Đề Xuất 6/2023 # Nếu Không Muốn Mất Con Ở Ngay Tuần Đầu Thai Kỳ, Mẹ Nhớ Phải Kiêng 4 Điều Này # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Nếu Không Muốn Mất Con Ở Ngay Tuần Đầu Thai Kỳ, Mẹ Nhớ Phải Kiêng 4 Điều Này # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nếu Không Muốn Mất Con Ở Ngay Tuần Đầu Thai Kỳ, Mẹ Nhớ Phải Kiêng 4 Điều Này mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thai tuần đầu kiêng gì là vấn đề tất cả các mẹ bầu cần phải biết để thai ổn định, an toàn. Ở tuần đầu mang thai, mặc dù thai nhi chỉ mới là một chấm nhỏ li ti trong bụng nhưng mẹ bầu vẫn phải cẩn thận trong mọi hành động từ việc đi lại, vận động cho đến ăn uống. Đặc biệt, mẹ phải nắm rõ những thứ nhất định phải kiêng để tránh tác động xấu cho con.

Sau khi quan hệ, tinh trùng sẽ phải vượt qua một chặng đường tương đối dài xen lẫn nhiều khó khăn để có thể tiếp cận trứng và được nó bao trọn bên trong lớp vỏ của mình. Khi hai “nhân vật chính” gặp nhau, sự thụ tinh sẽ nhanh chóng diễn ra và quá trình hình thành bào thai bắt đầu từ đây.

Để biết chính xác bên trong cơ thể mình đang có sự hiện diện của một, hai hay thậm chí là ba mầm sống thì các mẹ cần phải chờ đợi ít nhất khoảng 5-7 ngày cơ thể mới “gửi” đến cho bạn những tín hiệu ban đầu như căng tức ngực, đi tiểu nhiều hơn bình thường, luôn thấy mệt mỏi…

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, nếu bạn là người có cơ địa quá nhạy cảm, hiểu chính xác và tường tận về cơ thể mình thì có thể sau khi quan hệ khoảng 3 ngày, bạn đã có thể lờ mờ phát hiện ra dấu hiệu mang thai.

Vậy ở giai đoạn “manh nha” này, chị em phụ nữ cần phải lưu ý những điều gì hay nói cách khác là mẹ có thai tuần đầu nên kiêng gì để không rơi vào tình trạng mất con ngay khi bé yêu chưa kịp phát triển thành hình hài?

1. Có thai tuần đầu nên kiêng gì? – Tránh xa 7 loại thực phẩm này

Khi nhắc đến vấn đề mang thai tuần đầu nên kiêng gì, chúng tôi không thể không đề cập đến chế độ ăn uống. Trong suốt thời gian “bụng mang dạ chửa”, bà bầu thường được khuyên ăn nhiều các thực phẩm bổ dưỡng như lòng đỏ trứng gà, thịt gia cầm, hải sản, rau xanh, trái cây, sữa, ngũ cốc…

Tuy nhiên bên cạnh những thực phẩm nhất thiết phải bổ sung, phụ nữ mang thai cũng cần phải chuẩn bị một cuốn sổ để gạch đầu dòng các đồ ăn tuyệt đối không được động vào bởi chúng là “thủ phạm” giết chết thai nhi chỉ trong một tích tắc.

Thịt chế biến sẵn

Một số loại thịt chế biến sẵn như thịt giăm bông, xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói… đều được liệt vào danh sách các thực phẩm mẹ bầu không nên ăn. Mặc dù khi thưởng thức các món ăn này, chúng ta sẽ thấy rất vừa miệng, hợp khẩu vị, thế nhưng đối với phụ nữ đôi khi một miếng ăn lại có thể trở thành thuốc độc.

Theo các chuyên gia, mẹ ăn nhiều thịt chế biến sẵn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Listeriosis. Người bình thường khi mắc bệnh này đơn giản chỉ có triệu chứng mệt mỏi, cúm nhưng với mẹ bầu, nó có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu.

Điều đó chưa kể đến hàm lượng muối cao trong thịt xông khói nếu được đưa quá nhiều vào cơ thể người mẹ sẽ làm cho mẹ đối mặt với nguy cơ bị tăng huyết áp, đột quỵ. Do đó, cho dù thịt chế biến sẵn có hấp dẫn, có thơm ngon đến mức nào, mẹ mang thai tuần đầu nên thẳng thừng từ chối.

