Đề Xuất 6/2023 # Một Số Đặc Điểm Xét Nghiệm Đông Cầm Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai Ba Tháng Đầu Tại Hà Nội # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Một Số Đặc Điểm Xét Nghiệm Đông Cầm Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai Ba Tháng Đầu Tại Hà Nội # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Đặc Điểm Xét Nghiệm Đông Cầm Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai Ba Tháng Đầu Tại Hà Nội mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phan Thị Minh Ngọc, Đỗ Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn Tùng,

Vũ Văn Trường, Lương Thị Thanh Bình, Trần Thị Ngọc Linh,

Đoàn Lan Hương, Nguyễn Thị Thanh Hà,

Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm nghiên cứu gồm 77 phụ nữ mang thai, có thai từ 5 đến 14 tuần đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tháng 5/2011 và nhóm chứng gồm 29 phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) nhằm mục tiêu mô tả một số đặc điểm xét nghiệm đông máu ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Các chỉ số nghiên cứu gồm số lượng tiểu cầu, PT, APTT, fibrinogen. Các xét nghiệm được thực hiện tại Khoa Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng tiểu cầu trung bình của nhóm nghiên cứu là 223,27± 45,70 G/l, APTTs trung bình là 26,54 ± 2,10s, rAPTT là 0,95 ± 0,08, PTs là 11,45 ± 0,67s, PT% là 91,74 ± 9,95%, PT-INR là 1,05 ± 0,07, nồng độ fibrinogen huyết tương là 3,51 ± 0,79 g/l. Trừ PTs, các chỉ số đều thay đổi có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Nồng độ fibrinogen huyết tương nhóm có tuổi thai 9-14 tuần cao hơn nhóm có tuổi thai 5-8 tuần.

Tags: phụ nữ mang thai đông máu

Thuộc loại:

Chuyên Ngành ” Phụ Sản

Loại tài liệu:

Portable Document Format (.pdf)

Gửi bởi:

Guest

Kích cỡ:

*******

Mức phí:

10.000 vnd

Lần tải:

*******

Mã tài liệu:

TLD14136

Ngày gửi:

30-12-2015

Hỗ trợ qua Email và Yahoo Chát

THÔNG BÁO: từ tháng 04/2018 vì một số lý do bất khả kháng hệ thống nạp điểm bằng thẻ cào của chúng tôi sẽ buộc phải tạm dừng. Trong thời gian này quý khách nạp điểm vào hệ thống thực hiện bằng cách chuyển Khoản qua tài khoản Ngân hàng hoặc ví điện tử MOMO. HỖ TRỢ 0915.558.890

Thông tin tài khoản Ngân hàng của Chúng tôi:

Tên tài khoản: BÙI QUANG THỤ : Số tài khoản: 0451000273276

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công-Hà Nội

Chuyển tiền qua ví điện tử MOMO

ví điện tử MOMO bạn có thể chuyển điểm qua số điện thoại 0915558890

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Bao Nhiêu Tiền Ở Đâu Tốt Hcm, Hà Nội 2022?

Xét nghiệm máu khi mang thai phải nhịn ăn, tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng: nhịn ăn, uống nước trong 12h trước đó. Chi phí xét nghiệm máu khoảng 300.000vnd/ lần & chênh lệch tùy theo bạn xét nghiệm ở đâu, làm bao nhiêu loại xét nghiệm.

Xét nghiệm máu khi mang thai bao nhiêu tiền?

Theo bảng giá xét nghiệm tại viện Pasteur chúng tôi năm 2016 thì có gái dịch vụ dành riêng cho xét nghiệm máu như sau:

Huyết đồ: 60.000đ

Đường huyết: 25.000đ

Nóm máu: 70.000đ

TS, TP, TCA: 100.000đ

HIV: 100.000đ

Tổng cộng 245.000đ

Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Phát hiện bệnh giang mai: Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

Tìm kháng thể HIV: Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.

Kiểm tra hàm lượng sắt: Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn. Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Phát hiện hội chứng Down: Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu tốt?

