Đề Xuất 3/2023 # Một Vài Lời Khuyên Cho Bà Bầu Bị Táo Bón # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Một Vài Lời Khuyên Cho Bà Bầu Bị Táo Bón # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Vài Lời Khuyên Cho Bà Bầu Bị Táo Bón mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vì sao phải phòng tránh táo bón ở bà bầu?

Ngoài việc cảm thấy luôn mệt mỏi, áp lực với vấn đề đại tiện thì bệnh táo bón ở bà bầu còn gây ra rất những nguy hiểm khó lường khác:

Thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi gặp chứng táo bón, bà bầu luôn có cảm giác đầy bụng, buồn nôn, khó chịu do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. Điều này dẫn tới tâm lý ngại ăn và ăn cũng không ngon ở mẹ bầu, việc ăn uống không điều độ khiến mẹ bầu thiếu chất và thiếu hụt dinh dưỡng, đây cũng là nguyên nhân có thể gây suy dưỡng cho thai nhi.

Dễ bị sảy thai. Bị táo bón khi mang thai, khi đi vệ sinh các mẹ phải dùng sức để rặn nhằm tống phân ra ngoài, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai.

Gây nhiều bệnh khác. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, ngoài ra còn cả viêm đại tràng, ung thư đại tràng, vv.

Nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Do bị táo bón, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…) bị tích tụ lâu trong ruột, tái hấp thu vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.

Chính vì những lý do như trên mà các mẹ cần phải chú ý đến việc phòng tránh táo bón ở bà bầu.

Nhớ uống đủ nước mỗi ngày!

Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa phù nề, cân bằng nhiệt độ cơ thể và giúp thai nhi hấp thụ dưỡng tốt tốt hơn đấy.

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn

Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp cho mẹ bầu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và làm việc hiệu quả hơn. Bởi khi ở trong ruột, chất xơ sẽ hút nước giúp tạo khối phân, làm mềm phân và giúp thải phân cũng như chất độc trong cơ thể ra ngoài dễ dàng hơn.

Trái cây, rau củ quả chính là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể hiệu quả.

Đừng chỉ ngồi 1 chỗ!

Đặc biệt đừng nhịn đi vệ sinh

Khi cảm thấy có nhu cầu đi vệ sinh thì tuyệt đối mẹ bầu không được nhịn, nếu nhịn sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón và trĩ. Nếu có thể, mẹ bầu hãy lập kế hoạch đi vệ sinh cho mình vào một giờ thích hợp. Thời gian đầu có thể hơi khó khăn nhưng dần dần cơ thể sẽ quen với việc này và nguy cơ bị táo bón cũng giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến tư thế đi vệ sinh đúng để giảm áp lực, không cần phải tốn sức rặn.

Thay đổi cách bổ sung sắt

Một số mẹ bầu thường bị táo bón, nóng ngực khi dùng viên sắt. Để hạn chế điều này, mẹ bầu có thể lựa chọn dùng các viên sắt có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat. Các loại thuốc sắt này sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt vô cơ và cũng ít gây kích ứng trên dạ dày và ruột hơn.

Lưu ý. Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để điều trị táo bón. Bởi trong quá trình mang thai, khi mẹ bầu dùng thuốc thì thuốc không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên về các loại thực phẩm tốt cho chứng táo bón ở bà bầu

Cà rốt

Loại củ màu cam này chứa rất nhiều beta carotin cùng với vitamin nhóm B (B1, B2, B9), vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi và phốt pho. Chúng có tác dụng điều hòa đường ruột, nhuận tràng và làm bụng khoan khoái.

Nếu bà bầu bị táo bón, có thể uống nước ép cà rốt hoặc ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục 3-5 ngày, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện.

Quả sung

Vitamin, fractoza và dextroza có rất nhiều trong quả sung. Đây còn được xem là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây hay rau xanh nào. Chính vì vậy, sung là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho những bà bầu bị táo bón.