Mang thai tuần đầu nên kiêng gì? – Pho mát mềm

Nếu bạn đang thắc mắc không biết có bầu những tuần đầu nên kiêng gì thì chúng tôi khuyên bạn hãy nói không với các loại pho mát mềm. Đây là thực phẩm được ưa thích của không ít chị em phụ nữ, thế nhưng khi mang thai, bạn nên tạm thời nói lời tạm biệt với nó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu như các loại pho mát mềm đều có chứa vi khuẩn E. coli hoặc Listeria. Khi mang thai sức đề kháng của mẹ vốn suy yếu, nếu không may nhiễm các vi khuẩn kia thì nguy cơ sảy thai, sinh non là rất cao.

Đu đủ xanh

Chắc hẳn chị em phụ nữ sẽ chẳng lạ lẫm gì khi thấy đu đủ xanh là thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong tuần đầu cũng như suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Theo lý giải của các chuyên gia y tế, đu đủ xanh có chứa nhiều enzymes và mủ có thể khiến tử cung bị co bóp mạnh, thậm chí là xuất huyết nhau thai, từ đó dẫn đến sảy thai.

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Hàm lượng thủy ngân có trong cá thu, cá kiếm, cá ngừ, cá chình… có thể gây hại trực tiếp cho não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Ngay cả trước khi mang thai, chị em phụ nữ vẫn được khuyên tránh xa các loại cá này.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Khi tìm hiểu về vấn đề có thai tuần đầu nên kiêng gì, chắc hẳn bạn sẽ đọc được thông tin tránh ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nhành. Được biết trong thời gian đầu mang thai, nếu mẹ thường xuyên uống nước đậu nành thì khả năng cao thai nhi sinh ra sẽ gặp phải vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục.

Thịt tái, cá sống, trứng sống

Phụ nữ mang thai tuần đầu nếu ăn quá nhiều thịt tái, cá sống, trứng sống thì nguy cơ bị buồn nôn, tiêu chảy là rất cao. Bụng dạ mẹ khó chịu cũng khiến cho quá trình hình thành bào thai bị cản trở. Chính vì thế, khi biết mình đã “đậu thai” thành công, mẹ cố gắng ăn chín, uống sôi nhé.

Tiết canh

Tiết canh là món ăn khoái khẩu của không ít người, thế nhưng phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tránh xa loại đồ ăn này để tránh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Trên đây là một số thực phẩm mẹ mang thai tháng đầu không nên ăn để tránh dẫn đến những cơn co thắt bất thường ở tử cung, khiến thai nhi “mất mạng”.

2. Từ bỏ các thói quen xấu, sản phẩm độc hại gây tác động tiêu cực đến thai nhi

Khi biết mình đã có thai tuần đầu, mẹ bầu cần phải rà soát lại toàn bộ thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình. Nếu mẹ nào có những thói quen dưới đây thì nhanh chóng loại bỏ đi nhé.

Thường xuyên ngủ muộn

Thức khuya không chỉ khiến cho da mặt mẹ trở nên tồi tệ mà còn làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, ngay từ khi biết mình có thai, mẹ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của mình. Mẹ hãy tập thói quen đi ngủ trước 10 giờ tối và cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Hạn chế sử dụng cà phê

Một tách cà phê mỗi sáng có thể giúp tinh thần của mẹ thêm minh mẫn, sảng khoái suốt cả ngày, thế nhưng một khi đã trở thành bà bầu, mẹ cần giảm thiếu tối đa số lần sử dụng loại đồ uống này. Bởi caffeine trong cà phê có thể khiến mẹ mất ngủ, hạn chế lưu lượng máu đến thai nhi, khiến con sinh ra bị suy dinh dưỡng.

Có thai tuần đầu nên kiêng gì? – Không sử dụng thiết bị và wifi quá nhiều

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, hàng loạt trang thiết bị máy móc hiện đại được ra đời để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, khi mới bước vào thời kỳ mang thai, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với đồ công nghệ, đặc biệt là những thiết bị có tần số bức xạ lớn bởi bức xạ có thể gây biến đổi DNA sẽ gây ảnh hưởng đến trí thông minh của thai nhi. Mẹ nên giảm số giờ sử dụng điện thoại, không nên ngồi cạnh máy in…, hạn chế dùng wifi nhé.

Cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm

Hầu hết các mỹ phẩm như son, phấn… đều có chứa một lượng chì nhất định nên khi mang thai các mẹ nên tiết chế việc trang điểm. Nếu nhất định cần phải trang điểm mỗi ngày, mẹ chỉ nên sử dụng hàng chất lượng cao.