Xét nghiệm máu ở Hà Nội

Bệnh Viện Thu Cúc

Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Gia

Các phòng khám sản khoa lớn ở Hà Nội

Xét nghiệm máu ở TP HCM

Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh Viện Hùng Vương

Bệnh Viện Mê Kong

Các phòng khám sản khoa lớn ở Sài Gòn

tu khoa

xet nghiem mau khi mang thai bao nhieu tien 2017

xét nghiệm máu cho bà bầu hết bao nhiêu tiền

xét nghiệm máu hết bao nhiêu tiền 2016 benh vien tu du

xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu hà nội

xet nghiem mau khi mang thai co can nhin an khong

Xét Nghiệm Khi Mang Thai Ba Tháng Giữa

Út Em chào các mẹ. Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ luôn muốn biết liệu thai nhi sẽ phát triển như thế nào. Các mẹ cũng không rõ tâm trạng mình có bình thường như bao bà mẹ khác không. Việc xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa có thể mang lại những thông tin hữu ích về sức khỏe của các mẹ và thai nhi trong bụng.

Nếu bác sĩ khuyến nghị các mẹ làm xét nghiệm hoặc kiểm tra vấn đề gì đó chỉ là để chắc chắn thêm về tình hình sức khỏe của các mẹ, liệu có nguy cơ thai kỳ nào không. Phần lớn các cặp vợ chồng đều đồng ý rằng việc xét nghiệm trước sinh giúp họ an tâm hơn trong khi chờ đợi bé chào đời. Còn việc thực hiện xét nghiệm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các mẹ.

Quá trình sàng lọc và xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa

Nếu thai kỳ của các mẹ đến ngày cần kiểm tra tử cung (phương pháp Pap smear) thì bác sĩ sẽ khám luôn cùng lúc với khám phụ khoa. Những xét nghiệm trước sinh này nhằm phát hiện sự thay đổi các tế bào ở tử cung mà có khả năng gây nên bệnh ung thư.

Để thực hiện phương pháp Pap smear, phần bên trong của tử cung (gồm phần bên trên âm đạo từ cổ tử cung tới dạ con) sẽ bị chọc bởi cái tăm bông. Điều này có thể hơi khó chịu một chút nhưng sẽ nhanh chóng xong thôi. Ngoài ra, trong suốt quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) như là bệnh chlamydia và bệnh lậu.

Các mẹ cũng sẽ được lấy máu để xét nghiệm một số vấn đề:

Nhóm máu và yếu tố Rh. Nếu trong máu của các mẹ có Rh âm tính, máu của chồng có Rh dương tính, các mẹ có khả năng phát triển kháng thể gây nguy hiểm cho thai nhi, hiện tượng này gọi là Rh không tương thích. Các mẹ sẽ được tiêm thuốc để hạn chế khả năng đó xảy ra.

Thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường

Viêm gan B, giang mai hay bệnh HIV

Khả năng miễn dịch với bệnh sởi Đức (rubella) và bệnh thủy đậu (varicella)

Xơ nang – hiện nay các bác sĩ thường đề nghị xét nghiệm sàng lọc vấn đề này dù cho gia đình các mẹ không có tiền sử bị bệnh này.

Sau lần đầu đi thăm khám, khả năng các quy trình kiểm tra nước tiểu, đo đường cân nặng và huyết áp sẽ được thực hiện thường xuyên cho đến khi sinh. Nguyên nhân do việc xét nghiệm này là để kiểm tra một số tình trạng như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

Các mẹ sẽ được khuyến nghị thực hiện nhiều xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa hơn phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, tiền sử bệnh của gia đình và một số yếu tố khác.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline tư vấn mua hàng:

Xét nghiệm marker tổng hợp

Tại sao cần thực hiện những xét nghiệm này?

Giai đoạn thai kỳ từ tuần 15 đến tuần 20, các mẹ thường được yêu cầu thử máu hay còn gọi là xét nghiệm marker (hoặc sàng lọc marker, sàng lọc huyết thanh hay sàng lọc máu cho mẹ bầu). Bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm này là để sàng lọc trước sinh cho thai nhi xem có bị mắc hội chứng Down và dị tật ống thần kinh hay không.

Phụ thuộc vào thông số của từng xét nghiệm, việc sàng lọc này có thể được gọi là:

“Sàng lọc triple” hoặc “triple test”, “triple marker” bởi vì nó giúp bác sĩ biết được mức độ của protein, lượng alpha-fetoprotein (AFP) và hai hooc-môn thai kỳ estriol và gonadotrophin màng đệm hCG

Quad screen hoặc quad marker khi cần đo lường thêm lượng inhibin-A

Việc xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa này là để dự tính khả năng các mẹ mắc phải bệnh nào không còn phụ thuộc vào mức độ của ba hoặc nhiều hơn những yếu tố căn bản như sau:

Độ tuổi

Cân nặng

Dân tộc

Liệu các mẹ có bị tiểu đường và cần phải điều trị lượng insulin không

Các mẹ mang thai đơn hay đa thai

Số của những marker càng lớn càng làm tăng độ chính xác của những xét nghiệm marker test tổng hợp và gia tăng khả năng xác định tình trạng bệnh tình của các mẹ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa với kết quả của xét nghiệm những tháng đầu (thử máu hoặc siêu âm đã được thực hiện ở khoảng tuần thai thứ 13 kiểm tra những đột biến nhiễm sắc thể) để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về nguy cơ liệu trẻ có bị mắc bệnh Down hay dị tật ống thần kinh không.

