Đề Xuất 6/2023 # Mẹo Trị Ho Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Mẹo Trị Ho Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹo Trị Ho Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng kém đi khiến cơ thể bà bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh… Ho cũng là một trong số những triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị ho lại không được khuyến khích sử dụng cho mẹ mang thai. Vì thế mà thay vì sử dụng thuốc tây y để trị ho cho bà bầu, nhiều mẹ rất ưa chuộng các loại thảo dược thiên nhiên lành tính.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Việc bà bầu bị ho thường xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

Hệ miễn dịch kém đi, sức đề kháng yếu trong giai đoạn mang thai khiến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công và xâm nhập vào cơ thể.

Cổ tử cung của mẹ bầu có xu hướng lớn dần qua từng tháng thai kỳ, điều này tạo áp lực lên thành bụng, mẹ có thể gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, gây ho.

Thời tiết thay đổi, nhất là vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của mẹ bầu

Mẹ tiếp xúc với môi trường hoặc nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi

Dị ứng với mùi lạ, lông động vật…

Do nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ho là triệu chứng khá phổ biến và bình thường với mẹ bầu. Nhưng mẹ bị ho nhiều, ho không dứt kéo dài lâu thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Ho nhiều khiến vùng ngực của mẹ bị đau do co thắt, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ thậm chí mất ngủ. Cơ thể mẹ suy nhược khiến thai nhi đối diện với nguy cơ chậm phát triển.

Những cơn ho kéo dài gây kích thích tử cung, dẫn đến động thai, dọa sảy, sinh non.

Việc bị ho nhiều còn là cảnh báo cơ thể mẹ có thể đang bị nhiễm trùng. Sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ không phát hiện và điều trị sớm để cắt cơn ho. Bởi mẹ bị ho lâu có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng, nguy hiểm hơn khi nó còn có thể gây mất tim thai đột ngột.

Mẹo trị ho cho bà bầu an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Thay vì việc sử dụng thuốc tây, mẹ có thể lựa chọn những phương pháp trị ho cho bà bầu bằng thảo dược thiên nhiên an toàn. Những bài thuốc dân gian rất tốt để điều trị khi mẹ bị ho thông thường hoặc những cơn ho mới xuất hiện. Nhưng mẹ bầu nên chú ý nếu tình trạng ho kéo dài lâu, cường độ ngày càng cao thì mẹ nên đến bác sỹ để thăm khám ngay.

Mật ong và chanh

Mật ong và chanh là bài thuốc trị ho cho bà bầu thông dụng nhất và được khá nhiều mẹ bầu áp dụng thành công. Bản thân mật ong chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, hàm lượng các chất chống oxy hóa cao. Vì thế mà mật ong có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn cũng như hạn chế bệnh tiến triển xấu. Bà bầu sử dụng trà mật ong chanh sẽ rất tốt để trị ho, xoa dịu cơn ngứa và chữa lành các tổn thương vòm họng.

Cho 1 thìa cà phê mật ong vào khoảng 100ml nước ấm, khuấy đều

Thêm 1 vài lát chanh vào cốc nước mật ong và sử dụng khi thấy cổ họng có hiện tượng ngứa, muốn ho.

Mẹ nên lưu ý không nên uống trà chanh mật ong khi đói

Gừng trị ho cho bà bầu

Gừng là loại thảo dược rất quen thuộc trong đời sống. Gừng không chỉ là 1 loại gia vị trong nấu ăn mà trong Đông y, gừng được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng làm giảm đi ngứa ngáy khó chịu ở vòm họng, giúp hỗ trị điều trị ho hiệu quả. Riêng đối với bà bầu, sử dụng gừng không chỉ giảm ho mà còn ngăn ngừa bệnh cảm cúm.