Bên cạnh đó, mẹ nên từ bỏ ngay thói quen sơn móng tay bởi các thành phần hóa chất trong lọ sơn móng có thể ngấm vào da thịt và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Uống quá nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá

Rượu bia hay thuốc lá đều là các “thủ phạm” có thể giết chết thai nhi ngay cả khi bé chưa kịp phát triển thành hình hài. Do đó, nếu mẹ nào có thói quen uống rượu bia mỗi ngày, mỗi tuần và thường xuyên hút thuốc lá thì nên biết cách từ bỏ “cái tôi” của mình để nghĩ cho con nhé.

3. Mang thai tuần đầu nên kiêng gì? – Tránh vận động mạnh

Có thai tuần đầu nên kiêng gì và đương nhiên các chuyên gia sẽ khuyên các bạn không nên vận động mạnh. Lúc này, mọi động tác, cử chỉ, từng bước chân của mẹ cần phải hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận. Bất kỳ một cái dậm chân mạnh, một cú đá đẳng cấp, một vòng chạy tuy ngắn nhưng đủ để khiến thai nhi chịu sự tác động không tốt.

Trong tuần đầu mang thai hay cả chu kỳ mang thai, mẹ bầu không nên khuôn vác đồ vật nặng, không chạy nhảy, không đứng lên ngồi xuống bất ngờ, không leo trèo… để tránh tình trạng bị sảy thai. Thay vào đó, ở thời điểm này, mẹ chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng trên những đôi giày thấp có đế chắc chắn.

4. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh

Khi biết mình đã “đậu thai” 1 tuần, các mẹ không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu đang trong thời gian điều trị bệnh và không may “dính thai”, mẹ nên ngừng uống thuốc rồi đến bệnh viện để nghe tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ bị cúm, bị dị ứng hoặc gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác thì không được phép biến mình thành bác sĩ, thay vào đó hãy đến bệnh viện kiểm tra. Mọi loại thuốc sử dụng trong thai kỳ chỉ được phép sử dụng khi có ý kiến của chuyên gia. Nên nhớ việc tự quyết định của mẹ có thể sẽ phải đánh đổi bằng hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài những điều trên, khi mang thai, mẹ bầu cần tránh đi giày cao gót, không nên ngâm mình quá lâu trong nước nóng, không mặc quần áo quá chật. Đồng thời, mẹ nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Đặc biệt, mẹ không để tâm trạng mình lúc nào cũng ở trạng thái buồn rầu, lo âu; thay vào đó hãy cố gắng vui vẻ mỗi ngày nhé.

Có thai tuần đầu nên kiêng gì và toàn bộ câu trả lời đã được trình bày rõ ràng ở phía trên. Các mẹ nên cố gắng tuân thủ theo để tránh đưa thai nhi vào tình huống nguy hiểm. “Có kiêng có lành” nên các mẹ bầu hãy nhớ kĩ nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và “đẩy lùi” được mọi rắc rối.

Mang Thai Tháng Thứ 4, Muốn Thai Khoẻ Mẹ Bầu Phải Ghi Nhớ Những Điều Này

Mang thai tháng thứ 4 bà bầu đã bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Đây được đánh giá là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của 9 tháng mang thai vì mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động nhỏ của con. Về phía thai nhi thì đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng, tất cả các bộ phận như não, thận, tủy sống, mắt, các ngón chân và ngón tay… dần được hình thành và phát triển đầy đủ.

+ Mệt mỏi

+ Táo bón

+ Ợ nóng

+ Ợ hơi, đầy hơi

+ Nghẹt mũi hoặc chảy máu cam

+ Chảy máu nướu răng

+ Tăng sự thèm ăn

+ Sưng mắt cá chân

+ Đau nhức chân

+ Giãn tĩnh mạch

+ Tiết dịch âm đạo màu trắng

+ Bắt đầu rạn da

+ Đau đầu

+ Đau bụng

+ Đau lưng

+ Chảy sữa

+ Ra máu

+ Mang thai

+ Phù chân

Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ: Chứng táo bón, trĩ là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 4. Vì vậy, mẹ bầu cần phải bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn như yến mạch, ngũ cốc, các loại rau xanh…

Thực phẩm giàu chất béo: Thời điểm này, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc trẻ chậm phát triển về nhận thức và thần kinh… Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đủ lượng axit béo omega 3, 6, 9 có trong các loại cá như cá hồi, dầu cá, các loại hạt và dầu oliu…

Thịt: Ở thai kỳ tháng thứ 4, chứng buồn nôn đã giảm hẳn, lúc này mẹ bầu có thể nghĩ đến việc nạp thêm các loại thịt để bổ sung dinh dưỡng. Lưu ý, cần chọn thịt tươi, ngon, sạch, và nấu chín kỹ. Tuyệt đối không được ăn các loại thịt tái, sống để tránh nguy cơ nhiễm vi rút và vi khuẩn gây bệnh.