Để trị táo bón bà bầu có thể sắc 9g sung tươi uống hằng ngày hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày. Khi ăn thì các mẹ nên ăn cả vỏ, điều này sẽ giúp nhuận tràng tốt hơn. Khi chọn sung thì hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm.

Lưu ý sung là loại quả dễ thối nên chỉ trữ khoảng 1-2 ngày.

Chuối

Tác dụng nhuận tràng của chuối từ lâu đã được công nhận. Bởi chuối rất giàu chất xơ. Mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc chuối chín (để cả vỏ) để ăn.Chuối giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu.

Đu đủ chín

Khoai lang

Cả rau và củ khoai lang đều chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu bị táo bón cải thiện đường ruột, nhuận tràng. Mẹ bầu có thể ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Bí đỏ

Bí đỏ hay bí ngô là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Các chất dinh dưỡng trong bí đỏ có tác dụng phòng ngừa thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Đặc biệt, nguồn chất xơ dồi dào trong loại quả này còn giúp mẹ bầu bị táo bón nhuận tràng hơn, phòng ngừa trĩ.

Mận

Mận và nước ép mận từ trước đến nay vẫn được sử dụng nhằm giúp giảm táo bón vô cùng hiệu quả. Bởi quả mận chứa nhiều chất xơ cũng như sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả mận/ngày để tránh nóng ruột và cũng không nên ăn mận vào lúc đói.

Táo

Loại quả màu đỏ đẹp mắt này chứa hàm lượng các khoáng chất rất phong phú, như: kali, mangan, phốt pho, lưu huỳnh, pectin, magie,… Ngoài ra táo còn chứa chất xơ không hòa tan lẫn chất xơ hòa tan, giúp chống táo bón và giảm cholesteron.

Lưu ý về chứng táo bón ở bà bầu

Tuy không thường xuyên nhưng đôi khi táo bón có thể là triệu chứng của một vấn đề khác. Vậy nên nếu mẹ bầu thấy mình bị táo bón nặng kèm theo những cơn đau bất thường, có thể xen kẽ với tiêu chảy hay đi ngoài nhầy, ra máu thì cần lập tức liên hệ ngay với bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh táo bón rất dễ dẫn tới nguy cơ bị trĩ ở mẹ bầu sau này. Trĩ là chứng sưng phồng mạch máu ở phần trực tràng, nó gây nhiều cảm giác khó chịu, không thoải mái cho các mẹ. Đa phần thì bệnh sẽ khỏi sau khi sinh em bé, tuy nhiên nếu cơn đau nặng hoặc trực tràng bị ra máu thì các mẹ cần đến bác sĩ để kiểm tra.

Isilax mamma – Sản phẩm dành cho bà bầu bị táo bón

Để phòng tránh táo bón ở bà bầu, các mẹ cũng nên sử dụng thêm 1 số sản phẩm giúp phòng ngừa táo bón. Tiêu biểu có thể kể đến là Isilax Mamma. Isilax Mamma gồm các thành phần: Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), nước ép cô đặc Mận khô (Prune), nước ép cô đặc Kiwi, Inulin, Pectin Táo. Nhờ vậy mà sản phẩm có công dụng:

Giúp chống táo bón trong thai kỳ, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.

Giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.

Bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.

Tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Về tính an toàn. Đây là một chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú

Về xuất xứ. Sản phầm đã được kiểm duyệt bởi Bộ Y Tế Italy theo tiêu chuẩn GMP, được quy định tại luật số 21 Bộ luật Liên bang – Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Italy. Isilax Mamma được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty cổ phần dược phẩm DELAP.

Một Vài Món Canh Tốt Cho Bà Bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cả mẹ và bé. Thế nhưng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết loại rau nào tốt cho thai phụ, hay bà bầu ăn canh gì tốt. Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo về vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu.

