Đề Xuất 3/2023 # Nếu Có Ý Định Sinh Con Thứ 2, Bạn Cần Phải Đọc Bài Viết Này # Top 4 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Nếu Có Ý Định Sinh Con Thứ 2, Bạn Cần Phải Đọc Bài Viết Này # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nếu Có Ý Định Sinh Con Thứ 2, Bạn Cần Phải Đọc Bài Viết Này mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau lần sinh thứ nhất thì cần “hoãn” bao lâu mới chuẩn bị mang thai lần 2?

Không ít bố mẹ sau khi sinh con lần đầu lại muốn tiếp tục làm “nhiệm vụ” ngay. Vì nghĩ rằng nếu các con sinh liền nhau, bố mẹ sẽ “tiện” một thể chăm sóc. Thế nhưng, việc mang thai ngay sau khi sinh lần đầu khoảng vài tháng sẽ khiến cả cơ thể người mẹ lẫn đứa trẻ chịu những hệ lụy nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia y tế, sau lần sinh đầu tiên, dù sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người mẹ cũng cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Nếu mẹ sinh mổ và lại tiếp tục mang thai ngay sau đó thì nguy cơ rách vết mổ hay bị nhiễm trùng tử cung là rất cao.

Đặc biệt, nếu mang thai khi cơ thể người mẹ chưa được phục hồi hoàn toàn thì nguy cơ đứa trẻ tiếp theo sẽ bị sinh non, nhẹ cân hoặc có thể gặp phải nhiều rủi ro khác. Vậy con mấy tuổi thì mẹ chuẩn bị mang thai lần 2 là chuẩn?

Có nên sinh con cách nhau 2 năm?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng cách giữa các lần mang thai tốt nhất là nên từ 2 năm. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết 2 năm là khoảng thời gian thích hợp đủ để các mẹ hồi phục hoàn toàn sau lần sinh con đầu tiên. Bên cạnh đó, sinh con vào thời điểm này, mẹ có thể tận dụng tốt các vật dụng trẻ em của bé đầu cho bé thứ 2.

Tuy nhiên nếu khoảng cách là 2 năm, trước khi chuẩn bị mang thai lần 2, bố mẹ cần làm công tác tư tưởng thật tốt cho bé đầu để con không cảm thấy tủi thân, ghen tị khi thấy mẹ dành gần như toàn bộ thời gian cho em của mình.

Sinh con cách nhau 3 năm

Khi bé đầu tiên bước sang tuổi thứ 3, bé hoàn toàn có thể tự lập và không “dính” mẹ 24/24h như trước đây nữa. Đồng thời, ở độ tuổi này, bé đã biết nhận thức và sẽ phần nào cảm thấy vui vẻ, hưng phấn khi biết mình chuẩn bị có em. Sinh con cách nhau 3 năm, các mẹ hoàn toàn có thể “nhờ cậy” bé lớn làm số việc đơn giản như nhờ con lấy bình sữa hoặc ngồi chơi cùng em.

Sinh con cách nhau 4-5 năm có tốt không?

Nhiều gia đình muốn dành thời gian chăm lo thật tốt cho bé đầu tiên nên hoãn việc sinh lần 2 đến tận 4-5 năm hoặc thậm chí là lâu hơn thế nữa. Bé lớn lúc này đã cứng cáp và có thể giúp mẹ trông em vì thế mẹ sẽ bớt được mệt mỏi cũng như căng thẳng.

Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần lưu ý rằng khoảng cách sinh đẻ giữa 2 lần càng xa thì nguy cơ mẹ bị tiền sản giật, sinh non, sinh thiếu tháng ở lần 2 sẽ rất cao. Do đó, để chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 một cách thuận lợi nhất, bạn cần đảm bảo tốt vấn đề sức khỏe và thường xuyên đi bệnh viện kiểm tra để tránh gặp rủi ro.

Vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai lần 2?

