Cập nhật nội dung chi tiết về N+1 Những Món Bà Bầu Nên Ăn Khi Mang Thai Để Con Khỏe mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với các bà bầu, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là các loại Vitamin cho thai nhi là rất quan trọng.
Nhiều câu hỏi được đặt ra đó là bà bầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé. Các loại rau củ như: bí đỏ, bí đao, cải xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua, măng tây, xà lách…được nhiều bà bầu tin tưởng dùng hơn cả. Nó không những có hàm lượng chất xơ lớn mà còn chứa nhiều các chất như beta carotin và axit folic giúp phát triển hệ thống da, thị giác, hệ thống thần kinh, hệ xương, men răng cho thai nhi, tránh các dị tật ở trẻ sơ sinh ( nứt cột sống)
Trong hoa quả tươi chứa nhiều Vitamin nhóm B, C, D và folate tự nhiên có khả năng bảo vệ phổi, giảm nguy có mắc hen suyễn ở thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Mẹ bầu ăn hoa quả thường xuyên cũng giúp cải thiện làn da, ổn định huyết áp, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, rạn da…Vậy bà bầu nên ăn các loại hoa quả gì.
Có thể kể đến một số hoa quả tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như: bơ, dưa hấu, quýt, xoài, bưởi , nho, kiwi, dâu tây…Các mẹ bầu cũng nên lưu ý chỉ ăn hoa quả đã rửa sạch sẽ, không súc miệng sau khi ăn hoa quả, ăn hoa quả vừa đủ, không ăn quá nhiều.
Các loại thực phẩm cần được nấu chín để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
5 thực phẩm sau đây rất tốt cho mẹ bầu nhưng cần phải nấu chín để sinh con khỏe và an toàn.
Các loại thịt đỏ:
Thịt bò, thịt lợn, gia cầm…cung cấp cho cơ thể sắt tự nhiên, đạm, protein có chức năng tái tạo hồng cầu.
Cá hồi:
Trong cá hồi chứa nhiều axit amin omega 3 tốt cho phát triển mắt và hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý trong việc lựa chọn và chế biến cá hồi, không nên ăn sống cá hồi bởi bạn dễ nhiễm khuẩn Ecoli và sán dễ gây ngộ độc.
Trứng:
Các loại ngũ cốc:
Các bà bầu nên ăn lúa mạch, bột mì, gạo lứt, yến mạch… vì chúng chứa nhiều chất xơ, các vitamin B, sắt và một số dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, xóa tan nỗi lo về táo bón khi mang thai. Bạn cũng nên chú ý là nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên chất chứ không phải đã qua tinh chế có đường để bảo đảm sức khỏe của mẹ.
Rau bó xôi:
Ngoài những thực phẩm trên, các bà bầu nên uống bổ sung thêm sữa, để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tái tạo xương, răng cho thai nhi, duy trì hệ tiêu hóa và giảm táo bón cho mẹ.
Bà Bầu Nên Ăn Những Gì Để Con Cao Khỏe, Thông Minh
Ngược lại trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng có nguy cơ chậm phát triển trí não và thể chất, hạn chế phát triển tầm vóc…
Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, rau xanh, trái cây tươi…
Thực tế không phải người mẹ nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những chị em lần đầu có con. Theo bác sĩ Nguyệt, về cơ bản để đứa trẻ sinh ra cao khỏe, thông minh, người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, giữ cho tinh thần thoải mái cùng chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, không để bị stress. Riêng về chế độ dinh dưỡng, chị em cần đảm bảo khẩu phần nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển và các loại rau xanh, trái cây tươi.
Bác sĩ nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng của trẻ nên được quan tâm ngay từ khi còn trong bụng mẹ chứ đừng đợi cho đến khi bé chào đời. Thực tế cho thấy bà mẹ trong trạng thái tốt về thể chất, được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết thì đứa con sinh ra sẽ khỏe mạnh, đủ cân và phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Ngược lại trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng có nguy cơ chậm phát triển trí não và thể chất, hạn chế phát triển tầm vóc…
Lưu ý riêng trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển chậm, mỗi ngày chỉ tăng khoảng một g. Nếu người mẹ không có hiện tượng nghén thì chỉ cần đảm bảo mỗi ngày ăn 3 bữa và bổ sung thêm một chút thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Một số dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ này như axit folic, chất sắt và đừng quên uống nước thường xuyên.
Từ khi đứa trẻ sinh ra, nguồn sữa mẹ cần phải được duy trì trong 6 tháng đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong nửa năm đầu ít bị bệnh nhiễm trùng hơn các bé bú sữa bình. Khi đã cứng cáp hơn, bé cần được cho ăn bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D, kẽm, sắt… đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào các mô. Các dưỡng chất này có nhiều trong sữa mẹ, rau, củ, quả, thịt, cá, ánh nắng mặt trời và sữa. Dù vậy, bác sĩ khuyên thai phụ và sản phụ cần thiết lập chế độ ăn đầy đủ và cân đối, không nên thiếu hay thừa dinh dưỡng đều không tốt cho cả mẹ và con.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Những Món Ăn Nên Tránh Khi Mang Thai !!!!!!!!!
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy, nhãn, gan động vật…
Bà bầu không nên ăn gì?Sơn tra (táo mèo)
Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.