1. Các món ăn cho bà bầu phải đảm bảo yếu tố gì?

Đầu thai kỳ, thai phụ nên chọn những thức ăn thanh đạm bình bổ, có thể căn cứ vào khẩu vị, ăn những thức ăn hơi chua cay để kích thích tiết acid hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Thai phụ nôn ói do nghén nặng nên ăn thức ăn có tính kiềm như rau quả, ăn chuối, sung, khoai tây, cải bó xôi… chứa nhiều vitamin B. Dưa lưới, dâu tây, súp lơ trắng, ớt xanh… chứa nhiều vitamin C giúp giảm cảm giác khó chịu cho thai phụ. Ngoài ra bà bầu cần ăn thêm nhiều rau quả có màu sậm giàu khoáng chất.

Giữa và cuối thai kỳ, cần chọn thức ăn giàu protein, calcium, vitamin như cá, thịt, trứng, các loại đậu, hải đới, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi.

Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy trong các loại rau, bà bầu ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé? Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, loại rau mà sản phụ nên ăn gồm rau ăn lá, ăn hoa và ăn củ.

Nhóm rau ăn lá, ăn hoa gồm: Bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt), bông atiso, rau má, rau muống, cải ngọt, cải cầu vồng, rau cần, mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang.

Nhóm rau ăn củ gồm: Khoai lang, củ sen, cà rốt.

2. Bà bầu ăn canh gì tốt?

2.1. Canh xương bò

Có thể nấu món canh xương bò với hành tây, cà chua hoặc khoai tây đều rất ngon. Xương bò là món ăn hàng đầu để bổ sung calci cho thai phụ. Cà chua là loại rau ăn quả giàu vitamin C, sắt. Phụ nữ mang thai nên thường xuyên bổ sung cà chua vào chế độ ăn để giảm stress và chống lão hóa.

2.2. Canh khổ qua nấu cá rô

Canh khổ qua không những bổ dưỡng cho thai phụ mà còn tốt cho sản phụ. Là món ăn làm giảm chứng động thai lại thúc sữa cho sản phụ sau sinh. Cá rô tư bổ cường thân, ăn nhiều cũng không béo phì.

2.3. Canh câu kỷ tử nấu gà

Câu kỷ tử được coi là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Kỷ tử có chứa hàm lượng caroten, vitamin, protein thiết yếu, chất béo thô, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt dễ hấp thu và rất tốt cho thai phụ. Ngoài ra, kỷ tử còn có hiệu quả trong điều trị chứng gan thận tinh huyết suy hư của phụ nữ sau mang thai.

Tuy nhiên, người có cơ địa thể ôn hàn, cảm sốt, cơ thể đang có triệu chứng viêm nhiễm thì không được dùng kỷ tử.

2.4. Canh bí đao

Bí đao được dùng nấu nước sâm như một loại nước thanh nhiệt, giải độc.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối, bà bầu thường bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm. Theo Đông y, bí xanh có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước, lợi tiểu. Do đó, bí canh bí đao nấu với thịt nạc hoặc cá chép có thể giúp thai phụ giảm nhẹ chứng phù chân khi mang thai.

2.5. Canh bí đỏ

Bí giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Các dưỡng chất có trong bí đỏ đều rất hữu ích với phụ nữ mang thai, giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não.

Xào, luộc đọt bí non, hoa bí với tỏi hay thịt bò đều ngon. Quả bí nấu canh, nấu cháo ăn lợi cho gan thận đồng thời có tác dụng phục hồi phục thể lực và cảm giác thèm ăn cho phụ nữ mang thai.

2.6. Canh rong biển

Rong biển chứa nhiều vitamin C, B2, B3, DHA, chất khoáng. Đây là món canh giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, bởi tính chất giải nhiệt.

2.7. Canh hạt sen, củ sen

Hạt sen giúp an thần, củ sen vị ngọt tính mát là một bài thuốc an thai, dưỡng thần thích hợp cho bà bầu. Có thể kết hợp với thịt gà, sườn heo hoặc thịt băm.