Trái cây tươi: Trái cây tươi chứa vô số các loại vitamin, khoáng chất, hàm lượng nước cao và giàu chất xơ để cung cấp dưỡng chất. Ngoài ra trái cây tươi còn không chứa các chất bảo quản và chất tạo màu rất an toàn cho mẹ và bé.

Từ tháng thứ 4, cơ thể cũng có thể bị kích hoạt tính axit gây ợ nóng nên ăn trái cây tươi sẽ giảm đáng kể triệu chứng khó chịu này.

Thực phẩm giàu sắt: Mang thai tháng thứ 4, thai nhi phát triển rất mạnh mẽ nên sẽ cần bổ sung nhiều sắt hơn để giúp mẹ bớt mệt mỏi và thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu sắt như trứng, trái cây khô, thịt đỏ, rau lá xanh… rất tốt cho mẹ bầu lúc này.

Mang thai tháng thứ 4 không nên ăn gì?

Pho mát mềm: Pho mát mềm có thể được làm từ các loại sữa chưa tiệt trùng nên có thể chứa vi khuẩn, vi rút có hại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh thực phẩm này và các loại thực phẩm được làm từ sữa chưa tiệt trùng.

Đồ ăn đường phố: Không chắc rằng tất cả món ăn đường phố đều kém vệ sinh, tuy nhiên nguy cơ nhiễm các loại dịch, vi khuẩn từ món ăn đường phố là rất cao. Vì vậy không riêng gì thời kỳ mang thai tháng thứ 4 mà trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các món ăn đường phố.

Mang thai tháng thứ 4 nên bổ sung gì?

Khi mang thai tháng thứ 4, lưu lượng máu cần thiết sẽ tăng cao hơn bình thường, nên chủ yếu trong tháng này, các mẹ nên bổ sung nhiều chất sắt bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm… hoặc bổ sung viên uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để đảm bảo chất sắt được hấp thụ dễ dàng vào trong cơ thể khi mang thai tháng thứ 4, các mẹ cần bổ sung thêm vitamin C, vì vitamin C chính là chất dẫn xuất của sắt từ các thực phẩm ăn hàng ngày vào cơ thể.

Theo các chuyên gia thì cứ ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, các mẹ lại nên nạp thêm năng lượng để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng và buồn ngủ.

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa?

Khi bước sang thai kỳ tháng thứ 4 thì quá trình kiêng khem cũng bớt lại, thay vào đó mẹ bầu có thể bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm hoặc trái cây như nước dừa để bổ sung dinh dưỡng.

Không phải tự nhiên mà nước dừa lại được các phụ nữ mang thai quan tâm đến như vậỵ. Bởi nước dừa là một trong những loại nước uống vô cùng bổ dưỡng với các thành phần dinh dưỡng đa dạng như canxi, kali, natri và phốt pho, vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác… giúp cơ thể duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh độ PH và tăng cường hoạt động của các cơ.

Bên cạnh đó nước dừa còn giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ợ hơi, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể nhờ lượng axit lauric rất dồi dào trong nước dừa. Loại axit này khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Mặc dù nước dừa rất tốt nhưng mẹ bầu cần uống đúng cách, đúng liều lượng mới phát huy tác dụng tốt nhất. Nếu mẹ bầu có thể trạng bình thường, tức là không mắc bệnh thừa cân thời chưa có bầu, bệnh tiểu đường, thì nên uống 3 – 4 lần/ tuần với lượng tăng dần. Bởi theo khoa học, nước dừa cũng có rất nhiều đường, uống nước dừa hàng ngày có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, tăng cân quá mức đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu chưa cần tăng cân nhiều…

Một số lưu ý khi uống nước dừa dành cho các mẹ tháng thứ 4

+ Với những mẹ bầu bị đa nước ối không nên thường xuyên uống nước dừa

+ Các mẹ bầu không nên uống nước khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì nó dễ khiến mẹ dễ cảm lạnh.