Các mẹ có nên làm những xét nghiệm này?

Thường thì tất cả phụ nữ mang bầu đều được đề nghị thực hiện một số xét nghiệm. Một số chuyên gia còn yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm hơn. Nhưng các mẹ cần nhớ rằng đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chi tiết từng loại bệnh, tức là kết quả chỉ cho thấy các mẹ có khả năng mang bệnh nào ảnh hưởng đến thai nhi không. Tuy nhiên điều đó cũng không hề đơn giản – hội chứng Down, đột biến nhiễm sắc thể hoặc dị tật ống thần kinh có thể không phát hiện được và một số mẹ có biến chứng nhưng thai nhi lại hoàn toàn khỏe mạnh. Nhiều xét nghiệm được bác sĩ yêu cầu thực hiện là để khẳng định kết quả dương tính có đúng không.

Khi nào nên thực hiện những xét nghiệm này?

Xét nghiệm máu thường được thực hiện trong khi các mẹ mang thai được 15 tuần đến 20 tuần.

Xét nghiệm này được thực hiện như nào?

Bác sĩ sẽ lấy 1 ít máu của các mẹ làm mẫu.

Khi nào thì có kết quả?

Thường thì kết quả sẽ có trong vòng 1 tuần mặc dù có thể phải đến 2 tuần mới có.

Siêu âm

Tại sao các mẹ cần siêu âm?

Siêu âm thường chỉ được thực hiện với những sản phụ bị nghi ngờ mắc phải vấn đề gì với thai kỳ nhưng cũng có thể được thực hiện như một phương pháp thông thường như một phần của quy trình kiểm tra sức khỏe.

Xác định ngày dự sinh

Xác định tình trạng thai ngoài tử cung

Xem liệu các mẹ có mang đa thai không

Xác định liệu thai nhi có phát triển bình thường không

Xác định nhịp tim thai và hoạt động hô hấp

Kiểm tra lượng nước ối bên trong tử cung

Chỉ ra vị trí của nhau thai giai đoạn cuối thai kỳ (xem liệu nó có nằm chắn đường ra của thai nhi ở tử cung)

Kết hợp kết quả siêu âm với những xét nghiệm khác như chọc ối để bác sĩ phát hiện bệnh rõ hơn

Kiểm tra để phát hiện ra những dị tật cấu trúc có khả năng dẫn đến hội chứng Down, nứt đốt sống hoặc quái thai thiếu một phần não

Các mẹ có nên siêu âm giai đoạn này?

Siêu âm được coi là khá an toàn với các mẹ nhưng có muốn thực hiện siêu âm hay không đều hoàn toàn phụ thuộc vào các mẹ. Các mẹ có thể nói rõ với bác sĩ để hiểu rõ hơn tại sao họ lại yêu cầu các mẹ siêu âm.

Khi nào các mẹ nên siêu âm?

Các mẹ có thể hỏi bác sĩ để biết khi nào mình nên siêu âm. Phần lớn siêu âm giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thường được thực hiện khi thai nhi được khoảng 18-20 tuần để kiểm tra cấu tạo và xác định xem thai nhi có phát triển bình thường không.

Phụ nữ có nguy cơ thai kỳ cao có thể phải thực hiện siêu âm tổng quát trong suốt giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Khi nào thì có kết quả?

Mặc dù các kỹ thuật viên có thể nhìn thấy hình ảnh siêu âm ngay lúc siêu âm nhưng vẫn phải đến cả tuần sau mới có kết quả nếu như bác sĩ chẩn đoán không có mặt lúc siêu âm.

Phụ thuộc vào nơi mà các mẹ thực hiện siêu âm, các kỹ thuật viên có thể nói luôn cho các mẹ biết liệu kết quả có tốt hay không. Tuy nhiên, phần lớn những phòng X-quang hoặc trung tâm cung cấp dịch vụ khám sức khỏe không cho phép các kỹ thuật viên đưa ra bất cứ đánh giá nào cho đến tận khi bác sĩ hoặc chuyên gia biết được kết quả siêu âm dù không có vấn đề gì với sức khỏe của các mẹ.