Gừng Trị Ho Cho Bà Bầu

Bài thuốc từ gừng để trị ho cho bà bầu chi tiết như sau:

Mẹ chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch

Giã nát gừng rồi vắt lấy nước cốt

Lấy phần nước cốt vừa vắt hòa cùng 1 thìa mật ong và 3 thìa nước chanh

Trộn đều hỗn hợp và pha với nửa cốc nước ấm

Chia làm nhiều phần để uống hàng ngày

Một điều mẹ bầu cần chú ý là không nên sử dụng gừng liên tục quá 4 ngày. Bởi nếu mẹ sử dụng gừng trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến mạch máu và thai nhi. Hoạt chất gingerol có trong gừng có thể gây mỏng mạch máu, làm tăng hiện tượng máu đóng cục.

Chanh đào trị ho

Dùng chanh đào để trị ho cho bà bầu là bài thuốc khá quen thuộc đối với mọi người. Bên cạnh công dụng trị ho, thì chanh đào còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ chuẩn bị khoảng 1kg chanh đào, rửa sạch, sau đó:

Bổ đôi quả chanh và bỏ hạt

Cho hết chanh đào vào bình thủy tinh, ngâm cùng với mật ong để dùng dần

Mỗi lần dùng, mẹ lấy 1 lượng chanh đào ngâm pha với 1 ít nước ấm và uống

Sữa tỏi

Tỏi là một trong những loại dược phẩm được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh. Thành phần của tỏi có hàm lượng lớn các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, giảm ho rất hiệu quả và an toàn. Kết hợp tỏi cùng với sữa vừa có công dụng trị ho cho bà bầu, lại vừa đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn hay các tác nhân từ bên ngoài tấn công gây bệnh cho mẹ bầu.

Cách làm sữa tỏi gồm có các bước:

Dùng 3-4 tép tỏi tươi, rửa sạch rồi giã nát

Cho tỏi vào cốc sữa nóng, hãm trong khoảng từ 10-15 phút

Lọc lấy nước và uống mỗi ngày 2-3 cốc

Lê hấp đường phèn

Lê có tính mát, vị ngọt, có công dụng rất tốt trong việc giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Lê hấp đường phèn là bài thuốc hữu hiệu trong việc giảm ho, xoa dịu các cơn ngứa ở cổ họng.

Cách thực hiện cụ thể như sau:

Lê mua về rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành nhiều miếng nhỏ

Trộn lê với đường phèn rồi đem hấp cách thủy

Mẹ bầu nên sử dụng hàng ngày để có hiệu quả điều trị

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc trị ho cho bà bầu ở trên, mẹ cũng nên chú ý chăm sóc bản thân hơn bằng cách uống nhiều nước, hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm, thường xuyên đeo khẩu trang. Mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ăn làm nhiều bữa, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ. Mỗi ngày, mẹ hãy ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp của mình.

HỎI CHUYÊN GIA

BÀI CÙNG QUAN TÂM

Top 11 Cách Trị Ho Cho Bà Bầu Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Các bài thuốc dân gian với thành phần chính là nguyên liệu tự nhiên, có sẵn trong gian bếp mỗi nhà. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, nhưng vẫn mang lại hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé. Do đó, những bài thuốc này rất phù hợp để trị các triệu chứng ho ở bà bầu.

Mẹo trị ho cho bà bầu từ mật ong

Mật ong vốn nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, trị ho, đau rát họng hiệu quả. Một tách mật ong ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm tần suất các cơn ho cho mẹ bầu. Đồng thời, mật ong giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai.

Các bài thuốc trị ho cho bà bầu từ mật ong như:

Cách 1: Uống trực tiếp

Pha nước ấm với 2-3 mật ong rồi uống. Duy trì mỗi ngày uống một cốc sẽ làm giảm các cơn ho, tăng cường sức khỏe cho bà bầu.

Cách 2: Ngâm quất với mật ong

Quất là loại quả chứa nhiều vitamin C nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu. Đặc biệt, quất có đặc tính kháng khuẩn tốt giúp chống viêm, trị các cơn ho có đờm hiệu quả.

Cách thực hiện:

Dùng chanh đào để chữa ho cho bà bầu tại nhà

Rửa sạch chanh đào rồi ngâm nước muối pha loãng

Mẹ bầu có thể bổ đôi hoặc thái chanh đào thành những lát mỏng để nguyên hạt

Đem chanh đào ngâm với mật ong trong bình thủy tinh từ 10-15 ngày

Mỗi lần sử dụng, bà bầu có thể uống trực tiếp 2-3 thìa cà phê hoặc pha cùng nước ấm. Chị em nên uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng ngứa cổ họng. Đồng thời nó cũng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe cho chị em.