Sau khi bé thứ nhất cứng cáp và đã “có tuổi”, các cặp vợ chồng bắt đầu tính đến chuyện sinh thêm con cho vui cửa vui nhà, cho các con có bạn cùng chơi. Nói đến công tác chuẩn bị trước khi mang thai lần 2, nhiều người bắt đầu chủ quan vì nghĩ rằng mình đã có kinh nghiệm nên không cần phải chuẩn bị gì nhiều, thế nhưng thực tế không phải như vậy.

Kiểm tra sức khỏe tiền thai sản

Cũng giống như lần mang thai đầu tiên, các cặp vợ chồng vẫn cần phải thực hiện kiểm tra sức khỏe tiền thai sản. Bạn không được bỏ qua bước quan trọng này và đừng nghĩ rằng lần mang thai đầu đã thành công thì lần 2 cũng sẽ như vậy.

Hãy nhớ sau lần sinh đầu, sức khỏe cũng như sức đề kháng của mẹ sẽ kém đi nên khả năng phát hiện bệnh và bị nhiễm trùng là rất cao. Vì thế bố mẹ không nên chủ quan.

Nếu mẹ nào không may bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, sinh non… trong lần đầu tiên thì hãy thẳng thắn chia sẻ vấn đề với bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Trong các danh sách cần chuẩn bị trước khi mang thai lần 2, các mẹ không thể quên việc tiêm phòng. Việc tiêm phòng lần này sẽ rất khác so với lần đầu vì nó còn phụ thuộc vấn đề bạn đã từng tiêm hay chưa hoặc khoảng thời gian tiêm cách đây mấy năm.

Theo các chuyên gia, nếu bạn đã tiêm vắc xin phòng rubella rồi thì không cần phải tiêm lại nữa trong lần mang thai thứ 2. Nếu trong lần mang thai đầu, bạn chưa tiêm thì nên sắp xếp lịch đi tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Bên cạnh đó, nếu mẹ nào chưa tiêm thì nên tiêm đủ mũi 3 trong 1 gồm sởi, rubella, quai bị trước khi mang thai 3 tháng.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị mang thai lần 2

Giống như lần mang thai đầu, lần mang thai thứ 2 mẹ cũng cần phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Mang thai cần ăn gì, không nên ăn gì để mẹ và thai nhi khỏe mạnh là kiến thức quan trọng mẹ cần “lục” lại trí nhớ xem lần trước mình đã thực hiện ra sao.

Một lần nữa hãy lên danh sách cẩn thận các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp thụ thai nhanh và các thực đơn dành cho bà bầu để có sự bổ sung hợp lý.

Cân nhắc về tài chính, công việc trước khi chuẩn bị mang bầu lần 2

Nếu có ai đó hỏi bạn: “Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai lần 2?” thì đừng quên trả lời họ rằng: “Tài chính cũng là yếu tố quan trọng và bạn không được bỏ qua”.

Chuẩn bị tâm lý cho chính bản thân mình

Để chuẩn bị mang bầu lần 2 thật tốt, các mẹ cần dành thời gian ổn định tâm lý của chính mình. Bởi lẽ khi có một thiên thần khác chào đời, bạn sẽ vất vả, mệt mỏi và nhiều thứ phải lo toan hơn.

Đồng thời, thời gian dành cho chính bản thân mình cũng không còn nhiều như trước, thay vào đó bạn sẽ chỉ quanh quẩn bên các con, chăm lo cho đứa lớn rồi lại đến đứa nhỏ. Do đó, hãy chắc bản thân mình thực sự mong muốn mang thai ở thời điểm đó, đồng thời tâm lý và tinh thân đã sẵn sàng thì mới quyết định mang thai lần 2.

