêu chảy cho bà bầu cao nhất.

Thói quen uống vitamin trước khi sinh được đánh giá là tốt cho sức khỏe cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn tự mua các loại vitamin về uống mà không có sự chỉ dẫn trực tiếp từ bác sĩ thì nguy cơ bị tiêu chảy và khó chịu cho dạ dày là rất cao.

Hiện tượng đau bụng đi ngoài ở bà bầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, bệnh viêm đại tràng, Crohn hay hội chứng ruột kích thích.

Khi có cảm giác tiêu chảy đi ngoài kéo dài 1 – 2 ngày kèm theo các triệu chứng co thắt kéo dài thì không có gì đáng lo ngại cả. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn sắp chuyển dạ để sinh em bé.

Cách xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối?

Trước tiên, mẹ bầu cần bình tĩnh quan sát ghi nhận lại những biểu hiện đi kèm thay vì lo lắng quá mức sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đó, thực hiện các cách xử lý mà chúng tôi hướng dẫn sau đây:

+ Thứ nhất, bổ sung nước cho cơ thể. Khi tiêu chảy liên tục trong ngày thì cơ thể mất rất nhiều chất lỏng, muối, đường và khoáng chất. Để bù đắp lại thì bạn nên uống thật nhiều nước lọc. Uống Oresol để bù nước nhanh hơn, mỗi ngày pha 4 – 5 gói để uống. Khi pha phải đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm. Hoặc có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa của trẻ sơ sinh vì trong đó có rất nhiều lợi khuẩn cho ruột và giảm tiêu chảy nhanh chóng.

+ Thứ ba, không được tự ý đi mua thuốc về uống hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo. Bà bầu cần tránh xa các loại thuốc tây để không ảnh hưởng đến thai nhi.

+ Thứ tư, cần chú ý tới vấn đề ăn uống để không khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn:

Chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 7 bữa trong ngày, ăn vừa đủ no và thức ăn dễ tiêu hóa. Ví dụ như các món cháo, cà rốt nấu chín, bánh quy, bí nấu chín, bột yến mạch…

Chế biến thức ăn cần lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nấu chín trước khi ăn.

Không ăn trái cây khô, món ăn có nhiều muối và đường, sữa, rau sống, gỏi, tiết canh, thịt tái sống, cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng gây đau bụng, tiêu chảy cho bạn.

Không ăn các loại thức ăn có dấu hiệu ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu.

Không uống các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có ga…

Sau bữa ăn 30 phút thì có thể bổ sung sữa chua không đường, mỗi ngày 2 – 3 hộp.

+ Thứ năm, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Triệu chứng tiêu chảy khiến mẹ bầu không dễ chịu một chút nào nên dễ mệt mỏi, cáu gắt. Vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối: Nguyên Nhân Và Cách Đối Phó

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? – đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu lo lắng. Nhưng câu trả lời còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân, biểu hiện.

Các chị em sẽ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi trong cơ thể lúc mang thai, một trong số đó chính là tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Đây có thể là hiện tượng bình thường, có thể không.

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để nắm rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối khi bị tiêu chảy qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

Như đã nói ở trên, việc bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy có thể tới từ nguyên nhân bình thường và bất thường, vậy những nguyên nhân đó là gì?

Nguyên nhân bình thường

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sản sinh ra khá nhiều hoocmon prostaglandin, đây là hoocmon nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ.

Lúc này, nhu động ruột sẽ tăng lên, ruột mở rộng để thúc đẩy việc loại bỏ hết chất thải ra ngoài, giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

Bởi vậy mà 3 tháng cuối, đặc biệt là cận kề lúc sinh thì các mẹ sẽ có tần suất đi ngoài nhiều hơn. Nếu các mẹ chỉ bị tiêu chảy nhẹ, đi 2 – 3 lần mỗi ngày, không quá mệt mỏi, sinh hoạt bình thường thì có thể yên tâm.

Nguyên nhân bất thường

Ngoài nguyên nhân bình thường do thay đổi hoocmon thì không thể loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác, chủ yếu đến từ chế độ ăn uống của mẹ bầu.

Ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiêu chảy chính là ngộ độc thực phẩm. Kết hợp với việc sức đề kháng bị giảm sút khi mang thai khiến chị em dễ bị tiêu chảy hơn bình thường. Chỉ cần ăn trúng thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn lạ là mẹ bầu sẽ bị rối loạn tiêu hóa ngay. Do đó, bạn cần chú ý thực đơn cho mẹ bầu, đảm bảo ăn chín uống sôi, tránh xa các thực phẩm dễ gây ngộ độc như măng, dưa chuột…

Không hấp thu đường lactose: uống thêm sữa là bắt buộc đối với bà bầu để đảm bảo sự phát triển cho mẹ và thai nhi. Nhưng đôi khi, các bà bầu gặp phải tình trạng không thể dung nạp đường lactose. Lúc này, đường lactose sẽ tích tụ trong ruột già, dần dần sẽ gây nên chứng tiêu chảy và đầy hơi cho bà bầu.

Thay đổi thực đơn: không chỉ ăn phải thực phẩm bẩn, đôi khi việc ăn phải thức ăn lạ và cơ thể chưa kịp thích nghi cũng là lý do khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ phải thay đổi chế độ ăn để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của cả mẹ và bé, dẫn tới việc tăng nguy cơ bị tiêu chảy.

Việc ăn quá nhiều một món ăn hay nhóm thực phẩm, các nhóm dinh dưỡng hấp thu không đều. Ăn quá nhiều chất béo, thức ăn dầu mỡ, uống thừa lượng sữa cũng là những nguyên nhân gây tiêu chảy.

Tiểu đường thai kỳ: nếu mẹ bầu mắc phải tiểu đường thai kỳ thì đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy trong 3 tháng cuối.

Tiêu chảy tất nhiên là nguy hiểm, nhưng mức độ của nó ảnh hưởng ra sao tới mẹ và thai nhi?

Bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Dù là hiện tường bình thường vào những ngày sắp sinh hay bị tiêu chảy vì ngộ độc thì đây vẫn là vấn đề phiền phức và khá nguy hiểm cho mẹ bầu.

Mất nước là vấn đề nghiêm trọng nhất, rất nhiều ca tử vong chỉ do mất nước khi bị tiêu chảy. Nếu chỉ mất nước nhẹ thôi cũng đủ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, giảm sút, ảnh hưởng nhiều tới thai nhi.

Hệ thống ruột hoạt động liên tục, kích thích sự co bóp cũng khiến quá trình chuyển dạ được thúc đẩy. Nếu như gần tới thời điểm sinh thì rất dễ làm trẻ bị sinh non, sinh khi chưa đủ ngày, tháng.

Ngoài ra, nếu bị tiêu chảy nặng thì có thể dẫn tới những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, mặc dù thời điểm này thai đã lớn và khá cứng cáp.

Bởi vậy, khi bị tiêu chảy dù nhẹ hay nặng thì các mẹ bầu cũng không được chủ quan. Nếu có các biểu hiện bệnh trở nặng thì cần phải tới các cơ sở y tế để được thăm khám ngay.

Tiêu chảy nặng, kèm buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt

Tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày

Môi, miệng khô, khát nước liên tục

Nước tiểu sậm màu

Són tiểu

Rõ ràng là tiêu chảy ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi, do đó chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc để giúp bà bầu nhanh chóng lấy lại sức khỏe một cách an toàn, hiệu quả.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy

Khi bà bầu bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối, việc đầu tiên cần thực hiện là đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị.

Cùng với đó, các mẹ cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Bổ sung nước: khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu cần phải đảm bảo lượng nước trong cơ thể. Khi mang thai và đặc biệt là bị tiêu chảy, bạn cần uống hơn 2.5 lít nước mỗi ngày, vừa bù nước, vừa bổ sung muối, điện giải bị mất đi khi đi ngoài nhiều lần.. Nếu được hãy uống thêm nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để tăng sức đề kháng.

Tránh xa các thực phẩm dễ kích ứng: khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu cần tránh xa các thực phẩm dễ làm tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn. Trong đó có thể kể đến như các thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein hay các thực phẩm nhiều đường…

Bổ sung thực phẩm lành mạnh: bên cạnh việc loại bỏ các thức ăn dễ gây tiêu chảy, bạn cũng cần bổ sung vào bữa ăn của mẹ bầu những món ăn lành mạnh như sữa chua lợi khuẩn, chuối ,táo, rau củ các loại, thịt nạc và thịt gà…

Nếu xác định mẹ bầu mắc chứng không hấp thu đường lactose thì nên giảm lượng sữa uống vào, thay vào đó hãy bổ sung thực phẩm khác để duy trì chế độ dinh dưỡng.