+ Tuyệt đối, không uống nước dừa khi đã mở quá lâu.

+ Không nên uống trái dừa đã được gọt vỏ ngoài và trông trắng phau vì có thể nó đã được ngâm thuốc tẩy, rất hại cho thai nhi.

Mang thai tháng thứ 4 là khoảng thời gian mẹ và thai nhi bước sang một giai đoạn thai kỳ mới, nên có những thay đổi nhất định về chế độ dinh dưỡng, cũng như các dấu hiệu ở giai đoạn này. Mang thai tháng thứ 4, vì vậy mà mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé bằng các bữa ăn bổ dưỡng, phù hợp với giai đoạn phát triển của thai kỳ giúp mẹ và bé cùng phát triển khoẻ mạnh.

Bà Bầu Kiêng Ăn Gì Trong 3 Tháng Đầu? Xem Ngay Nếu Ko Muốn Sảy Thai!

Chuyên gia lưu ý bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu

Tháng đầu tiên thai kỳ

Thực phẩm gây co thắt dạ con như dứa (thơm), đu đủ xanh, cam thảo. Bởi vì lúc này tình trạng thai nhi chưa ổn định, các cơn co thắt tử cung sẽ rất dễ gây sảy thai.

Các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như: cá thu, cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy, lươn vàng, trứng cá tầm muối. Bởi vì thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của em bé.

Phô mai mềm làm từ sữa chưa qua tiệt trùng: Chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và làm sảy thai.

Tháng thứ 2 thai kỳ

Trứng sống, trứng ốp la, lòng đào: Có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho thai nhi.

Pate: Có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của thai nhi.

Sữa tươi chưa tiệt trùng: Có thể chứa các loại vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nem chua, xúc xích, thịt hun khói, giăm bông: Chúng được làm từ nguyên liệu tươi sống và có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc. Nếu ăn những món này thì thai phụ cần đảm bảo nấu chín cẩn thận.

Gan: Chứa rất nhiều cholesterol có hại cho huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, gan cũng chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu. Việc dung nạp lượng vitamin A vượt ngưỡng có thể gây dị tật cho thai nhi nên mẹ bầu cần hết sức chú ý.

Đồ uống có cồn: Vừa gây hại lá gan của mẹ, vừa khiến phôi thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

Tháng thứ 3 thai kỳ

Tháng thứ ba là giai đoạn hình thành tất cả các cơ quan cần thiết cho thai nhi. Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng, năng lượng. Đồng thời, hãy tránh ăn các thực phẩm sau:

Thức ăn nhanh (hamburger, pizza, gà rán, khoai tây rán…) và các loại thực phẩm ăn nhanh (fast food). Chúng được chế biến qua nhiệt độ lớn khiến lượng dưỡng chất có lợi còn sót lại rất ít và chứa chất độc hại.

Thực phẩm đóng hộp: Vì chúng thường chứa nhiều muối và gia vị, dễ gây áp lực lên thận và khiến mẹ bầu bị huyết áp cao. Đồng thời thai nhi không được nhận đủ chất dinh dưỡng.

Tổng kết lại “bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu” đó là:

Các loại rau củ: rau sam, rau ngót, rau răm, ngải cứu, chùm ngây, củ mọc mầm xanh.

Trái cây: đu đủ xanh, nhãn, dứa, mận, dưa hấu.

Hải sản.

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn, dưa chua.

Đồ uống có cồn, cafe, nước có ga, rượu bia, chất kích thích, sữa chưa được tiệt trùng.

Thức ăn tái sống, chưa được nấu chín kỹ; Đồ quá mặn; Đồ nhiều dầu mỡ.

Những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Cá hồi: Chứa nhiều vitamin D và canxi rất cần thiết cho thai kỳ của bạn.

Những loại rau màu xanh đậm: Súp lơ xanh, rau cải ngọt, rau chân vịt, rau má, rau lang, bông atiso. Những loại rau này sẽ cung cấp lượng lớn axit folic, chất xơ, vitamin, canxi, sắt… Trong đó, Axit folic là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống, trí não thai nhi. Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh còn giúp mẹ bầu bớt nôn nghén.

Họ hàng nhà đậu: Chứa hàm lượng protein vô cùng dồi dào, axit béo cần thiết, sắt, canxi, vitamin nhóm B, vitamin K… Vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu, hạn chế táo bón; vừa giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện.

