Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹo Hay Giúp Bà Bầu Ngủ Ngon Và Thai Nhi Khỏe Mạnh mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chọn tư thế ngủ và gối ngủ thoải mái
Hầu hết các chuyên gia đều khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái. Vì tư thế này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa như ợ hơi, táo bón…
Việc chọn gối ngủ phù hợp cũng sẽ giúp nâng đỡ cơ thể mẹ bầu và hạn chế tình trạng đau lưng, chuột rút, từ đó mang đến giấc ngủ thoải mái. Mẹ cũng nên đảm bảo chăn màn sạch sẽ, lựa chọn chất liệu ấm áp về mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
Thư giãn trước khi ngủ
Sự thay đổi hormone trong thai kì sẽ khiến tâm trạng mẹ bầu thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó, những suy nghĩ lo âu trong quá trình mang thai, lo lắng về các kế hoạch trong tương lai cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ. Thay vì lo nghĩ quá nhiều, mẹ hãy học cách giải toả những căng thẳng của mình để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn:
Thực hiện các động tác yoga dành cho mẹ bầu trước khi ngủ: Yoga bầu không những giúp mẹ giảm stress, cải thiện tâm trạng, mà còn giúp cơ thể mẹ bầu thêm linh hoạt, giảm nguy cơ bị chuột rút và đau nhức vào giai đoạn cuối thai kỳ. Ngoài ra, các bài tập về thiền cũng sẽ giúp mẹ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bài tập yoga dành cho mẹ bầu
Nghe nhạc hoặc đọc một cuốn sách hay: Một bản nhạc có nhịp điệu nhẹ nhàng, du dương không những cải thiện tâm trạng của mẹ, mà còn có tác dụng kích thích trí não của bé yêu trong bụng mẹ. Về đọc sách, mẹ có thể đọc những cuốn sách về chăm sóc sức khỏe thai kì, giáo dục con cái hay đơn giản là bất kỳ cuốn sách nào mẹ ưa thích.
Không xem tivi, dùng máy vi tính trước khi ngủ: Khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi ngủ, mẹ bầu nên tắt tivi, iPad, laptop để não bộ của mẹ được hoàn toàn nghỉ ngơi.
Ngoài ra, để tâm trạng thư giãn mẹ cũng có thể tắm nước ấm hoặc massage, thư giãn bằng một số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu như tinh dầu lavender, tinh dầu xả…
Ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Mẹ bầu thường đói rất nhanh, vì thế mẹ nên ăn một bữa nhẹ trước giờ đi ngủ. Một số thực phẩm ít đường, ít calo mẹ bầu nên dùng như: chuối, đậu phộng, trái bơ, các loại hạt (hạnh nhân, hạt bí đỏ, hạt dẻ cười)…
Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống thêm sữa bầu vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Điều này không những giúp mẹ ngủ ngon, mà còn hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Tránh thức giấc vì… phải đi toilet
Những Món Ăn Giúp Bà Bầu Ngon Miệng, Thai Nhi Khỏe Mạnh
Nhắc đến món ăn giúp bà bầu ngon miệng không thể không kể đến món gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc. Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu và bị ốm nghén.
Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.
Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.
Thịt chim bồ câu rất giàu dinh dưỡng thơm lại vô cùng thơm ngon, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gia cầm khác vì vậy rất thích hợp với phụ nữ mang thai. Trong thịt chim bồ câu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như canxi, sắt, lipid; đặc biêt hàm lượng chất đạm (protein) có trong thịt bồ câu chiếm hơn 22% nhưng lượng chất béo (cholesterol) lại rất thấp, chỉ có 6% . Vì vậy mẹ bầu có thể yên tâm tẩm bổ mà không phải lo lắng việc ăn cháo hầm bồ câu quá nhiều gây tăng cân .
Từ lâu người ra đã coi thịt chim bồ câu là một trong nhiều món ăn dưỡng thai rất tốt. Ngoài nấu cháo, chị em có thể hầm bồ câu cùng hạt sen, đậu xanh, tổ yến để đa dạng thực đơn.
So với cá chép, cá hồi là loại hải sản cung cấp lượng lớn DHA cho bà bầu, hàm lượng này cao hơn hẳn các loại thịt cá, sữa dinh dưỡng mà mẹ bầu vẫn bổ sung hàng ngày.
DHA rất tốt cho quá trình phát triển trí não của thai nhi, đồng thời ổn định trạng thái tinh thần cho phụ nữ mang thai (rối loạn hormone thai kì khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, kém ổn định, dễ trầm cảm).
