Đề Xuất 4/2023 # Mẹ Cần Biết Những Gì Về Sinh Đôi Cùng Trứng? # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 4/2023 # Mẹ Cần Biết Những Gì Về Sinh Đôi Cùng Trứng? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Cần Biết Những Gì Về Sinh Đôi Cùng Trứng? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sinh đôi cùng trứng là gì?

Thông thường trong mỗi chu kì kinh nguyệt của mẹ, chỉ có một nang trứng phát triển và rụng. Nếu quả trứng được thụ tinh với một tinh trùng thì mẹ sẽ mang thai một em bé. Tuy nhiên, sinh đôi cùng trứng là trường hợp trứng đã được thụ tinh phân chia thành hai phôi độc lập. Quá trình này xảy ra ngay từ khi phôi thai chỉ là một chùm tế bào.

Tỉ lệ sinh đôi cùng trứng thấp hơn so với sinh đôi khác trứng.

Cách nhận biết sinh đôi cùng trứng

Phương pháp tốt nhất để mẹ nhận biết mình có mang thai đôi hay không là siêu âm. Mẹ có thể thấy hình ảnh mang thai đôi từ tuần thứ 6 trở đi. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì phải tới tuần thứ 10 – 12 mới có thể khẳng định điều đó. Khi đó bác sĩ mới có thể thấy rõ 2 cái đầu và 2 tim thai.

Ngoài ra, mẹ mang thai đôi có thể có các biểu hiện:

Dễ bị ốm nghén và ốm nghén nặng hơn bình thường.

Tăng cân nhanh.

Tử cung mở rộng hơn khi chuẩn bị vượt cạn.

Linh cảm của một người mẹ.

Để biết thai đôi là cùng trứng hay khác trứng, mẹ cần làm xét nghiệm. Mẹ có thể xét nghiệm ADN cho hai bé. Việc này không gây đau đớn hay làm nguy hại gì đến em bé của mẹ. Nếu ADN chỉ giống nhau 50% thì đó là sinh đôi khác trứng. Ngoài ra mẹ còn có thể kiểm tra máu của hai bé để biết đó có phải sinh đôi cùng trứng hay không.

Những nguy hiểm khi mang thai sinh đôi cùng trứng

Việc mang trong mình cùng một lúc hai em bé sẽ khiến mẹ khó khăn hơn rất nhiều. Mẹ có thể đối mặt với nhiều rủi ro.

Sảy thai: các mẹ mang thai đôi thường có nguy cơ sảy thai cao hơn.

Sinh non: Theo thống kê, có hơn một nửa các ca sinh đôi đều sinh non trước tuần thứ 37.

Sức khỏe sơ sinh bị ảnh hưởng: Vì sinh non, em bé sinh đôi thường dễ mắc phải các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể bị khuyết tật trí tuệ và hành vi.

Chênh lệch dinh dưỡng: Hai thai nhi sẽ có sự mất cân bằng về chiều cao, cân nặng. Lí do là sẽ có một thai nhi được nhận nhiều dinh dưỡng hơn thai nhi còn lại.

Dây rốn của hai bé bị rối và thắt cuống rốn: do không gian trong bụng mẹ chật.

Sinh nở khó khăn.

Mẹ có thể dễ mắc các bệnh: tiền sản giật, tiểu đường thai kì.

Ngoài ra, mẹ mang thai đôi thường gặp khó khăn khi chăm sóc cả hai bé. Nếu không được chia sẻ, mẹ rất dễ bị trầm cảm sau sinh.

Những điều mẹ nên lưu ý khi mang thai đôi

Khám thai theo định kì

Mẹ mang thai đôi bắt buộc phải thăm khám bác sĩ sớm và thường xuyên. Bởi vì sinh đôi cùng trứng dễ gặp nhiều các vấn đề rủi ro cho cả mẹ và bé. Có như vậy bác sĩ mới có thể nhanh chóng phát hiện các vấn đề và có hướng giải quyết tốt nhất. Nhất là trong những tháng cuối mang thai, mẹ cần thăm khám thường xuyên vì rất dễ bị sinh non.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lí

Vì phải cùng lúc nuôi dưỡng cả hai thai nhi nên mẹ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Mẹ cần nạp vào đầy đủ lượng protein, chất đạm, chất xơ, vitamin để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 bé. Việc tăng cân là chuyện rất bình thường nên mẹ không cần ăn kiêng. Tuy nhiên mẹ cũng không nên ăn quá no, sẽ dẫn đến tiểu đường thai kì.