2.8. Cháo sung

Sung chứa nhiều acid malic, lipase, protese, hydrolase… giúp hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn, tăng cảm giác thèm ăn, nhuận tràng, thông tiện, đặc biệt tốt cho những mẹ bầu bị táo bón trong thời gian mang thai. Từ quả sung cũng có thể nấu canh sung hầm chân giò, quả sung hầm thịt nạc đều rất tốt cho sức khỏe.

2.9. Canh đu đủ nấu cá

Canh đu đủ nấu cá giúp phòng trị chứng động thai và phù thũng khi mang thai.

2.10. Cần tây xào thịt gà

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…

Theo Đông y, rau cần nước còn có các tác dụng như giảm ho, chống viêm, long đờm, hạ huyết áp, kháng nấm, giảm đường, mỡ máu…

Là loại rau giàu chất xơ nên rau cần có vai trò như một chiếc chổi “quét” tất cả chất thải ra khỏi hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, mùi thơm của rau cần còn có công dụng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, giảm huyết áp.

2.11. Gan heo trộn cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều carotene, vitamin C, calcium, phospho, sắt, vitamin E… Gan heo cũng là thực phẩm chứa nhiều sắt, do đó có thể hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt khá tốt. Gan heo cũng chứa rất nhiều sắt, hàm lượng dinh dưỡng gan heo cao gấp 10 lần thịt heo, có thể điều tiết và cải thiện chức năng sinh lý hệ thống tạo máu của bệnh nhân thiếu máu.

2.12. Dứa xào mề gà

Dứa chứa chất phân giải tiêu hóa protein, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tránh hình thành huyết khối, tiêu trừ chứng viêm, phù thũng. Mề gà xào dứa có vị chua ngọt giúp tăng cảm giác thèm ăn. Là món ăn ngon trong giai đoạn nghén.

Người bị mẩn ngứa, ghẻ lở, bệnh loét, bệnh thận, trở ngại chức năng đông máu, dị ứng với dứa thì không nên ăn vì có thể bị ngộ độc.

Trên đây là một số lưu ý trong việc chọn lựa rau xanh và các món canh tốt cho bà bầu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà bầu cũng cần chủ động đi khám thai định kỳ để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nhất các vấn đề của cả mẹ và con để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đó là cách đảm bảo sức khỏe sinh sản toàn diện nhất.

Dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm nhiều gói khác nhau tùy vào từng giai đoạn mang thai từ lâu đã trở thành lựa chọn tin cậy của rất nhiều sản phụ. Tại Vinmec, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, luôn tận tâm tận lực với bệnh nhân; cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến đạt chuẩn quốc tế cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp giúp cho bà bầu trải qua thai kỳ một cách an toàn và thoải mái nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất: Có nên bổ sung vitamin E khi mang thai?

Giải Pháp Cho Bà Bầu Bị Táo Bón

(14/04/2017)

Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với những triệu chứng “ốm nghén” mà táo bón là một triệu chứng khá phổ biến trong số đó. Thường có hơn 50% số thai phụ đến với bác sĩ than phiền về chứng táo bón. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra táo bón ở bà bầu và cách khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân chính gây táo bón:

1. Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

2. Tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến các bà bầu dễ bị cả táo bón và bệnh trĩ.

3. Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm mẹ bầu bị táo bón.

4. Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia, …. Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón.

5. Do lúc mang thai bị ốm nghén, mệt mỏi khiến thai phụ lười đi lại, vận động

6. Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

7. Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Tác hại của táo bón với phụ nữ mang thai

– Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

– Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol… trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Ngăn ngừa như thế nào?

– Uống nhiều nước: Nước chính là “một loại thuốc nhuận tràng” cực kì thích hợp.

– Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày.

– Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

– Luyện tập: Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.

– Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh, người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo” và cũng tăng nguy cơ bị trĩ.

– Massage nhẹ nhàng: Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.

– Tuyệt đối không tự dùng thuốc: Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.