Làm tốt vấn đề tâm lý cho bé đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai lần 2

Theo thống kê trên thế giới có không ít trường hợp trẻ bị tự kỷ khi mẹ sinh em bé. Bé sẽ sinh ra ghét bỏ em khi thấy em dành trọn sự chú ý của bố mẹ. Thậm chí ở Trung Quốc, một bé gái 8 tuổi đã ném em trai 2 tháng tuổi từ tầng 8 xuống đất vì cho rằng mẹ có em bé nên không thương mình nữa.

Do đó trước khi chuẩn bị mang thai lần 2, mẹ cần phải làm công tác chuẩn bị tâm lý thật tốt cho bé đầu tiên để bé không cảm thấy hụt hẫng, đừng để bé bị ám ảnh bởi câu nói “cho con ra rìa”. Tốt nhất khoảng cách giữa 2 lần sinh nở không quá gần.

Theo các chuyên gia, ngay từ khi có ý định mang thai lần 2, mẹ cần phải tìm cách nói chuyện để gợi mở cho con về vấn đề này. Chẳng hạn như mẹ có thể thường xuyên đưa con đến chơi ở các gia đình có em bé mới chào đời hoặc cho bé xem những cảnh phim chiếu cảnh anh chị em chơi đùa cùng nhau… để từ đó hỏi dò việc trẻ có muốn có em trai/gái hay không.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên để con lớn giao tiếp với thai nhi để giúp gắn kết tình cảm giữa các con. Khi con thứ 2 chào đời, mẹ đừng quên dành thời gian cho con lớn, đừng mắng chửi hay tỏ thái độ không quan tâm đến bé. Người lớn đừng bao giờ buột miệng nói rằng: “Mẹ không thương con nữa”, “Mẹ có em rồi nên không cần con”… vì nó có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Mang thai lần 2 nên chọn phương pháp sinh nào?

Với những chị em chọn phương pháp sinh thường trong lần đầu tiên thường có xu hướng sợ sinh con tiếp theo bởi những cơn đau “cắt da cắt thịt” không gì có thể diễn ra nổi đã ăn sâu vào tâm trí của họ.

Với những chị em sinh mổ trong lần đầu thì nguy cơ tiếp tục phải sinh mổ trong lần tiếp theo là rất cao. Giống như những ca phẫu thuật khác, đẻ mổ vốn nguy hiểm cho mẹ bầu lẫn thai nhi và sinh mổ lần 2 lại càng ẩn chứa nhiều rủi ro khác, chẳng hạn như tai biến của gây tê, gây mê, nguy cơ chảy máu, nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng…

Việc lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ không thể do một mình thai phụ quyết định, nó còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe cũng như ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên một số trường hợp thai phụ có bệnh lý về tim mạch, khung chậu méo, khung chậu lệch, tiền sản giật nặng, tiểu đường thai kỳ… thì sẽ được chỉ định sinh mổ.

Sự khác biệt khi sinh con thứ 2 so với sinh con đầu là gì?

Mỗi lần mang thai, người chịu đau đớn, vất vả nhất chỉ có duy nhất người mẹ. Mẹ sẵn sàng hy sinh thân hình, thời gian, nhan sắc và tuổi trẻ của mình để chăm lo cho con cái mà chẳng đòi hỏi sự đền đáp gì cả. Mỗi lần mang thai, mẹ lại có những cung bậc cảm xúc khác nhau, đồng thời cuộc sống của mẹ cũng thay đổi không ít. Vậy sự khác nhau giữa lần sinh con đầu và con thứ 2 là gì?

Nếu như lúc chuẩn bị mang thai lần đầu mẹ hồi hộp và lo lắng rất nhiều thì ở lần tiếp theo sự hồi hộp đã giảm đi rất nhiều bởi lúc này mẹ đã là người từng trải. Kể cả lúc mang thai và lúc sinh, mẹ cũng bình tĩnh hơn rất nhiều.