Uống đủ nước

Thiếu nước sẽ khiến mẹ rất dễ bị sinh non. Nhất là khi sinh đôi cùng trứng, hiện tượng này dễ xảy ra hơn. Vì vậy mẹ cần uống đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước ép trái cây, các loại sữa hạt… Cần tránh xa các đồ uống có cồn, có gas chứa chất kích thích.

Sự quan tâm từ gia đình và người thân

Vốn dĩ mang thai đã là một việc rất khó khăn, mang thai đôi còn gấp đôi sự khó khăn ấy. Lúc này người mẹ luôn cần tới sự quan tâm, giúp đỡ từ người thân và gia đình. Những lời động viên, an ủi sẽ giúp mẹ thấy phấn chấn và bớt lo lắng hơn. Mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận, được chia sẻ nhiều hơn từ người bạn đời của mình. Khi mẹ được thư giãn, thoải mái, năng lượng tích cực trở lại, mẹ sẽ có trạng thái và tinh thần tốt hơn để nuôi dưỡng hai bé trong bụng mình.

Mặc dù là nỗi vất vả mà mẹ phải trải qua, mang thai lại là một quá trình hạnh phúc và kì diệu. Niềm vui sướng ấy còn được nhân đôi khi mẹ biết mình sinh đôi cùng trứng. Bất kì người mẹ nào cũng sẽ hạnh phúc khi biết trong cơ thể mình có hai sinh linh nhỏ bé. Để chăm sóc và nuôi dưỡng hai bé một cách tốt nhất, mẹ cần có sức khỏe và tâm lí khỏe mạnh. Góc của mẹ xin chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Tìm hiểu thêm:

Mang Thai Sinh Đôi Cùng Trứng Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết

1. Thai đôi cùng trứng

Khi quả trứng đã được thụ tinh phân chia thành 2 tế bào riêng biệt, đó là khởi đầu cho một cặp song sinh cùng giới tính có ngoại hình gần như tương tự. Sở hữu bộ gen giống nhau nên các cặp sinh đôi này thường không có nhiều khác biệt. Tuy vậy, nếu sống trong những môi trường khác nhau, họ cũng có thể không đồng nhất về tính cách và sở thích. Ngay cả trong những ca sinh đôi, sinh ba hay nhiều hơn vẫn có thể có một cặp song sinh cùng trứng. Thai đôi cùng trứng có thể chia sẻ cùng một nhau thai hoặc túi ối.

2. Thai đôi khác trứng

Nếu một bà mẹ mang song thai khác trứng, điều đó có nghĩa là, đã có 2 quả trứng cùng được phóng thích trong cùng một đợt. Các cặp sinh đôi này có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính. Họ sẽ giống nhau hơn các anh chị em bình thường. Nếu có nhiều hơn 3 trứng được phóng thích và cùng được thụ tinh, mẹ sẽ sinh 3 hoặc nhiều hơn thế. Trường hợp này thường xảy ra đối với những phụ nữ đang sử dụng thuốc điều trị vô sinh, hiếm muộn.

3. Những khả năng mang song thai

Khả năng mang song thai ở tuổi 35 trở lên sẽ cao hơn so với lứa tuổi 25 trở về trước. Theo thống kê, có 15% các bà mẹ trên 45 tuổi mang thai đôi. Ở độ tuổi 50, cứ 9 bà mẹ thì có 1 mẹ mang song thai.

Tỉ lệ sinh đôi cùng trứng của phụ nữ châu Phi cao hơn phụ nữ châu Á. Đặc biệt, phụ nữ Nigieria dẫn đầu về tỉ lệ sinh đôi, khi cứ 22 người thì lại có một bà mẹ sinh đôi.

Những phụ nữ có cân nặng cao hơn thì khả năng sinh đôi cũng lớn hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ có chiều cao vượt trội.

Phụ nữ có thai ngay khi vừa ngừng thuốc tránh thai sẽ có xác suất sinh đôi cao hơn người bình thường.

Uống bổ sung đầy đủ acid folic có thể giúp mẹ gia tăng cơ hội có thai đôi.

Mang Thai Đôi Khác Trứng Và Những Điều Mẹ Cần Biết

Mang thai song sinh có 2 dạng: cùng trứng và khác trứng. Vậy mang thai đôi khác trứng là gì? Mẹ bầu cần phải chuẩn bị những gì?

Thế nào là mang thai đôi khác trứng?

Mang thai đôi khác trứng hay song thai khác trứng là trường hợp khi có 2 quả trứng cùng được phóng thích vào một đợt. Và cùng lúc đó, tinh trùng gặp trứng, tạo thành song thai. Chính vì thế, thay vì sinh ra 2 bé giống hệt nhau, cặp song sinh trong trường hợp này chỉ giống nhau hơn các anh chị em khác.