Trứng: Bổ sung protein dồi dào và chứa nhiều vitamin D rất tốt cho sự phát triển xương của thai nhi.

Các loại quả mọng, nhất là cam quýt: Chúng có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp hỗ trợ hấp thu sắt và tăng cường hệ miễn dịch.

Tổng kết

Nếu Đang Mang Thai Lần 2, Mẹ Phải Biết Những Điều Này!

Mang bầu lần 2, mẹ thường sẽ ít nghén hơn, cảm nhận con đạp sớm hơn nhưng sẽ mệt mỏi và đau nhức nhiều hơn.

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu hơn lần 1 vì có nhiều kinh nghiệm nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Thai kỳ lần 2 có thể sẽ mệt mỏi đau nhức hơn khi mẹ lớn tuổi hơn và đặc biệt khi sau sinh nở sẽ đau do co dạ con hơn lần đầu.

Ít nghén hơn nhưng mệt mỏi, đau đớn hơn

Có thể lần hai, triệu chứng nghén sẽ giảm đi một chút nhưng sự mệt mỏi thậm chí còn tăng hơn. Lần đầu, chị em nhận được nhiều sự hỗ trợ và quan tâm, có thời gian ngủ nghỉ. Nhưng đến bé thứ hai, do đã có kinh nghiệm nên sự giúp đỡ giảm đi, thêm nữa, chị em lại phải chăm sóc bé lớn, vốn chưa lớn đến mức tự lo cho mình. Do vậy, mệt mỏi hơn là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể tệ hơn khi bầu lần này. Các bác sĩ sản khoa cũng cho rằng những cơn co thắt xuất hiện trong những lần mang thai về sau luôn có xu hướng nhiều hơn so với lần mang thai trước, nhưng điều này là bình thường và là do cơ thể của mỗi người.

Lộ bụng sớm hơn

Nếu lần đầu tiên, đa số bụng chị em thon gọn và khó nhận ra bụng bầu cho đến tháng thứ 4,5 thì ở lần 2, chỉ từ tuần thứ 7 là mọi người đã nhìn ra sự khác biệt bất thường ở vòng 2 của chị em. Các mẹ cũng phải mặc đồ bầu sớm hơn lần một. Điều này không thể hiện là bé con thứ hai lớn nhanh hơn bé đầu, mà đơn giản vì cơ thể mẹ đã khác và thường chảy xệ hơn.

Cảm nhận thai nhi chuyển động sớm hơn

Các mẹ lần đầu mang thai thường chú ý và thấy con chuyển động khi ở tháng thứ năm, nhưng chị em mang thai từ lần hai lại thấy con động đậy ngay tháng thứ tư. Lý do không phải vì con sau nhanh hơn con trước mà vì các mẹ nhạy cảm hơn so với khi mang thai lần đầu. Thậm chí, ở tháng thứ ba, mẹ còn thấy những chuyển động này như bong bóng nhỏ, cánh bướm đập vào tử cung mà lần đầu, chị em nhận nhầm thành vấn để về ruột hay dạ dày

Các mẹ lần đầu mang thai thường chú ý và thấy con chuyển động khi ở tháng thứ năm, nhưng chị em mang thai từ lần hai lại thấy con động đậy ngay tháng thứ tư Thai thấp hơn

Do cơ bụng các mẹ đã bị kéo quá nhiều khi mang thai lần đầu nên không thể nâng đỡ bé thứ hai cao như vậy nữa, do đó thai nhi sẽ tụt xuống thấp hơn. Điều này có thể làm cho chị em dễ thở hơn ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc đi tiểu thường xuyên sẽ bắt đầu sớm hơn. Các mẹ sẽ cảm thấy tăng áp lực gây đau vùng chậu.

Rò rỉ sữa sớm hơn

Từ tuần 27, nhiều mẹ mang thai lần hai đã bắt đầu bị rò rỉ sữa Đây là triệu chứng bình thường, một dấu hiệu tự nhiên. Do đó, chị em không cần phải lo lắng.

Đẻ thường dễ hơn

Do cơ thể đã qua một lần sinh nở cổ tử cung được giãn ra nên chị em sinh lần hai sẽ dễ hơn lần đầu rất nhiều. Thời gian đau đẻ, thời gian rặn… đều được rút ngắn, khiến các mẹ bớt mất sức hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nếu Không Muốn Mất Con Ở Ngay Tuần Đầu Thai Kỳ, Mẹ Nhớ Phải Kiêng 4 Điều Này trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!