Bài thuốc dân gian chữa ho dân gian cho bà bầu từ tỏi

Tỏi là loại gia vị quen thuộc không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi được coi là vị thuốc có công dụng kháng viêm, trị ho hiệu quả. Mẹ bầu có thể áp dụng bài thuốc dân gian từ tỏi sau để trị ho dứt điểm:

Chuẩn bị 2-3 tép tỏi.

Tỏi giữ nguyên vỏ rồi dùng 1 tờ giấy bạc gói tỏi thành nhiều lớp

Đem tỏi nướng 20 giây trên bếp than hoặc lò vi sóng đến khi ngửi thấy mùi thơm

Lấy tỏi ra để nguội, bóc vỏ rồi nghiền thành bột mịn

Mỗi lần uống lấy bột tỏi hòa cùng 300ml nước, khuấy đều lên và uống

Mẹ bầu uống mỗi ngày 3 lần sẽ thấy các triệu chứng đau họng, ho khan, ho kéo dài… giảm nhanh.

Lưu ý: Bà bầu không nên sử dụng bài thuốc từ tỏi nếu mắc các bệnh như viêm gan, thận, tiêu chảy vì sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Mẹo chữa ho cho bà bầu hiệu quả nhờ quả lê

Lê là loại quả có vị chua, mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm. Bài thuốc lê chưng đường phèn giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng, làm loãng lượng dịch đờm, tiêu viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bài thuốc dân gian này có công dụng cải thiện hiệu quả tình trạng ho khan, ho có đờm của mẹ bầu.

Sử dụng củ cải trắng để trị ho cho bà bầu

Củ cải trắng có công dụng nhuận phế, tiêu đờm, giúp chữa trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Vì vậy, củ cải trắng thường được sử dụng để trị ho viêm họng cho bà bầu. Ngoài ra, củ cải trắng còn giải quyết tình trạng chán ăn, đầy bụng, ợ hơi cho chị em phụ nữ đang có thai.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị mật ong, củ cải trắng, vài lát gừng

Đem củ cải trắng rửa sạch, bỏ vỏ, thái hạt lựu

Xay nhuyễn hoặc giã lấy nước

Đun nước củ cải sôi lên rồi bỏ vài lát gừng vào

Để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh

Khi uống, mẹ bầu có thể pha nước củ cải trắng với 2-3 thìa cà phê mật ong. Ngày uống 3 lần, sau ăn.

Cách trị ho dân gian cho bà bầu từ lá tía tô

Mẹ bầu có thể trị ho do thời tiết, cảm cúm bằng lá tía tô. Lá tía tô có tác dụng trị ho, giảm cảm lạnh rất hiệu quả. Ngoài ra, theo dân gian lá tía tô còn có công dụng an thai, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cả mẹ và bé.

Chuẩn bị 100g gạo tẻ, lá tía tô, vài lát gừng và 2 quả trứng gà

Vo gạo thật sạch rồi ngâm với nước cho mềm, tía tô thái thành sợi

Bỏ gạo vào nồi cùng lượng nước thích hợp, đun nhừ thành cháo

Cháo chín nhừ, đập 2 quả trứng vào nồi, khuấy đều

Cuối cùng cho gia vị và lá tía tô rồi tắt bếp

Cách trị ho cho bà bầu tại nhà bằng lá hẹ

Sử dụng lá hẹ cũng là cách trị ho cho bà bầu vô cùng hữu hiệu. Các hoạt chất Saponin, Odorin có trong lá hẹ giúp ức chế vi khuẩn, virus tấn công đường hô hấp. Ngoài ra, lá hẹ còn có tác dụng giảm viêm, làm loãng đờm, trị ho hiệu quả.