Kiểm tra lượng đường glucose

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm này?

Việc kiểm tra lượng glucose để biết được tình trạng tiểu đường thai kỳ của các mẹ, một dạng tiểu đường ngắn hạn thường phát triển ở một số phụ nữ khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ gia tăng thường xuyên ở Mỹ và có thể chiếm khoảng 3-8% phụ nữ mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng đến thai nhi nếu như không được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời.

Các mẹ có nên kiểm tra lượng đường glucose không?

Phần lớn phụ nữ mang bầu nên xét nghiệm lượng đường glucose và nếu các mẹ bị tiểu đường thì cần được điều trị nhanh chóng để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Khi nào các mẹ nên kiểm tra lượng đường glucose?

Xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa để kiểm tra tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong giai đoạn mang thai tuần 24 đến tuần 28. Xét nghiệm này có thể được thực hiện sớm hơn đối với các mẹ bị nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh cao, ví dụ:

Đã từng mang bầu bé trước có cân nặng hơn 4,1kg

Gia đình có tiền sử tiểu đường

Béo phì

Nhiều hơn 25 tuổi

Có đường trong nước tiểu khi xét nghiệm trước đó

Huyết áp cao (tăng huyết áp)

Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (POS)

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ cho các mẹ uống một chút nước đường và sau khoảng 1 tiếng đồng hồ sau sẽ lấy mẫu máu của các mẹ. Nếu lượng đường trong máu cao, các mẹ cần xét nghiệm làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose, tức là các mẹ sẽ phải uống nước đường khi đói và sau mỗi giờ đều bị lấy máu để kiểm tra, lấy trong vòng 3 tiếng đồng hồ.

Khi nào có kết quả?

Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 ngày. Các mẹ có thể yêu cầu bác sĩ thông báo cho mình kết quả dù nó bình thường hoặc nếu có lượng đường cao và cần đến kiểm tra lần nữa để chắc chắn.

Chọc ối

Tại sao cần chọc ối?

Xét nghiệm này cần lấy mẫu nước ối bao quanh thai nhi để kiểm tra tính chất của nước ối giống như lấy thông tin về gen. Chọc ối là để xác định một số vấn đề:

Hội chứng Down hoặc đột biến nhiễm sắc thể khác

Dị tật cấu trúc như tật nứt đốt sống hoặc thiếu 1 phần não khi sinh ra

Rối loạn chuyển hóa gen như bệnh phenylketonuria niệu (PKU)

Đôi khi bác sĩ kiểm tra được những bệnh nhiễm trùng hoặc Rh không tương thích với xét nghiệm này. Giai đoạn cuối của thai kỳ, xét nghiệm này có thể cho biết liệu phổi của bé có khỏe mạnh để hô hấp tốt sau khi sinh không. Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra quyết định phù hợp nên kích chuyển dạ nhanh hay không. Ví dụ nếu các mẹ bị rỉ ối sớm, bác sĩ sẽ cố gắng kéo dài thai kỳ trong thời gian có thể để phổi của bé phát triển hoàn thiện hơn.

Với những dị tật bẩm sinh khác như bệnh tim hoặc hở vòm miệng không thể xác định được bằng xét nghiệm này.

Các mẹ có nên thực hiện xét nghiệm này

Bác sĩ sẽ đề nghị các mẹ thực hiện xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa này nếu các mẹ nằm trong một số trường hợp sau:

Xét nghiệm sàng lọc thấy có dấu hiệu bất thường

Nhiều hơn 35 tuổi

Gia đình có tiền sử bị mắc các bệnh về gen (hoặc chồng mắc bệnh)

Từng có con trước bị dị tật bẩm sinh hoặc lần mang thai trước thai nhi bị đột biến nhiễm sắc thể hay dị tật ống thần kinh

Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm này rất cao, có thể chính xác đến 100% nhưng chỉ giúp phát hiện được một số dị tật nhất định. Nếu chọc ối, khả năng sảy thai khoảng 1/500 đến 1/300. Chọc ối có nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung, từ đó có thể gây ra hiện tượng sảy thai, rò rỉ nước ối và gây thương tích cho thai nhi.

Các mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về việc tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm này và chú ý cân nhắc lợi ích cũng như tác hại khi quyết định chọc ối.

Khi nèo các mẹ nên chọc ối?