– Đối với một số người, viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và chứng táo bón. Để chống táo bón bạn nên chọn thuốc sắt không gây táo bón là loại sắt chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunfat) và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Thêm vào đó một số thai phụ khi uống sắt còn có cảm giác lợm giọng, buồn nôn, rất khó uống do mùi vị khó chịu.

Nguồn : dantri.com

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bà Bầu Bị Táo Bón Nặng

Khoảng 40% phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Một số người chỉ bị nhẹ nhưng cũng rất nhiều người rơi vào trường hợp nghiêm trọng. Đặc biệt khi bà bầu bị táo bón nặng khiến việc đi tiêu, trở thành một trải nghiệm đau đớn khó quên.

Một vài lời khuyên cho bà bầu bị táo bón Táo bón khi mang thai có được dùng thuốc không?

Táo bón là tình trạng ít đi ngoài, phân cứng và khô. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Nó thường là kết quả của một điều kiện như mang thai, lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc các bệnh khác.

Triệu chứng bà bầu bị táo bón nặng

Các triệu chứng của bà bầu bị táo bón nặng bao gồm các triệu chứng của táo bón kèm thêm một số triệu chứng đau đớn:

Nước giúp duy trì hình dạng mềm mại, dễ di chuyển của khối phân trong ruột. Khi còn lại ít chất lỏng, khối phân trở nên khô cứng, nó sẽ cọ vào thành ruột, gây đau đớn, đôi khi làm rách ruột, gây chảy máu. Bà bầu khi bị táo bón nặng có thể cảm thấy đau bụng, đầy bụng, hơi thở hôi và vô cùng khó chịu.

Bà bầu bị táo bón nặng có nghiêm trọng không?

Bà bầu bị táo bón là hiện tượng thường gặp. Táo bón gây ra những bất tiện cho người mắc, đa phần nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bà bầu bị táo bón nặng, hãy đi khám bác sĩ để có thể điều trị tình trạng này sớm. Bởi táo bón có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như:

Do các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn hoặc sưng lên. Chúng có thể gây đau, ngứa và có thể gây chảy máu.

Điều này có thể xảy ra khi bạn cố gắng đi tiêu, đặc biệt khi bị táo bón nặng khối phân sẽ rất khô, cứng, hoặc lớn. Bạn có thể cảm nhận nó, vì nó rất đau đớn, thậm chí nếu cố rặn còn có thể xảy ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Chúng có thể gây ra cơn đau dữ dội kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu.

Bà bầu bị táo bón nặng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần dẫn tới thiếu chất, thai nhi cũng vì thế mà không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khi sinh ra bé sẽ thiếu cân, còi cọc.

Nguyên nhân của táo bón thai kì, dẫn đến việc bà bầu bị táo bón nặng

Nếu bà bầu không tập thể dục thường xuyên, toàn bộ hệ thống của cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, ghóp phần làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Buồn nôn và nôn có thể làm giảm lượng chất lỏng trong cơ, thể có ảnh hưởng đến chức năng của ruột.

Khi quá trình mang thai của bạn tiến triển, bé trở nên lớn hơn, tạo áp lực lên vùng chậu của mẹ, kết hợp với các cơ sàn chậu giãn, ruột và trực tràng bị nén lại, sẽ làm cho táo bón xảy ra dễ dàng hơn.

Điều này ảnh hưởng đến sự chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và cách nó đi vào ruột lớn.

Nhiều phụ nữ thay đổi chế độ ăn khi mang bầu: ăn nhiều thịt, uống nhiều sữa, và các sản phẩm từ sữa như pho mát, bơ sữa. Những thực phẩm này có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón. Thực phẩm giàu đạm có thể khó tiêu hóa hơn thực phẩm từ thực vật và ngũ cốc.

Chất bổ sung sắt có thể dẫn đến táo bón. Thiếu máu có thể góp phần làm táo bón, do làm giảm trương lực ruột. Nhưng việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Một số bà bầu nhận thấy việc bổ sung sắt khiến họ trở nên táo bón nặng hơn. Các loại thức ăn có chất sắt cao như rau lá xanh, thịt đỏ và đậu là các lựa chọn có thể thay thế.

