Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Hay Không? Làm Gì Để Mẹ Ngủ Ngon Hơn? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Bà bầu mất ngủ là triệu chứng rất phổ biến khi mang thai, đặc biệt là vào những tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:
Sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khiến mẹ bầu dễ bị mất ngủ
Do cơ thể mệt mỏi, phù chân, đau lưng khiến mẹ bầu khó chịu nên không ngủ được
Bụng bầu nặng nề khiến mẹ bầu khó khăn trong việc tìm tư thế thoải mái để ngủ
Bà bầu bước vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ thường xuyên bị chuột rút dẫn đến khó ngủ
Thai nhi cử động liên tục khiến bà bầu mất ngủ
Bà bầu đi tiểu tiện thường xuyên giữa giấc ngủ
Sức khỏe bà bầu mất ngủ khi mang thai bị ảnh hưởng như thế nào?
Cơ thể mệt mỏi, uể oải, kém tỉnh táo, cạn kiệt năng lượng để làm việc hay sinh hoạt vào ban ngày
Ảnh hưởng đến não bộ, giảm khả năng tập trung, khiến mẹ bầu quên trước quên sau,…
Đau đầu, tăng huyết áp
Tăng nguy cơ sinh mổ
Mất ngủ dễ khiến mẹ bầu kéo dài thời gian chuyển dạ sau này
Cáu kỉnh, khó chịu, dễ nổi nóng
Nhanh lão hóa da, da dễ bị chảy xệ và khó phục hồi
Thường xuyên bị căng thẳng, stress, để lâu có thể dẫn tới trầm cảm
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều mẹ bầu lo lắng việc mất ngủ khi mang thai có thể khiến thai nhi cũng bị mất ngủ theo mình và từ đó sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Vậy sự thật là thế nào? Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo các nhà khoa học, thực chất, giấc ngủ của thai nhi hoàn toàn độc lập với chu kỳ ngủ của mẹ. Điều này nghĩa là cho dù mẹ đang ngủ hay thức thì cũng không ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai nhi trong bụng, bé vẫn có thể ngủ hoặc thức theo giờ giấc bình thường của riêng mình.
Tuy nhiên, khi mẹ ngủ không ngon thì thai nhi chắc chắn cũng sẽ mất đi sự thoải mái. Những chuyển động trở mình liên tục của mẹ có thể đánh thức bé. Mẹ có thể cảm nhận rõ điều này qua những lần đạp của bé.
Thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi bà bầu mất ngủ?
Trẻ dễ bị thiếu máu
Quá trình cơ thể tạo ra hồng cầu diễn ra từ 23h đến 3h sáng. Mẹ bầu mất ngủ thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, khiến thai nhi dễ gặp tình trạng thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Trẻ bị chậm phát triển
Thời gian ở trong bụng mẹ là lúc mà bé dần hoàn thiện hệ thần kinh và các giác quan của cơ thể. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn uống không đủ chất hoặc mất ngủ thường xuyên có thể khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố, khiến trẻ chậm phát triển, nhẹ cân, hay quấy khóc,…
Bí quyết nhanh giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn
Điều chỉnh tư thế ngủ
Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất và thoải mái nhất cho bà bầu đó là:
Nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực tử cung lên khung chậu
Đầu gối uốn cong, chân gác lên cao giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng máu chảy về tim, làm giảm hội chứng huyết áp thấp
Ngoài ra mẹ cũng nên kê cao gối khi ngủ
Làm sao để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai?
Chế độ ăn uống
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B như hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh,… để kích thích não bộ, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi
Không nên ăn no trước khi đi ngủ.
Không sử dụng các đồ uống có caffein như cafe, trà, nước tăng lực,…
Chế độ vận động
Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga trước khi ngủ giúp giảm stress, hạn chế chuột rút để mẹ ngủ ngon hơn.
Trước khi ngủ, mẹ có thể tắm nước ấm hoặc ngâm chân trong nước ấm pha muối, lá sả, lá chanh,… để lưu thông máu huyết và làm mẹ dễ buồn ngủ hơn
Uống một ly sữa nóng trước khi ngủ cũng có thể giúp mẹ dễ ngủ
Không nên ngủ trưa quá nhiều để tránh tình trạng khó ngủ vào ban đêm
Bà Bầu Bị Mất Ngủ: Làm Thế Nào Để Ngủ Ngon Hơn?
Ánh sáng xanh có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai khó ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai
Chính những thay đổi về cơ thể và tâm trạng khi mang thai là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ. Người mẹ có thể lo lắng về việc mang thai hoặc sinh nở khiến cho họ khó đi vào giấc ngủ hơn. Ngay cả việc lo lắng rằng mình bị thiếu ngủ và nên cố gắng ngủ nhiều hơn cũng khiến mẹ không thể ngủ được.