Chọc ối thường được thực hiện khi các mẹ mang thai được 15-20 tuần.

Chọc ối được thực hiện như thế nào?

Trong khi nhìn hình ảnh qua máy siêu âm, bác sĩ sẽ chọc kim tiêm qua bụng của các mẹ vào đến tử cung để lấy một chút nước ối (gần 30ml). Một số mẹ chia sẻ rằng họ cảm thấy bị chuột rút khi bác sĩ đưa kim vào tử cung hoặc tạo áp lực khi lấy mẫu xét nghiệm.

Bác sĩ có thể kiểm tra nhịp tim thai nhi sau khi lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo thai nhi vẫn bình thường. Phần lớn bác sĩ khuyên các mẹ nên nghỉ ngơi vài giờ sau khi thực hiện xong thủ tục này.

Những tế bào trong dịch ối được nuôi dưỡng trong môi trường riêng, sau đó đem ra phân tích (nhiều xét nghiệm khi mang thai ba tháng giữa đặc biệt được thực hiện phụ thuộc vào tình trạng của các mẹ và tiền sử bệnh lý gia đình).

Khi nào có kết quả xét nghiệm?

Thời gian nhận được kết quả rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích xét nghiệm. Kết quả thường có trong khoảng 1-2 tuần. Nếu chỉ xét nghiệm để xem tình hình phát triển của phổi thì các mẹ có thể nhận kết quả trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Lấy mẫu máu dưới da vùng dây rốn (PUBS)

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm này?

Xét nghiệm này sẽ lấy được mẫu máu thai nhi bằng cách hướng mũi tiêm vào dây rốn. Ngoài việc siêu âm và chọc ối, xét nghiệm này được ưu tiên thực hiện nếu bác sĩ muốn kiểm tra nhiễm sắc thể để xem thai nhi có bị khuyết tật hoặc rối loạn hay vấn đề nào khác không, ví dụ lượng tiểu cầu thấp hoặc rối loạn tuyến giáp. Các mẹ có thể gọi xét nghiệm PUBS bằng những tên khác như chọc dây rốn, lấy mẫu máu thai nhi hoặc lấy mẫu tĩnh mạch dây rốn.

Lợi ích của xét nghiệm này chính là sự nhanh chóng. Trong một số tình huống (ví dụ khi thai nhi có dấu hiệu nguy hiểm), xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định xem thai nhi có bị đột biến nhiễm sắc thể nguy hiểm đến tính mạng hay không. Nếu thai nhi bị nghi ngờ thiếu máu hoặc rối loạn tiểu huyết cầu thì xét nghiệm này là cách duy nhất để xác định, bởi vì nó nó sử dụng trực tiếp mẫu máu thay vì chỉ xét nghiệm nước ối. Nó cũng cho phép bác sĩ truyền máu hoặc dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi khi chọc kim tiêm vào dây rốn.

Các mẹ có nên thực hiện xét nghiệm này?

Xét nghiệm này được thực hiện:

Sau khi siêu âm thấy dấu hiệu bất thường

Khi một số xét nghiệm khác như chọc ối hay CVS không phát hiện ra điều gì

Nếu thai nhi có Rh không tương thích để xác định liệu thai nhi có bị nhiễm trùng không nếu các mẹ đã tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm

Có một số rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện xét nghiệm này như sảy thai hoặc nhiễm trùng. Các mẹ nên cân nhắc và bàn bạc kỹ với bác sĩ về lợi ích và tác hại khi quyết định thực hiện xét nghiệm này.

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm này?

Khi thai kỳ được hơn 18 tuần.

Xét nghiệm này được thực hiện như nào?

Mũi kim được xuyên qua bụng các mẹ và tử cung vào đến dây rốn và máu để lấy mẫu xét nghiệm.

Khi nào có kết quả xét nghiệm?

Các mẹ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm trong vòng khoảng 3 ngày.

Những xét nghiệm trước sinh khác đối với những cặp vợ chồng có nguy cơ mắc bệnh nào đó

Trong suốt giai đoạn mang thai của các mẹ, giữa nhiều yếu tố khác nhau, bác sĩ sẽ đề nghị các mẹ thực hiện những xét nghiệm dựa vào tiền sử bệnh lý của các mẹ hoặc chồng và một số dấu hiệu khác thường của các mẹ. Nếu thai nhi có nguy cơ bị mắc một số bệnh di truyền nhất định thì các mẹ sẽ được hẹn tới để trao đổi với các chuyên gia tư vấn về gen.