Bài thuốc trị ho cho bà bầu bằng lá hẹ:

Mẹ bầu cũng có thể kết hợp hẹ với những món ăn hằng ngày để cải thiện trình trạng ho nhanh chóng.

Dùng lá diếp cá và nước gạo chữa ho cho bà bầu tại nhà

Lá diếp cá có công dụng kháng viêm, tiêu đờm rất tốt. Nước vo gạo giúp làm dịu các cơn đau rát họng, làm sạch vòm họng hiệu quả. Bài thuốc dân gian từ lá diếp cá và nước vo gạo thường được sử dụng làm thuốc trị ho cho bà bầu tại nhà.

Cách thực hiện:

Bài thuốc này giúp làm dịu cảm giác đau họng cho mẹ bầu, giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.

Mẹo chữa ho cho bà bầu tại nhà bằng trà bạc hà

Bạc hà có chứa chất axit rosmarinic có khả năng chống viêm, ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý đường hô hấp. Do đó, bạc hà có công dụng trị ho, cải thiện tình trạng viêm họng cho mẹ bầu rất hiệu quả.

Ngoài ra, lá bạc hà còn có tác dụng làm loãng đờm, dịu cổ họng, giảm cơn ho cho bà bầu. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng lá bạc hà để trị các chứng ốm nghén, buồn nôn,…

Bài thuốc dân gian trị ho cho bà bầu từ cam nướng

Cam nướng là bài thuốc dân gian lâu đời dùng để trị ho cho cả trẻ em lẫn người lớn. Các chất có trong ruột và vỏ cam có khả năng trị các bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm, ho có đờm… Khi nướng lên, những chất này sẽ giúp mẹ bầu làm giảm tình trạng rát cổ họng, khó khăn khi nuốt nước bọt

Mẹ bầu có thể tham khảo cách làm đơn giản có thể thực hiện tại nhà sau:

Sau khi nướng, mẹ bầu bóc vỏ vì lúc này cam rất dễ bóc vỏ rồi ăn từng múi. Độ ấm từ cam sẽ làm dịu cổ họng cho bà bầu, giảm ho có đờm hiệu quả.

Mẹo trị ho cho bà bầu từ sả

Nếu bà bầu bị ho khan, ho sổ mũi, ngạt mũi thì nên áp dụng bài thuốc xông hơi từ sả. Sả giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nấm lên niêm mạc đường hô hấp. Từ đó làm giảm các triệu chứng ho có đờm, viêm mũi, viêm xoang. Ngoài ra, xông hơi từ sả cũng giúp các mẹ bầu thư giãn đầu óc, tinh thần thoải mái.

Cách thực hiện:

Bài thuốc này làm loãng dịch đờm, thông đường thở cho mẹ bầu.

Lưu ý khi trị ho cho bà bầu tại nhà

Những cách trị ho cho bà bầu tại nhà có ưu điểm là tính an toàn, không gây tác dụng phụ cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chị em vẫn nên lưu ý một số điều sau khi áp dụng những bài thuốc dân gian này.

Cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau, nên hiệu quả khi sử dụng các mẹo dân gian trị ho cũng sẽ khác nhau. Do đó, bà bầu phải kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định để thấy hiệu quả. Nếu thực hiện không đều, các cơn ho có thể chuyển biến nặng thành cơn ho mãn tính kéo dài rất khó điều trị dứt điểm.

Các loại gia vị như gừng, tỏi, tía tô… gây kích ứng, có thể khiến quá trình phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý sử dụng liều lượng vừa phải phù hợp.

Khi sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu tại nhà, nếu mẹ bầu gặp bất kỳ phản ứng nào cần dừng lại ngay và đi khám tại các cơ sở y tế.

Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện các phương pháp sau để chăm sóc sức khỏe của mình, bảo vệ cho cả mẹ và bé

Tăng cường các chất dinh dưỡng: Thường xuyên ăn các loại rau, củ, quả có chứa vitamin A, C, E,..Cụ thể như: Súp lơ, cà chua, rau dền, bắp cải,.. Những thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bà bầu.