Càng lo lắng về việc mất ngủ, càng khiến bà bầu khó ngủ
Đi vệ sinh nhiều hơn, bị ợ nóng, hội chứng chân không yên (RLS), đau mỏi lưng, cổ, vai, gáy, hoặc không thể có tư thế ngủ thoải mái… đều khiến bà bầu bị mất ngủ.
Người mẹ cần được ngủ nhiều và nghỉ ngơi tốt suốt thai kỳ để có đủ sức khỏe khi chuyển dạ.
Điều trị mất ngủ khi mang thai thế nào?
Nên đọc
Thiết lập thói quen ngủ: Ngoài việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh, bà bầu cũng cần lập thói quen ngủ. Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày. Điều này là vô cùng quan trọng với đồng hồ sinh học của cơ thể.
Môi trường ngủ tốt: Hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh của bạn không gây ra phiền nhiễu, làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Phòng ngủ cần mát mẻ và đủ tối. Hạn chế ánh sáng xanh đến từ các thiết bị điện tử.
“Chìa khóa” là sự thoải mái: Sự thoải mái khi đi ngủ là quan trọng nhất. Mẹ bầu có thể thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ, hoặc đọc sách, nghe nhạc, nhờ chồng massage, hoặc mua một chiếc gối bà bầu để nằm thoải mái hơn.
Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng: Mẹ nên ăn tối trước giờ đi ngủ vài tiếng, với những món ăn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng.
Bạn cũng có thể ăn một vài đồ ăn nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ hoặc uống một ly sữa ấm hoặc trà hoa cúc. Hãy cố gắng uống nhiều nước trong suốt cả ngày, nhưng giảm lượng nước uống sau 7 giờ tối để không phải đi tiểu đêm quá nhiều.
Bà bầu nên duy trì tập thể dục 30 phút một ngày để tốt cho cả mẹ và bé
Tập thể dục thường xuyên: Các mẹ cũng nên tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ, tuy nhiên không nên gắng sức quá. Các bà bầu nên tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, nên tập vào sáng sớm hoặc ít nhất 4 giờ trước khi ngủ. Tập yoga, thiền rất tốt cho bà bầu.
Cẩn thận với thuốc ngủ: Bà bầu bị mất ngủ cũng nên tránh xa các loại thuốc ngủ. Phần lớn thuốc ngủ hiện nay không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Trịnh Tây H+ (Theo netdoctor)
Khi Mới Mang Thai Có Bị Mất Ngủ Không? Làm Cách Nào Giúp Mẹ Bầu Ngủ Ngon Hơn?
Mới mang thai có bị mất ngủ không? Phụ nữ mang thai có xu hướng buồn ngủ nhiều hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng chất lượng giấc ngủ nhìn chung lại giảm đi đáng kể. Vì sao và cách đối mặt như thế nào?
Mới mang thai có bị mất ngủ không?
Mất ngủ là khi một người khó chìm vào giấc ngủ; hay chỉ ngủ trong một thời gian ngắn và bị thức dậy thường xuyên. Phụ nữ có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng nó có xu hướng phổ biến hơn trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Do đó, câu trả lời là có thể nếu thai phụ có thắc mắc “Mới mang thai có bị mất ngủ không?”.
Buồn ngủ vào ban ngày
Mức độ hormone progesterone tăng cao trong giai đoạn đầu mang thai. Progesterone không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày mà còn có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, dẫn đến mệt mỏi hơn vào ban ngày.
Với tất cả những thay đổi về nội tiết và thể chất mà cơ thể đang trải qua, không có gì ngạc nhiên khi chị em phải đấu tranh để có năng lượng bắt kịp nhịp sinh hoạt bình thường.
Buồn nôn cũng góp phần khiến chị em mới mang thai có bị mất ngủ
Ít nhất 75% phụ nữ cảm thấy buồn nôn, hay ốm nghén, trong những tuần đầu của thai kỳ. Dấu hiệu mang bầu này có thể kéo dài suốt cả ngày và đặc biệt khó chịu vào ban đêm. Từ đó khiến mẹ bầu không thể ngủ được, hay ngủ không tròn giấc.
Để giúp giảm cơn buồn nôn vào ban đêm, hãy để đồ ăn nhẹ, như bánh quy, bên cạnh giường ngủ. Và nhấp nháp một chút khi chẳng may thức dậy và có cảm giác buồn nôn. Điều này sẽ giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn để có thể ngủ trở lại. Ngoài ra, hãy thử nhâm nhi một tách sữa nóng hay trà gừng nóng trước khi đi ngủ.
Cảm giác đói liên tục có thể xuất hiện trong suốt tam ca tứ nguyệt đầu tiên vào ban đêm và khiến bạn không ngủ được. Tất cả chúng ta đều đã nghe đến cụm từ “ăn cho hai người” – và nhiều thai phụ như muốn “ăn cả thế giới.
Hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính. Điều này đảm bảo rằng cả mẹ và em bé có đủ lượng chất dinh dưỡng ổn định để chống lại bất kỳ cơn đói nào xuất hiện. Uống một tách sữa nóng hay một bữa ăn vặt nhẹ trước khi ngủ có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng đói nửa đêm.
Thường xuyên cần đi vệ sinh
Tử cung ngày càng lớn khi bé phát triển có gây áp lực không mong muốn lên bàng quang. Đó là lý do nhiều thai phụ phải thường xuyên đi vệ sinh – một tình trạng rất thường gặp ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Căng thẳng lo lắng cũng khiến chị em mới mang thai có bị mất ngủ
Cảm giác lo lắng về một thai kỳ khoẻ mạnh, việc sinh nở hay làm mẹ khiến chị em khó tìm được tư thế ngủ thoải mái. Tất cả đều bình thường vì bạn đang bước vào một chương mới với nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Hãy tìm những hoạt động để giúp bản thân thư giãn nhẹ nhàng vào mỗi buổi tối. Ngâm mình trong bồn nước ấm, uống một ly sữa ấm, đọc một cuốn tiểu thuyết,…là những gợi ý thai phụ có thể thử để giải toả cảm giác căng thẳng.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng phòng ngủ có nhiệt độ thoải mái và giường ngủ sạch sẽ. Đây cũng là những yếu tố giúp mẹ bầu ngủ dễ dàng hơn.
Mất Ngủ, Khó Ngủ Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?
Mất ngủ khi mang thai khiến cho các mẹ đang lo lắng và sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ đang muốn tìm các cách khắc phục để có một giấc ngủ ngon. Sự lo lắng này cũng dễ hiểu bởi lẽ đối với người mẹ thì con trẻ là điều thiêng liêng và quý giá nhất, vì vậy cho dù một tác động nhỏ đến thai nhi cũng khiến thai phụ không khỏi quan tâm.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai
Và nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thay đổi hormone nội tiết tố làm cho các mẹ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc dẫn tới tình trạng mệt mỏi và căng thẳng nên không có được một giấc ngủ ngon lành. Vào khoảng tuần thứ 33 trở đi, tức là vào tam cá nguyệt thứ 3, vấn đề này dường như càng lúc càng diễn ra trầm trọng hơn.
2. Khó ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Và có lẽ từ trước đến giờ chúng ta luôn nghĩ rằng khi mẹ không ngủ được thì em bé cũng sẽ mất ngủ theo và sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng khi mắc phải chứng mất ngủ trong thời kỳ mang thai. Em bé sẽ ngủ ngày cả khi thai phụ hoàn toàn tỉnh táo. Chưa thể biết chắc chắn lý do tại sao giấc ngủ của bé lại độc lập với mẹ, mặc dù chúng ta đều biết rằng nhu cầu ngủ nghỉ là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người.
Không giống như chúng ta, thai nhi không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu làm cho chúng ta vì các lớp da, lớp cơ, nước ối và tiếng nhịp tim trong cơ thể mẹ có thể giúp bé tách biệt khỏi tiếng ồn bên ngoài cũng như việc mẹ thường xuyên di chuyển. Tất nhiên, em bé của chúng ta không phải hoàn toàn mất liên lạc với những gì đang xảy ra xung quanh bé. Một tiếng động lớn hay chuyển động đột ngột có thể đánh thức bé và bé sẽ phản ứng lại bằng một cú đá hoặc đạp nhẹ lên thành bụng của mẹ.
3. Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với mẹ bầu?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng những phụ nữ ngủ ít hơn sáu tiếng một ngày trong tháng cuối của thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc thời gian lâm bồn kéo dài hơn các thai phụ ngủ được bảy tiếng hoặc hơn mỗi ngày. Khi ngủ lượng máu trong cơ thể sẽ được tái tạo, nếu các mẹ ngủ muộn hoặc bị mất ngủ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ là em bé sinh ra có nguy cơ bị thiếu máu, sức khỏe yếu.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng thiếu ngủ, hoặc mất ngủ liên tục kéo dài của mẹ bầu sẽ dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ, không đủ dưỡng chất nuôi thai nhi. Trẻ em sinh ra dễ bị các bệnh chậm phát triển do ảnh hưởng bởi mẹ bị mất ngủ.
Chưa kể đến khi nhịp sinh học của người mẹ không ổn định, kéo theo sự mệt mỏi ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Con sinh ra sẽ hay khóc và thường tỏ ra khó chịu do mẹ khi mang thai bị mất ngủ.
Vì vậy, mặc dù tình trạng mất ngủ ở mẹ không ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động một cách gián tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ, dẫn đến những ảnh hưởng sau này. Chính vì vậy, nếu các mẹ gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai cần tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng gián tiếp của việc thiếu ngủ đến thai nhi.