Xét nghiệm sàng lọc hoặc xét nghiệm chẩn đoán cần được thực hiện với những nguy cơ bệnh lý nhất định, nó bao gồm những xét nghiệm cho các bệnh sau:

Bệnh tuyến giáp

Bệnh Toxoplasma

Viêm gan C

Rối loạn máu như bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh thiếu máu di truyền α thalassemia hay β thalassemia

Bệnh teo cơ cột sống (SMA)

Bệnh canavan

Nhiễm virut cytomegalovirus CMV

Bệnh Tay-Sachs

Hội chứng Fragile X

Bệnh lao

Lần Đầu Xét Xử Hành Vi Tổ Chức Mang Thai Hộ Ở Hà Nội

Đây là lần đầu tiên TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về hành vi này.

Năm bị cáo trong vụ án này gồm: Cai GuoLin (SN 1982), Cai GuoFang (SN 1965, đều quốc tịch Trung Quốc), Triệu Thị Hằng (SN 1978, Thanh Hóa), Hoàng Thị Thu Trang (SN 1992, Hưng Yên) và Nguyễn Thị Ngọc (SN 2000, Bắc Ninh).

Tất cả đều bị truy tố về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” theo quy định tại điều 187, khoản 2, bộ luật Hình sự năm 2015.

Các bị cáo tại tòa

Theo cáo trạng, Cai GuoLin làm việc tại bệnh viện tư nhân hiếm muộn và thụ tinh ống nghiệm ở Trung Quốc, do GuoYong (chưa xác định được lai lịch) làm chủ.

Đầu tháng 9/2018, GuoYong giao nhiệm vụ cho Cai GuoLin và Cai GuoFang sang Việt Nam tìm người mang thai hộ, sang Campuchia cấy phôi thai rồi đưa về Trung Quốc.

Qua giới thiệu của một bác sĩ người Trung Quốc, Cai GuoLin đến phòng khám ở Cầu Giấy gặp Hoàng Thị Thu Trang, là y tá kiêm phiên dịch của phòng khám.

Cai GuoLin nói cho Trang biết mục đích sang Việt Nam để tìm người mang thai hộ và nhờ Trang làm phiên dịch trong suốt quá trình tuyển chọn, giao dịch, đưa phụ nữ mang thai hộ sang Campuchia để cấy phôi.

Nữ y tá nhận lời và cùng Cai GuoLin đến cổng bệnh viện Phụ sản trung ương dò hỏi những người bán nước.

Nhờ vậy, cả 2 được giới thiệu gặp Triệu Thị Hằng (làm nghề bán báo và đánh giày dạo trước cổng bệnh viện). Cai GuoLin nhờ Hằng tìm người mang thai hộ với giá 300 triệu đồng/người/1 lần mang thai. Việc thanh toán sẽ chia thành nhiều đợt.

Hằng đã tìm được nhiều phụ nữ sẵn sàng mang thai hộ. Ngày 11/12/2018, những người phụ nữ mà Hằng giới thiệu bay vào chúng tôi chờ đi Campuchia cấy phôi.

Ngày 13/12/2018, do lo sợ bị nhóm người Trung Quốc lừa bán nên một trong số những người phụ nữ kể trên đã gọi điện báo về gia đình, nhờ trình báo cơ quan công an.

Nhận được tin báo, Công an quận 3, chúng tôi kiểm tra, phát hiện đường dây mang thai hộ.

Quá trình điều tra, Cai GuoFang không thừa nhận cùng Cai Guolin đưa 7 phụ nữ Việt sang Campuchia để mang thai hộ mà chỉ đi cùng Cai Guolin đưa những người phụ nữ trên đi du lịch.

Tuy nhiên, Cai Guolin khai, Cai GuoFang là người được Cai GuoYong thuê sang Việt Nam để hỗ trợ và giám sát Cai Guolin trong quá trình thỏa thuận đối với những người mang thai hộ và cùng những người trên sang Campuchia để cấy phôi.

Căn cứ lời khai các bị can và tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cáo trạng cho rằng, đủ căn cứ xác định Cai GuoFang đồng phạm với Cai Guolin về tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Tại phiên tòa, do vắng mặt đại diện Viện kiểm sát vì lý do sức khỏe, vắng mặt một số người tham gia tố tụng, nên HĐXX quyết định hoãn tòa. Phiên xử sẽ được mở lại vào ngày 14/10 tới.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Đặc Điểm Xét Nghiệm Đông Cầm Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai Ba Tháng Đầu Tại Hà Nội trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!