Trong lần đầu, chỉ cần xuất hiện một vấn đề bất thường trong thai kỳ, mẹ sẽ vội vàng đi bệnh viện kiểm tra nhưng đến lần 2, mẹ sẽ bình tĩnh và có thể tự xử lý được vấn đề đó.

Trong lần mang thai đầu, mẹ “điên cuồng” lên mạng tìm kiếm thông tin hoặc hỏi han những người có kinh nghiệm với hy vọng sẽ thu được thật nhiều kiến thức bổ ích giúp quá trình mang thai diễn ra tốt đẹp nhất.

Thế nhưng bước vào giai đoạn chuẩn bị trước khi mang thai lần 2, mẹ sẽ chẳng cần đi lục tìm quá nhiều tài liệu vì mẹ đã kinh nghiệm, đã biết nên làm gì và không nên làm gì, biết mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì…

Quan tâm đến giới tính của thai nhi nhiều hơn:

Nếu con đầu là bé trai hoặc gái thì chắc hẳn trong lần mang thai tiếp theo, mọi người sẽ rất tò mò muốn biết giới tính của con với hy vọng gia đình sẽ có “đủ nếp đủ tẻ”.

Thông thường khi sinh con so, quá trình chuyển dạ của mẹ sẽ diễn ra lâu hơn nhưng mẹ hãy yên tâm đi, lần 2 sẽ khác vì mọi việc dường như diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn rất nhiều.

Sau khi sinh bé thứ 2 có nên tiếp tục mang thai tiếp không?

– Điều kiện sức khỏe tốt: Nếu sức khỏe tốt, độ tuổi sinh đẻ không quá cao thì các bác sĩ vẫn có thể cho phép bạn mang thai tuy nhiên nếu đã ngoài 40 tuổi, đồng thời cơ thể có nhiều bệnh lý thì nên gạt bỏ ngay ý định này đi.

– Công việc rảnh rỗi có thể chăm lo được cho các con: Thêm một đứa trẻ chào đời, điều đó đồng nghĩa với việc mẹ phải cân bằng lại thời gian dành cho bản thân, cho chồng và các con. Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh và đảm bảo có thể chăm lo được các con thì hãy tính đến việc sinh tiếp.

– Hai con đầu đã lớn và hiểu chuyện: Nếu các con đã đi học, đã có thể tự lập và hiểu chuyện thì vợ chồng hoàn toàn có thể sinh con tiếp theo mà không lo vướng bận 2 bé trước đó.

Mẹ Nào Có Ý Định Đặt Thuốc Phụ Khoa Khi Mang Thai Tháng Cuối Nhất Định Phải Đọc Bài Viết Này

Ngứa, viêm âm đạo là tình trạng khá phổ biến đối với chị em phụ nữ trong thời gian mang thai. Bệnh xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ và nếu không kịp thời điều trị, nó có thể để lại hậu quả không hề nhỏ cho con yêu. Các bé sinh qua ngả âm đạo càng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ người mẹ. Vậy mẹ mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm đạo hay không?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm âm đạo?

Viêm âm đạo là một trong những căn bệnh nhạy cảm xuất hiện ở chị em phụ nữ. Đây là bệnh lý phổ biến mà hầu hết phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành đều mắc ít nhất một lần. Thủ phạm gây tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín này chủ yếu là do nấm candida albicans.

Sự gia tăng đột biến của các hormone bên trong cơ thể đã làm thay đổi độ pH ở âm đạo, khiến “cô bé” của mẹ trở nên nhạy cảm hơn

Khi mang thai, cấu trúc cổ tử cung của người mẹ sẽ mở rộng. Khi được “mở đường dẫn lối”, các vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây ra các bệnh nhạy cảm như viêm âm đạo.

Thân nhiệt mẹ bầu thường cao hơn bình thường. Mẹ dễ bị đổ mồ hôi, điều đó khiến cho khu vực tam giác mật của mẹ luôn trong tình trạng ẩm ướt.