Thức ăn xông khói, nướng
Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.
Gan động vật
Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan làbộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi.
Lẩu
Món lẩu không tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy, nhãn, gan động vật… Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá.
Thai phụ không nên ăn nhiều lẩuĐối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.
Quẩy
Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
Nước cola
Theo phân tích, một chai cola 340 g có 50-80 mg caffeine. Mỗi lần uống 1g chất này, thai phụ có thể bị hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, làm tăng nhịp thở, tim đập nhanh, mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Dù uống dưới 1g, nó vẫn kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, tim hồi hộp, đó là các triệu chứng trúng độc. Nhân cà phê còn có thể nhanh chóng đi qua cuống nhau, ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhãn
Đối với phụ nữ mang thai thì nhãn được coi là trái cấmNhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sẩy thai, sinh non.
Rau chân vịt
Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Có người cho rằng ăn được càng nhiều rau chân vịt thì càng ít nguy cơ bị thiếu máu. Kỳ thực không phải như vậy. Một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.
Bị Cúm Khi Mang Thai: Mẹ Và Song Thai Tử Vong Vì H1N1
Bị cúm khi mang thai với các dấu hiệu tưởng chừng rất đơn giản như ho, nhức đầu, sổ mũi, … Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu chủ quan tự tiện mua thuốc mà không chịu đi khám và dẫn đến những hệ quả không thể lường tới như thai phụ và song thai này.
Đôi khi, những cơn ho, nhức đầu, sổ mũi…mang theo nhiều ẩn họa khó lường…
Cúm khi mang thai – cụm từ tưởng chừng như một hiện tượng bình thường ở các mẹ bầu đôi khi khiến họ phải trả giá đắt.
Mới đây, một mẹ bầu 31 tuổi, quê ở Thanh Hóa đã được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai khi song thai đang 24 tuần tuổi. Những triệu chứng của thai phụ giống như các bệnh cúm thông thường khi mang thai như sổ mũi, hắt hơi…
Tuy nhiên, bệnh tình của mẹ bầu mang song thai này nhanh chóng xấu đi. Bệnh nhân ngay lập tức được chỉ định lọc máu, thở máy, thậm chí chạy cả tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể sau khi xác định bị nhiễm virus cúm A/H1N1. Tình trạng thai phụ không được cải thiện sau 2 tuần, dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi trắng xóa khiến thai phụ cùng hai thai nhi tử vong.
Không chỉ phụ nữ và trẻ nhỏ…
May mắn hơn thai phụ trên, hai nam bệnh nhân khác cũng bị nhiễm cúm A/H1N1 song vẫn giữ được tính mạng.
Một bệnh nhân ở Sơn Tây nhập viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, ý thức chậm và lập tức được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân còn lại ở Ứng Hòa, Hà Nội nghi bị lây cúm thông thường từ các thành viên khác trong gia đình nên không đi khám. Đến khi bệnh quá nặng, ông này mới nhập viện dẫn đến bị biến chứng suy đa phủ tạng.
Các mẹ bầu và người nhà cần lưu ý
Theo PGS-TS Đào Xuân Cơ, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, cúm A/H1N1 là cúm mùa, mặc dù ít gây nguy hiểm ở người bình thường song lại tác động khá nhiều đến các bà bầu. Do vậy, bác sỹ khuyến cáo các mẹ bầu và người nhà:
– Cúm A/H1N1 có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng.
– Ngoài ra, cúm A/H1N1 có thể lây gián tiếp do cầm, nắm, tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…)
– Càng tiếp xúc gần với người bệnh, khả năng lây lan càng cao
– Khi trong nhà có người hắt hơi, sổ mũi, bị cúm, các mẹ bầu nên tuyệt đối không đến gần, hoặc nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang y tế hoặc các dụng cụ cần thiết khác để tránh bị lây cúm khi mang thai.
Những triệu chứng của cúm A/H1N1 mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý
Những triệu chứng của cúm A/H1N1 rất dễ nhầm lần với cúm thông thường. Lời khuyên là không nên chủ quan với sức khỏe của chính mình.
TheAsianParent xin được cung cấp thêm một số biểu hiện của cúm A/H1N1 để giúp các mẹ bầu và các thành viên trong gia đình nhận biết được:
– Bệnh nhân bị sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn
– Sau thời kỳ trên, hô hấp sẽ trở nên khó hơn, sốt cao, tím tái, phù phổi
– Thời kỳ cuối sẽ là suy đa phủ tạng và tử vong
– Tỷ lệ tử vong đối với phụ nữ có thai thường cao hơn đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý, các bệnh mãn tính gây suy giảm đề kháng như suy thận, đái thường đường
– Cúm A/H1N1 đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang bầu
– Bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày
– Không sử dụng thuốc tùy tiện, đặc biệt với các mẹ bị cúm khi mang thai
Cúm khi mang thai là điều không ai mong muốn. Song, đừng vì chút ngại ngần, tiếc tiền mà các thai phụ không đến bệnh viện để kiểm tra và chữa bệnh.
Đặc biệt, nếu có các triệu chứng như trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị, bởi biết đâu, đó không chỉ là những cơn cảm cúm thông thường…
Nguồn bài viết: Người lao động
Tham khảo thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết N+1 Những Món Bà Bầu Nên Ăn Khi Mang Thai Để Con Khỏe trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!