Uống nhiều nước: Bà bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước/ngày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống các loại nước như nước mía, nước cam, nước cà chua… giúp giảm ho và tăng cường sức khỏe.

Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch cổ họng, làm mềm niêm mạc, kháng khuẩn. Nước muối cũng làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng, ngăn ngừa ho sổ mũi kéo dài ở mẹ bầu.

Giữ ấm cho cơ thể: Đặc biệt là thời tiết chuyển lạnh, thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Vì thế, phụ nữ mang thai khi đi ra ngoài nên mặc ấm, nhất là vùng họng để tránh bị ho, cảm lạnh.

Không uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước có gas, cà phê …

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống: Việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa sẽ ngăn các tác nhân gây ra ho như bụi, vi khuẩn…

Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá khuya, để cơ thể thư giãn, thoải mái.

#3 Cách Trị Nám Cho Bà Bầu Tại Nhà An Toàn Cực Kỳ “Hiệu Quả”

Cách trị nám cho bầu tại nhà như thế nào? Từ những năm 25 tuổi, sức khỏe và làn da đã âm thầm đi vào quá trình lão hóa của chúng. Đây cũng là độ tuổi thực hiện thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai có nhiều thay đổi về nội tiết tố, làm nám xuất hiện và đeo bám dai dẳng. Nhiều chị em tìm đến những cách chữa nám khi mang thai, nhưng chúng ta phải thật cẩn thận để tìm được cách vừa hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Nám da khi mang thai

Để cách trị nám cho bà bầu tại nhà được hiệu quả chúng ta rất cần có bước tìm hiểu về loại nám của mình. Dù là nám cho nắng, nám do biến chứng thủ thuật thẩm mỹ hay nám da khi mang bầu cũng cần tìm hiểu ban đầu. Điều này giúp chúng ta có chu trình chăm sóc da hay dinh dưỡng cho phù hợp.

Nám da thường xuất hiện ở các vị trí: Trung tâm khuôn mặt, xương gò má, sống mũi, mép môi trên.

Bà bầu bị nám da còn được gọi là mặt nạ thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị tăng nồng độ estrogen, progesterone và hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH) từ tháng thứ tư của thai kỳ.

Những thay đổi nội tiết tố này dẫn đến sản xuất quá nhiều melanin (gây nám, sạm, tàn nhang, đốm nâu). Do đó, các mảng tối trên da bắt đầu xuất hiện, lan rộng và đậm màu dần đến sau khi sinh. Ngoài sự thay đổi nội tiết tố, di truyền cũng có vai trò trong việc hình thành nám da. Nếu trong gia đình của bạn có mẹ, dì hay chị gái từng bị nám da khi mang thai, rủi ro rất cao bạn cũng sẽ bị nám. Khi áp dụng cách trị nám cho bà bầu tại nhà sẽ làm giảm thiểu khả năng bị nám. giúp cho da tốt hơn.

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, không chỉ nội tiết tố bất thường mới gây nám da khi mang bầu. Các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với nhiệt cũng có thể làm nám da thêm trầm trọng.

Bà bầu bị nám da có tự hết sau khi sinh không?

Nám da xuất hiện khi bạn đang mang thai, nó có thể biến mất vài tháng sau khi bạn sinh con. Lí do là vì sau sinh, tình trạng nội tiết tố dần quay lại trạng thái cân bằng, melanin từ đó giảm sự tăng sinh bất thường. Nám lúc này dần mờ đi theo thời gian. Nhưng thực tế để hết hoàn toàn, da lại sáng đều màu thì gần như không thể.

Làn da phụ nữ Việt vốn dễ sạm màu và chịu tác động nhiều với tác nhân gây hại bên ngoài. Vì thế nám da khi mang thai có thể tồn tại vĩnh viễn nếu bạn không có cách điều trị đúng.

Cách trị nám cho bà bầu tại nhà an toàn hiệu quả

Mặt nạ bột yến mạch & cà chua: Bột yến mạch được biết đến là một chất tẩy tế bào chết tốt và cà chua có đặc tính tẩy trắng tự nhiên. Lấy 2 muỗng canh bột yến mạch, ½ muỗng canh nước ép cà chua, và 1 muỗng canh sữa chua và trộn đều. Đắp mặt nạ này và để nó trong 15-20 phút, rửa sạch bằng nước lạnh.