Việc khí hư tiết ra nhiều cũng là thủ phạm khiến cho “cô bé” của mẹ hiếm khi nào được khô ráo, hình thành khu vực sinh sống lý tưởng cho nấm candida albicans gây bệnh.

Loại nấm này vốn tồn tại một lượng nhất định bên trong âm đạo, khi gặp được “chất kích thích”, chúng sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở và tấn công vùng kín của chị em. Viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

Thường xuyên ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín

Dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi

Màu sắc khí hư từ màu trắng chuyển sang xanh hoặc hồng

Âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu

Đau sau khi quan hệ tình dục

Theo các chuyên gia bà bầu là đối tượng dễ bị mắc viêm âm đạo nhất. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là:

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi mọi hiện tượng bất thường xuất hiện trên cơ thể mình. Nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt vì rất có thể mẹ đang phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo.

Theo các chuyên gia, mẹ mang thai tháng cuối bị bệnh phụ khoa nói chung hoặc nhiễm nấm âm đạo nói riêng đều để lại những tác động không hề nhỏ đối với thai nhi. Vậy trong hoàn cảnh này mẹ nên làm gì? Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo không?

Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo không?

Ở tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ không may bị nhiễm nấm âm đạo, vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công vào bên trong tử cung và phần nào làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Đó có thể là lý do khiến bé sinh ra nhẹ cân.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, nếu thai nhi sinh qua ngả âm đạo, nguy cơ bé bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ cao hơn rất nhiều so với trẻ sinh mổ. Vì mới chào đời, sức đề kháng còn yếu lại phải chịu sự tấn công của nấm và vi khuẩn từ nấm đạo, thai nhi có thể sẽ bị viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm hô hấp, viêm phổi, viêm mắt, tưa miệng, suy dinh dưỡng.

Nếu thai nhi là bé gái, nhiều khả năng bé bị nhiễm âm đạo bẩm sinh và vô cùng khó chữa do bé còn quá nhỏ. Vậy mẹ mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc điều trị bệnh viêm âm đạo không?

Trước vấn đề này, câu trả lời của các chuyên gia sản phụ khoa là Có. Thông thường ở những tháng cuối, nếu mẹ bầu bị viêm âm đạo, các bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc phụ khoa thay vì sử dụng kháng sinh.

Thuốc đặt phụ khoa sẽ có tác dụng tiêu diệt nấm ngứa, kháng khuẩn và đặc biệt là ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh. Nó chỉ có tác dụng tại vùng âm đạo nên các mẹ có thể yên tâm là nó sẽ không khiến thai nhi gặp nguy hiểm. Hiện nay, một số loại thuốc đặt âm đạo đã được các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận là không gây hại cho thai nhi.

Chính vì thế khi có các biểu hiện bị viêm âm đạo, các mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc đặt, các mẹ hãy cố gắng thực hiện theo hướng dẫn nhé.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc những dược sĩ có chuyên môn

Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo nhưng cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này

Rửa sạch tay trước khi đặt thuốc vào âm đạo

Không đặt thuốc vào quá sâu bên trong

Trong thời gian đặt thuốc, mẹ hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ

Mặc quần chíp rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt

Khi đặt thuốc phụ khoa, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày

Tích cực ăn nhiều sữa chua, uống nhiều nước

Khi sử dụng hết các liều thuốc đã chỉ định, mẹ nên đi kiểm tra lại

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa chữa viêm âm đạo?

Để thuốc phát huy tác dụng, các mẹ cần nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và “vượt cạn” thành công!

Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc phụ khoa chữa bệnh nấm âm đạo, tuy nhiên các mẹ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé. Trong quá trình điều trị, nếu có vấn đề bất thường nào xảy ra, chẳng hạn như thuốc tụt vào quá sâu bên trong, xuất huyết âm đạo, bệnh không thuyên giảm… các mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Các mẹ hãy kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng việc vệ sinh “cô bé” sạch sẽ mỗi ngày để tránh mắc phải căn bệnh “oái oăm” này trong “cửa ải” cuối cùng này nhé.