4.Vậy làm sao để có một giấc ngủ ngon đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé?
Cách thông thường để trị mất ngủ, chúng ta thường sử dụng một số loại thuốc an thần giúp ngủ ngon như melatonin. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi nên các mẹ không nên áp dụng.
Các thai phụ có thể lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyên nhân gây mất ngủ để có một giấc ngủ ngon mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Khoa học nghiên cứu trong nhiều năm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta, vì vậy tùy theo mỗi nguyên nhân khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau:
– Dậy sớm đi bộ và thư giãn hít thở không khí trong lành trước khi chìm vào giấc ngủ sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.
– Duy trì ổn định nhịp độ sinh học hàng ngày một cách nghiêm túc nhất, ăn ngủ điều độ đúng giờ để sức khỏe thai nhi tốt nhất, tránh tình trạng thức quá khuya, căng thẳng dẫn tới mất ngủ ảnh hưởng đến thai nhi.
– Hãy tập quẳng gánh lo đi, gác bỏ những muộn phiền để có những giây phút say đắm cùng thiên thần nhỏ của mình. Thay vì để những muộn phiền tác động đến giấc ngủ, mẹ bầu nên tâm sự với chồng, bạn bè hoặc người thân để giải tỏa bớt căng thẳng. Nếu không, thử viết chúng ra giấy, đừng giữ mãi trong đầu Đừng ăn quá no vào buổi tối hay ăn quá sát giờ ngủ. Dạ dày phải tăng công suất hoạt động vào cuối ngày khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và mắt bạn không thể nhắm lại được. Hơn nữa, khi dùng bữa, bạn nên ăn uống từ tốn, ăn nhanh không tốt cho nhịp tim của mẹ bầu.
– Ngâm mình trong bồn hoặc tắm dưới vòi sen, nhớ là nước ấm, và tận hưởng thời gian thư giãn lúc này. Bạn có thể thêm chút tinh dầu xả, oải hương, chanh, bưởi để tăng thêm cảm giác dễ chịu. Nghe nhạc nhẹ, tham gia lớp yoga… sẽ giúp thai phụ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
– Cố gắng đi ngủ và thức dậy đều đặn. Ngủ 21 giờ và thức dậy lúc 6 giờ. Duy trì sự đều đặn giúp đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động trơn tru hơn.
– Massage trước khi ngủ cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu để đưa các mẹ vào giấc ngủ yên bình.
– Chọn tư thế ngủ phù hợp, thoải mái. Tư thế ngủ an toàn nhất là ngủ nghiêng bên trái hoặc bên phải. Tư thế nghiêng trái giúp máu và oxy truyền đếm thai nhi tốt hơn.
– Tập thể thao nhẹ nhàng đều đặn trong thời gian mang thai có nhiều lợi ích cho phụ nữ, trong đó có chống lại chứng chuột rút. Tuy nhiên bạn không nên tập vào lúc sắp đi ngủ vì có thể gây khó ngủ hơn.
– Phụ nữ mang thai có thể thấy nóng lạnh thất thường lúc đang ngủ. Vì vậy, các mẹ không nên mặc đồ quá mát mẻ lúc ngủ, cũng không nên trùm kín từ đầu đến chân. Tốt nhất là chọn loại đồ ngủ cotton thoải mái.
– Hãy kiểm soát sự thèm ăn của chính mình. Những món cay, chua, nhiều chất béo đều không được khuyến khích trong suốt gian thai kì.
– Uống 8 ly nước lọc/ngày để giảm các cơn đau đầu và các triệu chứng khó chịu khác.
– Một giấc ngủ trưa ngăn sẽ giúp cho cơ thể bạn lấy lại tinh thần , tăng cường giấc ngủ ngon hơn vào cuối ngày ,tuy nhiên trách việc ngủ trưa quá nhiều vì như thế sẽ làm cho cơ thể của bạn mệt mỏi và sẽ gây ra tình trạng mất ngủ vào buổi tối.
– Không tạo áp lực cho giấc ngủ. Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn không thể ngủ. Không phải cố gắng quá. Nó sẽ làm cho bạn trở nên căng thẳng và càng mất ngủ. Hãy trở dậy, làm một vài việc gì đó như đọc sách, xem tivi… Sau khoảng nửa tiềng đến 1 giờ, chắc hẳn bạn đã sẽ cảm thấy đủ mệt để muốn một giấc ngủ thật sâu. Tự nhiên vẫn hơn!
Với những chia sẻ trên, hi vọng các mẹ sẽ tìm được cho mình một phương pháp hiệu quả phù hợp để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh những tác động của mất ngủ khi mang thai làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe của thai phụ trong suốt thai kỳ. Chúc các mẹ có một thai kỳ như ý!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Hay Không? Làm Gì Để Mẹ Ngủ Ngon Hơn? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!