Những mặt nạ thiên nhiên này tuy lành tính nhưng vẫn tồn tại rủi ro kích ứng da. Vì thế trước khi chữa trị nám khi mang thai với phương pháp đắp mặt nạ, bạn có thể test thử ở tay.

Những loại mặt nạ trên tuy khá lành tính nhưng thực tế không được xem là cách trị nám cho bà bầu được. Chúng chỉ dừng lại ở việc làm mát da, dịu da và sáng bề mặt da tạm thời. Để có được cách trị nám cho bà bầu đúng chúng ta vẫn cần thêm nhiều yếu tố khác nữa.

Cách trị nám cho bà bầu tại nhà an toàn

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa nám da, nhưng bạn có thể giúp giảm thiểu sự đậm màu của nám thông qua việc chống nắng. Bạn nên siêng năng sử dụng kem chống nắng có SPF 30-50. Kem chống nắng vật lý là sản phẩm phù hợp. Cụ thể hơn, kem chống nắng khoáng chất từ kẽm hoặc titan sẽ có sự an toàn vì chúng không hấp thụ vào da.

9 Mẹo Trị Ho Ngứa Cổ Cho Bà Bầu An Toàn Hiệu Quả Ít Ai Biết

Không thể tùy tiện dùng thuốc, không thể thoải mái thử cùng lúc nhiều cách chữa, mẹ bầu mỗi khi bị ho ngứa cổ, đều phải rất cân nhắc về cách chữa trị, vì sợ ảnh hưởng tới em bé. Dưới đây là những mẹo an toàn các mẹ bầu có thể áp dụng:

Nguyên nhân gây ho ở bà bầu

– Các nguyên nhân chính:

+ Khói bụi ô nhiễm, thay đổi thời tiết hay dị ứng mùi lạ như hoá, thú cưng là những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu dễ bị ho, ngứa họng, do cơ thể thời điểm này rất dễ nhạy cảm với các bệnh, đặc biệt liên quan đến đường hô hấp.

+ Viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm khuẩn: Với dạng bệnh này, bà bầu sẽ có triệu chứng ho có đờm, hoặc sốt nhẹ. + Viêm long đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi: Nguyên nhân này có thể sốt hoặc không, ho kèm theo triệu chứng sổ mũi và đau đầu.

>>>Mời bạn xem thêm: +5 bài thuốc trị cảm cho bà bầu hiệu quả nhất, ít ai biết

9 cách trị ho ngứa cổ an toàn cho mẹ bầu

1. Chanh mật ong

Đây là bài thuốc an toàn cho mẹ bầu cũng như trẻ nhỏ. Mật ong chứa nhiều vitamin và chất khoáng, chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở vòm họng, giúp xoa dịu cơn ngứa và giảm ho. Khi kết hợp với chanh sẽ có tác dụng giúp bà bầu tăng sức đề kháng.

– Cách làm chanh mật ong trị ho như sau: Rót một cốc nước ấm khoảng 100 ml. Sau đó cho vào một thìa cà phê mật ong và vài lát chanh.

2. Quất xanh và mật ong

Mật ong cũng phát huy tác dụng tốt với quất xanh. Quất có tính ấm, sử dụng để chữa long đờm, trị ho cho bà bầu rất hiệu nghiệm.

– Cách làm quất mật ong trị ho như sau: Quất xanh rửa sạch, bổ đôi để nguyên hạt. Sau đó cho vào bình ngâm với mật ong, sắp xếp lần lượt một lớp quất, một lớp mật ong. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê. Uống trong 3-4 ngày.

3. Nghệ tươi và mật ong

Nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Với các chức năng đó, nó có thể loại bỏ tốt các tác nhân gây viêm ở cổ họng cho mẹ bầu, giúp mẹ tăng cường sức đề kháng.