Táo bón thường xảy ra ở những thai phụ đã bị lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.

Nhịn đi vệ sinh có thể dẫn đến táo bón. Liên tục làm như vậy có thể làm thay đổi hoạt động bình thường của thành ruột và trực tràng. Kết quả, các tín hiệu sơ tán thông thường bị biến mất, táo bón trở nên khó điều trị.

Bị mắc một số bệnh

Bệnh tiểu đường thai nghén, bệnh trĩ hoặc bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây táo bón.

Khắc phục tình trạng táo bón thai kì

Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn uống lành mạnh có nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan, trương nở trong ruột, tạo thành dạng gel mềm, và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Chất xơ dễ tan được tìm thấy trong khoai tây và bí. Chất xơ không tan, di tản ra khỏi cơ thể cũng giống như khi nó đi vào, ví dụ: Ngô, cà rốt. Trong thời kỳ mang thai lượng chất xơ cần thiết hàng ngày là 25-28g/ngày.

Uống nhiều nước: Khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày thực sự có tác dụng phòng và điều trị táo bón.

Tập thể dục thường xuyên và di chuyển cơ thể: Bơi, đi bộ, tập yoga và tăng cân dần dần và hợp lý là lý tưởng trong thời kỳ mang thai.

Dành thời gian để ngồi trên nhà vệ sinh: Trong khoảng thời gian nhất định, hàng ngày. Sau khi ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối và cố gắng không được vội vàng. Mang theo một cuốn sách với bạn, đọc tờ giấy, khóa cửa và cố gắng thư giãn, tránh ngồi trong nhà vệ sinh lâu.

Tránh bỏ qua những kích thích đi ngoài.

Tránh uống quá nhiều caffein: Caffein có tác dụng lợi tiểu, dễ làm cơ thể mất nước làm ảnh hưởng đến táo bón. Nước, nước trái cây và nước khoáng là những lựa chọn hợp lý.

Một số thuốc có thể gây táo bón: Hỏi bác sĩ những lựa chọn thay thế mà bạn có thể thực hiện.

Sử dụng thuốc nhuận tràng: Nếu bà bầu bị táo bón quá nặng, mọi biện pháp khắc phục bằng tự nhiên đều không có hiệu quả thì lúc này có thể phải sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, trong thời gian mang thai mẹ bầu tuyệt đối không được tự uống bất kì một loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Các biện pháp khắc phục nào mà bạn không nên sử dụng để điều trị táo bón khi mang thai?

Dầu khoáng: Đừng tự trị táo bón của bạn bằng cách sử dụng các loại dầu khoáng như dầu thầu dầu bởi vì nó làm giảm khả năng của hệ thống cơ thể. Và nó có thể dẫn đến việc chuyển dạ sớm (sinh non).

Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng: Một số loại thuốc nhuận tràng bà bầu có thể sử dụng, những một số loại có thể kích thích tử cung dẫn đến dẫn đến việc chuyển dạ sớm và gây mất nước, làm tình trạng táo bón nặng hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc để điều trị táo bón ở bà bầu cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Isilax Mamma – Hỗ trợ điều trị và phòng chống táo bón thai kì

Để tránh việc bị táo bón rồi dẫn đến táo bón nặng. Mẹ bầu nên chủ động phòng tránh trước khi mắc triệu chứng này. Để phòng tránh, mẹ bầu hãy cần có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như vận động cơ thể như phía trên chúng tôi đã nói.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng thêm Isilax Mamma – Một chế phẩm được nhập khẩu từ Ý với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên. Bao gồm: Dịch chiết cây Manna ( Fraxinus ornus), nước ép cô đặc Mận khô (Prune), nước ép cô đặc Kiwi, Inulin, Pectin Táo.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Vài Lời Khuyên Cho Bà Bầu Bị Táo Bón trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!