Ngoài ra, cá hồi chứa nhiều các vitamin nhóm B như B3 (niacin), B5 (pantothenic), B1 (thiamin), B2 (riboflavin) và vitamin B12.
Do cá hồi là loại hải sản đánh bắt ngoài biển sâu và phòng tránh ngộ độc thủy ngân cho mẹ bầu. Tuy là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn nhưng chị em chỉ nên bổ sung 300 gram cá hồi mỗi tuần. Bạn có thể nấu cháo cá hồi, làm ruốc cá hồi hoặc các món sốt cá hồi nhưng không nên ăn sushi từ cá hồi để tránh nhiễm sán.
Nếu cá hồi được coi là xa xỉ phẩm với những mẹ không có điều kiện thì không sao cả, bạn có thể thay bằng cá chép. Đây thực sự là loại thực phẩm rẻ tiền nhưng cực được ưa chuộng, hoàn toàn nên có trong thực đơn món ăn giúp bà bầu ngon miệng.
Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho, mẩn ngứa… Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa.Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh.
14 Mẹo Giúp Mẹ Bầu Ngủ Ngon Suốt 9 Tháng Mang Thai
14 MẸO GIÚP MẸ BẦU NGỦ NGON SUỐT 9 THÁNG MANG THAI
Những thay đổi trong thai kì sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, hãy thử những mẹo sau để có được giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe.
1. Massage trước khi ngủ
Để thật thoải mái trước khi ngủ, mẹ bầu hãy nhờ đến “trợ thủ” nhiệt tình và tận tâm nhất bên cạnh mình, chính là ông xã của bạn để xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho cả mẹ và bé cùng thư giãn. Một số thao tác massage mà ông xã có thể thực hiện cho bạn như nâng đầu, làm thư giãn phần cổ, vuốt vùng chân mày, xoa lưng…
2. Uống sữa trước khi ngủ
Theo nhiều nghiên cứu, uống một ly sữa ấm trước khi ngủ 30 phút đến 1 tiếng sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ của con người. Mẹ bầu có thể áp dụng cách này để vừa có giấc ngủ ngon, vừa bổ sung được chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.
3. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ an toàn nhất là ngủ nghiêng bên trái hoặc bên phải. Tư thế nghiêng trái giúp máu và oxy truyền đến thai nhi tốt hơn.
4. Tập thể thao
Tập thể thao nhẹ nhàng đều đặn trong thời gian mang thai có nhiều lợi ích cho phụ nữ, trong đó có chống lại chứng chuột rút. Tuy nhiên bạn không nên tập vào lúc sắp đi ngủ vì có thể gây khó ngủ hơn.
5. Tạo thói quen cho giấc ngủ
Đồng hồ sinh học sẽ hỗ trợ chị em trong việc tìm lại giấc ngủ say. Bằng cách đi ngủ cùng một khoảng thời gian hàng ngày, cơ thể sẽ quen dần và khi tới thời điểm đó, chị em có thể đi vào giấc ngủ ngon lành.
6. Chiếc giường êm ái
Chị em nên chọn loại giường có nệm êm ái vừa phải, đừng chọn nệm nước, nệm hơi vì có thể gây đau lưng. Loại rap phủ giường nên làm từ chất liệu mềm mại, hút ẩm tốt và không gây nóng.
7. Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ cơ thể chị em lúc này sẽ cao hơn bình thường do đang trong thai kì. Chị em có thể hạ nhiệt độ phòng xuống một tí để thấy mát mẻ dễ chịu.
8. Mặc đồ ngủ thoải mái
Phụ nữ mang thai có thể thấy nóng lạnh thất thường lúc đang ngủ. Vì vậy, chị em không nên mặc đồ quá mát mẻ lúc ngủ, cũng không nên trùm kín từ đầu đến chân. Tốt nhất là chọn loại đồ ngủ cotton thoải mái.
9. Thư giãn
Bất kì hoạt động nào khiến bạn cảm thấy thoải mái đều được chấp nhận. Ngâm mình trong bồn nước ấm, nghe nhạc nhẹ, tham gia lớp yoga. Những hoạt động này giúp đầy lùi căng thẳng khiến chị em ngủ ngon hơn.
10. Chú ý chế độ ăn
Hãy kiểm soát sự thèm ăn của chính mình. Những món cay, chua, nhiều chất béo đều không được khuyến khích trong suốt gian thai kì. Trước khi ngủ 2 tiếng chị em không nên ăn gì để tránh bị khó tiêu. Chỉ cần một ly sữa ấm là được.
11. Uống đủ nước
Uống 8 ly nước lọc/ngày để giảm các cơn đau đầu và các triệu chứng khó chịu khác.