-Cách làm: Lấy nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái 2-3 lát. Sau đó cho nghệ vào cốc nước đun sôi trong 5 phút. Tiếp tục cho thêm 1-2 muỗng mật ong vào rồi khuất đều uống. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều nghệ. Nếu tiêu thụ > 10g nghệ mỗi ngày có thể gây kích thích tử cung, nhiễm độc thai nghén, thậm chỉ có thể gây sẩy thai.

4. Tỏi và mật ong

Cách kết hợp này có tác dụng chữa trị ho cho bà bầu khá hiệu quả.

-Cách làm: Chuẩn bị 4-5 tép tỏi, bóc vỏ, đập dập. Cho vào một chén nhỏ cùng mật ong, sau đó đem hấp cách thuỷ trong 5-7 phút. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Tuy nhiên cũng giống như nghệ, các mẹ bầu không nên sử dụng quá 10g tỏi/ngày. Nếu mẹ bầu nếu bị viêm họng và có vấn đề về mắt trong thời gian này cũng không nên dùng tỏi.

5. Cà rốt và mật ong

Cà rốt rất giàu vitamin A, C, K, nhiều chất xơ hòa tan giúp cải thiện các bệnh lý về tim mạch và các triệu chứng viêm họng. Người ta thường dùng cà rốt và mật ong để điều trị viêm họng.

-Cách làm: Chuẩn bị 2 củ cà rốt, rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó cho mật ong và phần nước ép, pha thêm với nước với tỷ lệ 1:1. Các mẹ bầu dùng nước này súc họng 3-4 lần/ngày.

Tía tô có tính mát, chứa nhiều hoạt chất có chức năng kháng khuẩn, kháng viêm. Nó có tác dụng an thai, hoá đờm, rất tốt trong phòng và điều trị viêm họng, an toàn và hoàn toàn có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai.

-Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, đem nghiền nát, chắt lấy nước. Mỗi ngày uống 4-5 lần, mỗi lần khoảng 50 ml.

7. Hành tây và đường phèn

Trong hành tây có chứa hợp chất lưu huỳnh, có tác dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn, virus gây các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, hành tây giúp giảm sưng viêm cổ họng. Để trị viêm họng, mẹ bầu có thể thêm hành cổtây vào các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ còn có thể trồng một củ hành với nước để trong góc nhà để làm sạch không khí.

-Cách làm: Lấy nửa củ hành tây, bỏ vỏ, thái lát nhỏ. Đem hành hấp cách thuỷ với đường phèn trong bát nhỏ, mỗi ngày dùng 2-3 lần.

Để trị viêm họng hiệu quả, mẹ bầu có thể cho vào các món ăn hàng ngày hoặc trồng củ hành với nước trong nhà để làm sạch không khí.

Phương pháp đơn giản không tốn kém này có tác dụng rất hiệu qủa giúp mẹ bầu giảm ho, ngứa họng. Nước muối có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn, làm dịu vòm họng bị sưng viêm, cải thiện tình trạng ngứa rát khó chịu ở niêm mạc hầu họng.

Mẹ bầu có thể tự pha nước muối để súc miệng. Cách làm như sau: Cho một thìa cà phê muối vào nước ấm, khuấy đều cho tan, súc miệng 2 lần/ngày vào sáng, tối.

Hoặc các mẹ có thể mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc để vệ sinh họng mỗi ngày. Nhớ là nên làm ấm nước muối sinh lý, không nên ngậm quá lâu hoặc quá nhiều, dễ gây tổn thương niêm mạc họng.

>>> Mời bạn xem thêm: Bà bầu bị sốt trong 3 tháng đầu và những điều cần biết

9. Dùng thuốc ho lành tính

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc ho nhưng không phải loại nào cũng an toàn cho mẹ bầu. Siro ho cảm Ích Nhi đã được giới chuyên gia đánh giá cao và người tiêu dùng tin chọn nhờ khẳng định tính an toàn, hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị giải cảm, giảm ho, tiêu đờm. Đây là sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc mỗi gia đình, đặc biệt khi nhà mình có mẹ bầu và các con nhỏ. >>> Xem thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Theo DS.Vân Anh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹo Trị Ho Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!