Đừng Nghe Đồn Mà Chỉ Cần Đọc Bài Viết Này Bạn Sẽ Biết Bà Bầu Có Nên Ăn Ốc Không

Ốc là một loại thực phẩm thơm ngon được khá nhiều người yêu thích, ốc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, không những cánh đàn ông mà chị em phụ nữ cũng mê. Tuy nhiên, khi mang thai ông bà lại khuyên không được ăn ốc vì con sinh ra dễ bị chảy nước dãi. Liệu rằng lời nói này có đúng và liệu ốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi hay chỉ là quan niệm? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bà bầu có được ăn ốc không?

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn ốc – chỉ cần ăn đúng cách là được (Ảnh: Internet)

Ốc có khá nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe, chỉ khi nào bà bầu bị dị ứng hay không muốn ăn thì mới không sử dụng đến loại thủy hải sản này. Còn nếu như không thì việc ăn ốc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình mang thai của bạn.

Lợi ích của việc ăn ốc khi mang thai

Trong ốc có chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin, chất béo, sắt, đạm, canxi,… Đây đều là những thành phẩn quan trọng cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Chính vì lý do này mà ốc chính là loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ.

Ăn ốc giúp cung cấp canxi hỗ trợ cho xương chắc khỏe cũng như kích thích tế bào cơ xương của thai nhi phát triển tốt nhất. Không những vậy, như đã nói trên, trong ốc có nhiều dưỡng chất nên tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Chính vì lợi ích tuyệt vời này, bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn ốc không đã rõ. Không chỉ là 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu thích thì có thể ăn như bình thường cũng được.

Ốc là món ăn bổ dưỡng mà bà bầu có thể ăn theo sở thích (Ảnh: Internet)

Một vài lưu ý khi bà bầu ăn ốc

Trong đông y người ta chỉ ra rằng ốc có tính hàn, đây là điều chị em cần chú ý khi không được ăn quá nhiều ốc vì sẽ gây tác dụng ngược và ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ, chế độ ăn uống hợp vệ sinh, chế biến sạch sẽ là điều chị em cần lưu ý khi ăn ốc.

Không chỉ là ăn ốc, mẹ bầu cần bổ sung nhiều loại thịt, cá, trứng, sữa, rau củ sẽ cho sức khỏe tốt nhất cho “mẹ tròn con vuông”.

Các Ông Chồng Chưa Biết “Bà Bầu Kiêng Ăn Rau Gì?” Đọc Ngay Bài Viết Này

Rau sam

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun với lượng vitamin và khoáng chất và axit béo omega-3 rất dồi dào.

Rau là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung khiến tần suất co bóp tăng nhanh dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu.

Ngải cứu

Nhiều người vẫn nghĩ ngải cứu là một loại rau có lợi cho sức khỏe. Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam với tác dụng an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn sai lầm

Việc sử dụng hợp lý với liều lượng ngải cứu đạt chuẩn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

Rau ngót

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn. Ray ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… chứa nhiều vitamin K, đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.

Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin – một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Với lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Trong “Dược thư Việt Nam 2002” ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Rau chùm ngây

Đây là một loại rau chưa được nhiều người biết đến, chính vì thế nhiều bà bầu bất cẩn đã sử dụng loại rau này mà không biết rằng: Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.

Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. Rất nhiều bà bầu ăn rau chùm ngây trong 3 tháng đầu thai kỳ dẫn đến tình trạng mất máu vô cùng nguy hiểm.

Rau răm

Rau răm là loại rau gia vị phổ biến được thêm vào nhiều món canh, xào, hấp. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vì vậy các bà bầu nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nếu Có Ý Định Sinh Con Thứ 2, Bạn Cần Phải Đọc Bài Viết Này trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!