Vì kết hợp từ 2 tinh trùng và 2 trứng khác nhau, các cặp sinh đôi khác trứng này có thể cùng hoặc khác giới tính. Trong một số trường hợp, có nhiều hơn 2 trứng được phóng thích và được thụ tinh, mẹ có thể sinh 3 hoặc nhiều hơn thế.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

Mang thai đôi khác trứng cũng như mang thai song sinh bình thường, mẹ bầu cần phải chuẩn bị cả về tâm lý lẫn sức khoẻ. Bên cạnh đó, nguy cơ sinh non khá cao nên mẹ cần phải hết sức cẩn thận để có một thai kì an toàn và bé yêu sinh ra được khoẻ mạnh.

Để làm được như vậy, điều đầu tiên mẹ phải tuân thủ chính là không được hoạt động mạnh, không tập thể dục quá mức. Bên cạnh đó, mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung đầy đủ axit folic.

Theo các bác sĩ, để đảm bảo cho thai song sinh phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần phải tăng từ 16-20kg trong suốt thai kì. Điều đó có nghĩa, mỗi ngày, mẹ phải bổ sung gấp đôi lượng calo cần thiết của các mẹ mang thai đơn là 500calo/ngày.

Hơn thế nữa, việc thăm khám thai định kì là điều nhất thiết phải làm, kể cả mẹ mang bầu đơn hay mang thai đôi khác trứng. Mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đồng thời cần phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy bất cứ biểu hiện gì không ổn bởi mẹ mang thai đôi có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cao hơn nhiều so với các mẹ bầu khác.

Những Điều Mẹ Bầu Chưa Biết Về Trứng Ngỗng.

Trứng là thực phẩm phổ biến trong mỗi gia đình nhưng loại trứng nào nhiều dưỡng chất và ít cholesterol nhất?

Trứng là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khoẻ, như giàu betaine và choline rất tốt cho tim mạch. Trứng cũng  chứa nhiều vitamin D, giúp ngăn ngừa loãng xương và bệnh còi xương.

Do có hàm lượng protein cao, ăn sáng với trứng có thể giúp giảm ăn trong các bữa kế tiếp, giúp giảm cân. Các loại trứng phổ biến thường được lựa chọn như:

– Trứng gà: Đây là loại trứng phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Trong 100g trứng gà cung cấp 149 kcal, chứa 14,8g protein; 11,6g lipid; 700mcg vitamin A; 55mg canxi; 2,7mg sắt; 1,29mcg vitamin B12; 147mg choline; 425mg cholesterol… 

– Trứng ngỗng: 100g trứng ngỗng cung cấp 161kcal, chứa 13g protein; 14,2g lipid; 360mcg vitamin A; 60 mg canxi; 210mg photpho; 3,2mg sắt; 0,15mg vitamin B1; 0,3mg vitamin B2; 0,1mg vitamin PP, 852g cholesterol…

– Trứng vịt: 100g trứng vịt cung cấp 185 kcal, 12,8 g protein; 13,8g lipid; 360mcg vitamin A; 71mg canxi; 146mg natri; 222mg kali; 3,9mg sắt; 185mg choline; 220mg photpho; 263mg choline; 5,4mcg vitaminB12; 884 mg cholesterol…

Như vậy, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng chỉ bằng 1/2 so với trứng gà.

Do đó, phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà thay cho trứng ngỗng sẽ tốt hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai, đặc biệt trên những thai phụ có cholesterol máu cao.

Nhiều người Việt truyền miệng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh, song hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn.

Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.

So với trứng gà, trứng vịt giàu calo hơn, tỉ lệ cholesterol trong trứng vịt cũng cao gấp đôi, do đó những người có tiền sử tim mạch nên hạn chế, tuy nhiên trứng vịt giàu vitamin và khoáng chất hơn hẳn trứng gà, đặt biệt là canxi, sắt, choline, B12… rất tốt cho việc phòng chống bệnh thiếu máu, riêng choline giúp phát triển não bộ ở trẻ.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, với người có sức khoẻ bình thường, việc ăn 1 quả trứng gà/ngày không có vấn đề gì với sức khoẻ.

Trong 1 quả trứng, hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung ở lòng đỏ, lòng trắng chứa nhiều cholesterol hơn lòng đỏ.

Ngay cả người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong một tuần.

Biên tập – Sưu tầm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Cần Biết Những Gì Về Sinh Đôi Cùng Trứng? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!