Tránh uống thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu.

Không tiêu thụ nước trà, cà phê, nước ép nho và các loại nước uống tăng lực.

Không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi rất nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới thai nhi. Các loại thuốc sử dụng phải qua hướng dẫn của bác sĩ.

Trị tiêu chảy an toàn, hiệu quả khi mang thai:

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Cách Phòng Ngừa

Những rối loạn tiêu hóa như: táo bón và tiêu chảy, có thể xảy ra thường xuyên trong thai kỳ. Những nguyên nhân thường gặp là do thay đổi chuyển hóa hormone, thay đổi chế độ ăn uống và tâm lý căng thẳng. Thực tế là phụ nữ khi mang thai thường đối mặt với tiêu chảy khá nhiều. Bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy và cách phòng ngừa để giảm bớt khó chịu.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở bà bầu xuất hiện khi bà bầu đi tiêu lỏng ba, bốn lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Đây là tình trạng thay đổi sinh lý bình thường và hay gặp khi mang thai.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy do thay đổi sinh lý bà bầu bao gồm:

Dị ứng thức ăn xuất hiện trong thai kỳ

Dùng vitamin không phù hợp

Thay đổi hormone

Do thay đổi sinh lý của cơ thể chuẩn bị cho cuộc sinh nở em bé. Tiêu chảy thường gặp hơn ở 3 tháng cuối (tháng thứ 7, thứ 8 và thứ 9) của thai kỳ.

Các nguyên nhân khác ngoài việc mang thai bao gồm:

Nhiễm virus

Vi khuẩn

Ký sinh trùng đường ruột

Ngộ độc thực phẩm

Dị ứng thuốc men

Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac và viêm loét đại tràng.

Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bà bầu

Khi mang thai, bà bầu không cần (không nên) uống bất kỳ loại thuốc nào khác để điều trị bệnh tiêu chảy. Sự thật là hầu hết các trường hợp bà bầu bị tiêu chảy tự hết mà không cần điều trị.

Những điều sau đây là cần làm nếu bà bầu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày:

Đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy: Hầu hết các trường hợp tiêu chảy có nguyên nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán rõ ràng khi theo dõi. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn hoặc virus.

Tránh những thực phẩm có vấn đề: Một số loại thực phẩm có thể làm bà bầu bị tiêu chảy nặng hơn. Ví dụ như đồ ăn có nhiều chất béo, đồ chiên, nhiều gia vị, sữa và bơ.

Điều cần làm khi bà bầu bị tiêu chảy

Nếu bà bầu bị tiêu chảy kéo dài hơn hai hoặc ba ngày, hãy đến bệnh viện và đề nghị được khám nhanh, tránh biến chứng mất nước nghiêm trọng khi mang thai.

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Bà Bầu Bị Chuột Rút

Tình trạng bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).

Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.

Xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Điều quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ để tránh chuột rút (vọp bẻ) khi mang thai là cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ lưu ý, mỗi một giai đoạn của thai kì nhu cầu canxi là khác nhau, trong khi bổ sung thừa hay thiếu canxi đều gây nên những tác hại khôn lường, vì vậy, trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hay tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và kê liều lượng phù hợp.

Cách tốt nhất là mẹ nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh,… Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.

Tình trạng bà bầu bị chuột rút c ó nhiều nguyên nhân dẫn đến.

Ngoài ra, với các nguyên nhân bị chuột rút như do trọng lượng cơ thể tăng lên, bụng bầu to ra,… là điều bất khả kháng thì mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây để giảm tình trạng khó chịu này:

– Nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên; tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Nếu làm việc văn phòng, mẹ hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ cũng nhớ không vận động mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.

– Mát-xa chân: Hãy nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được “thư giãn”.

– Ăn uống đầy đủ: Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.

– Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.

– Tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình để cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt; đi bộ, yoga và những bài tập cho chân là gợi ý lý tưởng trong trường hợp này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối Và Cách Xử Lý trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!