12. Ngủ trưa
Một giấc ngủ trưa ngắn để đưa cơ thể chúng ta về trạng thái nghỉ ngơi sẽ tăng cường giấc ngủ ngon vào cuối ngày. Chú ý không ngủ trưa quá nhiều.
13. Chiếc gối
Nếu cần, chị em nên mua những bộ gối hỗ trợ phụ nữa mang thai, gồm gối gôm, gối lót…Chúng giúp tạo tư thế ngủ thoài mái, phù hợp cho phụ nữ mang thai.
14. Không tạo áp lực cho giấc ngủ
Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn không thể ngủ. Không phải cố gắng quá. Nó sẽ làm cho bạn trở nên căng thẳng và càng mất ngủ. Hãy trở dậy, làm một vài việc gì đó như đọc sách, xem tivi… Sau khoảng nửa tiềng đến 1 giờ, chắc hẳn bạn đã sẽ cảm thấy đủ mệt để muốn một giấc ngủ thật sâu.
(Theo kienthuc.net.vn)
Tư Thế Ngủ Cho Bà Bầu Theo Từng Giai Đoạn Có Lợi Cho Thai Nhi Và Giúp Ngủ Ngon
Tư thế ngủ cho bà bầu ở mỗi giai đoạn khá là giống nhau: đều nằm nghiêng bên trái. Tư thế này giúp mẹ khỏe và có giấc ngủ ngon.
Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu sẽ có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu.
Mặt khác, những dấu hiệu của “ốm nghén” như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho bà bầu khó khăn hơn khi ngủ hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.
Vì vậy, bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều và ngủ mỗi lúc có thể. Do đó, tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu nên nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt bởi đây là vị trí tốt nhất đảm bảo sự lưu thông máu. Các bà bầu cũng có thể sử dụng thêm gối để đặt dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc các mẹ cũng có thể nằm ngửa để cho bụng bầu được dễ chịu. Nếu có thể, mỗi đêm các mẹ hãy cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm để cơ thể dần quen thuộc và giúp hình thành một lịch trình ổn định cho giấc ngủ.
Lưu ý, khi chợt thức dậy giữa đêm, không nên bật đèn có ánh sáng mạnh mà chỉ nên sử dụng đèn ngủ với lượng ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ. Buổi tối tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất lỏng hoặc uống nhiều nước để hạn chế phải đi vệ sinh, gây gián đoạn giấc ngủ.
Tư thế nằm ngủ khi mang thai ba tháng giữa
Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, các bà bầu đã dần bớt đi sự mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ. Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi. Vậy tư thế ngủ tốt cho bà bầu lúc này là gì?
Trong trường hợp này, bà bầu nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Đồng thời mẹ nằm nghiêng, đặt gối dưới bụng và sau lưng sẽ giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề.
Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Trong toàn bộ thai kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.
Vậy tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối nào là tốt nhất? Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế nằm của bà bầu là nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn.
Nếu không thể ngủ, các mẹ đừng cố ngủ mà nên dậy xem tivi, nghe nhạc hoặc đọc sách… Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục ngủ trở lại. Hoặc bạn đang trong tình trạng bị chuột rút, tư thế nằm ngủ khi mang thai là duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân, giúp bạn giảm đau đớn hơn và ngủ tốt hơn.
Lưu ý
Ngoài việc nên chú ý đến tư thế ngủ tốt cho bà bầu, mẹ cần chú ý là không nên nằm giường cứng, kê, gối đầu quá cao và đắp chăn được làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt là khi ngủ bạn phải có màn để tránh bị muỗi đốt mang theo bệnh dịch.
Đồng thời bạn không nên nằm ngủ nhiều. Nên dành thời gian luyện tập vận động và thể dục nhẹ nhàng để có được cơ thể khỏe mạnh, cũng như dễ cho quá trình sinh nở hơn. Khi luyện tập mẹ bầu cũng cần chú ý là luôn giữ mát cho cơ thể và tập luyện đều đặn trong khoảng 30 phút/ngày và 3 lần/tuần là mức hoạt động hợp lí nhất.
Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, bạn không nên tập những động tác như nằm thẳng lưng.
Luôn luôn bổ sung năng lượng cho suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là nên uống nhiều nước trong và cả sau khi tập luyện.
Giữ cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái tinh thần, bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách. Mẹ bầu có thể nghe nhạc, vẽ tranh hoặc làm toán để kích thích trí não cho thai nhi, giúp con sinh ra khỏe mạnh và thông minh hơn.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹo Hay Giúp Bà Bầu Ngủ Ngon Và Thai Nhi Khỏe Mạnh trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!